Cập nhật nội dung chi tiết về Cảm Lạnh Uống Thuốc Gì Và Những Điều Bạn Phải Biết mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi bạn bị cảm lạnh thì bạn đừng lo lắng, việc bạn muốn biết bạn cảm lạnh uống thuốc gì đó là một một vẫn đề đơn giản. Nên không có gì bạn phải lo lắng, bởi cảm lạnh không nguy hiểm so với cảm cúm và sau đây xin giới thiệu đến bạn những loại thuốc chữa cảm lạnh hiệu quả nhanh nhất.
Dấu hiệu bạn bị cảm lạnh
Bạn có biết triệu chứng cảm cúm khác cảm lạnh như thế nào?
Mọi triệu chứng do cảm lạnh gây ra đều do hệ miễn dịch cơ thể chúng ta chưa thích nghi được với các tác nhân do virus gây ra. Để bạn không bị cảm lạnh thì chủ yếu bạn phòng cảm lạnh là bạn phải vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh, và phải thường xuyên giữ ấm cho cơ thể. Cảm lạnh là căn bệnh luôn đồng hành với con người hiện nay, chưa có thuốc nào trị triệt để bệnh cảm lạnh.
Triệu chứng ban đầu của cảm lạnh bạn rất dễ phát hiện như ho, đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, thậm chí đau cơ mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Bệnh cảm cúm thì hầu như không phân biệt lứa tuối trình độ nào nếu bạn không giữ ấm cho cơ thể thì đều bị cảm lạnh. Nhưng phổ biến vẫn là ở trẻ em, bởi ở trẻ em khả năng miễn dịch cũng như khả năng giữa ấm cho cơ thể không được đảm bảo nên việc virus xâm nhập dễ hơn. Với cảm lạnh thường bắt đầu phát bệnh sau 16 giờ nhiễm bệnh và nặng vào khoảng từ 2 đến 4 ngày sau khi phát bệnh đây là khoảng thời gian khó chịu nhất.
Các thuốc trị cảm lạnh
Khi bạn bị cảm lạnh thì việc dùng thuốc gì để điều trị, thì sau đây là những hướng dẫn giúp bạn dùng thuốc như dùng paracetamol. Khi bạn dùng thuốc bạn phải đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng và liều lượng đối với cả người lớn và trẻ em thậm chí cả bà bầu. Bạn không được quá lạm dụng thuốc vì nghĩ rằng uống tăng lên sẽ nhanh khỏi, như vậy có thể khiến bạn bị các biến chứng về thuốc như ngộ độc, gây tổn thương gan và nặng có thể gây tử vong.
Nếu bạn có triệu chứng ho thì bạn tiến hành dùng thuốc Dextromethorphan để giảm họ. Đây là loại thuốc giảm ho có tác dụng nhanh. Nhưng cần lưu ý là không sử dụng thuốc với trẻ em dưới 2 tuổi và các bệnh nhân có tiền sử về suy hô hấp. Bạn không nên dùng thuốc quá nhiều quá 7 ngày. Sau thời gian này mà chưa khỏi cần phải đến các cơ sở y tế để khám.
Nếu bạn có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi bạn nên sử dụng thuốc chống dị ứng Clopheniramin, nhưng thuốc lại gây buồn ngủ nên đối với những người làm công việc điều khiển máy và lái xe tốt nhất không nên sử dụng để đảm bảo an toàn.
Cùng tìm hiểu các chuyên gia sức khoẻ vạch trần nguyên nhân cảm cúm
Thuốc kháng sinh bạn dùng trong điều trị nhiễm trùng khi cảm lạnh lâu chưa khỏi hoặc bổ sung khi có các triệu chứng của cảm lạnh để đề phòng nhiễm khuẩn.
Ngoài ra bạn phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và chế độ dinh dưỡng đồng thời phải giữ ấm cho cơ thể.
