Đề Xuất 3/2023 # Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm # Top 4 Like | Missvnuk.com

Đề Xuất 3/2023 # Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cảm cúm là bệnh lý thường gặp trong mùa đông khi thời tiết lạnh khô. Bệnh cảm cúm dễ lây lan, gây ra triệu chứng khó chịu và có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cảm cúm uống thuốc gì, cần lưu ý gì là những băn khoăn phổ biến của nhiều người khi bị bệnh.

Bệnh cảm cúm là gì?

Nguyên nhân gây cảm cúm

Cảm cúm là 1 trong những bệnh lý lây truyền qua hô hấp. Bệnh do vi rút cúm gây nên và thường xuất hiện vào mùa đông. 2 chủng vi rút cúm gây bệnh chủ yếu là cúm A và cúm B. Vi rút cúm có sự biến đổi liên tục với các chủng mới. Thông thường vi rút cúm sẽ lây lan từ người bệnh sang người bình thường qua dịch tiết khi hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra nếu bạn tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có vi rút cúm sau đó không rửa tay và chạm vào mũi, miệng…cũng có thể bị vi rút xâm nhập và gây bệnh.

Cảm cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Những người có nguy cơ mắc cúm

Bệnh cúm rất dễ lây lan và ai cũng có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên người già trẻ nhỏ hoặc những người có sức đề kháng kém sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.

Bên cạnh đó thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là điều kiện thuận lợi khiến vi rút cúm phát triển và gây bệnh.

Ngoài ra nếu sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá… cũng có nguy cơ mắc cúm cao hơn.

Nhận biết triệu chứng cảm cúm

Khi bị nhiễm vi rút cúm người bệnh sẽ có những biểu hiện đột ngột sau từ 1 – 3 ngày. Việc nhận biết cảm cúm rất quan trọng giúp điều trị bệnh kịp thời đúng cách.

– Đau cơ, ớn lạnh: Khi bị nhiễm vi rút cúm bạn sẽ cảm thấy đau nhức các cơ và có cảm giác ớn lạnh. Tình trạng đau nhức xuất hiện khắp cơ thể đặc biệt là đầu và chân.

– Đau họng: Vi rút cúm cũng gây ra cảm giác đau rát họng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, kích thích trong cổ họng.

– Sốt: Sốt cũng là 1 trong những dấu hiệu nhận biết cảm cúm.

– Ho: Khi bị cúm người bệnh thường bị ho khan sau có thể chuyển sang ho có đờm

– Rối loạn tiêu hóa: Vi rút cúm cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy…

– Mệt mỏi: Khi bị cúm bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Cảm cúm có thể tự khỏi tuy nhiên cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm do cúm cần chú ý bao gồm:

– Đau tức ngực, khó thở

– Da và môi xanh tím

– Sốt cao liên tục

– Li bì, choáng váng

– Ho dữ dội, trong đờm có thể lẫn máu…

Các triệu chứng cảm cúm xuất hiện sau 1 – 3 ngày nhiễm vi rút

Cảm cúm uống thuốc gì?

Cảm cúm uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người. Thông thường những người bị bệnh cảm cúm có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Vì vậy bác sĩ thường chỉ chỉ định các loại thuốc giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh như:

Thuốc hạ sốt

Các thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm. Thuốc sẽ giúp hạ sốt và giảm các cơn đau đầu, đau cơ… do vi rút cúm gây nên.

Thuốc làm giảm tình trạng ngạt mũi

Khi bị cảm cúm, cảm giác ngạt mũi sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Việc sử giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Thuốc sẽ có tác dụng làm loãng các chất nhầy giúp mũi thông thoáng hơn. Thuốc thông mũi có thể ở dạng viên uống hoặc dạng xịt.

Việc sử dụng thuốc cảm cúm cần theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc giảm ho

Ho do cúm sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt tình trạng ho vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ và mệt mỏi. Thuốc giảm ho sẽ giúp ức chế bớt phản xạ ho. Đây cũng là thuốc thường được chỉ định khi bị cảm cúm.

Thuốc làm long đờm

Đây là thuốc có tác dụng làm loãng đờm, dịch giúp và giúp tống xuất đờm ra khỏi cơ thể. thuốc long đờm cũng được chỉ định trong điều trị cảm cúm.

Thuốc kháng histamin

Mục đích chỉ định loại thuốc này cho người bị cảm cúm là giảm tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi.

Cúm có thể gây ra những biến chứng nhưng việc tự ý dùng thuốc cũng gây ra những nguy hiểm. Do vậy, các loại thuốc điều trị cảm cúm chỉ được sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trẻ Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì?

