Đề Xuất 3/2023 # Bà Bầu Uống Thuốc Cảm Cúm Gì Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu? # Top 3 Like | Missvnuk.com

Đề Xuất 3/2023 # Bà Bầu Uống Thuốc Cảm Cúm Gì Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu? # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Uống Thuốc Cảm Cúm Gì Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu? mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi bị cảm cúm, bà bầu thường rất lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vậy khi bị cảm cúm trong 3 tháng đầu, bà bầu uống thuốc cảm cúm g ì và có ảnh hưởng đến thai nhi không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hiện nay, các bà mẹ thường tiêm thuốc phòng cúm trước khi mang thai để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu không may bà bầu bị cúm khi mang thai thì liệu có ảnh hường đến thai nhi không và bà bầu uống thuốc cảm cúm gì sẽ an toàn?

Theo các chuyên gia, bà bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể sẽ dẫn đến dị tật thai nhi bởi cảm cúm là 1 bệnh do virut gây ra. Khi bà bầu bị cảm cúm, virut này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành các bộ phận của thai nhi. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi chủ yếu hình thành các bộ phận của cơ thể, nếu bà bầu bị nhiễm virut có thể dẫn đến dị tật thai nhi.

Bà bầu bị cúm giai đoạn từ tháng thứ 4 trở đi, lúc này gần như em bé của bạn đã hình thành hết các bộ phận, nên khả năng dị tật thai nhi ít hơn.Cũng có trường hợp bà bầu bi cảm cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ nhưng thai nhi vẫn phát triển bình thường nên các bà bầu không nên quá lo lắng mà nên đi khám bác sĩ ngay nếu biết mình bị cúm.

Bà bầu uống thuốc cảm cúm gì?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các bà bầu thường được bác sĩ khuyến cáo không nên dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị cảm cúm lâu ngày không khỏi thì bà bầu uống thuốc cảm cúm gì?

Trước hết, khi bị cảm cúm, bà bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn chứ tuyêt đối không được tự ý dùng thuốc, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Thuốc kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, có thể dẫn đến dị tật thai nhi nếu bà bầu sử dụng thuốc bừa bãi, không có chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay, vẫn có các loại thuốc cảm cúm an toàn với bà bầu. Khi bà bầu đi khám, bác sĩ sẽ kê đơn tùy vào mức độ bệnh. Nếu cảm cúm ở mức nhẹ có thể áp dụng 1 số bài thuốc dân gian, không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ Bầu Mang Thai 3 Tháng Đầu Nên Uống Thuốc Bổ Gì?

Suốt thời gian có bầu, cụ thể là mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì, uống như thế nào và liều lượng ra sao để cả mẹ và bé đều khoẻ mạnh, các mẹ đã nắm rõ hay chưa?

Nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

Trước khi tìm hiểu về những loại thuốc bổ và thực phẩm chức năng các mẹ bầu cần có trong ⅓ thời gian mang thai đầu tiên, chúng ta nên tìm hiểu lại về nhu cầu dinh dưỡng, chế độ ăn uống và những lưu ý trong thời kỳ này. Từ đó, ta có thể biết được bản thân đang thiếu và cần bổ sung thêm những loại dưỡng chất nào.

Khi mang thai 3 tháng đầu, nhu cầu bổ sung Protein có thể tăng lên, mặc dù không đáng kể và mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng lấy dưỡng chất này từ trong các loại thịt, trứng hay sữa.

Tuy nhiên, hầu hết người bình thường đều bổ sung nhiều Protein hơn những gì cơ thể cần – lượng protein ăn vào trung bình của mỗi phụ nữ tuổi từ 19 – 49 là 61g/ngày (nhu cầu của bà bầu là 57g mỗi ngày).

Nhu cầu acid Folic và Vitamin D tăng lên trong giai đoạn này.

Vitamin A cũng có nhu cầu tăng lên một chút, tuy nhiên mẹ cần phải hết sức thận trọng, bởi loại vitamin này nếu quá liều có thể gây di dạng, biến chứng tới thai nhi.

