Đề Xuất 4/2023 # 10 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Cảm Sốt Có Trong Sách Y Học Cổ Truyền # Top 11 Like | Missvnuk.com

Đề Xuất 4/2023 # 10 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Cảm Sốt Có Trong Sách Y Học Cổ Truyền # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Cảm Sốt Có Trong Sách Y Học Cổ Truyền mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

10 cây thuốc nam chữa bệnh cảm sốt có trong sách y học cổ truyền

10 cây thuốc nam chữa cảm sốt có trong sách cây thuốc mẫu sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Ban hành theo Quyết định số 4664/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế.

Tên khác: Cam thảo nam, thổ cam thảo, dã cam thảo, r’gờm, t’rôm lạy (K’Ho)

Tên khoa học: Scoparia dulcis L.

Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Bộ phận dùng: Cả cây

Công năng, chủ trị: Bổ tỳ, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu. Chữa sốt, ho, viêm họng, ban chẩn, phế nhiệt gây ho, rong kinh, đái tháo đường.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 16 – 20g (dạng khô); 20 – 40g (cây tươi), sắc hoặc hãm uống.

2. CỎ MẦN TRẦU

Tên khác: Cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo, cao dag (Ba Na), hất t’rớ lạy (K’Ho)

Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Geartn.

Họ: Lúa (Poaceae)

Bộ phận dùng: Cả cây

Công năng, chủ trị: Lương huyết, thanh nhiệt, hạ sốt, giải độc, làm mát gan, làm ra mồ hôi, lợi tiểu. Chữa cảm nắng, sốt nóng, cao huyết áp, viêm gan hoàng đảm, dị ứng mẩn ngứa, đái khó, nước tiểu đỏ.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12 – 16g (khô), 80 – 120g (cây tươi), đun sôi trong 15-20 phút, để nguội chắt lấy nước uống.

3. CỎ NHỌ NỒI

Tên khác: Cỏ mực, Hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)

Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận, chữa các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết, rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12 – 20g (khô), sắc uống; 30 – 50g (tươi), giã vắt lấy nước uống, bã đắp vết thương. Có thể dùng phối hợp với các cây thuốc khác chữa chứng xuất huyết.

Lưu ý khi sử dụng: Không dùng cho người có tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, phân sống.

Tên khác: Giàng xay, quýnh ma, ma bản thảo, kim hoa thảo

Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet

Họ: Bông (Malvaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng. Chữa cảm sốt do phong nhiệt, đau đầu, tai ù, tai điếc, sốt vàng da, bí tiểu tiện, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 – 12g (dạng khô), 20 – 40g (cây tươi), sắc uống.

Tên khác: Cây lức, từ bi, phật phà (Tày)

Tên khoa học: Pluchea indica (L.) Less.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Bộ phận dùng: Rễ, lá, cành.

Công năng, chủ trị: Phát tán phong nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, tiêu đàm. Chữa cảm mạo phong nhiệt, sốt không ra mồ hôi, phong thấp, tê bại, đau nhức xương khớp.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 – 16g, sắc uống.

6. HƯƠNG NHU TÍA

Tên khác: É tía

Tên khoa học: Ocimum tenuiflorum L.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thủy, giảm đau. Chữa sốt cao, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng: 6 – 12g, sắc hoặc hãm uống. Có thể dùng Hương nhu trắng để thay thế.

7. KINH GIỚI

Tên khác: Khương giới, giả tô, nhả nát hom (Thái)

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất (ngọn mang hoa)

Công năng, chủ trị: Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa. Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, hoa mắt, viêm họng, ngứa, phong trúng kinh lạc.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 – 12g (dạng khô), sắc hoặc hãm uống. Khi sao đen được dùng chữa băng huyết, rong kinh, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ngày dùng: 6 – 12g, sắc hoặc hãm uống.

Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

Bộ phận dùng: Lá, hạt chín, cành phơi khô, hoặc sấy khô.

