Đề Xuất 3/2023 # Bị Cảm Sốt Nên Và Không Nên Ăn Gì? # Top 8 Like | Missvnuk.com

Đề Xuất 3/2023 # Bị Cảm Sốt Nên Và Không Nên Ăn Gì? # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bị Cảm Sốt Nên Và Không Nên Ăn Gì? mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cảm sốt khiến cho cơ thể rất mệt mỏi vì cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng. Vậy nên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và hồi phục sức khỏe của con người, đặc biệt trong lúc bị bệnh.

Người bệnh cảm sốt nên ăn gì?

Bình thường, khi cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt. Từ đó giúp cho cơ thể khỏe mạnh, có khả năng kháng lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus diễn ra một cách tốt hơn, tránh được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Chính vì lý do này mà việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp để bổ sung trong thời gian bị cảm sốt là một trong những cách đầu tiên mà người bệnh nên làm để khắc phục tình trạng bệnh không tiến triển nặng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để giảm bớt được các triệu chứng của bệnh. Nếu bị cảm sốt, bạn nên ăn những loại thực phẩm sau đây:

Uống nhiều nước

Người bị cảm sốt thường rất dễ bị mất nước và các chất điện giải. Cơ thể mất nước chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thêm.Do đó, để người bị cảm sốt nhanh hồi phục và hạn chế vi khuẩn phát triển thêm là uống nhiều nước.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể không chỉ có tác dụng duy trì các quá trình trao đổi chất được diễn ra một cách bình thường mà còn giúp người bệnh không bị kiệt sức, làm giảm được tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp do dịch nhầy và ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, cung cấp đủ nước cho cơ thể khi cảm sốt sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng được độc tố trong cơ thể.

Ngoài việc uống nước lọc, tốt nhất là bạn nên uống bổ sung các loại trà thảo dược, trà gừng mật ong, chanh, nước ép hoa quả… Vì các loại thức uống này mang lại tác dụng tốt hơn.

Bổ sung vitamin C cho cơ thể

Một trong những loại thực phẩm hàng đầu nên bổ sung cho cơ thể trong thời gian bị cảm sốt đó chính là sử dụng các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, cà chua… Bổ sung Vitamin C giúp làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, vì vậy sẽ giúp cải thiện được các biểu hiện do cảm sốt gây ra. Ngoài việc ăn các loại trái cây và rau củ, bạn cũng có thể cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể bằng cách dùng các viên sủi chứa vitamin C.

Nước ép, sinh tố trái cây giàu vitamin C vừa giúp giảm sốt vừa bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất.

Ăn thêm nhiều rau xanh

Các loại rau xanh như: rau mồng tơi, rau muống, rau cải, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn… rất giàu vitamin và chất xơ. Chế biến những loại rau này dưới dạng luộc, nấu canh hoặc ăn tươi đều rất có lợi cho việc hạ nhiệt và cung cấp chất dinh dưỡng khi bị cảm sốt.

Nên ăn thức ăn lỏng

Khi bị cảm sốt cơ thể người bệnh mệt mỏi, cổ họng bị đau rát nên các món ăn mềm, lỏng như bún, phở, cháo rất phù hợp với người bệnh.

Nên chọn các loại thịt bò, gà… để nấu cháo, nấu phở vừa dễ ăn vừa cung cấp được chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là thịt gà ác còn có tác dụng chống mất nước và viêm nhiễm

Các loại ngũ cốc

Bột yến mạch và các loại ngũ cốc cũng là những thực phẩm bạn nên ăn khi bị cảm sốt. Vì các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin E, các chất chống oxy hóa polyphenol và các chất xơ beta-glucan… Đây cũng là những chất có thể tăng cường sức đề kháng cho bạn.

Thực phẩm chứa nhiều protein

Protein có nhiều trong các loại thịt gia cầm, trứng, sữa, cá… đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra, trong nhóm thực phẩm này còn chữa những chất dinh dưỡng B6, B12, các khoáng chất như selen, kẽm… sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách bình thường, từ đó ngăn được sự hoạt động của các virus gây bệnh.

Các loại rau củ chứa Glutathione

Glutathione là một chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, vì vậy tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều chất này sẽ có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, cải thiện được tình trạng bệnh cảm cúm mà bạn đang gặp phải.

Các thực phẩm chứa nhiều Glutathione có thể kể đến bao gồm: dưa hấu, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải…

Nhóm thực phẩm có tác dụng kháng viêm

Ăn nhiều các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm cũng sẽ làm cho cơ thể của bạn được khỏe mạnh, tăng cường được chức năng miễn dịch, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus, từ đó bệnh cảm cúm của bạn cũng sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.

Vỏ chanh, bưởi, tỏi, gừng, mật ong… là những thực phẩm có khả năng kháng viêm cực tốt mà bạn nên sử dụng.