Đón đọc các bài viết chuyên đề về cảm cúm tại website: http://cojecamcum.vn/
Voltaren (Diclofenac): Những Điều Bạn Phải Biết
1. Voltaren (diclofenac) là gì? Hoạt động như thế nào?
Diclofenac là chất kháng viêm không steroid với công dụng làm giảm đau rõ rệt.
Diclofenac hoạt động bằng cách ức chế mạnh khả năng sinh tổng hợp prostaglandin, prostacyclin và thromboxan là những chất trung gian gây viêm, gây đau.
Cân nhắc lợi ích – nguy cơ khi lựa chọn Voltaren và các lựa chọn điều trị khác trước khi quyết định sử dụng.
Tuy nhiên, điền đáng lưu ý ở đây là nguyên tắc điều trị: sử dụng liều thấp nhất nhưng có hiệu quả và dùng trong thời gian ngắn nhất phù hợp với mục tiêu điều trị của từng bệnh nhân. Voltaren được chỉ định:
Bệnh nhân đã biết quá mẫn với diclofenac và các thành phần khác trong thuốc.
Đánh giá đáp ứng điều trị ban đầu với Voltaren, NÊN hiệu chỉnh liều dùng và tần số phù hợp với từng bệnh nhân.
Liều khuyến nghị khi điều trị giảm đau các trường hợp cụ thể sau:
Ở những bệnh nhân dùng Voltaren, các tác dụng phụ xảy ra thường xuyên nhất:
Trên toàn thân: gây sốt, nhiễm trùng, nhiễm trùng máu.
Tim mạch: suy tim sung huyết, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, ngất
Tiêu hóa: khô miệng, viêm thực quản, loét dạ dày, viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm lưỡi, chảy máu, viêm gan, vàng da.
Máu và hạch bạch huyết: tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, chảy máu trực tràng, giảm tiểu cầu.
Chuyển hóa và dinh dưỡng: thay đổi cân nặng.
Trên hệ thần kinh: gây lo lắng, hồi hộp, run rẩy, khó chịu, trầm cảm, buồn ngủ, mất ngủ dẫn đến suy nhược.
Hô hấp: hen suyễn, khó thở.
Da và các phần khác: rụng tóc, nhạy cảm ánh sáng, đổ mồ hôi tăng
Niệu sinh dục: viêm bàng quang, khó tiểu, tiểu ra máu, viêm thận kẽ, suy thận.
6. Các tương tác thuốc khi dùng chung Voltaren
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): phối hợp diclofenac có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết hoặc loét đường tiêu hóa. Do đó, tránh sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều NSAID.
Thuốc lợi tiểu và thuốc điều trị tăng huyết áp : sử dụng đồng thời diclofenac với thuốc lợi tiểu và thuốc điều trị tăng huyết áp (thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển angiotensin có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp.
Thuốc điều trị đái tháo đường: nên thực hiện các xét nghiệm để theo dõi nồng độ glucose trong máu.
Liti: làm tăng nồng độ lithium trong huyết tương. Vì vậy, Nên theo dõi nồng độ litium trong huyết thanh.
Digoxin: có thể làm tăng nồng độ digoxin trong huyết tương.
Các triệu chứng khi dùng quá liều Voltaren cấp tính:
Tình trạng lờ đờ, buồn ngủ;
Có thể gây nôn, buồn nôn và gâu đau vùng thượng vị, tuy nhiên triệu chứng sẽ biến mất sau khi được chăm sóc;
Tuy tỷ lệ xảy ra rất nhỏ nhưng vẫn có các biến cố có thể xảy ra: tăng huyết áp, suy thận cấp, suy hô hấp và hôn mê; xuất huyết tiêu hóa.
Đã có trường hợp sốc phản vệ khi dùng quá liều Voltaren;
Cần chăm sóc triệu chứng và hỗ trợ sau khi dùng quá liều Voltaren.