Công năng, chủ trị: Hành khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chữa khí uất vùng ngực, ngực sườn đày tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa. Lá và cành tía tô chữa động thai. Hạt tía tô (tô tử) giảm ho trừ đàm.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 5 – 9g, sắc uống.

9. XUYÊN TÂM LIÊN

Tên khác: Công cộng, lãm hạch liên, khổ đảm thảo

Tên khoa học:Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees

Họ: Ô rô (Acanthaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chỉ thống. Chữa lỵ cấp tính, viêm dạ dày, cảm mạo, phát sốt, viêm họng, viêm Amydal, viêm gan virus, mụn nhọt.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 4 – 16g, dạng sắc, tán.

Tên khác: Kim cúc, hoàng cúc, dã cúc, cam cúc

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: Cụm hoa

Công năng, chủ trị: Phát tán phong nhiệt, giải độc, minh mục. Chữa các chứng đau đầu hoa mắt, chóng mặt, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, mụn nhọt, đinh độc.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 – 16g (dạng khô), sắc uống.

Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Mất Ngủ Trong Y Học Cổ Truyền

Để điều trị chứng mất ngủ. Ngoài việc sử dụng thuốc ngủ thì bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc hay trong Y học cổ truyền để điều trị.

Lý giải bệnh mất ngủ dưới góc nhìn của Y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho rằng, tùy theo từng thể bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như theo “Hoàng đế Nội kinh tố vấn”: ngũ tạng thất hoà, âm dương không cân bằng, tinh khí hư tổn là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh mất ngủ.

Hay Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác trong “Y trung quan kiện” cho rằng: “Tâm là nơi chứa thần, thống nhiếp huyết mạch; can là nơi chứa hồn, chứa huyết; tỳ là nơi chứa ý và sinh ra huyết. Phàm chứng mất ngủ là do âm hư huyết kém; thần, hồn và ý đều bị thương tổn. Cho nên về phép chữa và xử phương cũng không ngoài ba kinh tâm, can và tỳ”.

Tuệ Tĩnh trong “Nam dược thần hiệu” cho hay: “Mất ngủ có ba nguyên nhân là người già yếu dương khí suy hay ốm khỏi còn yếu mà không ngủ được; đàm tụ ở đởm kinh, thần không yên mà không ngủ; lại có chứng tâm kinh nóng phiền, đởm kinh hàn lạnh mà không ngủ được”.

Bài thuốc điều trị chứng mất ngủ trong y học cổ truyền

Bài 1: Y sĩ Y học cổ truyền cho hay, bài thuốc hay được áp dụng cho người bị chứng mất ngủ do can khí uất gây ra, có các triệu chứng như lo âu, đầu óc căng thẳng, buồn bã, hay cáu gắt. Theo đó người bệnh cần dùng bài thuốc sơ can giải uất, làm can thư thái để dễ đi vào giấc ngủ.

Chuẩn bị: Thục địa 20 g, phục thần 12 g, trạch tả 12 g, sơn thù 12 g, mạch môn 12 g, ngưu tất 12 g, hoài sơn 12 g, bạch linh 12 g, đan bì 10 g.

Cách dùng: Đêm tất cả dược liệu đã chuẩn bị cùng với 5 bát nước, sắc thành 3 bát, chia ra làm 3 lần uống trong một ngày. Lưu ý: Người dùng bài thuốc này chú ý tránh ăn đồ cay nóng, kiêng đồ lạnh.

Bài 2: Đây là bài thuốc áp dụng cho người tâm tỳ hư thường có triệu chứng mất ngủ cả đêm, lúc ngủ lúc tỉnh, hoặc mộng nhiều dễ tỉnh, dễ tụt huyết áp, hoảng hốt, tay chân mỏi rũ, tim hồi hộp, hay quên, sắc mặt vàng úa, ăn kém. Do đó người bệnh cần dùng bài thuốc bổ tâm tỳ, tăng khí huyết.