Ngoài những đặc điểm về nhu cầu dinh dưỡng trên, trong 3 tháng đầu mang thai các mẹ cũng cần phải chú ý bổ sung một số những dưỡng chất để phát triển cả hai mẹ con được khoẻ mạnh, trong đó bao gồm:

Sắt có nhiệm vụ đảm bảo cho mẹ bầu không bị thiếu máu khi mang thai, đồng thời tăng cường hồng cầu cho cơ thể. Những triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, choáng xây xẩm mặt mày thường xảy ra ở mẹ bầu cũng sẽ giảm thiểu đi tối đa nếu mẹ bổ sung đủ sắt vào cơ thể.

Canxi dĩ nhiên là khoáng chất đặc biệt quan trọng và không thể thiếu đối với quá trình hỗ trợ sự phát triển về xương, khớp cho cả mẹ và bé trong 3 tháng đầu đời. Lượng canxi bị thiếu hụt có thể khiến bé gặp dị tật, đồng thời gây nguy cơ bệnh loãng xương, thiếu hụt canxi sau sinh cho mẹ.

Như đã nói ở trên, protein mặc dù không quá quan trọng nhưng mẹ cũng nên lưu ý để đảm bảo đủ số lượng tối thiểu trong ngày. Protein cũng có tác dụng giúp bé phát triển hoàn thiện tế bào não. Đồng thời chúng cũng hỗ trợ giúp tuyến vú và mô từ tử cung của mẹ phát triển tốt trong suốt thời gian của thai kỳ.

Vitamin D đóng vai trò là cầu nối để giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất.

Vitamin C được coi là một trong những “thần dược” chống oxy hoá cực kỳ hiệu quả. Cung cấp đầy đủ lượng khoáng chất này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, đồng thời phát triển cơ và mạch máu cho bào thai.

Vậy mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì?

Viên uống bổ sung acid folic

Nhu cầu bổ sung acid folic của mẹ bầu là khoảng 400mcg/ngày. Khoáng chất này có thể được bổ sung từ những món ăn hàng ngày như: thịt bò, gà, rau súp lơ, rau cải xanh, gan động vật,…

Viên uống bổ sung Vitamin B12

Vitamin B12 có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nhu cầu một ngày của người mẹ là từ 250mg/l, tương đường với 2,6mcg/ngày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bé được bổ sung đầy đủ lượng vitamin B12 trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ khiến bé ngoan ngoãn, ăn ngon, ngủ kỹ hơn khi chào đời.

Viên uống bổ sung Vitamin B6

Không chỉ tham gia vào quá trình hình thành các tế bào máu, tác động lên sự phát triển hệ thần kinh của thai kỳ mà Vitamin B6 còn có tác dụng hạn chế và giảm thiểu nguy cơ ốm nghén, buồn nôn khi mang thai.

Một ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 1,9mg vitamin B6 thông qua chế độ ăn rau xanh, hoa quả tươi và từ các loại viên uống bổ sung.

Viên uống bổ sung sắt

Việc bổ sung sắt cần được thực hiện từ khi mang thai 3 tháng đầu tới sau sinh từ 1-2 tháng, liều lượng trung bình từ 27 đến 45mg sắt nguyên tố. Nguyên nhân vì trong thai kỳ, lưu lượng máu gia tăng trên 50%. Vì thế nếu như không bổ sung đủ thì cơ thể sẽ bị thiếu Hemoglobin – một thành phần quan trọng trong máu giúp mang oxy đến khắp cơ thể của mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, để đạt được liều lượng trung bình trên, các mẹ không thể chỉ dựa vào thực phẩm ăn uống hàng ngày mà bắt buộc cần phải có thêm sự hỗ trợ của các thuốc bổ có chứa khoáng chất sắt.

Viên uống bổ sung canxi

Mẹ bầu cần bổ sung 1000 -1200mg canxi mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển xương của bé mà không gây thiếu hụt cho mẹ.

Mẹ có thể bổ sung canxi cho mình từ những loại thực phẩm như trứng, sữa, rau lá xanh đậm hay hải sản. Đồng thời kết hợp với các loại thực phẩm uống canxi bổ sung sẽ giúp mẹ tiếp thêm lượng khoáng chất cần thiết cho con.

