Đề Xuất 3/2023 # Bài Thuốc Đông Y Trị Cảm Lạnh # Top 3 Like | Missvnuk.com

Đề Xuất 3/2023 # Bài Thuốc Đông Y Trị Cảm Lạnh # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Thuốc Đông Y Trị Cảm Lạnh mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nói đến cảm lạnh , ai cũng cảm thấy quá quen thuộc đến nỗi không ai là không thuộc lòng các triệu chứng của bệnh như đầu tiên thấy gai lạnh dọc sống lưng, sau đó hắt hơi, ho khan, chảy nước mũi. Nhưng tại sao bệnh cảm lạnh quen thuộc là thế mà chúng ta, nhất là vào thời kỳ giao mùa, số lượng người mắc lại cứ ngày càng tăng lên, như thế là bệnh cảm lạnh vẫn là chuyện không xưa một chút nào.

Đông y gọi cảm lạnh là thương hàn có nghĩa là cảm thương phải khí hàn. Vào mùa đông và khi giao mùa hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn khí, do đó hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh thương hàn.

Chính khí hay còn gọi là năng lực tự vệ của cơ thể, Đông y gọi là khí dương, có tác dụng chống lại các tác động từ bên ngoài vào như sự biến đổi thời tiết khí hậu như gió, mưa, nóng, lạnh. Ban ngày khí dương ở ngoài mặt da, ban đêm lui vào tạng phủ. Vì thế người ta hay bị cảm lạnh sau một đêm ngủ mà không mặc đủ ấm hoặc nằm nơi có nhiều gió lùa hoặc để quạt thổi trực tiếp vào người.

Theo Đông y, vùng đầu mặt cổ là nơi hội tụ của tất cả các kinh dương trong cơ thể, vì thế vùng đầu mặt là nơi chịu rét tốt nhất trong cơ thể. Vùng phía sau cơ thể là vị trí của hai đường kinh thái dương, đó có thể coi như cửa ngõ biên giới tuyến đầu bảo vệ cơ thể, vì thế thường khi gặp gió lạnh ở phía nào thì ta quay lưng về phía đó sẽ đỡ lạnh hơn. Khí lạnh muốn xâm nhập được vào cơ thể thì phải phá vỡ được phòng tuyến đó nên những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh là thấy ớn lạnh dọc sống lưng, đau nhức mỏi cổ vai gáy, nhức đầu và lạnh buốt hai chân.

Một số biện pháp đơn giản chữa cảm lạnh của Đông y:

Đánh gió: Dầu nóng hoặc một củ gừng tươi.

Cách tiến hành: Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, rồi dùng thìa hoặc một đồng xu bằng kim loại cạnh tròn không bén đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới. Với gừng tươi thì rửa sạch củ gừng, giã nát củ gừng (cả vỏ), vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng.

Theo Đông y, đây là vùng phân bố hai kinh thái dương của cơ thể, là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh. Như vậy, đánh gió là trực tiếp đem khí nóng vào cơ thể, giúp cơ thể đủ khí dương để đánh bạt khí lạnh ra ngoài.

Xông hơi: Lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ (các loại lá này đều chứa tinh dầu cay nóng).

Cách tiến hành: Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng). Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.

Chú ý: Không nên đun sôi kỹ quá nồi nước xông, vì ta sử dụng hơi nước có tinh dầu nên nếu nấu sôi quá 15 phút thì tinh dầu sẽ bay hơi hết và xông ít tác dụng. Không nên ham xông nhiều để cho thoát nhiều mồ hôi, vì như thế thì cơ thể sẽ mất một lúc lượng dịch lớn gây mệt mỏi do mất nước và chất điện giải.

Cháo giải cảm: Cháo thịt nạc hoặc cháo trứng, thái thêm một ít lá tía tô, hành, kinh giới, gừng tươi ăn nóng. Các dược liệu trên đều có chứa tinh dầu, vì thế khi ăn nên tranh thủ hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì tô cháo cũng có cả tác dụng như một nồi xông nhỏ.

Đa số các trường hợp cảm lạnh thường khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian đó cơ thể suy giảm sức đề kháng nên có thể bị những bội nhiễm thứ phát gây viêm xoang, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ em), viêm họng, viêm phổi do vi khuẩn gây ra.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi thời tiết bắt đầu thay đổi, chúng ta – nhất là cụ già và em nhỏ tối ngủ cần mặc ấm, đi tất phòng trời trở lạnh đột ngột, trước khi đi ngủ kiểm tra cẩn thận các cửa sổ, tránh gió lùa. Các em nhỏ khi đi học có thể cho thêm vào cặp sách một cái áo gió, phòng khi gió mùa đông bắc về. Các cụ già trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước nóng có tí gừng, khi muốn bước ra ngoài sân hay ra ngoài ban đêm, hay trời sáng mở cửa bước ra ngoài chúng ta nên có sự đề phòng gió lùa, nên đứng tránh sang một bên, cho người quen dần với sự thay đổi nhiệt độ, chú ý giữ ấm người, nhất là họng và ngực.