Bổ sung thực phẩm giàu probiotics

Các loại sữa chua cũng là thực phẩm bạn nên ăn khi bị cảm cúm. Vì không những có lợi cho hệ tiêu hóa mà các lợi khuẩn có trong thực phẩm này cũng sẽ làm hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn, ngăn chặn được sự phát triển của virus, đồng thời làm dịu được những cơn đau họng do cúm.

Người bị cảm sốt không nên ăn gì?

Nếu bị cảm sốt thì bạn cần phải tránh các loại thực phẩm sau đây. Vì chúng có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn:

Nước lạnh không làm cho cơ thể hạ nhiệt mà còn khiến cơ thể sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.

Đồ uống có gas, cồn

Đồ uống có gas và cồn khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và làm cơ thể bị mất nước nên không tốt cho người bị bệnh đặc biệt là bệnh cảm sốt. Nếu người bệnh không kiêng hoặc hạn chế những đồ uống này sẽ làm cho bệnh lâu được chữa khỏi và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác cho bản thân.

Trong trà có chữa chất ta-nanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Thức phẩm được chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa giảm bớt hàm lượng chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm sau khi chế biến. Do đó, ăn các loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ bị ngộ độc, hệ miễn dịch sẽ bị yếu đi nhiều hơn.

Ngoài ra, đồ chế biến sẵn như cũng có thể chứa các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

Thực phẩm cứng

Vì khi bị cảm cúm, cổ họng của bạn thường bị đau, do đó nếu ăn các loại đồ ăn cứng sẽ làm cho các cơn đau trầm trọng hơn. Bởi vậy, khi bị cảm cúm bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm này.

Bị cảm sốt nên làm gì?

Rửa tay sạch sẽ sau khi hắt hơi và ho: Hắt hơi hoặc ho nên dùng tay hoặc khăn giấy để che miệng. Nếu dùng khăn giấy thì cần bỏ giấy vào thùng rác ngay còn nếu dùng tay thì sau khi ho hoặc hắt xì bạn cũng cần rửa tay để tránh virus lây bệnh cho người thân.

Thường xuyên tắm rửa và súc miệng: Để hạn chế việc lây lan bệnh, bạn hãy thường xuyên súc miệng nước muối và tắm rửa sạch sẽ.

Bịt khẩu trang khi ra ngoài: Bạn nên bịt khẩu trang khi đi ra ngoài trời khói bụi để tránh hít phải những không khí ô nhiễm.

Giữ nhà thông thoáng: Bạn hãy tránh ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách thường xuyên dọn dẹp phòng hoặc sử dụng máy lọc không khí, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, những tác nhân gây dị ứng.

Sử dụng máy tạo độ ẩm: Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp bạn ngăn chặn hoạt động của virus đồng thời giúp bạn có thêm độ ẩm để làm ẩm hệ hô hấp, từ đó đẩy đờm dễ dàng ra ngoài hơn khi bạn ho.

Nếu việc thay đổi lối sống, bổ sung thực đơn hợp lý không giúp cho bệnh thuyên giảm mà có thể là bệnh tiến triển nặng, sốt không giảm thì bạn cũng đừng quên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và được chỉ định điều trị bằng các liệu pháp tây y. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhanh chóng được chữa khỏi, tránh để bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Mất Ngủ Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?

Những thực phẩm cơ thể cần để giải quyết chứng mất ngủ

Mất ngủ, trằn trọc, chập chờn hay mộng mị khi ngủ tưởng chừng như không quan trọng tuy nhiên nếu diễn ra trong thời gian nhiều hơn ba lần mỗi tuần và kéo dài hơn ba mươi ngày thì chính là dấu hiệu của bệnh lý.

Trong tình huống này, nếu không sớm tìm ra nguyên nhân và biện pháp chữa trị rất có thể khiến bệnh tình trở nặng và đem lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Hãy thử cải thiện tình trạng của bạn bằng một số loại thực phẩm sau:

Mất ngủ nên ăn gì?

Hạt sen và những món ăn từ hạt sen

Chè hạt sen, mứt hạt sen, hạt sen tươi, canh hạt sen, hạt sen sấy, củ sen nấu canh, gỏi sen,…đều là những món ăn giúp bạn dễ ngủ. Theo những nghiên cứu của các nhà thực vật học, sen vốn có chất kiềm cùng một số glucoxit thơm giúp chúng ta được định thần, thư giãn.

Hơn nữa, ăn sen và các món ăn từ sen còn kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin từ đó dễ ngủ hơn. Chính vì thế, khi mất ngủ, bạn nên ưu tiên nhiều dùng sen trong những món ăn hàng ngày và nếu có thể ăn đắng thì đừng nên loại bỏ phần tim sen. Tim sen rất có lợi cho chứng mất ngủ lâu năm cũng như một số căn bệnh khác, bỏ đi tim sen là bỏ đi phần lớn công dụng từ sen.