Chuẩn bị: Bạch truột 16 g, hạt sen 16 g, long nhãn 12 g, phục thần 12 g, đẳng sâm 12 g, đương quy 12 g, mạch môn 12 g, táo nhân 12 g, thục địa 12 g, hoàng kỳ 12 g, quế nhục 4 g, mộc hương 4 g, cam thảo 4 g, táo 3 quả.

Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sau đó sắc thành 3 bát, chia ra làm 3 lần uống trong một ngày.

Bài 3: Bài thuốc áp dụng cho người bị mất ngủ do thận âm hư thường có những triệu chứng lo lắng, hồi hộp, nóng trong người, buồn bực, tim đập nhanh, hay đau đầu hoa mắt, lưng đau mỏi, đại tiện táo. Người bệnh cần dùng bài thuốc bổ thận âm, giáng hỏa, làm tâm yên giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc.

Chuẩn bị: Sài hồ 12 g, bán hạ 12 g, phục thần 12 g, sinh địa 12 g, mạch môn 12 g, bạch truột 8 g, bạc hà 8 g, hàng cầm 8 g, trần bì 6 g, cam thảo 6 g, gừng nướng 1 g, táo 3 quả.

Cách dùng: Đổ 5 bát nước và rồi sắc thành 3 bát, chia ra làm 3 lần uống trong một ngày.

Mất ngủ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, công việc và trực tiếp đến sức khỏe bản thân mỗi người. Do đó khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín hay trực tiếp tham gia học Trung cấp Y học cổ truyền để có cách điều trị và bảo vệ cơ thể tốt nhất.

Điều Trị Sốt Xuất Huyết Bằng Thuốc Nam Y Học Cổ Truyền

Những trường hợp Sốt xuất huyết độ 1 và Sốt xuất huyết độ 2a (chỉ xuất huyết dưới da, không có xuất huyết phủ tạng), có thể điều trị theo y học cổ truyền và hiệu quả đem lại rất tốt.

Nguyên tắc:

Thanh nhiệt: Bạc hà, Lá dâu, Núc nác, Lá tre, Sắn dây. Giải độc, chống dị ứng: cỏ nhọ nồi, Hoa hòe, Kim ngân, Cam thảo.

Chống xuất huyết: cỏ nhọ nồi, Hoa hòe, Trắc bạch diệp. Chống rối loạn tiêu hoá: gừng tươi hoặc khô.

Bài thuốc chữa Sốt xuất huyết theo kinh nghiệm dân gian:

Bài 1:

Hoa hòe 20g cỏ nhọ nồi sao cháy 20g

Ngải cứu 10g Sài hồ 15g

Củ sả 5g Hương nhu 5g

Bài 2:

Hoa hòe 20g

Lạc tiên khô 50g

Cỏ mần chầu 50g

Rau má 80 g

Sài đất 12g

Cỏ mực 20g

Cam thảo nam 8g

Các bài trên sắc uống mỗi ngày 1 thang, nếu có ít bệnh nhân; nếu có dịch, tổ chức nấu thành cao lỏng.

Bài thuốc chữa sốt xuất huyết theo y lý cổ truyền:

Bài 1: Nếu bệnh nhân sốt nhiều , khát nước, lưỡi đỏ, mạch phù sác:

Cát căn 20g Núc nác 12g

Hoạt thạch 20g cỏ nhọ nồi 20g

Huyền sâm 16g Biển đậu 12g

Nếu sốt cao: thêm Chi tử 12g, Hoa hòe 12g.

Nếu xuất huyết: tăng cỏ nhọ nồi 40g, thêm Trắc bách diệp 15-20g.

Bài 2: Nếu bệnh nhân sốt dưới 40 o nhưng đầy bụng, kém ăn, mạch hoạt sác, đau mình mẩy chân tay.

Cát căn 16g Ý dĩ 16g

Biển đậu 20g Hậu phác 8g

Tỳ giải 12g Sài hồ 12g

Hoạt thạch 12g Hoắc hương (hoặc Hương nhu) 8g.