Khi đã bị cảm lạnh thì cần có sự chăm sóc tốt, ăn tăng cường chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại những biến chứng do các nhiễm trùng cơ hội có thể xâm nhập. Đặc biệt, trẻ em sau một đợt cảm lạnh bị bội nhiễm viêm phổi dễ bị suy dinh dưỡng gầy sút, các bà mẹ cần chăm sóc con hơn nhưng không nên kiêng khem quá kỹ cho trẻ.

Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác.

Top 10 Bài Thuốc Đông Y Phòng Trị Cảm Lạnh

Thời tiết khô lạnh là điều kiện thuận lợi gây cảm mạo phong hàn. Hiện Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc điều trị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và sử dụng khi cần thiết.

Đông y phòng trị cảm lạnh hiệu quả từ thảo dược

Gợi ý 10 bài thuốc điều trị cảm lạnh hiệu quả

Y học cổ truyền gợi ý 10 bài thuốc điều trị cảm lạnh hiệu quả:

Bài 1: Ngũ thầm thang: kinh giới, gừng tươi, trà, tử tô diệp, lượng thích hợp cùng đem sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng cho người ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).Cháo hành gừng rất tốt cho người bị cảm phong hàn, đau bụng, nôn.

Bài 2: Cháo đào nhân: gạo 60g, đào nhân 20g. Đào giã nát, lọc lấy nước, đem nấu với gạo, cho ăn khi đói. Bài thuốc dùng cho các trường hợp đầy tức trướng đau vùng ngực bụng do lạnh. Bên cạnh đó, trường hợp ho, hen suyễn cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này.

Bài 3: Nước hãm gừng tươi tía tô: lá tía tô 30g, gừng tươi 15g, sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Thích hợp cho người bị ngoại cảm phong hàn nôn, đau bụng.

Bài 4: Cháo kinh giới phòng phong: kinh giới 10g, đạm đậu xị 8g, bạc hà 6g, phòng phong 12g, gạo tẻ 80g. Cho gạo vào nấu cháo, đem dược liệu nấu lấy nước, cháo chín cho nước thuốc và đường trắng vào khuấy đun sôi đều. Thích hợp cho người bị cảm sợ lạnh, đau đầu, sợ gió.

Bài 5: Rượu hồ tiêu: hồ tiêu tán bột 50g, rượu trắng 250ml, ngâm trong 15 ngày. Mỗi lần uống 15ml. Bài thuốc thích hợp cho người cảm lạnh nôn ra nước trong, đau quặn bụng.

Bài 6: Cháo hành giải cảm: hành sống 2 – 3 củ, gạo tẻ 60g, gừng 10g. Hành, gừng giã nát cho vào bát, gạo đem nấu cháo. Cháo sau khi chín múc vào bát có hành và gừng, khuấy đều, ăn nóng (thêm đường, muối tuỳ ý). Bài thuốc rất tốt cho người ngoại cảm phong hàn, nôn, đau bụng,…

Bài 7: Thông xị hoàng tửu thang: đậu xị 15g, dấm ăn 50ml, hành lá 30g. Đậu xị nấu với 1 bát nước trong 10 phút, tiếp tục cho hành lá đun sôi trong 5 phút, sau cùng cho dấm ăn khuấy đều. Lưu ý: Ăn và uống nước canh khi còn nóng ấm. bài thuốc điều trị ngoại cảm phong hàn, đau đầu có kèm theo nôn thổ, sốt nóng, đau bụng tiêu chảy.

Bài thuốc Thông tiêu ẩm trị cảm lạnh an toàn và hiệu quả

Bài 8: Thông tiêu ẩm: gừng tươi 10g, hành 20g, bột tiêu 3g, cho vào ấm, cho nước sôi hãm, cho uống. Bài thuốc thích hợp dùng cho người đau bụng do lạnh, buồn nôn, nôn ra nước trong.

Bài 9: Thông xị thang: gừng tươi 8g, hành tươi cả rễ 30g, đạm đậu xị 12g. Gừng tươi đập giập, hành rửa sạch thái lát, đạm đậu xị nhặt bỏ tạp chất; sắc với 500ml nước, đun sôi cho tiếp rượu nhạt 30ml khuấy đều, gạn lấy nước thuốc uống nóng cho vã mồ hôi. Đây là bài thuốc đước đánh giá cao trong điều trị đau tức vùng ngực, đau đầu, cảm mạo phong hàn, không có mồ hôi, sợ gió sợ lạnh kèm theo có đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.