Mặc dù chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho Voltaren, nhưng có thể xử trí bằng cách dùng: + Emesis và/ hoặc than hoạt tính: 60 – 100 g ở người lớn, 1 đến 2 g/ kg ở trẻ em. + Chỉ định phương pháp thẩm thấu ở bệnh nhân dùng quá liều lớn (5 – 10 lần liều thông thường) hoặc xuất hiện các triệu chứng trên trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Nguy cơ sảy thai tăng và/hoặc dị tật tim và dạ dày.
Tăng liều và kéo dài thời gian điều trị dẫn đến tăng nguy cơ tiếp xúc với tác động có hại.
Không nên sử dụng trong 6 tháng đầu tiên của thai kỳ hoặc vào thời điểm chuyển dạ trừ khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ phù hợp.
Nếu Voltaren được chỉ định ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng sau đó trong thai kỳ hoặc phụ nữ có dự định có con, NÊN sử dụng Voltaren ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Lưu ý: điều trị trong thời gian càng ngắn càng tốt.
Trong ba tháng cuối của thai kỳ, Voltaren có thể gây hại cho thai:
Độc tính trên tim phổi.
Rối loạn chức năng thận, có thể tiến triển thành suy thận.
Chống chỉ định Voltaren vào 3 tháng cuối thai kỳ vì:
Kéo dài thời gian chảy máu có thể xảy ra ngay cả khi dùng liều rất thấp.
Không những vậy, Voltaren còn gây ức chế co bóp tử cung dẫn đến kéo dài thời gian chuyển dạ.
Voltaren (diclofenac) được bài tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ.
Do đó, không nên dùng Voltaren trong thời gian cho con bú để tránh những nguy cơ xảy tác động không mong muốn ở trẻ sơ sinh.
Việc sử dụng diclofenac có thể làm giảm khả năng sinh sản ở giới nữ, do đó, không nên khuyến nghị ở phụ nữ có ý định mang thai.
Đối với phụ nữ gặp khó khăn trong việc đậu thai hoặc nghi ngờ vô sinh, nên cân nhắc không dùng Voltaren.
Voltaren là một thuốc biệt dược có chứa hoạt chất diclofenac được sử dụng trong điều trị các dạng viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên điểm đáng lưu ý ở thuốc này là tác động có hại gây loét dạ dày, thậm chí gây chảy máu đường tiêu hóa. Do đó, khi sử dụng Voltaren nói riêng và các thuốc kháng viêm không steroid nói chung phải nhớ nguyên tắc: Liều ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị và điều trị trong thời gian càng ngắn càng tốt.
Thuốc Collagen Và Những Điều Bạn Chưa Biết
Thuốc collagen là thuốc có chứa thành phần chủ yếu là collagen. Vậy collagen là gì? Collagen là protein cấu trúc quan trọng nhất, chiếm xấp xỉ 30% lượng protein trong cơ thể chúng ta. Collagen là protein chính tạo ra sự kết dính, đàn hồi, sản sinh ra các mô liên kết bao gồm: da, gân, dây chằng, sụn và xương. Collagen làm cho các mô trở nên chắc chắn, dẻo dai, đàn hồi, là chất keo kết dính các bộ phận với nhau làm vững chắc cấu trúc bên trong cơ thể cũng như tổ chức dưới da. Nếu không có collagen cơ thể người sẽ chỉ là các phần rời rạc. Điều này cho thấy tầm quan trọng của collagen đối với sự sống và sức khoẻ của con người. Có nhiều loại collagen khác nhau, trong đó 80-90% được xếp loại: Type I, II, III. Trong đó Type I là chủ yếu dưới da, gân, thành mạch, dây chằng, nội tạng và thành phần chính của xương. Type I collagen chiếm tỷ lệ lớn, loại protein này có thể kéo dãn mà không bị gãy do đó tính đàn hồi rất cao. Collagen type II là thành phần chính tìm thấy trong sụn. Collagen type III là thành phần chính của các sợi lưới liên kết dây chằng, trên da..Người ta căn cứ vào các type collagen này để sản xuất các dạng thuốc collagen khác nhau: thuốc collagen cho da ( thành phần là collagen type I), thuốc collagen trị thoái hóa khớp ( Collagen type II)….
