Đề Xuất 3/2023 # 7 Dược Liệu “Cây Nhà Lá Vườn” Chữa Cảm Cúm Bằng Thuốc Nam # Top 3 Like | Missvnuk.com

Đề Xuất 3/2023 # 7 Dược Liệu “Cây Nhà Lá Vườn” Chữa Cảm Cúm Bằng Thuốc Nam # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 7 Dược Liệu “Cây Nhà Lá Vườn” Chữa Cảm Cúm Bằng Thuốc Nam mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tía tô là một nguyên trong những gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời đây cũng là một trong những dược liệu chữa cảm cúm bằng thuốc nam hiệu quả. Tía tô thuộc họ hoa môi hay còn được gọi là tử tô, tô ngạnh, tô diệp. Lá cây giàu vitamin A, C và các khoáng chất như canxi, sắt,…

– Cách 1:

Trường hợp bệnh nhân bị cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi, kèm với các triệu chứng ho, tức ngực, nôn đầy thì có thể dùng một nắm lá tía tô giã nhỏ. Sau khi giã, cho thêm một chút nước sôi nóng để ấm uống.

– Cách 2:

Sử dụng một nắm lá tía tô, cắt nhỏ trộn với cháo nóng để ăn. Sau khi ăn cháo, mồ hôi sẽ toát ra, giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể cho thêm hành củ thái lát mỏng để nâng cao hiệu quả sử dụng.

– Cách 3:

Sử dụng lá tía tô, lá tre, lá đài bi, hương nhu,… để đun nước xông hơi. Khi xông hơi, cơ thể người bệnh sẽ toát mồ hôi, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Theo nghiên cứu y dược học, trong vỏ bưởi có rất nhiều tinh dầu, có vị cay, đắng, tính ấm. Lá và vỏ bưởi sau khi được đun nóng có các tinh chất quý, giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, loại bỏ tận gốc các nguyên nhân gây bệnh.

– Cách 1:

Theo bài thuốc lưu truyền dân gian, vỏ bưởi kết hợp cùng lá bưởi, xả, bồ kết, hương nhu nấu nồi nước xông hơi cực kỳ hiệu nghiệm cho bệnh cúm. Để hiệu quả tốt nhất, người bệnh chùm kín chăn hoặc khăn để hơi nước bốc hơi lên toàn cơ thể, khiến mồ hôi toát ra, những tinh dầu có trong bưởi làm cho hệ hô hấp thấp thoáng.

– Cách 2:

Ngoài phương pháp trên, người bệnh có thể lấy vỏ bưởi, cạo qua lớp vỏ xanh bên ngoài cho, thái khúc, đun lấy nước uống. Tinh dầu trong nước được cơ thể hấp thu giúp nâng cao hệ miễn dịch.

3. Sử dụng nước gừng nóng để chữa cảm cúm

Theo dược học, gừng có tính ấm, vị cay, có chất chống oxy hóa và chứa nhiều chất kháng sinh. Gừng được sử dụng rất tốt trong tăng cường tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch vị và chữa cảm cúm hiệu quả.

Trong gừng tươi có tinh chất giúp hạn chế và phòng ngừa sự phát triển lây lan của vi khuẩn, vi rút nhờ hoạt tính kháng khuẩn cao. Bên cạnh đó, tính chất dược học trong gừng giúp thông xoang, thông mũi, tốt cho hệ hô hấp, đặc biệt trong chữa trị cảm cúm.

Theo dân gian, bạn có thể sử dụng 3-5 lát gừng sống kết hợp với mật ong bằng cách pha gừng sống và mật ong vào nước nóng, đảm bảo các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Mật ong có tính ấm, tác dụng làm lành vết thương là sự lựa chọn hoàn hảo với gừng tươi.

