Cập nhật nội dung chi tiết về Bé Bị Sổ Mũi Uống Thuốc Gì? mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Có nên cho bé dùng thuốc khi bị sổ mũi hay không? là thắc mắc chung của rất đông các mẹ khi không may bé yêu gặp phải tình trạng này.Sổ mũi là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, thường đi kèm với hắt hơi. Tuỳ vào từng tình trạng bệnh mà nước mũi chảy nhiều hoặc ít, nước mũi trong hoặc đục, có màu xanh.
Tuy nhiên nếu kéo dài thì dịch mùi càng tiết ra nhiều hơn khiến bé bị nghẹt mũi, tắc mũi, khó thở. Nghiêm trọng hơn còn gây ra các bệnh lý như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa hoặc viêm phế quản… cực kỳ nguy hiểm.
Bé bị sổ mũi uống thuốc gì cho mau khỏi là mong muốn của nhiều mẹ?
Uống thuốc gì để bé hết hắt hơi sổ mũi?
Theo các chuyên gia, tâm lý chung của hầu hết các bà mẹ khi thấy con bị ốm đó là muốn dùng thuốc. Bởi họ cho rằng nó giúp trị bệnh ngay, giúp bé mau hết sổ mũi. Nhưng trên thực tế việc dùng thuốc tây, kháng sinh vốn rất có hại, không chỉ với trẻ nhỏ mà ngay cả với người lớn việc dùng thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu mẹ cho con dùng thuốc quá sớm sẽ gây hại cho sức khoẻ của bé. Bởi lúc này hầu như các bộ phận của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, dùng thuốc kháng sinh có thể làm tổn thương các bộ phận này, nhất là gan, dạ dày, thận… Đặc biệt việc dùng quá liều, dùng bừa bãi còn làm suy giảm chức năng của các cơ quan đó.
Thêm vào đó việc mẹ tự ý cho con dùng thuốc tây quá sớm sẽ dễ gây ra tình trạng bị nhờn thuốc. Sau này khi trẻ lớn lên, nếu bắt buộc phải dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh thì sẽ kém hiệu quả hơn trước vì cơ thể đã bị nhờn với các loại thuốc đó, gây ảnh hưởng lớn đối với việc điều trị bệnh sau này.
Chưa kể kháng sinh không những tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà chúng còn tiêu diệt cả các lợi khuẩn có trong đường tiêu hóa. Từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của cơ quan tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
Gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé, bé bị thiếu chất dẫn đến chậm phát triển chậm tăng cân.
Ngoài ra việc dùng thuốc kháng sinh để trị sổ mũi cũng dễ gây ra các phản ứng phụ không tốt với sức khoẻ của con như buồn nôn, nôn ói, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy…
Chính vì vậy, nếu muốn biết trẻ sổ mũi uống thuốc gì các mẹ nên cho con đến gặp bác sỹ, thông qua việc kiêm tra và thăm khám, bác sỹ sẽ có chỉ định dùng thuốc phù hợp. Nếu thực sự không cần dùng thuốc kháng sinh thì không nên dùng, tránh cho con uống thuốc bừa bãi vừa tốn tiền mà còn làm hại con.
Trường hợp cảm cúm sổ mũi thông thường bé chỉ cần uống siro…
Tùy vào từng tính chất của bệnh mà bé bị sổ mũi cần uống thuốc hay tiêm để điều trị dứt điểm
Trên thực tế việc điều trị sổ mũi cho con không nhất thiết cần phải dùng đến thuốc tây. Để đảm bảo an toàn cho con thì mẹ cũng có thể áp dụng ngay các biện pháp cơ bản như:
+ Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho con, mỗi ngày mẹ vệ sinh 3-4 lần, mỗi lần nhỏ 1-2 giọt vào từng bên mũi cho con là được. Như vậy vừa giúp bé dễ thở, chống viêm nhiễm mà còn mau chóng hết sổ mũi.
+ Hút mũi cho bé: với các bé lớn hơn, ra nhiều dịch mũi thì mẹ cần dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch hết các dịch nhày ở sâu bên trong. Hút đều đặn cho tới khi hết dịch, kết hợp với rửa mũi bằng dung dịch nước muối là bé sẽ mau khỏi mà không cần dùng thuốc.
Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé
Tìm hiểu thêm: Trẻ 6 tháng tuổi bị ho sổ mũi điều trị thế nào?