Bài 10: Thanh giải thang: liên kiều 12g, kim ngân hoa 12g, địa cốt bì 12g, bạch vị 12g, thanh đại (sắc bao) 4g, sinh địa 12g, thạch cao (sắc trước) 20g, hoắc hương (cho sau) 12g. Sắc, cô lại lấy 100 – 150ml. Dùng cho trẻ em, uống theo tuổi. Ngày chia 2 – 4 lần. Bài thuốc điều trị sốt cao không giảm, ra mồ hôi mà không hạ nhiệt do cảm nặng và do cúm.

Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng lưu ý thêm, gia giảm:

Nếu ho, thêm tiền hồ, lô căn, sa sâm;

Nếu đổ máu cam, thêm bạch mao căn tươi;

Nếu sốt nóng không giảm, mặt đỏ, lưỡi đỏ, thêm cúc hoa, long đởm;

Nếu viêm họng đỏ, viêm amidan, thêm bản lam căn, bồ công anh;

Nếu bí đại tiện, thêm qua lâu nhân, lai phục tử; bụng đầy, thêm sơn tra, lai phục tử;

Nếu sốt nóng, miệng khát, thêm tri mẫu, huyền sâm, mẫu đơn bì;

Nếu trẻ em sốt cao không giảm, dùng thêm hàn sa tán hoặc ngưu hoàng tán.

Bài Thuốc Đông Y Trị Cảm Nắng

Biểu hiện ở người cảm nắng là hoa mắt, chóng mặt, chao đảo, buồn nôn hoặc nôn, người mệt lả, thở nông, tim đập nhanh, huyết áp thấp hơn bình thường. Nếu nặng, người bệnh có thể bị ngất lịm.

Cảm nắng là bệnh thường gặp vào mùa hè. Người làm việc ngoài trời nhưng thiếu trang phục bảo hộ, người đi tàu xe trên chặng đường dài là đối tượng dễ mắc bệnh

Bài 1: Hoàng kỳ 16g, bạch truật 14g, biển đậu 16g, hương nhu 14g, cẩu tích 16g, ngũ gia bì 16g, sâm bố chính 16g, sâm đại hành 16g, vỏ quế 8g, sinh khương 6g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần. Nếu bệnh nặng, cần thuốc ngay thì sắc thuốc sôi một lát là được, rót ra ít một cho người bệnh uống dần (vừa sắc thuốc vừa uống).

Bài 2: Nhân sâm 10g, củ đinh lăng 16g, cát căn 16g, bạch truật 16g, mẫu lệ 16g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, ngũ vị 12g, hoàng kỳ 16g, vỏ quế 8g, sinh khương 6g, tang diệp 16g, cam thảo 12g, cẩu tích 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 – 4 lần. Công dụng: hồi dương cố biểu, giải cảm nắng. Bệnh nhân đang trong tình trạng có biểu hư, tấu lý sơ hở, các lỗ chân lông đang mở ra. Trong bài nhân sâm hoàng kỳ bổ khí; quế – gừng bổ dương; cát căn, biển đậu, tang diệp cầm mồ hôi, ngăn lại không cho thoát dương.

Bài 3: Bạch truật 16g, bạch phục linh 12g, phòng sâm 16g, hoàng kỳ 16g, mẫu lệ 16g, sơn thù 16g, cẩu tích 12g, ngũ vị 12g, vỏ quế 6g, phụ tử 6g, biển đậu 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g, đại táo 10g, cát căn 10g, tang diệp 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Buồn nôn, vùng thượng vị đầy tức, bức bách gia: Bán hạ 8g, hậu phác 10g, ngưu tất 14g.

Hồi hộp, nhịp tim nhanh gia: Đan sâm 16g, tam thất 10g, củ đinh lăng 12g.

Đau, mỏi các khớp gia: Kê huyết đằng 16g, đỗ trọng 10g.

Ngoài ra, nên kết hợp một số món ăn để tăng cường dinh dưỡng và hỗ trợ trị bệnh:

Cháo gà, tiêu bắc, gừng: Gà giò 1 con, gạo tẻ 100g, tiêu bắc, sinh khương, hành hoa, mắm muối, chanh ớt vừa đủ. Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng, gạo vo sạch. Cho gạo và gà vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm thành cháo. Tiêu bắc rang chín tán bột. Khi cháo chín cho gia vị, gừng tươi, tiêu bắc, hành hoa, chanh ớt là được. Công dụng: cháo gà đại bổ, sinh khương, tiêu bắc là những dương dược tác dụng hồi dương, mạnh tỳ vị, cung cấp năng lượng cho cơ thể, liễm mồ hôi, cố biểu, điều hòa biểu lý.