Vai trò của collagen
Với tóc, móng tay, móng chân: collagen cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của chất sừng ở tóc, móng tay, móng chân., giúp cho tóc và móng chân, móng tay bóng mượt, chắc khỏe và có tác dụng hạn chế rụng tóc.
Với làn da: collagen chiếm khoảng 70% cấu trúc da và được phân bổ chủ yếu ở lớp hạ bì của da, collagen kết nối các tế bào, tạo độ đàn hồi của da, giúp da mặt không bị sa trễ, chùng nhão,
Nhiều tổ chức mô trong cơ thể chúng ta sản sinh ra collagen. Tế bào dùng amino acids đặc biệt và peptides để thành lập collagen. Sau đó collagen được phân bố đi khắp cơ thể để hỗ trợ độ đàn hồi và vững chắc của các cấu trúc bên trong cơ thể trong đó có mô dưới da. Vì vậy collagen được ví như một tấm đệm dưới da tạo nên độ đàn hồi cho da và bảo vệ da
Tuy nhiên mỗi năm hàm lượng tổng hợp collagen của da bị giảm do đó độ săn chắc, đàn hồi của da cũng kém dần.
Phân bố của collagen trong cơ thể
Theo tuổi tác, cơ thể chúng ta sản xuất collagen ngày càng giảm, những dấu hiệu đầu tiên của lão hóa bắt đầu xuất hiện. Giai đoạn 30-40 tuổi, sự thiếu hụt collagen bắt đầu xuất hiện với những biểu hiện như sau:
Da trở nên kém đàn hồi do hệ thống collagen giúp cho sự săn chắc của cấu trúc dưới da bị phá vỡ. Da trở nên khô và mỏng, những nếp nhăn quanh mắt, khóe miệng bắt đầu xuất hiện.
Xương trở nên mất cân bằng, sự tạo xương bị giảm đưa đến mất xương. Xương trở nên giòn và dễ gãy.
Thiếu hụt collagen do tuổi tác dẫn đến tổn thương sụn và giảm chức năng hoạt động của khớp gây ra các triệu chứng khó chịu về khớp: đau, hạn chế vận động..
Mất dần khối lượng cơ làm ảnh hưởng cân bằng cơ thể, khả năng vận động nói chung.
Ngoài tác động không tránh khỏi của tuổi tác thì các tác nhân bên ngoài như bức xạ mặt trời (tia UV), ô nhiễm, stress.. có thể thúc đẩy nhanh dấu hiệu lão hóa.
Collagen peptide là gì?
Collagen peptide là những chuỗi peptide bị thủy phân bởi collagen. Nói một cách khác, các men (enzyme) thủy phân (cắt nhỏ) collagen thành phân tử collagen peptides. Quá trình thủy phân này làm giảm kích thước phân tử collagen từ 300.000-400.000 Da thành các phân tử peptid nhỏ hơn có trọng lượng phân tử thấp hơn 5.000 Dalton. Collagen peptide còn được gọi là collagen thủy phân.
Sự khác biệt về chức năng của collagen, gelatin và collagen peptide?
Collagen tự nhiên có thể tìm thấy nhiều nhất trong da động vật nhưng đây cũng là món ăn nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe nhất. Collagen tự nhiên gồm 3 chuỗi acid amin trọng lượng phân tử lớn khoảng 300.000-400000 Da, không hòa tan.
Gelatin là dạng thủy phân một phần của collagen. Gelatin chỉ hoà tan trong nước nóng, chuyển sang dạng thạch (gel) trong môi trường nước bình thường. Gelatin có trọng lượng phân tử 50.000 Da. Gelatin được sử dụng trong thực phẩm như kẹo, nước sốt… Ngoài ra gelatin được ứng dụng trong lĩnh vực dược phẩm để làm các viên thuốc nhộng (capsule) cứng hoặc mềm.