Bột yến mạch

Bột yến mạch từ lâu được biết đến khi cung cấp một lượng lớn chất xơ cần thiết cho sức khỏe, có tác dụng nhiều trong việc giảm cân, làm đẹp da cho phái đẹp.

Bên cạnh đó, yến mạch còn dồi dào melatonic, chất có tác dụng thúc đẩy việc sản sinh serotonin làm cho cơ thể trong trạng thái tươi tỉnh, thư giãn và vui vẻ hơn.

Do đó, bạn rất cần bổ sung thêm yến mạch hàng ngày bằng cách ăn chung với sữa, ăn chung với trái cây hoặc dùng để nấu cháo yến mạch.

Các loại hạt

Mất ngủ nên ăn gì? Hạt ngũ cốc các loại là một nguồn thực phẩm quý giá mang lại dinh dưỡng cao cho sức khỏe và góp phần đáng kể trong việc cải thiện chứng mất ngủ mà bạn đang mắc phải.

Đúng vậy, một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân, mè đen, hạt vừng, macca,…đều giúp bạn thúc đẩy serotonin có trong não từ đó điều chỉnh giấc ngủ.

Ngoài ra, melatonin có trong đậu xanh cùng một số hóc môn kích thích buồn ngủ cũng là lý do khiến bạn nên sử dụng nhiều hơn thực phẩm này.

Vì thế, hãy chăm chỉ ăn những loại hạt mỗi ngày cũng như cho thêm chúng trong thành phần thức ăn hàng ngày để có thể ngủ ngon.[1]

Nên sử dụng thức uống nào để ngủ ngon?

Sữa

Nếu cảm thấy căng thẳng vào buổi tối, bạn nên dùng một ly sữa ấm trước khi đi ngủ để được ngủ ngon hơn, tránh nằm mơ hay trằn trọc.

Trong sữa vốn chứa một lượng lớn canxi cùng nhiều loại vitamin thiết yếu khác nhau để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.

Ngoài ra, trytophan trong sữa còn là hoạt chất giúp tăng cường giấc ngủ, giúp bạn dễ vào giấc và ngủ sâu hơn.

Để thay đổi khẩu vị mỗi ngày, bạn cũng nên làm mới sữa bằng cách cho thêm cacao dùng chung,đây cũng là một dưỡng chất tốt cho giấc ngủ của bạn.

Những sản phẩm khác từ sữa cũng nên được sử dụng và cho tác dụng tương tự như sữa chua, sữa từ các loại hạt, sữa đậu nành,…

Và để phát huy tác dụng tối đa, bạn chỉ nên cho ít hoặc thậm chí không cần để đường vào sữa.

Một số loại trà

Có nhiều ý kiến cho rằng trà giống với cà phê và sẽ gây mất ngủ nếu uống vào buổi tối bởi chứa nhiều caffein. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng không phải loại trà nào cũng có hàm lượng gây hưng phấn, tỉnh táo.

Chỉ một số ít loại trà được là từ cây trà xanh (Camellia Sinensis) mới khiến bạn thao thức về đêm. Như vậy, khi không biết mất ngủ nên ăn gì, uống gì, bạn có thể dùng một số loại trà sau:

Trà gừng: gừng vốn có tính cay ấm, khi uống vào giúp giải độc, tán hàn và xua đi căng thẳng, mệt mỏi nhờ vậy đem đến giấc ngủ ngon và sâu hơn. Để dễ uống và thơm ngon hơn, có thể cho thêm đường phèn hoặc mật ong càng tốt cho sức khỏe.

Trà cúc: trong hoa cúc có một lượng chất lacton sesquiterpene có tác dụng giải độc, mát gan và thanh lọc cơ thể.Dễ uống nhiều hơn do không cay ấm như gừng, trà hoa cúc thanh nhẹ, giúp giải nhiệt và giảm đau đầu, xoa dịu căng thẳng.Chính vì thế, trà được dùng nhiều hơn khi bị mất ngủ và một số gia đình còn sử dụng cả tinh dầu hoa cúc, chúng cũng có tác dụng định thần khi ngủ.

Trà tim sen: Dùng tim sen hãm với nước nóng bạn sẽ có ngay thần dược để chữa chứng mất ngủ kéo dài nhanh chóng và hiệu quả. Theo y học cổ truyền, tim sen có nhiều dược tính khác nhau như giúp giảm đau đầu, chóng mặt, điều hòa huyết áp và duy trì nhịp tim ổn định,…Bên cạnh đó, lượng alcaloid cũng như flavonoid và acid amin có trong tâm sen giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và stress kéo dài nhờ vậy định thần và giúp ngủ ngon.[2]

Những món cần tránh xa nếu không muốn mất ngủ cả đêm

Mặc khác, khi biết mất ngủ nên ăn gì bạn cũng cần biết hạn chế sử dụng những thực phẩm sau đây bởi chúng rất dễ gây mất ngủ. Cụ thể, nên hạn chế dùng những món sau:

Hạn chế dùng những món ăn có chứa quá nhiều đạm hoặc có tính axit trước khi đi ngủ để đảm bảo không bị thức giấc trong đêm.

