Đề Xuất 4/2023 # 【Cần Biết】Uống Thuốc Tiểu Đường Có Tác Dụng Phụ Gì? # Top 9 Like | Missvnuk.com

Đề Xuất 4/2023 # 【Cần Biết】Uống Thuốc Tiểu Đường Có Tác Dụng Phụ Gì? # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 【Cần Biết】Uống Thuốc Tiểu Đường Có Tác Dụng Phụ Gì? mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng để tìm ra nhiều loại thuốc mới nhằm điều trị tiểu đường hiệu quả hơn, hạn chế các tác dụng phụ. Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì tới bệnh nhân?

Tiểu đường là bệnh mạn tính, người bệnh phải luôn xác định tâm lý sống chung với bệnh, nhưng hẳn đó không phải là việc dễ dàng. Tùy theo từng thể trạng, tình trạng bệnh của người bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc hoặc kết hợp với một số sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị tiểu đường để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, về phía bệnh nhân và người nhà họ luôn quan tâm là uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì?; Với quá nhiều loại thuốc khác nhau như vậy họ sẽ sử dụng loại thuốc gì để hạn chế được tác dụng phụ?

1. Phân loại thuốc điều trị tiểu đường

Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc chữa tiểu đường với các tên gọi, cơ chế làm giảm đường máu khác nhau, chia làm 4 nhóm cơ bản sau:

– Thuốc làm tăng nhạy cảm insulin: Biguanide metformin (Metforal, Glucophage, Stagid); thiazolidinedione rosiglitazone (Avandia, Hasandia 8, Avanglyco 4); thiazolidinedione pioglitazone (Actos, Dopili 15 mg, Pioglitazone Stada 30 mg, Pioglar); đồng vận thủ thể GLP-1 (exenatide); ức chế men DPP-4 sitagliptin Januvia ™.

– Thuốc gây tăng tiết insulin: Sulfonylurea: glimepiride (Amaryl), glibenclamide (Daonil, Maninil), gliclazide (Diamicron, glipizide (Glibénès, Minidiab), Meglitinide Repaglinide.

– Thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột: thuốc ức chế men Alpha-glucosidase: Acarbose (Glucobay, Precose), thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (orlistat).

– Insulin: Insulin tác dụng chậm (Lantus®); insulin tác dụng trung bình (Protaphane®, Humulin® NPH); insulin tác dụng ngắn (Actrapid®, Humulin®, Apidra®); insulin tác dụng nhanh (Novorapid®, Humalog®); insulin trộn sẵn.

Hạ đường huyết

Tất cả thuốc điều trị tiểu đường đều có tác dụng làm giảm lượng đường máu. Một số loại thuốc khi người bệnh dùng sai cách, ví dụ như dùng tăng liều hoặc bệnh nhân bỏ bữa ăn, có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết quá mức – đường máu xuống thấp hơn mức bình thường. Nếu không kịp thời có những biện pháp làm tăng đường máu trở lại (ăn, uống thêm chất bột đường), hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê sâu. Để tránh bị hạ đường huyết cần lưu ý đến việc tăng liều thuốc từ từ, phân bổ bữa ăn trong ngày sao cho phù hợp với lượng thuốc đang dùng, tránh trường hợp giảm cân bằng việc ăn kiêng thái quá hoặc luyện tập quá sức…

– Không phối hợp 2 thuốc cùng nhóm vì chúng cùng một cơ chế tác dụng, nhưng cũng có thể phối hợp thuốc có tác dụng nhanh với thuốc tác dụng chậm.

– Kiểm tra đường huyết trong máu trước khi uống thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số này có dấu hiệu giảm xuống quá thấp.