Khi gelatin bị thủy phân, các chuỗi protein bị cắt ra thành những chuỗi peptid nhỏ hơn chứa các acid amin. Collagen peptides hòa tan được trong nước lạnh, khả năng hấp thu cao, sẵn sàng đi đến các mô trong cơ thể. Các nghiên cứu chứng minh rằng trên 90% lượng peptide chúng ta tiêu thụ được tiêu hóa và hấp thu chỉ sau vài giờ. Sự hấp thu nhanh chóng này giúp cho các acid amin phát huy vai trò của nó.
Collagen peptide hoạt tính sinh học cao: xây dựng, tái tạo mô liên kết của da, xương, khớp…Collagen peptides hoạt động truyền tin đến các tế bào và kích hoạt tổng hợp và tái sắp xếp những sợi collagen mới, hỗ trợ cấu trúc mô. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích về sức khỏe của collagen peptides : chống lão hóa, khỏe xương và khớp, dinh dưỡng trong thể thao và làm đẹp da. Collagen peptide có thể hòa tan trong nước lạnh, là lựa chọn tốt hơn gelatin trong các thực phẩm chức năng và thuốc uống collagen. Collagen peptide có trọng lượng phân tử nhỏ hơn 5000 Dalton.
Sự hòa tan, hấp thu, tiêu hóa thay đổi giữa các các thể loại khác nhau của collagen
-Cải thiện chức năng khớp
-Hỗ trợ mô liên kết và phòng ngừa tổn thương
-Và nhiều lợi ích về sức khỏe khác.
Làm đẹp da từ bên trong bằng thuốc collagen
Ngày nay ngành công nghiệp làm đẹp không ngừng phát triển, ứng dụng và cập nhật những tiến bộ mới nhật của khoa học. Nhận thức sống khỏe và làm đẹp an toàn là xu hướng hiện nay, điều này đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho ngành công nghiệp này. Các khách hàng ngày càng tìm kiếm những liệu pháp làm đẹp hiệu quả và không phải dùng thủ thuật xâm lấn để duy trì vẻ đẹp trong đó thuốc collagen được ví như thần dược của sắc đẹp vậy.
Làn da đẹp bên ngoài thật sự cần nền tảng khỏe mạnh từ bên trong. Những loại thuốc collagen có thành phần collagen peptid có thể cải thiện làn da một cách rõ rệt. Giải pháp ” Làm đẹp từ bên trong” gồm có thuốc collagen, thực phẩm chức năng collagen….
Các cách bổ sung collagen:
Khi bước sang tuổi 25, collagen mỗi năm mất đi 1%, do đó cần bổ sung collagen càng sớm càng tốt sẽ giúp bảo vệ nét khỏe khoắn, sức thanh xuân. Theo đó, có 3 cách chính bổ sung collagen:
Bôi ngoài (kem dưỡng, mặt nạ): phương pháp này khó phát huy hết tác dụng của collagen bởi vì chúng chỉ tác dụng ở lớp thượng bì và chỉ có tác dụng tại chỗ (trong khi collagen tác động lớp hạ bì của da). Xây dựng và củng cố cấu trúc da từ bên trong mới là phương pháp chắc chắn nhất, lâu bền nhất.
Tiêm: cần sự trợ giúp của người có chuyên môn y tế nên khó thực hiện.
Ăn uống: là đường dùng an toàn, hiệu quả và dễ dùng nhất. Sau khi được tiêu hóa và hấp thu, collagen được đưa tới các bộ phận trong cơ thể phát huy tác dụng của nó làm làn da mịn màng, mái tóc mượt mà , giúp xương chắc khỏe,…
Da động vật là nơi có nhiều collagen nhất nhưng đây cũng là món ăn nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe. Các loại rau xanh nhiều vitamin C, A (cà chua, cam, khoai lang, cải, ….) hay axit béo omega-3 (cá hồi) có tác dụng kích thích tổng hợp collagen. Ngoài ra, bạn có thể uống collagen tinh chế dưới dạng thuốc collagen, thực phẩm chức năng nước uống collagen Zokolazen…
Thực phẩm chức năng Collagen Zokolazen
Nước uống collagen Zokolazen, viên uống collagen Zokolazen có thành phần collagen peptide chiết xuất từ da cá, nhập khẩu từ Nhật Bản có hoạt tính sinh học cao, được tối ưu để dễ dàng tiêu hóa, tác dụng hỗ trợ mô dưới da một cách hiệu quả nhất.