Tránh xa các chất kích thích hoặc chứa hàm lượng cao cafein như chè xanh, cà phê, nước tăng lực, bia rượu, đặc biệt trước khi ngủ.

Món ăn lạnh cũng không nên dùng vào buổi tối đặc biệt là kem, sữa chua, nước uống nhiều đá lạnh,…Thức ăn lạnh dễ gây chướng bụng, đau bụng, đau họng và khiến bạn khó ngủ về đêm.

Giảm ăn những món có vị cay nóng hoặc có qua nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, chướng bụng do tích tụ thêm một lượng lớn carbohydrate. Cảm giác khó chịu ở hệ tiêu hóa cũng khiến bạn khó lòng ngủ ngon.

Cần ít ăn đường, hạn chế bánh ngọt, kẹo ngọt cũng như những thức uống quá ngọt như trà sữa trước khi ngủ. Đặc biệt, không nên dùng những thanh sô cô la ngọt trước khi ngủ bởi ngoài vị ngọt béo ngậy, sô cô la còn chứa lượng lớn cafein, theobromine gây bồn chồn, thao thức.

Hạn chế ăn những món quá lỏng trước khi ngủ như soup, canh, cháo,…bởi chúng có thể khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần khi ngủ, làm mất giấc ngủ.

Bổ sung Super Strength Melatonin để cải thiện giấc ngủ

Ngoài những loại thực phẩm đã nêu, giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện rõ rệt sau một thời gian ngắn sử dụng Super Strength Melatonin.

Là một sản phẩm mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, dùng Super Strength Melatonin không những tăng cường được sức đề kháng mà còn giúp chống suy nhược cơ thể và ngủ sâu hơn.

Bên cạnh đó, đây hoàn toàn không phải là thuốc ngủ, với công thức tối ưu điều hòa giấc ngủ không làm bạn lệ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc như sản phẩm thuốc ngủ thông thường.

Nói chung, tin chắc với những thông tin mà chúng tôi vừa trình bày có thể giúp bạn biết mất ngủ nên ăn gì và không nên ăn gì. Ngoài ăn uống, bạn nên tăng cường luyện tập thể thao, bơi lội hoặc các bài tập yoga để cải thiện giấc ngủ tốt nhất.

Bị Cảm Cúm Nên Làm Gì? Có Nên Uống Thuốc Không?

Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do các chủng virut cúm gây ra. Khi bị cảm cúm, bệnh nhân thường bị sốt, cảm giác mệt mỏi, toàn thân đau nhức, rã rời, hắt hơi, đau đầu, cảm lạnh toàn thân trong vài ngày, sau đó chảy mũi và ho, khản tiếng, tức ngực, nước tiểu ít đi.

Cảm cúm là một bệnh rất phổ biến, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng với nguy cơ nhiễm cúm. Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em rất dễ bị cúm. Ngoài ra những người thiếu ngủ, dinh dưỡng kém, ít vận động nguy cơ nhiễm cúm cũng rất cao.

Bệnh cảm cúm xuất hiện quanh năm, tuy nhiên vào những ngày mưa lạnh, thời tiết ẩm ướt kéo dài thì tỉ lệ người bệnh cảm cúm sẽ tăng cao hơn do thời tiết tạo điều kiện cho virut cúm phát triển và vào mùa lạnh hệ hô hấp của con người cũng nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.

Những sự thật về cảm cúm

Thứ nhất, cảm cúm là một “hội chứng tổng hợp” lây qua đường hô hấp do vi-rút gây ra, có hơn 100 loại vi-rút có thể gây ra cảm cúm.

Thứ hai, bệnh cảm cúm thường kéo dài trong một tuần bất kể là bạn có uống thuốc hay không

Thứ ba, “điểm xuất phát” của bệnh cảm cúm là một ngày trước khi xuất hiện triệu trứng, lúc này, vi-rút gây bệnh đã “yên ấm” bên trong cơ thể bạn rồi.

Nói một cách chính xác, vi-rút gây cảm cúm “ẩn nấp” trong cơ thể từ 18~48 tiếng, sau đó đột nhiên phát tác, bao gồm các triệu chứng: đau sưng họng, hắt xì hơi, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi.