+ Cho con bú mẹ hoàn toàn và bú nhiều hơn, như vậy sẽ giúp bé nâng cao được hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng,giúp bé nhanh khỏi hơn.
+ Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giữ ấm cơ thể cho trẻ, tắm nước ấm pha lẫn chút tinh dầu bạc hà sẽ giúp trị sổ mũi tốt.
Mong rằng với những chia sẻ trên các mẹ có thể biết được trẻ bị sổ mũi uống thuốc gì, đồng thời biết phải xử lý như thế nào khi con bị sổ mũi, vừa đảm bảo an toàn mà mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn
Bé Bị Viêm Mũi Họng Uống Thuốc Gì?
Khi bị viêm mũi dị ứng bé thường có biểu hiện hắt xì hơi liên tục, chảy nước mũi, bị ngạt mũi, mắt đỏ, ngứa mắt và khô họng. Đôi khi vì nghẹt mũi nên bé khó thở và thường xuyên quấy khóc, ăn kém, ngủ không ngon giấc, cơ thể mệt mỏi…
Để biết chính xác được bé nên uống thuốc gì mẹ nên cho con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Tại đây, bác sỹ sẽ kiểm tra và xác định tình trạng bệnh của con, căn cứ vào đó mà có chỉ định dùng thuốc cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Tuyệt đối không tự ý cho con dùng bất cứ loại thuốc nào, nhất là thuốc kháng sinh. Bởi vì việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây nguy hiểm cho bé. Thậm chí nếu dùng đúng cũng không tốt vì có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc ảnh hưởng đến việc điều trị sau này của bé
Mẹ cần cho trẻ đi khám khi có dấu hiệu mắc bệnh.
Tuy nhiên trước khi cho con đi đến cơ sở y tế để khám và được kê đơn điều trị thì mẹ nên áp dụng một số cách dân gian như:
– Vệ sinh mũi đều đặn hàng ngày cho con bằng dung dịch nước muối ấm. Đây cũng thường là cách mà các bác sỹ chuyên khoa khuyên nên áp dụng, trừ trường hợp nếu bệnh nặng hơn mới cần tới thuốc. Mẹ có thể ra hiệu thuốc mua nước muối pha sẵn rồi rửa mũi cho con, mỗi ngày rửa 2-3 lần để làm sạch mũi, loại bỏ dịch mũi và giúp con mau khỏi.
– Bên cạnh đó mẹ nhớ chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cho con, không để bé tiếp xúc với bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
– Nên giữ ấm cơ thể cho con, nhất là vào lúc thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh
– Với những bé mà đang còn bú mẹ thì hãy cho con bú nhiều hơn để giúp tăng cường sức đề kháng, từ đó con chống chọi với bệnh.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì?
Mẹ không nên cho con dùng thuốc uống mà có thể dùng thuốc xịt vào mũi để làm sạch niêm mạc mũi và chống viêm tốt hơn.
Tuy nhiên dùng thuốc gì thì vẫn phải do bác sỹ chỉ định chứ không nên tự ý dùng để tránh hiệu quả không đáng có.
Thay vì dùng thuốc kháng sinh luôn thì mẹ có thể cho con dùng một số thảo dược khi con mới có các triệu chứng sổ mũi như:
– Uống nước hoa kinh giới: loại hoa này có khả năng ức chế các phản ứng của cơ thể đối với những tác nhân gây dị ứng. Vì thế để giúp con mau hết bệnh mẹ chỉ cần dùng 1 nắm hoa kinh giới sắc lấy nước cho bé uống là sẽ khỏi.
– Kim ngân hoa: theo đông y loại hoa này có tác dụng chống viêm kháng khuẩn, chống virus nên loại thuốc nam này có tác dụng chữa viêm nhiễm rất tốt, vì thế mẹ có thể đem sắc lấy nước cho thêm 1 chút đường để bé dễ uống.
– Qủa ké đầu ngựa: quả ké khô đem nghiền thành bột mịn, mẹ lấy 1 – 2 thìa bột pha cùng một cốc nước ấm, khuấy đều rồi cho bé uống.
Kim ngân hoa có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn rất tốt.
Ngoài ra thì mẹ có thể cho con xông hơi bằng lá ngải cứu, xông hơi với cây hoa ngũ sắc… sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Nhưng nhớ không nên lạm dụng quá mức, chỉ nên áp dụng 1 ngày 1 lần tới khi khỏi thì dừng lại.