Theo dược học, hành lá có tính sát khuẩn mạnh, sử dụng cảm cúm rất tốt. Theo dân gian, ông bà thường nấu cháo nóng, thêm hành lá tươi để ăn nóng, trị cảm cúm ngay tại nhà đơn giản.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm tía tô khi ăn cháo hành nóng để tăng hương vị và giải cảm hiệu quả. Khi ăn cháo, mồ hôi toát ra nhiều, giảm cảm tốt, người bệnh cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn.

Trong dược học, tỏi là vị thuốc có khả năng chữa trị cảm cúm cực kỳ hiệu quả. Tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị có công năng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu nhọt, tiêu đàm, trừ ho, Không chỉ thế, tỏi còn rất tốt là vị thuốc kéo dài tuổi thọ và chống ung thư.

Có 2 phương pháp sử dụng tỏi chữa cảm cúm:

– Cách 1:

Lấy tỏi bóc vỏ, rửa sạch, sau đó giã nát và ngửi nhiều lần để xông mũi, xông họng hoặc giã tỏi đem uống với nước.

– Cách 2:

Lấy tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mang ngâm cùng nước dấm trong vòng 30 ngày. Sau đó, dùng ngâm từ 10-15 phút mỗi ngày để giải cúm.

Cúc tần hay còn gọi là tần canh chua hay cây đài bi. Cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Đây là dược liệu có tác dụng hạ sốt, giảm đau, sử dụng chữa cảm, giảm sốt rất tốt. Để sử dụng cúc tần chữa trị cảm cúm, bạn có thể sử dụng phương pháp sau:

– Cách 1:

Lấy lá, cành non đem về rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, đun lên lấy nước uống hoặc sử dụng để làm nước xông hơi, giải cảm rất tốt. Sau khi uống, người bệnh sẽ toát ra nhiều mồ hôi, rất tốt cho cơ thể.

– Cách 2:

Với người bệnh cảm sốt, nhức đầu, có thể lấy 20 gam lá cúc tần tươi, 10 gam lá sả, 10 gam lá chanh đun sôi lấy nước uống. Sử dụng nước đó, có thể xông hơi, ra mồ hôi giảm sốt, giải cảm.

Bên cạnh vai trò là một gia vị phổ biến trong bữa ăn, rau mùi tàu còn là một dược liệu chữa cảm cúm bằng thuốc nam rất tốt. Đây là cây mọc sát đất, lá có gai, phiến mỏng, hình mũi mác, mép có răng cưa. Mùi tàu chứa nhiều protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor, sắt, vitamin B1 và vitamin C rất tốt cho cơ thể.

Trong y học cổ truyền, mùi tàu có vị đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiêm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau rất tốt.

Để sử dụng lá mùi tàu chữa cảm cúm, ông cha ta sử dụng bài thuốc gồm: Rau mùi 40g, gừng tươi 3 lát, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g. Lấy tất cả nguyên liệu trên rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập, cho vào ấm sắc với 500ml nước. Đun cạn đến khi còn 100ml nước, đổ ra, uống nóng, ngày uống 2 lần. Sau khi uống hỗn hợp trên, bạn nên nằm trong chăn ấm để ra mồ hôi, giải cảm rất tốt.

Dược Liệu Lợi Tiểu Và Hạ Áp

Ở người bệnh tăng huyết áp, lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể khiến thành động mạch chịu thêm nhiều áp lực. Thuốc lợi tiểu sẽ tác động đến thận nhằm tăng lượng muối và nước thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng giúp thành động mạch co giãn nhiều hơn, máu lưu thông một cách dễ dàng hơn. Nhờ hai yếu tố trên, áp lực lên động mạch sẽ giảm xuống đáng kể, đưa mức huyết áp về ngưỡng an toàn. Đây là cơ chế chung của thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp, cả Đông y lẫn Tây y. Thuốc có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác thành bài thuốc để làm tăng tác dụng hạ áp.

Các vị thuốc vừa lợi tiểu vừa hạ áp

Dừa cạn: cũng là loại cây thân thảo, thường mọc hoang và được trồng làm cảnh. Cây này còn gọi với một số tên khác: hoa dừa cạn, trường xuân hoa… toàn bộ cây đều được sử dụng làm thuốc. Dừa cạn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng làm lưu thông máu huyết, lợi tiểu và hạ huyết áp. Liều lượng từ 10 – 20g cây khô mỗi ngày, dùng dưới dạng sắc uống hoặc hãm uống.