Rất nhiều người cho rằng cảm cúm là do thời tiết lạnh gây ra. Sự thật lại không phải như vậy. Cho dù là bạn mặc ít áo ấm, đi chân đất trên nền đất lạnh hay là gội đầu chưa khô đã đi ra ngoài, đây đều không phải là nguyên nhân gây cảm cúm, nhưng chúng có thể làm giảm sức đề kháng của bạn, tạo điều kiện cho vi-rút gây bệnh “thừa cơ lấn tới”.

Thời tiết khô càng dễ bị cảm cúm, khi cơ thể thiếu nước thì khả năng chống lại vi-rút xâm nhập gây bệnh của niêm mạc trong cơ thể sẽ giảm.

Cần phải lưu ý, nếu đến ngày thứ 2, thứ 3 mà bệnh trầm trọng khác thường thì cần phải đi khám bác sĩ, nhất là với trẻ nhỏ. Rất nhiều người không biết rằng, cảm cúm thực ra không cần phải chữa trị. Nên có người vội mua thuốc kháng sinh để uống, thực ra thuốc kháng sinh vốn không thể tiêu diệt được vi-rút gây bệnh. Công hiệu chủ yếu của thuốc cảm cúm là giảm bớt các triệu chứng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn một chút, nhưng không thể rút ngắn thời gian bị bệnh.

Bị cảm cúm uống thuốc gì?

Do cúm là một bệnh thường gặp nên bị cúm uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cảm cúm thông thường là bệnh lành tính và thường tự khỏi sau 5-7 ngày, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên có một số loại thuốc chữa cảm cúm nhanh giúp giảm các triệu chứng làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Để giảm triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng có thể dùng thuốc Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen). Đây là loại thuốc khá an toàn, không cần kê đơn, giúp hạ sốt, giảm đau mức độ nhẹ và vừa. Liều dùng paracetamol tính theo cân nặng, để dùng thuốc an toàn nên sử dụng thuốc đúng liều và giữ khoảng cách hợp lý giữa các lần dùng thuốc, thông thường hai lần dùng thuốc Paracetamol phải cách nhau 4-6 giờ. Dùng thuốc quá liều hoặc các lần dùng quá sát nhau sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là tác dụng phụ lên gan, gây tổn thương gan.

Các nhóm thuốc co mạch như Naphazolin, oxymetazoline, xylometazoline được dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Thuốc giúp co các động mạch nhỏ, mao mạch, tĩnh mạch hang đẩy máu đi nơi khác làm cho hốc mũi rộng làm mũi hết nghẹt, giúp người bệnh dễ thở hơn. Các thuốc trên chỉ nên dùng trong 3-5 ngày, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây ra tình trạng viêm mũi, cuốn mũi bệnh nhân sẽ bị phù nề và tình trạng nghẹt mũi sẽ tăng lên, mũi ngửi kém, đau đầu,… Thuốc có nhiều nồng độ khác nhau, mỗi loại thuốc có một giới hạn về độ tuổi sử dụng, tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để lựa chọn loại thuốc thích hợp.

Trong bệnh cảm cúm, nếu triệu chứng ho nhẹ, không đáng kể thì không cần dùng thuốc vì ho là một phản ứng tốt của cơ thể, giúp tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Tuy nhiên nếu mức độ ho nhiều, ho thường xuyên làm bệnh nhân đau rát cổ họng, mệt mỏi, khó chịu thì nên sử dụng các thuốc giảm ho để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu ho khan có thể dùng Dextromethophan, codein, nếu ho khan kèm ngạt mũi sổ mũi có thể dùng các thuốc phối hợp như Atussin, Decolsin, Rhumenol,…Các thuốc phối hợp chứa các hoạt chất làm giảm ho như dextromethophan và kháng histamin như chlorpheniramin, fexofenadine giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, ngạt mũi, số mũi.

Các chế phẩm thuốc phối hợp giúp chữa cảm cúm nhanh nên được nhiều người sử dụng, tuy nhiên do thuốc chứa các thuốc kháng histamin hay gây ra tình trạng lơ mơ, buồn ngủ nên sau khi uống thuốc không nên lái tàu xe, vận hành máy móc, tốt nhất là uống thuốc vào buổi tối để đảm bảo an toàn.

Nếu ho có đờm có thể dùng các thuốc làm loãng đờm, tiêu đờm như Bromhexin, Ambroxol, Acetylcystein,… Đây là các thuốc giúp giảm đờm, đờm loãng hơn khi khi ho sẽ dễ thoát ra ngoài hơn.

Nhỏ mũi, rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, uống nhiều nước cam chanh, nước gừng- mật ong, nước chanh nóng- mật ong giúp làm ấm cơ thể cũng có tác dụng rất tốt, mật ong còn có tác dụng làm dịu họng và giúp giảm ho hiệu quả.