Dị ứng thuốc

Bệnh nhân gặp các triệu chứng dị ứng nhẹ như nổi mày đay, viêm, đỏ da, dị ứng nặng có thể rất nghiêm trọng như sốc phản vệ, dẫn đến tử vong. Việc dùng thuốc không đúng cách rất dễ gây dị ứng. Thường thì trong những trường hợp gặp tác dụng phụ này, có thể điều trị đơn giản bằng cách ngừng uống thuốc. Cần nhớ rằng nếu ta tiếp tục uống loại thuốc đó thì các phản ứng dị ứng sẽ luôn luôn quay trở lại. Do vậy, khi uống thuốc tiểu đường mà gặp các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân nên thông báo điều này với bác sĩ điều trị để thay đổi đơn thuốc và không nên tiếc mà sử dụng lại thuốc dưới bất kỳ dạng nào.

Đầy bụng, tiêu chảy

Một số loại thuốc tiểu đường gây rối loạn tiêu hóa như metformin – glucophage, bệnh nhân sẽ bị đầy bụng hoặc tiêu chảy.

Có thể sử dụng với liều thấp hơn hoặc uống sau khi ăn để tránh tác dụng phụ này của thuốc. Nhưng nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và tiêu chảy sau khi đã sử dụng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ, chắc chắn phải ngưng uống metformin và bác sĩ sẽ thay đổi đơn thuốc phù hợp hơn.

Chính vì vậy, với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, phải điều trị lâu ngày với các loại thuốc cần phải cẩn thận khi sử dụng. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc và kết hợp đúng cách với các sản phẩm hỗ trợ điều trị để đạt hiệu quả cao.

Nhận thức rất rõ về những tác dụng phụ khi uống thuốc tiểu đường như hạ đường huyết, giảm chức năng của gan, thận, dị ứng thuốc, rối loạn đường tiêu hóa…Nhưng điểm cốt yếu là bệnh nhân tiểu đường không thể bỏ thuốc mà phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy làm thế nào để giảm tác dụng phụ mà tăng hiệu quả điều trị?

Uống thuốc đúng cách làm tăng hiệu quả điều trị

Hiểu biết rõ tác dụng cũng như cách dùng, uống thuốc đúng giờ và liều lượng, cách hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc tiểu đường đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Duy trì một tâm trạng tốt

Người bệnh có tâm trí lành mạnh, thư thái có thể cải thiện hiệu quả kết quả chữa trị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường cần phải học cách thư giãn và điều hòa cảm xúc, biết cách giải phóng áp lực của mình, vượt qua được trạng thái tâm lý bất ổn mới có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.

Đa số bệnh nhân tiểu đường khi điều trị bằng thuốc đều lo lắng đến việc uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì? Và phải làm gì khi chính mình gặp trường hợp ấy. Người bệnh đừng để tâm trạng lo lắng ảnh hưởng quá đến sức khỏe, và cũng không được tự quyết. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị ngay nếu gặp các biểu hiện của tác dụng phụ do uống thuốc. Bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn khác cho liệu trình chữa trị và sẽ tìm ra loại thuốc phù hợp và đem lại hiệu quả nhất đối với tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Bạn đang xem bài viết: “Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì?” tại chuyên mục Các loại thuốc

https://kienthuctieuduong.vn/

Uống Canxi Có Tác Dụng Phụ Gì?

Canxi là một khoáng chất cần thiết để bảo đảm sức khỏe. Nhưng các chuyên gia cảnh báo nó có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn nếu bổ sung sai cách. Vậy cho trẻ uống canxi có tác dụng phụ gì mà bạn nên tránh để có được kết quả tốt nhất.

Táo bón

Các bác sĩ đã quan sát thấy nhiều trường hợp bắt đầu sử dụng canxi bổ sung gặp vấn đề về táo bón. Không phải cơ thể người nào cũng có thể chịu được lượng canxi bổ sung đều đặn và một trong số những tác dụng phụ đó chính là táo bón. Không chỉ khiến việc đi ngoài gặp khó khăn mà nó còn gây ra cảm giác đầy hơi và khó chịu ở dạ dày.