Thông thường trẻ em dễ bị cúm hơn người lớn vì sức đề kháng của trẻ yếu hơn. Đặc biệt mẹ phải thường xuyên tìm hiểu trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì, trẻ cúm uống thuốc gì, trẻ cảm cúm uống thuốc gì… và không biết nên chọn phương pháp nào chăm sóc trẻ tốt nhất.

Khi tìm hiểu trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì, trẻ bị cúm a uống thuốc gì, trẻ bị cúm a uống tamiflu tốt hay không, cha mẹ cần có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà. Khi trẻ mới phát hiện bị cúm thông qua một số biểu hiện cơ bản, mẹ cần phải điều trị ngay, tránh để kéo dài.

1. Các cách xử lý cảm cúm ở trẻ bằng phương pháp tự nhiên

Đừng quá băn khoăn trẻ cúm uống thuốc gì , bé cảm cúm uống thuốc gì, mẹ cũng có thể tham khảo các cách sau để xử lý bệnh cúm tại chỗ:

Nước không chỉ tốt với người lớn mà với trẻ con cũng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên vì trẻ còn nhỏ nên không có thói quen uống thuốc hằng ngày, cha mẹ nên thường xuyên nhắc trẻ, đặc biệt là khi trẻ bị cúm, nước sẽ giúp thải độc, mau lành bệnh. Hãy khuyến khích trẻ uống kể cả không thấy khát.

Khi trẻ bị cảm cúm, mẹ phải thường xuyên cho trẻ uống nước (Ảnh: Internet)

Khi bị cúm trẻ tốn khá nhiều năng lượng, trẻ mệt mỏi. Hãy để trẻ ngủ càng nhiều càng tốt, cho dù là giấc ngủ ngắn, thời gian ngủ của trẻ con thay đổi tùy vào lứa tuổi và nhu cầu bản thân.

Thường thì khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn đến cảm giác lạnh run người, đó là do nhiệt độ cơ thể tăng so với nhiệt độ không khí. Bạn phải lưu ý kiểm tra thân nhiệt để xem liệu trẻ có đang bị sốt hay không và giữ cho trẻ ấm.

Nhiệt độ thông thường là 37 độ C, vì vậy việc xác định nhiệt độ sốt là từ 38°C trở lên. Cha mẹ có thể giữ ấm cho trẻ bằng cách quấn chăn, chèn thêm gối. Nếu trẻ hạ sốt, chúng sẽ cảm thấy nóng và bỏ ra, vì vậy mẹ cần chú ý để đắp lại hoặc điều chỉnh nhiệt độ.

Máy phun sương, máy tạo độ ẩm giúp không khí trong phòng trở nên dễ chịu hơn, giảm nhẹ các cơn ho nhiều hơn, trẻ cũng dễ say giấc nồng hơn.

Nếu không có máy, bạn có thể tự làm bằng cách đặt một chậu nước trên lò sưởi trong phòng trẻ.

Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì hay trẻ cảm cúm uống thuốc gì … sẽ làm tốn rất nhiều thời gian của mẹ, nhất là với những bà mẹ công sở. Vì vậy, quan trọng là phải phòng ngừa bệnh cho trẻ từ sớm, tránh để việc trẻ có sức đề kháng yếu dễ bị cảm cúm, cảm lạnh.

Phòng ngừa tốt cho trẻ sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng hơn (Ảnh: Internet)

Đối với trẻ ngoài 6 tháng tuổi đã có thể tiêm phòng vaccine cúm định kỳ hàng năm. Đây là một cách tốt để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vào cơ thể trẻ.

Thông thường, vaccine có thể chống được 3 đến 4 chủng vi rút cúm. Vì vi rút thường xuyên thay đổi, bạn cần cho con tiêm phòng bệnh cúm mỗi mùa dịch, mũi tiêm phòng mùa trước không bảo vệ được con bạn trong mùa dịch lần này.

Vi khuẩn hay virus đều có thể lây lan qua việc tiếp xúc với bề mặt đồ vật và lây lan trực tiếp. Trong khi đó tay là bộ phận cầm nắm đồ vật nhiều nhất. Chính vì vậy hãy dạy trẻ tự bảo vệ mình bằng cách rửa tay trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt xì… Đặc biệt lưu ý là phải rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, rửa tay khô.

Dung dịch sát trùng tay phải có nồng độ cồn ít nhất là 60% mới có hiệu quả.. Các loại nước rửa tay khô tiện dụng khi đi đến những nơi không có xà phòng và nước sạch. Bên cạnh đó cần dạy trẻ hạn chế đưa tay lên mũi, mắt miệng.