Lưu ý là kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cúm, vì cúm là bệnh do virut gây nên, kháng sinh chỉ có tiêu diệt vi khuẩn chứ không tiêu diệt được virut. Chỉ sử dụng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh phải qua thăm khám, hướng dẫn của bác sĩ.

Đa số các trường hợp cảm cúm sẽ tự khỏi tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh diễn biến nặng. Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài hơn một tuần, bệnh nhân sốt cao kéo dài, sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường không đỡ, ho nhiều, tức ngực, khó thở, đau nhức, mệt mỏi tăng thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị kịp thời.

Các trường hợp diễn biến nặng của bệnh cảm cúm thường xảy ra ở những người mắc bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch, người nghiện rượu, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai,…

Không nên chủ quan với bệnh cảm cúm, khi bị cảm cúm nên chú ý ăn uống, sử dụng các thuốc để chữa cảm cúm nhanh, nghỉ ngơi nhiều để nhanh hồi phục. Nên tiêm vắc xin cúm hàng năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Cần làm gì khi bị cảm cúm?

Bị cảm tốt nhất là nên nằm nghỉ. Không nên đi làm cũng không nên miễn cưỡng đi tụ tập, bù khú với bạn bè, đi chơi hay tập thể thao, lúc này, giấc ngủ là “liều thuốc tốt nhất”, mỗi ngày cần đảm bảo ngủ 8 tiếng. Nếu có thể, tốt nhất hãy xin nghỉ làm 1~2 ngày, như vậy mới không truyền bệnh cho người khác.

Hãy tìm một cái giường

Bất kể là uống thuốc bổ sung vitamin C hay ăn những loại hoa quả có chứa vitamin C như: táo, cam, quýt, bưởi,… đều có tác dụng làm giảm triệu chứng cảm cúm. Thông thường, những loại quả có vị chua chứa nhiều Vitamin C. Khi uống nước cam bổ sung vitamin C còn có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở miệng.

Bổ sung vitamin C

Kẹo sô cô la không chỉ bổ sung thêm chất antioxidants (thuốc chống oxi hóa) mà theo một nghiên cứu của trường Đại học Luân Đôn (Anh) cho biết trong nó còn chứa chất theobromine có tác dụng trị ho rất hiệu quả.

Ăn một ít kẹo sô cô la

Thời tiết khô hanh có thể gây khó chịu cho đường hô hấp, bật máy tạo độ ẩm giúp bạn bớt khó chịu khi ở trong phòng. Cẩn vệ sinh máy tạo ẩm thật sạch trước khi sử dụng, tránh vi-rút gây bệnh (nếu có) ở trong nó bị phát tán ra phòng.

Hãy bật máy tạo độ ẩm lên

Đảm bảo mỗi ngày uống khoảng 2000ml nước.

Đổi một chiếc cốc to

Như pho-mát là một loại đồ ăn rất khó tiêu hóa, khi bị cảm cúm tốt nhất không nên ăn, nhưng có thể uống một chút sữa bò, hoặc một chút sữa chua.

Tránh xa các sản phẩm làm từ sữa

Tuy nó không thể chống lại vi-rút gây bệnh nhưng nó có thể giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Có thể ngậm kẹo trị ho

Ăn cháo hoặc uống canh nóng đều rất tốt, đặc biệt là ăn cháo tía tô nóng có tác dụng giải cảm và giảm chứng sổ mũi rất tốt.

Ăn cháo hoặc uống canh nóng

Cảm cúm cần khoảng 1 tuần mới có thể khỏi. Nhưng cần phải lưu ý, nếu đến ngày thứ 2, thứ 3 mà bệnh trầm trọng khác thường thì cần phải đi khám bác sĩ, nhất là với trẻ nhỏ.

Kiên nhẫn đợi bệnh cảm cúm đi qua

Những thực phẩm cần phải kiêng khi bị cảm cúm

Uống rượu chính là sai lầm trong ăn uống của những người bị cảm cúm

Rượu

Rượu có chứa nhiều thành phần không tốt, chẳng hạn như đường, vì vi khuẩn phát triển mạnh trên môi trường đường và carbohydrate. Rượu cũng gây ra rất nhiều áp lực lên gan, can thiệp vào khả năng phục hồi của cơ thể. Hỗn hợp rượu đặc biệt có hại cho sự phục hồi của người bị cảm cúm.

Caffein có nhiều trong cà phê và nước soda. Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ. Vì trong soda chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose. Chưa kể caffeine khiến tỉnh táo trong một thời gian ngắn, cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ càng thêm mệt mỏi và cảm cúm không được trị dứt điểm.

Không dùng chất caffeine

Khi bị cảm cúm, việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là phải đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa hoặc quá thiếu năng lượng.

Khi bị cảm cúm, nạp nhiều thực phẩm giàu protein như: trứng, tôm, cua, cá… khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.