Cúc hoa hay hoa cúc: hoa của hai loại cúc: cúc hoa vàng và cúc hoa trắng. Trong cúc hoa có các axít amin như: adenin, cholin và vitamin A. Cúc hoa có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, lợi tiểu. Dùng chữa các trường hợp: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao. Liều dùng: 8 – 12g hoa dưới dạng hãm hoặc thuốc sắc uống.

Cỏ ngọt: loại cây thân thảo, còn được gọi tên khác như: cỏ đường, cỏ mật, cúc ngọt… là loại cây được trồng để làm thuốc. Thành phần hóa học chính trong cây là một chất đường năng lượng thấp, sở hữu độ ngọt cao gấp nhiều lần đường mía. Chúng được dùng làm chất thay thế cho đường mía, rất phù hợp cho người phải kiêng chất đường. Cỏ ngọt thường được sử dụng để bào chế các loại trà dành cho người bị bệnh huyết áp cao kèm theo đái tháo đường hoặc béo phì. Cỏ ngọt giúp giảm cảm giác thèm ăn chất ngọt, lợi tiểu, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, ít đau đầu và huyết áp luôn được ổn định.

Cây trinh nữ: được sử dụng như một vị thuốc, dược liệu trị được nhiều căn bệnh. Tất cả các bộ phận của loại cây này như rễ, cành lá đều được dùng để làm thuốc và được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Theo Đông y, cây trinh nữ có vị ngọt, hơi se,tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần chống viêm, đặc biệt là viêm khớp, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.

Các vị thuốc lợi tiểu dùng kết hợp trong bài thuốc hạ áp

Mã đề: trong Đông y, cây mã đề có tính lạnh, vị ngọt, tác dụng khử nhiệt, mát máu, ngưng cháy máu cam, thông mồ hôi, làm sáng mắt, tiểu tắc nghẽn, làm sạch phong nhiệt tại phổi, gan, trị chứng thấp nhiệt ở bàng quang, khiến cường âm tích tinh, lợi tiểu tiện mà không chạy khí.

Thuốc lợi tiểu sẽ tác động đến thận nhằm tăng lượng muối và nước thải ra khỏi cơ thể

Trạch tả: thuộc họ trạch tả, tên khác là mã đề nước, là một cây thảo, cao 40 – 50cm. Bộ phận dùng làm thuốc của trạch tả là thân rễ, thu hái vào mùa thu là tốt nhất, cạo hết rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Theo Đông y, trạch tả có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, trừ thấp, kiện vị, giảm béo, thanh nhiệt. Ngày dùng 10 – 12g dưới dạng nước sắc, tán bột hoặc hoàn viên uống.

Bạch phục linh: còn gọi bạch linh, phục linh, là loại nấm lỗ Poria cocos Wolf., thường phát triển bao quanh rễ cây thông già. Khối nấm màu trắng xám gọi là bạch linh, phần nấm có màu đỏ gọi là xích linh, còn phần lõi gọi là phục thần, phần vỏ ngoài gọi là phục linh bì. Theo Đông y, phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào kinh tâm, phế, tỳ và thận. Có tác dụng lợi thủy trừ thấp, kiện tỳ hòa vị, bổ tâm an thần, tăng cường khả năng miễn dịch, chống u bướu, bảo vệ gan, chống loét đường tiêu hóa và trấn tĩnh an thần. Dùng cho trường hợp tiểu ít, tiểu rắt, tiểu buốt, phù nề, nôn thổ tiêu chảy, hồi hộp, nhịp tim nhanh, mất ngủ. Phục linh bì (vỏ phục linh – Percarpium Poria) có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng; trị thủy thũng, phụ nữ có thai bị phù nề. Xích phục linh (Poria rubra) tác dụng lợi thấp nhiệt, trị tiểu tiện ít, nước tiểu vàng đỏ, tiểu rắt, tiểu khó. Phục thần tác dụng dịu tim, an thần. Liều dùng: 10 – 32g, nấu hầm, chưng, sắc hãm.