Khi ho, trẻ phải dùng tay hoặc khăn giấy che, tránh truyền bệnh khi ốm cho người khác.

2.3. Cho trẻ ở nhà khi có dấu hiệu bị ốm

Khi phát hiện con bị cúm, đừng cho con đến trường để tránh truyền vi rút cho những trẻ khác. Con bạn có thể lây bệnh cho người khác kể từ ngày bắt đầu bị ốm đến 5 hoặc 7 ngày sau đó, thậm chí lâu hơn nếu trẻ tiếp tục còn triệu chứng.[20] Cho trẻ ở nhà khi bị ốm sẽ ngăn vi rút lây lan. Bạn cũng nên tránh dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống khi trẻ ốm để tránh lây nhiễm cúm.

Bé bị cúm uống thuốc gì là nỗi lo chung của nhiều bà mẹ, tuy nhiên việc đầu tiên trước khi phải có sự can thiệp của thuốc kháng sinh, hãy đảm bảo rằng trẻ đã học được cách bảo vệ sức khỏe cơ bản, giữ gìn vệ sinh của bản thân cũng như đồ vật.

3. Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì?

Việc bảo vệ sức khỏe cho con mình là điều quan trọng, chỉ cần trẻ mới có dấu hiệu cảm cúm, mẹ cũng cần phải điều trị ngay để không khiến con bị mệt và xảy ra biến chứng. Tuy nhiên riêng đối với trẻ, mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để chọn đúng loại thuốc vì nhiều trẻ còn nhỏ chưa thể uống thuốc.

Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì thì tốt? Ảnh (Internet)

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Bị Cảm Cúm, Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?

Suckhoedoisong.vn – Tôi thường hay bị cảm cúm đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng mỗi đợt ốm kéo dài thường cả tuần lễ làm giảm năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của tôi. Vậy xin hỏi bác sĩ, tôi có thể uống thuốc gì khi cảm cúm để nhanh khỏi bệnh. Rất mong bác sĩ giải đáp.

Cảm cúm thông thường là do nhiễm virus đường hô hấp trên gây ra. Đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người có miễn dịch kém cũng dễ bị cảm cúm. Bệnh xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân, đặc biệt khi nồm ẩm kéo dài.

Các dạng thuốc tân dược trị cảm, cúm thường có thành phần chủ yếu gồm: Hạ sốt giảm đau (paracetamol), chất chống dị ứng, viêm mũi (gồm kháng histamin H1 như loratadin, chlopheniramin maleat…), chất có tác dụng co mạch giúp chống nghẹt mũi, viêm mũi như: phenylpropanolamine, pseudoephedrin hoặc phenylephrine; chất giúp giảm ho như: dextromethorphan hay codein. Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại biệt dược, là sự kết hợp hoặc đơn chất khác nhau của các thành phần nêu trên.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng mà không có tác dụng loại trừ nguyên nhân hay rút ngắn thời gian mắc bệnh. Ngoài ra, các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.

Bạn lựa chọn thuốc nào cũng phải uống từ 3-5 ngày mới đỡ, không có thuốc cảm cúm nào uống vào khỏi ngay. Vì vậy, bạn cần tuân thủ các quy định dùng thuốc của nhà sản xuất, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, uống đúng giờ quy định. Tuyệt đối không tự ý tăng liều với mong muốn nhanh khỏi bệnh, điều này là vô cùng nguy hại vì có thể dẫn đến ngộ độc thuốc và các tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể. Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài, bạn cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để có hướng xử trí đúng đắn.

Bạn cũng cần nhớ lối sống lành mạnh và ý thức xây dựng một sức đề kháng tốt mới là chìa khóa giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh và chiến thắng được bệnh tật.

Cảm Cúm Lúc Giao Mùa: Những Lưu Ý Khi Dùng Thuốc

Các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.

Các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.

Các thuốc cảm cúm hiện rất phổ biến trên thị trường, tuy nhiên cần lưu ý các thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng trên người bệnh mà không có tác dụng loại trừ nguyên nhân (virut) hay rút ngắn thời gian mắc bệnh. Ngoài ra, các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.

Cảm cúm là bệnh cấp tính do virut có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Các triệu chứng của cảm cúm xuất hiện sau 1-3 ngày nhiễm virut bao gồm sốt, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, đau nhức cơ…

Cảm cúm thông thường không biến chứng sẽ tự hết sau 7-10 ngày nhờ hệ miễn dịch của cơ thể. Mặc dù bệnh dễ mắc dễ khỏi, nhưng cảm cúm có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, bị gián đoạn công việc và giảm chất lượng cuộc sống.