Trẻ Em Bị Ho Sổ Mũi Uống Thuốc Gì? Mẹ Đã Biết Chưa?
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ dị vật trong đường hô hấp. Ho sổ mũi ở trẻ thường xảy ra “như cơm bữa” trong mùa lạnh bởi hệ hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, dễ bị kích thích với không khí lạnh khô. Ngoài ra, do sức đề kháng yếu nên trẻ dễ bị tấn công bởi những tác nhân có hại từ bên ngoài như bụi bẩn, virus, vi khuẩn và dẫn đến các bệnh lý đường hô hấp, gây tình trạng ho sổ mũi như viêm họng, viêm VA, cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, dị ứng,…
Bình thường, các triệu chứng ho sổ mũi chỉ kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên, ở nhiều trẻ sức đề kháng kém, ho sổ mũi có thể lâu hơn khiến bé mệt mỏi, chán ăn,… Do đó, cha mẹ luôn muốn tìm ra thuốc trị ho sổ mũi trẻ em vừa hiệu quả lại vừa không gây tác dụng phụ.
Nguyên nhân trẻ ho sổ mũi
Trẻ em bị ho sổ mũi uống thuốc gì?
Khi chọn thuốc ho sổ mũi cho trẻ em, bạn cần nắm được tình trạng sức khỏe của bé để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn. Nếu trẻ ho sổ mũi nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chuẩn bị tại nhà. Trong trường hợp trẻ ho khan, ho có đờm, ho sổ mũi kéo dài không đỡ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.
Các bài thuốc từ thảo dược trị ho sổ mũi
Chanh và mật ong
Cha mẹ cần lưu ý: bài thuốc từ chanh mật ong được sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Cách làm: Chuẩn bị 1 quả chanh tươi, 1 thìa mật ong và 1 cốc nước ấm. Vắt vài giọt nước chanh vào cốc và thêm mật ong rồi khuấy đều. Cho bé uống mỗi ngày để loại bỏ sớm tình trạng ho sổ mũi.
Chanh và mật ong cho trẻ ho sổ mũi
Nếu bạn băn khoăn trẻ ho sổ mũi uống thuốc gì thì bài thuốc từ lá húng quế chính là một trong những bài thuốc không thể bỏ qua. Lá húng quế có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, rất tốt đối với tình trạng ho sổ mũi.
Cách làm: Chuẩn bị 15-20 lá húng chanh, đường phèn, 3 quả quất xanh. Quất bổ đôi và bỏ hạt, đem xay nhuyễn với lá húng quế. Cho hỗn hợp vào bát sứ hoặc thủy tinh, thêm đường phèn và hấp cách thủy khoảng 20 phút. Sau đó, lấy phần nước cho bé uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 thìa cà phê.
Gừng có tính ấm, giúp giảm ho và triệu chứng sổ mũi, làm giảm đau rát họng, giữ ấm cơ thể. Mẹ chuẩn bị 1 củ gừng nhỏ, rửa sạch, cạo vỏ và xay hoặc băm nhuyễn. Sau đó đem hãm với một cốc nước sôi và để khoảng 10 phút. Lọc bỏ bã gừng, pha phần nước với 2-3 thìa cà phê mật ong và cho trẻ uống. Bài thuốc này áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi.
Lá hẹ hấp mật ong
Lá hẹ có chứa nhiều vitamin C và hoạt chất allicin giúp tăng miễn dịch, chống viêm, có tác dụng tốt cho trẻ ho đờm, ho sổ mũi do viêm họng,…
Cách làm: Mẹ rửa sạch lá hẹ, cắt nhỏ và bỏ vào chén với khoảng 10ml mật ong. Đem hỗn hợp chưng cách thủy đến khi lá hẹ chín mềm. Lấy phần nước cho trẻ uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.