Thực phẩm giàu protein

Ăn nhiều sản phẩm chứa chất béo cũng là sai lầm trong ăn uống nên tránh khi bị cảm cúm

Tránh các thức ăn có nhiều chất béo như thức ăn nhanh và thực phẩm chiên. Chất béo sẽ khó tiêu hóa hơn so với các nhóm thực phẩm khác, vì thế tiêu thụ chúng có thể gây ra đau bụng, ngoài việc làm tình trạng viêm thêm xấu.

Các loại thực phẩm béo

Tất cả các loại đồ uống này có chứa một lượng đường cao. Nước giải khát có chứa lượng đường fructose corn syrup cao, do đó cản trở hệ thống miễn dịch.

Nước giải khát

Các nghiên cứu cho thấy, khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng. Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại cảm cúm.

Ăn ít thức ăn có nhiều muối

Sữa sẽ làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi. Vì vậy, bạn nên tránh uống sữa khi đang bị nhiễm vi-rút cúm để tránh tắc nghẽn ngực và nghẹt mũi, gây khó thở.

Sữa

Khi bị cúm, hệ tiêu hóa của bạn có thể khó hoạt động bình thường. Thịt đỏ không dễ tiêu hóa. Nó có thể khiến cơ thể phải nỗ lực để tiêu hóa chúng. Thay vì dùng thịt đỏ, hãy nghỉ ngơi đầy đủ và dùng những thực phẩm dễ tiêu hơn.

Thịt đỏ

Thực phẩm cay nằm trong số những thực phẩm hàng đầu bạn không nên ăn trong khi đang bị bệnh. Bạn nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu.

Thực phẩm cay

Việc tránh sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ này sẽ khiến cơ thể có nhiều năng lượng hơn để chiến đấu chống lại vi-rút thay vì phải tiêu hóa thức ăn.

Thực phẩm chiên rán

Là một sản phẩm từ sữa, pho mai là lựa chọn sai lầm khi bạn đang bị cúm vì nó sẽ tăng cường sản sinh chất nhầy, gây tắc nghẽn ngực.

Pho mai

Trà và cà phê là loại đồ uống lợi tiểu mạnh. Việc sử dụng những loại đồ uống này khi đang bị bệnh sẽ có thể khiến cơ thể bị mất nước.

Những sai lầm thường gặp khi bị cảm cúm

Trà/cà phê

Cảm cúm được coi là một trong những bệnh thông thường.

Mỗi năm, người trưởng thành đều có thể bị cảm cúm 2-4 lần với những biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể.

Bệnh cảm cúm tự khỏi

Cũng từ suy nghĩ cho rằng đây là bệnh thông thường mà nhiều người để bệnh tự khỏi, không cần uống thuốc hay đi khám.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể… kéo dài, cần phải uống thuốc và điều trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là đối với hệ thống tim mạch như gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang , viêm họng…

Bên cạnh những người quyết tâm không uống thuốc khi bị cảm cúm thì lại có những người có quan điểm rằng, sau khi bị cảm cúm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi.

Thế những trên thực tế, cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh.

Uống nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

Kậy nên, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng trong cơ thể.

Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh

Nhiều người mới bị cảm cúm đã nghĩ ngay truyền nước để có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên việc tự ý truyền nước mà không theo khám, xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.

Không phải thời điểm nào truyền nước biển vào cơ thể cũng tốt.

Tự ý truyền nước

Nó sẽ có tác dụng trong một số trường hợp bệnh nhân bị sốt, mất nước… nhưng đều phải dưới sự theo dõi và quyết định của bác sĩ khám, điều trị khi đã xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì.

Nếu tự ý truyền nước một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim, tình trạng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Theo chúng tôi Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) thì chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp …; người bệnh không thể ăn, uống được.

Còn trong trường hợp người bệnh bị cảm cúm, cơ thể mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống sẽ tốt hơn.

Khi bị cảm cúm, người bệnh có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng… Theo Đông y, đây là do cảm phong hàn, các lỗ chân lông trong cơ thể bị bít lại dẫn đến ách tắc.

Trong trường hợp này, bạn có thể xông hơi hoặc xông lá để giúp giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài.

Xông hơi, xông nước lá càng nhiều càng tốt

Tuy nhiên việc dùng lá nấu nước xông cần hết sức lưu ý không nên đun nước xông sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu bay hơi hết.

Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là qua đường hô hấp.

Khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió nên ngừng xông hơi dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Đặc biệt khi bị cúm mọi người cần tránh không xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước.

Theo y học cổ truyền, khi cơ thể suy nhược dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn.

Sau khi xông nên ăn cháo nóng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi hay củ hành, tiêu. Cảm sẽ khỏi nhanh trong vài ba ngày.

Bị Ốm Nên Ăn Hoa Quả Gì Và Uống Nước Gì?