Có nhiều thuốc lợi tiểu mà việc chọn lựa sẽ tùy theo vào sự chỉ định điều trị. Chỉ có thầy thuốc là người am hiểu mới chọn thuốc thích hợp. Trong điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đúng liệu trình dùng thuốc do bác sĩ chỉ định.

BS. TRƯƠNG MINH HỮU HẠNH

Vùng Trồng Xạ Can Rộng Lớn Đạt Chuẩn Dược Liệu Sạch Gacp

Đứng trước nỗi lo của người bệnh về tình trạng dược liệu bẩn đang ngày một tràn lan, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, Công ty TNHH Dược Phẩm Ngân Hà đã xây dựng vùng trồng Xạ Can với quy mô rộng lớn và đạt chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của Tổ chức Y tế thế giới (GACP – WHO).

Đây được xem là một dấu mốc mới cho ngành dược liệu Việt trong tiến trình hoàn thiện chuỗi giá trị “xanh” chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Cây Xạ Can – thảo dược quý cần được quy hoạch, trồng bài bản.

Trong số các thảo dược có tác dụng trị các bệnh đường hầu họng, Xạ Can là cây thuốc được y học nghiên cứu bài bản và kĩ lưỡng nhất cho các bệnh về đường hầu họng như viêm họng, ho kéo dài. Đến nay đã nhiều luận án tiến sĩ, đề tài cấp nhà nước về cây này. Tất cả đều khẳng định Xạ Can là dược liệu quý có khả năng điều trị bệnh về đường hầu họng như trị khỏi chứng ho khan, ho có đờm, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, điều trị bệnh viêm họng hạt. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Đặc biệt là không gây nhờn thuốc, không có tác dụng phụ nào.

Cây Xạ Can – “cứu tinh” của người bệnh về đường hầu họng

Bởi tác dụng độc đáo này, Xạ Can đã được trồng và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Song, dược liệu này chủ yếu được trồng tự phát, thiếu quy hoạch bài bản (trồng lẫn với vùng trồng lúa và hoa màu, chăm sóc theo kinh nghiệm, sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới… tùy tiện, thu hái không theo mùa vụ) làm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu, qua đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chiết xuất từ Xạ Can.

Trước thực trạng đó, việc xây dựng một quy trình trồng trọt chuẩn cho dược liệu quý này là yêu cầu tất yếu để đảm bảo hàm lượng hoạt chất luôn ổn định nhất, cao nhất và an toàn nhất.

Để làm được điều này, cho đến nay trong số các tiêu chuẩn về trồng trọt dược liệu sạch hiện nay, GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu) là tiêu chuẩn duy nhất được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận, nhằm đảm bảo tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc sạch, an toàn, hiệu quả bền vững. Những dược liệu đạt tiêu chuẩn này đã được kiểm định khắt khe về: đất trồng, nguồn nước, cây giống, kĩ thuật trồng trọt và chăm sóc, thu hái, cho đến chế biến dược liệu.

Việc quy hoạch vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO đòi hòi yêu cầu rất nghiêm ngặt mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Tại Việt Nam, số lượng vùng trồng đạt tiêu chuẩn này mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và Công ty TNHH Dược Phẩm Ngân Hà là một trong số ít các doanh nghiệp xây dựng thành công vùng trồng Xạ Can rộng lớn đạt chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của Tổ chức Y tế thế giới (GACP – WHO).

Công ty TNHH Dược Phẩm Ngân Hà đã tiến hành kiểm định ngay từ khâu lựa chọn giống. Cây mẹ đem đi nhân giống phải là cây thuần chủng – đã được các chuyên gia định danh chính xác nhằm tránh nhầm lẫn, sau đó đem nuôi tại vườn ươm.