Thuốc tây điều trị ho sổ mũi
Thuốc chống dị ứng
Trong trường hợp trẻ ho sổ mũi do dị ứng như dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết, khói bụi,… thuốc chống dị ứng sẽ được chỉ định. Đây là nhóm thuốc kháng histamin, giúp làm giảm hoặc ngăn chặn histamin – chất gây các phản ứng dị ứng như ho, sổ mũi, ngứa,… Một số thuốc nhóm này như diphenhydramine, fexofenadine,… Tùy theo độ tuổi và cân nặng của trẻ mà sử dụng loại thuốc phù hợp. Nhóm thuốc này có thể gây một số tác dụng không mong muốn là buồn ngủ, khô miệng, lờ đờ,… Chú ý không dùng kháng histamin cho trẻ ho sổ mũi có đờm cho trẻ bị hen phế quản, viêm phổi vì thuốc này ức chế phản xạ ho, khiến đờm không thoát ra ngoài được càng gây khó thở.
Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho có tác dụng ức chế dây thần kinh gây phản xạ ho như dextromethorphan. Tuy nhiên, loại thuốc này không được dùng cho trẻ bị ho có đờm.
Thuốc tây cho trẻ ho sổ mũi
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc giảm đau, hạ sốt dùng cho trẻ nhỏ là paracetamol khi bé bị ho sổ mũi kèm theo sốt trên 38,5 độ, đau rát họng. Cần chú ý dùng thuốc theo đúng liều lượng bởi thuốc có thể gây độc cho gan nếu dùng quá liều hoặc dùng trong thời gian dài. Tuyệt đối không được dùng aspirin để giảm đau hạ sốt cho bé vì có thể gây ra hội chứng Reye – một tình trạng gây sưng não và gan.
Thuốc kháng sinh
Khi được chẩn đoán ho sổ mũi do vi khuẩn hoặc bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh cho trẻ. Trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể phải kết hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau. Kháng sinh là nhóm thuốc cha mẹ cần hết sức lưu ý vì tình trạng lạm dụng kháng sinh ngày càng phổ biến, gây ra những hậu quả nặng nề, trong đó nghiêm trọng nhất là kháng kháng sinh. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ chỉ nên cho con uống kháng sinh khi thật sự cần thiết và theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Siro trị ho sổ mũi nguồn gốc thảo dược
Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng siro nguồn gốc thảo dược giúp cải thiện tình trạng ho sổ mũi ở trẻ và rút ngắn thời gian uống thuốc tây. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng. Đồng thời, nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ, độ tin cậy của sản phẩm, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Khi dùng thuốc ho sổ mũi cho trẻ em, cần lưu ý những gì?
Việc lựa chọn thuốc trị ho sổ mũi trẻ em rất quan trọng. Khi bé mới chớm ho sổ mũi, bạn nên áp dụng các bài thuốc dân gian để giúp bé nhanh khỏi. Tuy nhiên, trong các trường hợp ho sổ mũi nhiều, lâu ngày không khỏi thì bạn cần cho trẻ đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị thuốc tây, cần đảm bảo uống đủ liều và đủ thời gian. Không tự ý lạm dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ gây nguy hiểm cho trẻ.
Lưu ý khi dùng thuốc ho sổ mũi cho trẻ em
Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giúp bé thấy dễ chịu hơn khi bị ho sổ mũi:
Cho bé uống đủ nước, nước giúp làm sạch đờm, hạn chế tình trạng đờm tích tụ ở phía sau cổ họng gây ho.
Nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vào mũi của bé để giúp mũi được thông thoáng. Với những trẻ còn quá nhỏ không thể xì mũi, bạn hãy kết hợp nhỏ nước muối với hút mũi để giảm tắc mũi.
Kê cao gối cho trẻ khi nằm để ngăn chặn dịch tiết sau mũi bị đọng lại ở phía sau cổ họng kích hoạt cơ chế ho.
Đặt máy phun sương làm mát hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng để giúp làm ẩm không khí và giảm khô mũi họng.
Bé Bị Đau Răng Nên Uống Thuốc Gì?
Bệnh sâu răng nói chung và sâu răng ở trẻ em nói riêng là nguyên nhân chính khiến trẻ bị đau răng. Tình trạng đau răng xảy ra làm trẻ thường xuyên có cảm giác tê buốt hoặc đau nhức dữ dội. Đặc biệt là khi trẻ thực hiện các hoạt động nhai, nghiền thức ăn.
Để điều trị dứt điểm tình trạng đau răng, bạn phải xác dịnh được nguyên nhân gây đau và loại bỏ chúng. Bởi việc uống thuốc không thể điều trị được bệnh sâu răng và một số nguyên nhân gây đau khác. Các loại thuốc chỉ có khả năng kiểm soát cơn đau một cách tạm thời trong thời gian bệnh nhân chưa thể điều trị bệnh bằng các bệnh pháp chuyên khoa.