Hoa quả tốt nhất cho người bị ốm

Khi bị ốm, sức đề kháng kém nên nếu như không chăm sóc cơ thể đúng cách sẽ khiến bệnh lâu khỏi và biến chứng nặng hơn. Để bạn có thể lựa chọn được loại quả tốt cho mình và người thân khi bị ốm, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số loại hoa quả cho người ốm được nhiều người tin dùng.

Thành phần của chuối có chứa một lượng calo cao do đó giúp người bệnh khỏe khoắn hơn. Ngoài ra trong chuối còn có thành phần của các vi chất như kali, magie và đường tự nhiên rất tốt cho hệ thống miễn dịch. Ăn chuối thường xuyên còn tránh được tình trạng đông mạch máu não và đột quỵ cao.

Xoài cũng là loại quả được nhiều người sử dụng mỗi ngày; mà không ai biết trong xoài có rất nhiều vitamin. Xoài giàu kali, canxi, kẽm,… và các vitamin nhóm C, tác dụng giúp cho cơ thể khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Nho là một loại trái cây khá đắt tiền bởi dưỡng chất trong nho không chỉ nhiều mà hương vị của chúng cũng rất ngon. Ngoài những dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng, nho còn giúp bạn tăng cường máu nuôi cơ thể.

Trong dưa dầu có tới 7/10 là nước, việc ăn dưa hấu khi bị ốm có tác dụng cung cấp nước vào trong cơ thể, tránh mất nước. Ngoài ra nó còn thúc đầy quá trình chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể khi bị ốm.

Đu đủ là loại trái cây dân giã được nhiều người biết tới và sử dụng. Đu đủ rất giàu vitamin C, do đó có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Táo là một loại trái cây rất giàu vitamin C, B dồi dào. Việc ăn táo khi bị ốm giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và giúp cơ thể tránh tình trạng mệt mỏi, suy nhược.

Nho là loại hoa quả tác dụng làm tăng máu và cung cấp cho bạn đủ năng lượng, hồi phục sức khỏe sau khi bị bệnh. Thành phần trong quả nho chín có chứa nhiều gluco và fructose giúp cơ thể dễ hấp thụ, nhanh lành bệnh…

Bị ốm nên uống nước gì?

Bên cạnh việc chọn những loại hoa quả cần thiết, thì bạn cũng nên lựa chọn cho mình một số loại nước tốt cho sức khỏe để nhanh khỏi bệnh. Trong đó các loại sinh tố là loại nước không thể thiếu.

1. Nước ép cà rốt, cam và táo

Khi bạn kết hợp 3 loại nước này thì đầy là một sự kết hợp hoàn hảo để tăng cường miễn dịch và chống giúp nhiễm trùng. Vitamin A, B-6, và vitamin C, Kali, Axit folic là một số loại vitamin có trong những loại quả này. Vị chua, ngọt và tươi mát của 3 loại quả sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng.

2. Sinh tố cà chua

Bạn có thể sử dụng nước ép cà chua khi bị ốm sẽ giúp bạn cảm thấy cải thiện tình trạng bệnh lên rất nhiều. Cà chua là loại quả giàu vitamin B9 (folate), giúp bạn giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra nước ép cà chua còn cung cấp các vi chất như: Vitamin A và C, Sắt

3. Sinh tố dâu tây và xoài

Dâu tây và xoài là loại quả có chứa thành phần vitamin E cao, có khả năng chống oxy hóa từ dâu tây đặc biệt có ích cho người lớn tuổi trong việc tăng cường chức năng miễn dịch.

Dù bạn có sử dụng loại thuốc kháng sinh, liệu trình chữa bệnh, hoa quả hay bất kì loại sinh tố nào thì nước lọc là loại nước bạn không thể không sử dụng mỗi ngày. Việc uống nhiều nước khi bị ốm có tác dụng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó uống nước còn giúp tổ chức vận hàng một cách trơn chu, điều hòa thân nhiệt.

Uống nước không chỉ đủ mà còn đúng là cách giúp bạn chóng hồi phục. Còn gì hơn là khi bị ốm mà bạn sử dụng nước còn khoáng, tăng cường canxi, magie, khoáng chất mỗi ngày? Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh, phục hồi nhanh chóng. Hiện nay, Nước ion canxi là loại nước được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trong việc bổ sung khoáng chất. Việc bạn sử dụng loại nước này đều đặn mỗi ngày giúp cơ thể chống lại bệnh tật và đào thải chất cặn bã ra ngoài nhanh chóng.

Với tư vấn bị ốm nên ăn hoa quả gì và uống nước gì của chúng tôi vừa rồi, mong rằng bạn sẽ có cách giúp cơ ngăn chặn, phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bị Cảm Sốt Nên Và Không Nên Ăn Gì? trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!