Bên cạnh nguồn giống tốt, các vùng trồng Xạ Can của công ty tại Phú Thọ, Quảng Ninh đã phải trải qua một quá trình xử lý nghiêm ngặt về mẫu nước, mẫu đất. Chỉ khi đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng, không tồn dư thuốc trừ sâu thì mới đủ tiêu chuẩn trồng dược liệu. Xạ Can luôn được chăm sóc đảm bảo tiêu chuẩn sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chính bởi vì những điều trên, dược liệu Xạ Can do công ty trồng cho hàm lượng dược chất rất cao.

Giới thiệu nhà máy Bách Thảo Dược

Công Dụng Của Từng Dược Liệu Có Trong Thuốc Giải Cảm Liên Ngân

Giải cảm Liên Ngân là thuốc gì?

Giải cảm Liên Ngân là thuốc được bào chế theo các phương thuốc đông y dựa trên nguồn nguyên liệu là các dược liệu sạch. Thuốc là sự kết hợp của nhiều dược liệu như liên kiều, kim ngân hoa, bạc hà, cát cánh… với công dụng giúp chữa cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi, ho do phong nhiệt.

Thuốc có sự kết hợp của:

Liên kiều……………………. 0.45g

Kim ngân hoa……………… 0.45g

Đạm trúc diệp……………… 0.30g

Ngưu bàng tử……………… 0.30g

Cát cánh……………………. 0.27g

Cam thảo…………………… 0.23g

Kinh giới……………………. 0.20g

Tinh dầu bạc hà……………..2mg

Thuốc giải cảm Liên Ngân có công dụng gì?

Liên kiều: Liên kiều là vị thuốc thường được sử dụng để thanh nhiệt giải độc, giảm sưng các đường dẫn không khí nhỏ trong phổi như ở các bệnh viêm phế quản, viêm amidan, đau họng, sốt, nôn mửa.

Kim ngân hoa: Là hoa của cây Kim ngân Lonicera japonica có tác dụng thanh nhiệt giải độc

Đạm trúc diệp: Là cây cỏ tre. Có công dụng dùng trong điều trị các bệnh nhiệt, miệng khát, bồn chồn; trẻ con sốt cao co giật, bứt rứt

Ngưu bàng tử: Là quả của cây ngưu bàng. Có công dụng chữa trị các bệnh như cảm, sốt, viêm họng, viêm tai giữa

Cát cánh: Là rễ của cây cát cánh.Có công dụng chữa ho, viêm họng, khàn tiếng, ho có đờm hôi tanh.

Cam thảo: Là cây cam thảo. Có công dụng trong chữa các bệnh như chữa ho. Ho khan thì dùng tươi, ho có đờm thì sao khô.

Kinh giới: là lá của cây Kinh giới. Theo các nhà khoa học kinh giới có công dụng đẩy tuyến mồ hôi, đẩy mạnh tuần hoàn máu, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản

Thuốc giải cảm Liên Ngân được chỉ định trong điều trị các bệnh như cảm cúm, hăt hơi, sổ mũi, sốt cao, ho khan, ho có đờm, viêm họng, môi khô, thở nóng..

Cách dùng – liều dùng

Cách dùng: Dùng đường uống

Liều dùng:

Trẻ em : 1/3-1/2 liều người lớn tùy theo tuổi nhưng không được vượt quá liều của người lớn.

Người lớn : 2-3 viên x 3 lần/ngày.

Thuốc có thể dùng được cho phụ nữ có thai và không ảnh hưởng đến việc lái tàu xe.

Chống chỉ định

Người thể hàn, tỳ vị hư hàn, tiêu chảy

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Á Châu – VIỆT NAM

Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang cứng

Đói gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang cứng

Số đăng ký: V1308-H12-10

Bạn đang đọc nội dung bài viết 7 Dược Liệu “Cây Nhà Lá Vườn” Chữa Cảm Cúm Bằng Thuốc Nam trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!