Nhưng nên tránh sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng axit nào cùng với bổ sung canxi vì cả 2 loại thuốc này không phát huy được tác dụng tốt nhất khi kết hợp cùng nhau.

Cơ thể dư thừa canxi có thể dẫn đến tính trạng táo bón

Giảm hiệu quả của một số loại thuốc

Bên cạnh các thuốc kháng axit, một loại thuốc khác thông thường thích với canxi bổ sung là sắt bổ sung. Nếu bạn mắc phải sai lầm và bổ sung cả 2 loại này cùng lúc vào buổi sáng cho trẻ, nó sẽ không mang lại lợi ích nào cho cơ thể trẻ và việc uống các loại thuốc bổ sung này sẽ trở nên lãng phí. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống 2 loại này vào 2 thời điểm khác nhau, sắt vào buổi sáng và canxi vào buổi tối. Hãy nhớ rằng, nên có khoảng cách ít nhất từ 3-4 tiếng giữa thời điểm uống sắt bổ sung và canxi bổ sung.

Đồng thời, nếu bạn đang cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bệnh tim, hãy tránh hoàn toàn việc bổ sung canxi. Bạn nên biết các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng canxi bổ sung có thể tăng nguy cơ bị đâu tim (đặc biệt ở người cao tuổi).

Sỏi thận

Nếu bạn mắc phải sai lầm và cho trẻ uống quá liều lượng canxi bổ sung cần thiết cho cơ thể, là 100-1300mg/ngày, nó có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Những nhân tố khác có thể làm trẻ bị sỏi thận hơn cả dùng sai liều lượng canxi đó là bổ sung quá nhiều Vitamin C, uống ít nước và có chế độ ăn uống với hàm lượng muối cao.

Uống canxi bổ sung có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, tuy nhiên chế độ ăn với thức ăn có chứa nhiều canxi lại làm giảm nguy cơ sỏi thận. Thành phần oxalate trong thực phẩm gắn kết vào canxi và được bài tiết ra ngoài chứ không dễ đọng lại thành sỏi. Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo các bệnh thân được thầy thuốc cho toa bổ sung canxi không nên tự ý bỏ thuốc vì một số bệnh loãng xương vẫn cần bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Uống canxi không đúng cách, không đúng liều lượng sẽ dẫn đến sỏi thận

Ngộ độc vitamin D

Nếu bạn bổ sung canxi và cũng đồng thời bổ sung vitamin D, nó có thể dẫn tới ngộ độc vitamin D. Mức độ vitamin D bình thường trong cơ thể bạn là khoảng 30-70ng/ml và nếu nó vượt quá 100ng/ml sẽ xảy ra tình trạng gọi là ngộ độc vitamin D, vốn gây ra bởi sự tích tụ canxi trong máu.

Triệu chứng của ngộ độc vitamin D bao gồm buồn nôn, suy nhược, đi tiểu thường xuyên và ăn mất ngon. Về lâu dài nó có thể dẫn tới vấn đề về thận.

Chuột rút

Một tác dụng phụ khác của bổ sung canxi là nó có thể dẫn đến chuột rút và đau đớn. Tác dụng phụ này thường gặp ở người cao tuổi khi bổ sung canxi, khiến các mô và cơ bắt đầu tích tụ canxi. Hãy nhớ ngay lập tức giảm lượng canxi bổ sung nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu chuột rút và đau khớp. Đây cũng là biện pháp nhanh nhất để loại bỏ những cơn chuột rút.

Cáu gắt

Bổ sung canxi có thể gây ra tình trạng khó chịu hoặc cáu gắt. Cùng với điều đó, một số bệnh nhân bổ sung loại vi chất dinh dưỡng này cũng than phiền về cảm giác bức bối và trong một số trường hợp còn lại là cảm giác chán nản. Do vậy, thay vì tự ý uống thuốc và uống bổ sung canxi, bạn hãy đến gặp bác sĩ để xin lời tư vấn, nhằm tránh bất kỳ tác dụng phụ đáng tiếc nào.