Cháo biển đậu, hạt sen, mề gà: Biển đậu 20g, hạt sen 20g, mề gà 2 cái, gạo tẻ 80g, gia vị vừa đủ. Biển đậu, hạt sen ngâm vào nước nóng khoảng 2 giờ đồng hồ. Mề gà làm sạch, gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cho chín nhừ, gia vị là được. Trong bài biển đậu, hạt sen cố biểu, giải thử, tác dụng liễm, trợ dương. Mề gà bổ tỳ, bổ trung, bồi đắp nguyên khí. Trường hợp cảm nắng, nôn ói, thở nông, mệt lả, tim đập nhanh, chóng mặt… dùng món ngày rất tốt.

Theo SKĐS

Cùng Danh Mục:

Trị Cảm Mạo Phong Hàn Bằng Bài Thuốc Đông Y

Cảm mạo phong hàn thường gặp vào mùa đông do hàn tà nhiều và chính khí kém. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y để khắc phục tình trạng này.

Người bệnh cảm mạo phong hàn thường có các triệu chứng như: sợ lạnh, sợ gió, sốt ít, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, có hoặc không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Trường hợp thêm thấp thì người và các khớp xương bị đau nhức.

Phép chữa là phát tán phong hàn (dùng các thuốc tân ôn giải biểu), nếu kèm theo thấp thì thêm thuốc trừ phong thấp. Tùy theo triệu chứng bệnh mà lựa chọn các bài thuốc phù hợp.

Bài thuốc trị cảm mạo phong hàn

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc theo gợi ý của trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ báo Sức khỏe đời sống.

Bài 1: khương hoạt 6g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, phòng phong 6g, thương truật 6g, bạch chỉ 8g, hoàng cầm 8g, sinh địa 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1 thang. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).

Bài 2: quế chi 12g, sinh khương 12g, thược dược 12g, cam thảo 6g, đại táo (xé nát) 12 quả. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người sợ gió, sợ lạnh, mồ hôi tự ra, người hâm hấp sốt, nôn khan, thở mạnh.

Bài 3: sài hồ 40g, xuyên khung 40g, khương hoạt 40g, tiền hồ 40g, chỉ sác 40g, độc hoạt 40g, phục linh 40g, kinh giới 40g, cát cánh 40g, cam thảo 20g, phòng phong 40g. Tán thành bột. Ngày uống 12-20g hoặc sắc uống. Tác dụng trị bệnh thường gặp cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).

Bài 4: lá tía tô 80g, hương phụ 80g, cà gai leo 80g, trần bì 40g. Tán bột. Mỗi ngày uống 20g, hãm với nước sôi.

Bài 5: hương phụ 80g, cam thảo 20g, tử tô 80g, trần bì 40. Tán bột. Ngày uống 12g, uống với nước ấm hoặc nước hãm với 3-5 lát gừng tươi. Trị cảm mạo, sốt, đau đầu, ợ hơi, ngực bụng đầy trướng, không muốn ăn.

Bài thuốc trị cảm mạo phong hàn

Bài 6: đun nồi nước xông với các dược liệu sau: lá bưởi, lá chanh, tía tô, kinh giới, tràm, đại bi (chứa tinh dầu để sát khuẩn đường hô hấp), bạc hà, sả; tỏi, hành, cúc tần… (có tác dụng kháng sinh); lá tre, lá duối (có tác dụng hạ sốt).

Các dược liệu đem rửa sạch, cho vào nồi to, đun sôi một lát, gạn lấy 1 bát nước để riêng. Trùm chăn kín cả người và nồi thuốc, mở từ từ nắp nồi để hơi thuốc bay ra với độ nóng vừa phải, xông 30 phút đến 1 giờ, đến khi mồ hôi ra khắp người là được, lau sạch mồ hôi và mặc quần áo ấm, uống bát nước thuốc trên. Có thể uống kèm viên thuốc hạ sốt Tây y.

Lưu ý từ các thầy thuốc y học cổ truyền: Xông trong phòng kín tránh gió lùa; đồng thời không dùng bài thuốc này đối với người bị cảm mạo có mồ hôi.

Bài 7: ma hoàng 6g, cam thảo 4g, hạnh nhân 8g, quế chi 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người phát sốt, nhức đầu, sợ gió, không có mồ hôi, người và xương khớp đau mỏi, thở khó (suyễn thở).

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng phương thức châm cứu trong điều trị cảm mạo phong hàn. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn và không được tự ý thực hiện.

Những thông tin trên hi vọng mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Tuy nhiên điều này không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện Y học cổ truyền chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Thuốc Đông Y Trị Cảm Lạnh trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!