PRENACY GOLD – Thuốc bổ tăng cường dưỡng chất “n in 1”

PRENACY GOLD có thể coi là giải pháp cho các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu đang hoang mang vì phải bổ sung quá nhiều dưỡng chất cùng một lúc. Nếu như với mỗi khoáng chất, các mẹ lại cần phải chuẩn bị một loại thuốc bổ khác nhau thì con số thật sự khổng lồ. Vì thế, PRENACY GOLD chính là giải pháp khi chỉ cần một viên uống đã giúp mẹ bổ sung được hết những dưỡng chất cần thiết:

Với công thức “N” dưỡng chất trong 1, Prenacy Gold thực sự là lựa chọn số 1 hiện nay:

Viên nang cứng chứa:

Bacillus subtilis………….10CFU

Bacillus clausii……………10CFU

Sắt polymaltose………….88mg

Canxi nano carbonat……150mg

Magie………………………..20,5mg

Kẽm ………………………….5mg

D-calium pantothenate…..3mg

VitaminB6……………………1,9mg

VitaminB1…………………….1,4mg

ViataminB2……………………1,4mg

Acid folic……………………600mcg

Iot……………………………..80mcg

Biotin…………………………75mcg

VitaminB12………………..2,6mcg

Viên nang mềm chứa:

DHA…………………………200mg

EPA…………………………..40mcg

Vitamin A…………………..1000UI

Vitamin D3………………..100UI

Vitamin E…………………..10UI

Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo sức khoẻ cho cả hai mẹ con, đồng thời giảm rối loạn tiêu hoá và táo bón của mẹ trong suốt quá trình mang thai.

Thông tin về sản phẩm:

Tên sản phẩm: PRENACY GOLD

Xuất xứ: TAVICO PHARMA

Sản xuất: QD-MELIPHAR

Quy cách đóng gói: 1 hộp 60 viên (30 viên nang cứng+ 30 viên nang mềm)

Cách uống: uống phối hợp 1 viên nang cứng + 1 viên nang mềm. Ngày 1 lần sau khi ăn

Nếu như các mẹ còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về dòng sản phẩm PRENACY GOLD – Thức uống bổ sung tối đa dưỡng chất cho mẹ bầu thì có thể liên hệ ngay với trang https://gani.vn để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Thuốc Bổ Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu

0 lượt xem

Thuốc bổ cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu không thể thiếu Axit folic

Ngay từ khi có ý định mang thai, trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh 6 tháng mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm axit folic cho cơ thể, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não và cột sống của bé.

Khoảng 28 ngày sau khi thai nhi được thụ tinh ống thủy tinh sẽ phát triển thành não và tủy sống. Do vậy, dị tật ống thần kinh có thể dẫn đến những bất thường về não và tủy sống và thậm chí còn có thể gây tử vong cho bé sau sinh. Theo các nghiên cứu, việc bổ sung đủ axit folic cho bà bầu và đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể giúp bé giảm được 50 – 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Axit folic có thể hòa tan trong nước và dễ bị “bay hơi” trong quá trình chế biến nên việc bổ sung acid folic đối với phụ nữ mang thai cần được ưu tiên bổ sung dạng viên uống chứa acid folic. Để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi các chuyên gia khuyến cáo lượng bổ sung acid folic mỗi ngày nằm trong khoảng 400mcg – 600mcg để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Đối với những mẹ bầu có nguy cơ cao, đã có tiền sử mang thai trẻ bị khuyết tật ống thần kinh thì cần bổ sung liều cao hơn, có thể tới 5000mcg, theo chỉ định của bác sỹ.

có chứa 400 mcg acid folic và PM Procare Diamondcó chứa 500 mcg acid folic đáp ứng đúng đủ liều lượng acid folic hàng ngày dành cho đa số bà bầu mang thai bình thường để phòng tránh khuyết tật ống thần kinh và một số vấn đề khác do thiếu acid folic gây nên.

Bổ sung Vitamin B12

Ngoài việc mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ axit folic để bé giảm được nguy cơ dị tật ống thần kinh thì việc nếu bé bị thiếu vitamin B12 trong thời kỳ mang thai và đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi. Theo nghiên cứu, đối với những phụ nữ có nồng độ vitamin B12 thấp hơn 250ng/L thì nguy cơ bị dị tật ống thần kinh sẽ tăng gấp 2,3 lần so với những phụ nữ được bổ sung đủ vitamin B12 trong thai kỳ. Bổ sung đầy đủ B12 khi mang thai còn giúp bé cưng trở nên “ngoan” hơn, ít quấy khóc hơn sau khi sinh. Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thêm 2,6mcg vitamin B12 mỗi ngày để bé phát triển toàn diện.