Khi chọn canxi bổ sung cho cả trẻ em hoặc người lớn, nên chọn canxi dạng nano sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa mà không gây nên tác dụng phụ. Đồng thời, kết hợp với Vitamin D3 và MK7 sẽ mang canxi đến xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. MK7 sẽ giúp loại bỏ canxi ra khỏi những nơi không cần thiết gây nên các tác dụng phụ hoặc thậm chí là huy nghiểm như vôi hóa thành mạch, vôi hóa mô mềm….

Sử Dụng Thuốc Tránh Thai Hàng Ngày Và Những Tác Dụng Phụ Cần Biết

Với những bạn lần đầu sử dụng, họ đều thắc mắc không biết uống thuốc tránh thai hàng ngày có tác dụng phụ gì không. Câu trả lời là: Có. Khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, một số người có thể gặp những tác dụng phụ

Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp hữu hiệu được chị em phụ nữ tin dùng, tuy nhiên khi bắt đầu sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc tránh thai hàng ngày là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em sử dụng vì nó có hiệu quả lên đến 99% nếu sử dụng theo đúng nguyên tắc của thuốc. Có 2 loại thuốc tránh thai hàng ngày là loại chứa cả hai hormone estrogen và progestrogen (28 viên) và thuốc chỉ chứa estrogen (loại 21 viên).

Thuốc tránh thai hàng ngày ngừa thai bằng cách ngăn cản rụng trứng, làm mỏng niêm mạc tử cung để trứng đã thụ thai không làm tổ. Hơn nữa, thuốc còn làm đặc chất dịch ở cổ tử cung để chống tinh trùng đi qua và làm giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng.

Với những bạn lần đầu sử dụng, họ đều thắc mắc không biết uống thuốc tránh thai hàng ngày có tác dụng phụ gì không. Câu trả lời là: Có. Khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, một số người có thể gặp những tác dụng phụ như:

1. Ra máu âm đạo

Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày nói riêng và các loại thuốc tránh thai nói chung là tình trạng ra máu âm đạo. Hiện tượng này thường xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau khi dùng thuốc, đến vỉ thứ 3 hiện tượng này sẽ giảm đi rõ rệt. Nên đi khám bác sĩ nếu bị ra máu từ 5 ngày trở lên trong khi đang dùng thuốc hoặc bị ra máu nhiều trong 3 ngày trở lên.

Đa số những người lần đầu tiên sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày đều có cảm giác buồn nôn. Đây là kết quả của sự tăng estrogen vượt mức, dẫn tới kích ứng dạ dày gây buồn nôn. Thuốc tránh thai có chứa lượng lớn estrogen có nhiều khả năng gây buồn nôn hơn. Tuy nhiên các bạn không cần quá lo lắng bởi hiện tượng này thường sẽ biến mất trong vòng vài ngày.

3. Sưng đau ngực

Trong vài tuần đầu tiên uống thuốc tránh thai, bạn sẽ thấy ngực mình to và đau hơn bình thường. Hiện tượng sưng đau ngực thường hay gặp khi dùng các thuốc tránh thai dạng progesti. Tuy nhiên, cũng tương tự như hiện tượng chảy máu âm đạo, triệu chứng này cũng sẽ tự hết sau vài tuần khi cơ thể đã thích ứng với sự hiện diện của thuốc. Nếu thấy xuất hiện u cục hoặc đau kéo dài không hết thì cần đi khám bác sĩ.

Một số loại thuốc tránh thai có thể dẫn đến sự suy giảm estrogen trong cơ thể. Mức độ estrogen thấp có thể dẫn đến nhức đầu hoặc làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu. Một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên tạp chí Sản Phụ Hoa Kỳ cho thấy, hầu hết phụ nữ bị đau đầu trong tháng đầu tiên uống thuốc tránh thai có chứa hỗn hợp estrogen-progestin. Tuy nhiên, những cơn đau đầu có xu hướng cải thiện hoặc biến mất khi sử dụng ở tháng tiếp theo. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ nhờ tư vấn.

5. Tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo

Một trong những tác dụng phụ khác của thuốc tránh thai hàng ngày là làm bạn tăng nguy cơ bị nhiễm cấm âm đạo. Thuốc tránh thai làm thay đổi sự cân bằng của hormone trong cơ thể, đặc biệt là estrogen và progesterone. Mức estrogen cao hơn có thể gây nhiễm nấm men.

6. Tăng nguy cơ bị trầm cảm

Hàm lượng nội tiết tố có trong thuốc tránh thai có thể làm chất dẫn truyền thần kinh bị mất cân bằng, làm tình trạng trầm cảm càng thêm nghiêm trọng. Vì vậy khi bị chứng trầm cảm hoặc đã từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm chị em không nên sử dụng các bệnh pháp tránh thai bằng nội tiết tố như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hàng ngày.

7. Tăng cân

Thông thường các biện pháp tránh thai dạng uống có liều lượng estrogen cao dễ khiến người sử dụng bị tăng cân. Bởi lẽ mức độ estrogen cao sẽ kích thích sự thèm ăn và giữ nước trong cơ thể. Nó thậm chí có thể dẫn đến sự tích tụ chất béo ở khu vực vòng 1 và vòng 3. Do đó nếu bạn đang lo lắng về vấn đề cân nặng của mình thì hãy chọn một loại thuốc ít estrogen.

8. Không thấy kinh nguyệt

Đôi khi bạn cũng sẽ gặp phải hiện tượng mất kinh trong kỳ kinh nguyệt trong thời gian uống thuốc tránh thai. Điều này có thể xảy ra do chu kỳ kinh nguyệt bị chịu tác động đồng thời từ nhiều yếu tố bên trong (có thai) lẫn bên ngoài ngoài cơ thể như stress, ốm đau, đi lại. Lúc này, trước khi sử dụng tiếp thuốc, bạn nên mua que thử thai để xác định bản thân có mang thai hay. Nhưng nếu hiện tượng mất kinh, chậm kinh kéo dài thì bạn cần đi kiểm tra ngay.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai

– Những người bị bệnh tim, bệnh gan, huyết áp cao, đái đường, người trên 35 tuổi hút thuốc lá, người đang sử dụng thuốc chữa lao và những người phát hiện có ung thư ở vú hoặc cơ quan sinh dục… thì không nên sử dụng thuốc tránh thai

– Bạn cần chú ý uống viên thuốc tránh thai hàng ngày đều đặn bởi nếu không tuân thủ đúng, quên uống thuốc cũng gây rối loạn kinh nguyệt. Để dễ nhớ, bạn nên uống vào một giờ nhất định.

– Khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày, bạn nên tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.

– Bạn nên ngừng uống thuốc tránh thai 2 – 3 tháng trước khi quyết định thụ thai.

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Bạn Biết Gì Về Tác Dụng Phụ Thuốc Cường Dương? 2022

Thuốc cường dương được xem là “cứu tinh” cho không ít đấng mày râu, giúp đời sống chăn gối thăng hoa hơn. Song, loại thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ không phải ai cũng biết. Bạn có thể cải thiện vấn đề sinh lý mà không cần dùng đến thuốc.

Ngày nay, các vấn đề rối loạn chức năng cương dương ngày càng phổ biến do ảnh hưởng các yếu tố xã hội, chế độ ăn uống… Vì nguyên nhân này, nhiều nam giới cảm thấy tự ti, thậm chí không còn hứng thú trong “chuyện yêu”. Từ đó, mối quan hệ tình cảm cũng dễ bị rạn vỡ. Đối với nam giới, việc tìm mua và sử dụng các thuốc cường dương là một việc rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách dùng và tác dụng phụ của thuốc.