Gan dễ bị tổn thương nếu dùng quá liều paracetamol.

Các thuốc cảm cúm trên thị trường hiện rất đa dạng với nhiều tên biệt dược khác nhau nhưng có thành phần thuộc bốn nhóm chính sau:

Thuốc hạ sốt, giảm đau: Thành phần hạ sốt, giảm đau trong các thuốc cảm cúm thường được sử dụng là paracetamol. Ở liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, quá liều paracetamol có thể gây độc cho gan. Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi dùng liều độc của thuốc.

Hoại tử gan phụ thuộc liều là độc tính cấp nghiêm trọng nhất do quá liều paracetamol và có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Cần hạn chế uống rượu khi đang dùng paracetamol do rượu làm tăng độc tính trên gan của thuốc. Đặc biệt, người bệnh cần kiểm tra kỹ tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc đang sử dụng để tránh quá liều do sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc cùng chứa paracetamol.

Thuốc giảm ho: Codein và dextromethorphan là hai thuốc giảm ho thường được sử dụng. Cần lưu ý ho là phản xạ sinh lý giúp làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Các thuốc giảm ho chỉ nên sử dụng trong trường hợp ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ.

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của hai thuốc ho này là gây suy hô hấp, đặc biệt trên trẻ nhỏ. Do đó, không dùng thuốc cho trẻ nhỏ và thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh ho nhiều đờm, người bị hen hoặc suy giảm hô hấp…

Việc dùng thuốc liều cao kéo dài có thể gây phụ thuộc thuốc nên cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, chống chỉ định codein cho phụ nữ cho con bú khi người mẹ nghi ngờ hoặc được xác định thuộc nhóm người có chuyển hóa codein cực nhanh thành morphin vì có thể gây tử vong cho trẻ bú mẹ do nhiễm độc morphin.

Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi: Các thuốc co mạch trị sung huyết, ngạt mũi: pseudoephedrin, phenylephrin, naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin có dạng uống và dạng nhỏ, xịt mũi. Thuốc gây co mạch dẫn đến làm giảm lưu lượng máu và làm giảm sung huyết mũi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc quá liều hoặc trên người bệnh nhạy cảm, đặc biệt trẻ em, thuốc có thể gây co mạch toàn thân dẫn đến tím tái, vã mồ hôi, choáng, tăng huyết áp, hồi hộp, chóng mặt, đánh trống ngực…

Do đó, đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, người bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, người bị hen, suy thận, đái tháo đường hoặc cường giáp… Cần ngừng ngay thuốc nếu phản ứng phụ xảy ra.

Ngoài ra, các thuốc co mạch dạng nhỏ, xịt mũi dùng lâu ngày có thể gây hiện tượng “bật lại” (rebound) tức là lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại do thuốc làm giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi và làm tổn thương hệ thống màng nhầy – lông chuyển trong mũi. Do đó, người bệnh cần tuân thủ khuyến cáo về liều dùng và thời gian dùng thuốc (một đợt điều trị không kéo dài quá 5 ngày).

Thuốc chống dị ứng: Các thuốc thuộc nhóm này clopheniramin, loratadin, diphenhydramin, triprolidin có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi và ho do dị ứng. Một số trường hợp không được dùng các thuốc nhóm này bao gồm trẻ nhỏ, người bệnh glocom góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp môn vị…

Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động nên cần tránh dùng cho người làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe hoặc điều khiển máy móc… Người bệnh cần hạn chế uống rượu khi đang dùng thuốc vì rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc.

Cần lưu ý, không dùng kháng sinh khi bị cảm cúm do virut. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong một số trường hợp người bệnh cảm cúm bị bội nhiễm vi khuẩn. Khi được chỉ định kháng sinh, người bệnh cần lưu ý không bỏ liều thuốc và uống hết lượng thuốc được kê kể cả trong trường hợp cảm thấy khỏe hơn sau một vài ngày.

Khi bị cảm cúm, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc để hỗ trợ đẩy lùi bệnh như nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng (tăng cường một số loại thực phẩm như tỏi, hành, gừng, tía tô, chanh, mật ong…), hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan bệnh. Đặc biệt, cảm cúm có thể chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tránh đến chỗ đông người khi có dịch, ăn uống đủ chất và tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Theo D.S Trần Thúy Ngần (Suckhoedoisong.vn)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!