Thuốc giảm đau răng cho trẻ em có rất nhiều loại. Thế nhưng chủ yếu vẫn là những loại thuốc kháng sinh mang tác dụng giảm đau thông thường. Đây là thuốc không kê đơn và có thể tìm mua ở các nhà thuốc.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, ba mẹ nên liên hệ và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào.
Metronidazole sử dụng kết hợp với Spiramycin: Metronidazole sử dụng kết hợp với Spiramycin được đánh giá là một loại kháng sinh mang tác dụng giảm đau hiệu quả. Trong trường hợp đau răng do sâu răng, bạn có thể cho trẻ sử dụng thuốc Spiramycin. Thuốc này cần được uống đều đặn 3 lần/ngày. Uống từ 1 – 2 viên/lần. Uống đồng thời cùng với thuốc Paracetamol (uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày). Liều dùng thuốc cần dựa vào thể trọng của trẻ.
Alpachymotrypsin: Trong trường hợp trẻ bị đau răng kèm theo biểu hiện sưng, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho trẻ một đơn thuốc có chứa thuốc Alpachymotrypsin để cải thiện bệnh lý.
Thuốc giảm đau không kê đơn: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng trong trường hợp đau răng ở trẻ em gồm Efferalgan, Paracetamol…
Thuốc giảm đau nhức răng dùng toàn thân: Thuốc giảm đau nhức răng dùng toàn thân là một loại thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm hoặc đường uống. Thuốc này chỉ được sử dụng khi trẻ bị đau răng nghiêm trọng, những loại thuốc nêu trên không thể cải thiện được cơn đau hoặc cơn đau xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác. Docyxyline, Amoxicyline, Tetracyline, Penicilline là những loại thuốc giảm đau nhức răng dùng toàn thân có thể được chỉ định.
Biện pháp chăm sóc răng miệng giúp phòng ngừa đau răng do sâu răng ở trẻ
Việc vệ sinh răng miệng ngay từ khi mọc răng sữa vô cùng quan trọng. Bởi điều này có thể tác động và làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Lượng vi khuẩn đang sinh sôi tại răng sữa có thể di chuyển đến những chiếc răng vĩnh viễn đang chuẩn bị mọc và phát triển bên dưới nướu.
Bên cạnh đó các vi khuẩn gây hại có thể di chuyển từ ba mẹ sang trẻ. Chính vì thế, ngay từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên, ba mẹ cần giúp trẻ vệ sinh răng miệng cũng như đánh răng cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa bệnh sâu răng sau này.
Lựa chọn bàn chải phù hợp với trẻ cũng là một biện pháp chăm sóc răng miệng giúp phòng ngừa đau răng do sâu răng ở trẻ. Việc lựa chọn bàn chải phù hợp và vừa vặn với hàm răng của bé sẽ giúp bàn chải dễ dàng di chuyển hơn, loại bỏ được mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại.
Ngay cả khi trẻ có thể tự chải răng, bạn cũng cần quan sát quá trình chăm sóc và vệ sinh răng của trẻ. Hãy sử dụng thêm chỉ nha khoa để đảm bảo rằng vụn thức ăn không còn sót lại ở kẽ răng của bé.
Ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen súc miệng và uống nước sau mỗi bữa ăn. Đồng thời sử dụng một chế độ ăn uống phù hợp. Tránh sử dụng những loại thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường như chocolate, bánh quy, kẹo, kem, nước ngọt… Bởi đây đều là những loại thực phẩm dễ dàng bám dính trên bề mặt răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành mảng bám. Cuối cùng dẫn đến sâu răng và đau răng.
Bài viết là thông tin cơ bản giúp bạn giải đáp vấn đề “Bé bị đau răng nên uống thuốc gì?” và biện pháp phòng ngừa. Ba mẹ cần lưu ý những loại thuốc chỉ có khả năng kiểm soát cơn đau một cách tạm thời, không thể điều trị được nguyên nhân gây đau. Chính vì thế, bạn cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chữa bệnh. Ngoài ra bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ dùng thuốc để đảm bảo an toàn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bé Bị Sổ Mũi Uống Thuốc Gì? trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!