Cơ chế hoạt động của thuốc cường dương

Các thuốc như Levitra, Viagra, Stendra và Cialis thuộc nhóm chất ức chế PDE5. Các thuốc này hoạt động theo cơ chế làm thư giãn các mạch máu bị co thắt, cho phép máu tăng lưu lượng vào dương vật và gây ra cương cứng.

Theo chuyên gia, những thuốc này có tác dụng với hơn 2⁄3 trong số những người đàn ông bị rối loạn chức năng cường dương (ED). Thuốc cũng có tác dụng giúp nam giới trong một thời gian ngắn có thể lấy lại sự tự tin.

Các thuốc cường dương cũng làm giảm thời gian phục hồi giữa những lần quan hệ tình dục, có tác dụng với 40% nam giới có vấn đề xuất tinh sớm trong 1-2 phút.

Với những người sử dụng Cialis tác dụng kéo dài, đặc biệt nếu uống hàng ngày, sẽ cương cứng tự nhiên hơn và không cần phải uống thuốc hai giờ trước khi quan hệ tình dục.

Tác dụng phụ của các thuốc cường dương là gì?

Bạn nên lưu ý rằng bất kỳ thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ. Viagra, Cialis, Stendra và Levitra có thể gây đau đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt, chảy nước mũi và chứng khó tiêu. Tuy nhiên, nhiều người có thể không bị các tác dụng phụ hay không quan tâm đến chúng.

Để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ tiềm ẩn, bạn hãy uống liều thấp nhất. Bác sĩ có thể sẽ bắt đầu chỉ định với một liều thấp và sau đó tăng dần lên cho đến khi thuốc có tác dụng. Những loại thuốc này không gây nghiện, nên bạn có thể dùng trong thời gian dài.

Nguyên nhân gây rối loạn chức năng cương dương là gì?

Các nguyên nhân chính gây rối loạn chức năng cương dương là bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp và cholesterol cao. Với các bệnh này, các mạch máu co thắt lại chứ không giãn mở để cho lưu lượng máu chảy đến dương vật.

Trong thực tế, nam giới mắc rối loạn chức năng cương dương có đến 35% khả năng phải nhập viện vì bệnh tim mạch trong khoảng thời gian 2 năm so với những người không có vấn đề cương cứng.

Làm cách nào để cường dương mà không cần dùng đến thuốc?

Bỏ hút thuốc lá

Thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng giãn các mạch máu – đây là yếu tố cần thiết cho dương vật cương cứng. Vì vậy, dừng hút thuốc có thể cải thiện chức năng cương dương.

Không uống rượu

Thực tế, rượu làm tăng ham muốn quan hệ tình dục nhưng lại làm giảm khả năng cương cứng. Bạn chỉ nên uống tối đa không quá 80ml rượu nồng độ 40º mỗi ngày.

Không dùng Sudafed

Các thuốc chống sung huyết mũi, chứa chất pseudoephedrine, làm co thắt mạch máu, do đó dương vật không thể cương cứng.

Kiểm tra các loại thuốc khác

Một danh sách dài các loại thuốc, bao gồm các thuốc điều trị cao huyết áp như thiazines, thuốc chẹn beta và các thuốc chống trầm cảm như Prozac có thể làm giảm lưu lượng máu và góp phần gây rối loạn chức năng cương dương.

Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ tự ngưng thuốc, hãy nói với bác sĩ nếu thấy đời sống tình dục của mình bị ảnh hưởng trong quá trình dùng thuốc điều trị.

Quan hệ tình dục buổi sáng

Theo các chuyên gia, dương vật thường dễ cương cứng hơn vào buổi sáng vì sau một đêm nghỉ ngơi, mức tetosterone có xu hướng tăng vọt vào buổi sáng. Vì thế, đây chính là thời điểm tốt nhất cho “chuyện gối chăn”.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 【Cần Biết】Uống Thuốc Tiểu Đường Có Tác Dụng Phụ Gì? trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!