Bổ sung Vitamin B6 giúp mẹ bầu giảm ốm nghén

Vitamin B6 không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất đạm, chất béo và tham gia vào quá trình hình thành các tế bào máu mà còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển não và hệ thần kinh cho bé ngay từ trong bụng mẹ.

Thêm vào nữ, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu hay gặp những biểu hiện ốm nghén, Vitamin B6 có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc hạn chế cảm giác buồn nôn và ói mửa mà phần lớn các mẹ bầu gặp phải trong thời gian đầu mang thai. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung Vitamin 6 thông qua chế độ dinh dưỡng đa dạng với các loại rau xanh và trái cây. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung 1,9mg vitamin B6 để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và bé.

Còn với những bà bầu bị ốm nghén nặng, các bác sĩ có thể kê đơn vitamin B6 liều nhẹ để làm giảm những. Bà bầu không nên tự ý uống vitamin B6 bởi nếu dư thừa vitamin B6 có thể gây tê liệt hệ thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.

Theo Dinhduongbabau.net

Bị Viêm Xoang Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Phải Làm Sao?

Cùng mắc phải bệnh viêm xoang như chị Hằng, mẹ bầu Mộc Miên (Sơn Trà, Đà Nẵng) chia sẻ tâm trạng chung: “Không hiểu tại sao sau khi mang bầu được 2 tháng, bệnh viêm xoang lại xuất hiện. Ban đầu, chị thấy đau đầu, mũi cứ nhức khó chịu thế nào đó kèm theo hiện tượng chảy nước mũi cho nên chị đổ lỗi là do thời tiết và để bệnh tự khỏi. Nhưng sau đó đi khám mới biết là do bệnh viêm xoang hành. Vợ chồng chị cũng hiếm muộn con cái, cưới nhau lâu rồi mà nay mới có con nên thành ra ông xã chị cũng lo lắng lắm, không cho sử dụng thuốc Tây sợ ảnh hưởng đến con. Giờ chị cũng không biết nên làm sao để khắc phục bệnh nữa.”

Theo chuyên gia chuyên khoa Tai – Mũi – Họng bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Trần Thị Oanh cho hay, viêm xoang là biểu hiện khá phổ biến rất hay gặp ở phụ nữ mang thai. Bởi đây là giai đoạn sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu kém nhất nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rút và tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập và tấn công. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố progesteron và một số loại hormone khiến cho màn nhầy bị giãn nở và phình ra lấp đầy lỗ thông xoang khiến xoang bị tắc và gây viêm nhiễm. Điều quan trọng hơn, tâm lý ngại uống thuốc của đa số mẹ bầu vì sợ tác động xấu đến thai nhi chính là yếu tố khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng và khả năng biến chứng rất cao. Lúc này, bệnh không chỉ tác động xấu đến sức của mẹ mà còn gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

“Cứu nguy” cho chị em bị viêm xoang khi mang thai

Thông thường, cách điều trị bị viêm xoang khi mang thai thường được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân để giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra và giúp ngăn ngừa các biến chứng không may có thể xảy ra.

Sau khi nhận được kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh và kê các loại thuốc điều trị ít gây ảnh hưởng nhất đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý mua và sử dụng thuốc trị viêm xoang ngay tại nhà, bởi đây chính là sai lầm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Có thể nói, thuốc kháng sinh chính là trở ngại cho những mẹ bầu bị viêm xoang khi mang thai 3 tháng đầu. Do đó, để có thể kiểm soát và khắc phục bệnh hiệu quả, những cách sau đây có thể được xem là “vị cứu tinh” cho chị em, giúp giải quyết cơn đau khá hay.

1/ Rửa mũi hàng ngày

2/ Uống nhiều nước mỗi ngày

Nước được xem là vũ khí chống viêm xoang khá hiệu quả, vừa an toàn lại vừa tiết kiệm. Nếu chẳng may bị viêm xoang khi mang thai 3 tháng đầu, các mẹ nên bổ sung lượng nước vừa đủ cho cơ thể để cải thiện tình trạng xoang. Bởi nước giúp làm loãng dịch nhầy, tạo điều kiện thuận lợi để dịch nhầy được đẩy ra ngoài môi trường, tránh trường hợp ngạt mũi, tắc mũi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý không được sử dụng nước đá để tránh tình trạng bệnh viêm xoang có thể trở nặng.