Bài 3: Nếu nhiệt độ xuống dưới 36 o: Hoài sơn 12g Bố chính sâm 16g Bạch truật 12g

Hậu phác 8g Trần bì 8g Can khương 20-30g

Liên nhục 16g Cam thảo 4g Quế tâm 6-10g

Sắc uống cho đến khi thân nhiệt 37 o.

Các bài trên sắc uống mỗi ngày 1 thang. Trường hợp có nhiều bệnh nhân, tổ chức nấu cao lỏng cho nhiều người uống hoặc tán bột chia thành gói nhỏ, liều lượng tính theo như 1 thang thuốc/ngày.

Châm cứu:

Sốt cao: Châm Hợp cốc, Hành gian.

Xuất huyết: châm Bách hội, Tam âm giao, Dũng truyền.

Nôn, táo bón: châm Thiên khu, Nội đình, Túc tam lý.

Nhiệt độ dưới 37°: Cứu Quan nguyên, Khí hải.

Với Sốt xuất huyết độ 2b (có xuất huyết phủ tạng) và sốc dengue. Điều trị kết hợp với y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc.

Kinh nghiệm điều trị sốt xuất huyết tại bệnh viện Y học cổ truyền

1- Giai đoạn sốt cao : Nghiệm pháp dây thắt dương tính hoặc sốt trong vùng có dịch sốt xuất huyết: đầu đau căng đau dữ dội, nhức mắt, mắt đỏ, khát.

– Không nên truyền dịch khi đang sốt cao. Theo kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi, nếu truyền dịch sớm hoặc uống kháng sinh sẽ làm bệnh kéo dài, khó chữa.

– Châm cứu hạ sốt: Khúc trì, Phong trì, Đại Chuỳ, Hợp cốc. Nội đình. Bách hội. Châm tả, 10-15 phút. Chích nặn máu thiếu thương, Thương dương hoặc Thập tuyên. Nếu bệnh nhi co giật châm tả Dương Lăng tuyền, Dũng tuyền. Có thể châm sáng, chiều. Châm 3 ngày liền. Nếu sốt dưới 38,5 độ không cần chích nặn máu.

– Thuốc nam: Cỏ nhọ nồi 20 g Hoa Hoè 20 g Trắc bá diệp sao đen 20 g Kim ngân hoa 20 g Liên kiều 12 g Lá tre tươi 12 g Rễ cỏ tranh 16 g Sắc uống ngày 1 thang. Uống chia 2 lần, sau khi ăn. Chỉ cắt tối đa 3 thang thôi. Khi Bệnh nhân hết sốt, Không uống nữa. Mà chỉ cần uống Cỏ nhọ nồi sao đen, Trắc bách diệp sao đen, Hoa hoè sao đen thoi.

Nếu chưa đủ các vị thuốc, ngay ngày đầu đang sốt cao có thể lấy cỏ nhọ nồi 40g rửa sạch, giã nát uống, ngày thứ 3 khi nhiệt độ hạ thì sao đen tồn tính cỏ nhọ nồi sắc uống.

Chú ý; giai đoạn này châm cứu rất quan trọng, nếu Châm đúng huyệt và đúng kỹ thuật thì sau 1 ngày có thể thấy xuất huyết nhẹ dưới da, 3 ngày khỏi bệnh.

2- Giai đoạn hết sốt, có thể Huyết áp giảm : ( thường ngày thứ 4 của bệnh) có thể dùng bài thuốc: Nhân sâm 12 g Mạch môn 10 g Ngũ vị tử 8 g Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu Bệnh nhân bị trụy mạch hãy dùng tây y truyền dịch và trợ tim mạch, truyền tiểu cầu, truyền máu ….

Cứu huyệt : Quan nguyên, Khí hải . Túc Tam lý hoặc ôn châm .

Tên 108 Vị Thuốc Bắc Trong Y Học Cổ Truyền

Thuốc Bắc là cách gọi ở Việt Nam đối với các loại thuốc được sử dụng trong Đông y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam là thuốc theo Y học Cổ truyền Việt Nam.