3/ Xông hơi trị viêm xoang cho mẹ bầu

Theo các chuyên gia sức khỏe và chuyên gia viêm xoang mũi, chị em bị viêm xoang khi mang thai không nên sử dụng các bài thuốc, mẹo từ kinh nghiệm dân gian như sử dụng cây xương cá, cây cứt lợn,… để xông hơi chữa trị bệnh. Vì tất cả các nguyên liệu này có thể gây tác dụng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và con. Thay vào đó, mẹ bầu có thể áp dụng các cách xông hơi đơn giản sau đây.

Dùng hơi nóng xông hơi: Có thể xem đây là cách hiệu quả và không gây hại cho mẹ bầu. Hơi nước nóng sẽ giúp chất nhầy trong xoang lỏng ra và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng thoát ra ngoài theo dịch nhầy. Tuy nhiên, trước khi xông hơi bằng hơi nước nóng, bà bầu nên kiểm tra độ nóng của nước, tránh nước quá nóng gây bỏng niêm mạc mũi.

Xông hơi bằng dầu khuynh diệp, hoa oải hương: Bà bầu chỉ cần nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào bát nước nóng và trùm khăn lại tiến hành xông hơi. Cách làm truyền thống với những nguyên liệu này sẽ giúp các dấu hiệu viêm xoang thuyên giảm một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, tinh dầu khuynh diệp, hoa oải hương tạo cảm giác dễ chịu, giúp tinh thần mẹ bầu thoải mái và ngủ ngon giấc.

4/ Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng

Dung nạp vitamin A và C hàng ngày cho cơ thể: Vitamin A với vai trò bảo vệ lớp niêm mạc xoang trong khi vitamin C giúp bạn đề kháng lại các tác hại xâm nhập từ bên ngoài. Mẹ bầu có thể bổ sung hai loại vitamin này từ hoa quả tươi, gan động vật, rau xanh,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung vitamin A và C từ các viên uống bổ sung. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bổ sung kẽm: Khoáng chất này cũng là chất giúp chống viêm hiệu quả. Mẹ bầu có thể bổ sung kẽm từ thịt, cá hay từ các loại hạt, bánh mỳ làm từ bột cám, khoai tây,…

5/ Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Tập thể dục không những giúp hệ xương khớp dẻo dai mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống lại bệnh. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu như yoga, thiền định,… còn giúp thoải mái tinh thần và hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt, đồng thời, giúp bà bầu dễ sinh nở sau này.

6/ Ngủ kê cao đầu

Mẹ bầu tốt nhất nên ngủ với tư thế đầu được kê cao hơn chân để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi. Bạn có thể sử dụng gối hoặc khăn mềm cuộn lại và kê bên dưới đầu hoặc nâng đầu giường lên cao một xíu. Việc làm này vừa đơn giản vừa giúp chất nhầy không tồn đọng bên trong xoang mũi, thúc đẩy quá trình điều trị xoang hiệu quả.

7/ Giữ ẩm trong phòng

Mẹ bầu nên đặt một thau nước trong nhà hay dùng máy tạo ẩm để giữ ẩm trong phòng. Giữ ẩm không những giúp niêm mạc mũi và xoang không bị khô mà còn giúp ngăn ngừa lớp niêm mạc bị kích thích và tổn thương. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý vệ sinh máy tạo ẩm sạch sẽ, tránh tình trạng máy bẩn làm tăng nguy cơ phát tán vi khuẩn, gây tác dụng ngược.

8/ Châm cứu

Phương pháp châm cứu là một trong những liệu pháp trị liệu cổ của người Trung Hoa. Với phương pháp này, các thầy thuốc chỉ cần dùng kim châm đã được sát trùng và châm vào những huyệt đạo trên cơ thể người bệnh. Châm cứu giúp làm lưu thông khí huyết và giải quyết các vấn đề tắc nghẽn do bệnh viêm xoang gây ra.

BTV: Hạ Thiên

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Uống Thuốc Cảm Cúm Gì Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu? trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!