Hầu hết các vị thuốc bắc thường được bào chế dưới dạng các thảo dược đã qua xử lý phần thừa, làm sạch và sấy khô. Một số vị thuốc có thể thích hợp dùng ở dạng tươi như nhân sâm. Hoặc tùy thuộc vào bài thuốc, có thể bổ sung các thành phần từ động vật như vây cá mập, cá ngựa ngâm rượu, rượu tắc kè, các loại cao…

Người ta hay nói có 108 vị thuốc Bắc, nhưng con số này không chính xác. Trung Hoa dược điển của Trung Quốc cho biết có tới vài trăm vị. Các vị thuốc bắc được nghiên cứu từ các thảo dược, ứng dụng trong điều trị bệnh với rất nhiều công dụng. Nắm được ý nghĩa của tên gọi sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong tra cứu thông tin và trong điều trị bệnh.

Cách phân loại 108 vị thuốc bắc

Thuốc Bắc có rất nhiều vị. Để thuận tiện cho việc sử dụng và bào chế, dựa trên các đặc điểm khác nhau trong thành phần hóa học, dược tính, công dụng, người ta chia các vị thuốc bắc làm các nhóm như:

Theo vị: Thông thường, trong Đông y, có 5 nhóm thuốc tương ứng với các vị khác nhau như cay – mặn – ngọt – đắng – chua.

Theo tính: Thuốc bắc có 5 tính cơ bản là tính Hàn (lạnh), tính lương (mát), tính ôn (ấm), tính bình (ổn định).

Phân theo nguyên liệu có ba loại: thực vật, động vật, khác. Người làm thuốc Bắc có thể khai thác các phần khác nhau của một loài thực vật như: rễ, củ, thân, vỏ (vỏ rễ, vỏ thân, vỏ quả, vỏ củ…), lá, hoa, quả, hạt), các bộ phận cơ thể động vật như: xương, da, thịt, mỡ, nội tạng, (thậm chí cả sừng, vây, móng, lông… của chúng), một số loại khoáng chất và tinh thể như hoàng thổ, thạch tín, băng phiến,… làm thuốc Bắc.

Cách đặt tên các vị thuốc bắc phổ biến

Thông qua các cách đặt tên thuốc, bạn có thể nắm bắt được phần nào công dụng và đặc điểm của các vị thuốc đó:

Dựa theo công dụng của thuốc: Một số vị thuốc có tên Hán – Việt thường đại diện cho tác dụng của chính nó như Phòng phong (tránh gió, trừ ngoại tà), Ích mẫu (điều trị các bệnh phụ nữ), Tục đoạn (nối các đoạn đứt gãy, dùng trong chữa bệnh gân cốt, xương khớp).

Dựa theo hình dạng: Các vị thuốc được đặt tên theo hình dạng có thể kể đến như Nhân sâm (loại củ có rễ gần giống hình người), Thái tử sâm (loại sâm nhỏ, củ mập mạp trông giống trẻ nhỏ), Ô đầu (loại thuốc giống đầu con quạ), Ngưu tất (loại thuốc có hình dạng giống đầu gối con trâu)…

Dựa theo màu sắc: Hồng hoa (loại hoa màu hồng), Tử thảo (cỏ tím), Bạch truật (củ màu trắng…)

Dựa theo tính vị: Vị thuốc đông y có 5 vị khác nhau nên dựa theo đó có thể kết hợp để đặt tên cho thuốc như Cam thảo (cỏ vị ngọt), Khổ sâm (củ sâm có vị đắng), Đinh hương (loại cỏ thơm)…

Dựa theo đặc điểm sinh học: Đông trùng hạ thảo (mùa đông giống ấu trùng, mùa hạ giống cây), Hạ khô thảo (loại cổ khô héo vào mùa hạ), Kim ngân (chỉ thảo dược có thể sống giữa sự khắc nghiệt của mùa đông)…

108 vị thuốc bắc phổ biến thường dùng

Dân gian Việt Nam có bài thơ về các loại thuốc Bắc.thường hay sử dụng

Danh sách tên các vị thuốc bắc bản không đầy đủ

Khi sử dụng các vị thuốc bắc nên kiêng gì?

Nếu muốn các vị thuốc bắc phát huy tác dụng cao, người bệnh cần kiêng những điều sau đây:

Khi sử dụng các loại thuốc bắc giải cảm, cần kiêng ăn các thực phẩm mặn, chua vì có thể gây phản tác dụng. Nếu trong thuốc có chứa mật ong thì cầm kiêng ăn hành để tránh làm giảm tác dụng và vị thơm, ngọt của thuốc.

Nếu uống thuốc giải độc, thanh nhiệt, điều trị các chứng bệnh dị ứng, mề đay thì cần kiêng ăn hải sản (cua, sò, cá biển, tôm…), không ăn lòng trắng trứng, nhộng… Vì chúng có thể làm triệu chứng tăng nặng, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Dùng thuốc bắc an thần thì cần tránh xa các thực phẩm, chất có vị cay, nóng (hạt tiêu, ớt, mù tạt), chất kích thích, đồ uống có cồn, thịt chó…

Sử dụng thuốc tân ôn giải biểu, trừ hàn, thuốc điều hòa khí huyết cần kiêng ăn các thực phẩm tanh, lanh như ốc, cua, ba ba, mùng tơi, rau dền, thịt trâu… Vì có thể làm cản trở việc giải hàn tà.

Thuốc trị dạ dày, kích thích tiêu hoá, tiêu thực, kiện tỳ cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, tràng vị hấp thụ kém.

Thuốc trừ đàm, bổ phế, thanh phế khi uống cần kiêng ăn chuối tiêu vì dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Các loại thuốc bổ khi sử dụng không nên ăn hoa quả, rau có tính lợ tiểu (đậu xanh, giá đỗ, cả bẹ…). Những thực phẩm này có thể thải trừ thuốc, giảm hiệu quả.

Khi dùng thuốc bắc chống nôn, người bệnh không nên ăn các thực phẩm lạnh, tanh hoặc tươi sống. Nếu uống thuốc xong nhưng vẫn có triệu chứng nôn, có thể lấy mấy nhánh gừng sống, rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt và đun sôi. Uống khi còn ấm để giảm nôn.

Ngoài ra, khi uống thuốc bắc cũng không nên uống nước trà, sữa, trừ những bài thuốc dùng trà làm vị. Bởi chúng có thể cản trở cơ thể hấp thụ thuốc.

Lưu ý khi dùng các vị thuốc bắc

Nhiều người cho rằng thuốc Bắc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, nên không có tác dụng phụ. Điều này dẫn đến các cách sử dụng thuốc Bắc sai lầm như dùng quá liều quá lâu, phối hợp các vị thuốc không theo tỷ lệ hợp lý. Thực tế mỗi vị thuốc đều có thể tác động tới nhiều cơ quan. Trong quá trình điều trị bệnh phát sinh ở một cơ quan này, thuốc đồng thời gây ra tác dụng phụ không mong muốn ở cơ quan khác.

Tuy nhiên Theo các chuyên gia y học cổ truyền các vị thuốc trong phương thuốc Đông y không phải kết với nhau một cách tùy tiện theo kiểu chất đống. Mà sự phối hợp này luôn tuân theo quy tắc, trật tự nghiêm ngặt có chủ, có thứ, có chính, có phụ. Tương ứng với đó là quân, thần, tá, sứ.

Tá dược: Là vị thuốc bổ trợ cho quân dược và thần dược, có tác dụng điều trị các triệu chứng phụ của bệnh.

Chính vì vậy mà một bài thuốc trong đông y rất ít hoặc là gần như không có tác dụng phụ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Cảm Sốt Có Trong Sách Y Học Cổ Truyền trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!