Làn da đẹp được xây dựng từ bên trong (Beauty from Within) là xu hướng làm đẹp hiệu quả lâu bền nhất, an toàn nhất hiện nay. Hãy để collagen Zokolazen chăm sóc làn da của bạn.
Uống Thuốc Cảm Cúm Bị Sưng Mắt Và Những Điều Cần Biết
Với các bệnh nhân cảm cúm bình thường, chỉ cần chăm sóc và duy trì uống thuốc đầy đủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, thời gian bị bệnh chỉ khoảng 3 – 5 ngày sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn.
Khi dùng thuốc điều trị các loại cảm cần phải đặc biệt chú ý (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên có nhiều ca bệnh uống thuốc cảm cúm bị sưng mắt, uống thuốc cảm bị buồn nôn … đó là do dị ứng thuốc hoặc một trong số các thành phần của thuốc. Chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý về thể trạng sức khỏe của bản thân cũng như thông báo chi tiết cho dược sĩ, bác sĩ biết để kê đơn.
1. Lưu ý khi dùng thuốc trị cảm cúm
Khi uống thuốc cảm cúm có thể sẽ bị uống thuốc cảm cúm quá liều dẫn đến uống thuốc cảm bị dị ứng vì vậy cần lưu ý về từng loại thuốc điều trị các triệu chứng khác nhau của cảm cúm như:
1.1. Thuốc giảm đau
Khi cảm cúm đa phần bạn sẽ bị đau đầu, khó chịu vì vậy các loại giảm đau là lựa chọn hàng đầu của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không biết uống thuốc cảm cách nhau mấy tiếng mà chỉ vì đau đầu nhiều, bạn lạm dụng thuốc giảm đau chắc chắn bạn sẽ bị đau dạ dày. Trước hết phải đọc kỹ thành phần thuốc trước khi dùng, bạn có thể sử dụng xem liều lượng của các loại giảm đau đó như thế nào.
1.2. Thuốc thông mũi
Cảm giác nghẹt mũi gây khó chịu thường sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác vì vậy bác sĩ hay kê đơn cho bạn bao gồm cả loại thuốc này. Tuy nhiên, nếu bạn bị cao huyết áp, hãy cho bác sĩ biết vì nhiều loại thuốc thông mũi vì chúng có thể khiến bạn tăng huyết áp.
Bạn có thể dùng các loại thông mũi dạng xịt nhưng hạn chế dùng quá lâu vì dễ bị gặp tình trạng “chai” thuốc. Còn nếu sử dụng thuốc xông mũi lâu hơn có thể gây viêm màng nhầy mạn tính.
Hầu hết đều có các loại thuốc điều trị các triệu chứng khác nhau (Ảnh: Internet)
1.3. Thuốc kháng sinh
Dùng thuốc kháng sinh điều trị cảm cúm là điều bình thường, nhưng cần lưu ý về liều lượng vì dùng quá nhiều kháng sinh sẽ không tốt. Nhiều người u ống thuốc cảm cúm bị sưng mắt là vì không được bác sĩ tư vấn cụ thể về tác dụng của thuốc kháng sinh.
1.4. Có dùng chung thuốc trị cảm cúm được không?
1.5. Dùng thuốc trị cảm cúm cho trẻ em
Trẻ bị cảm cúm cần phải được cha mẹ chăm sóc cẩn thận hơn đặc biệt là khi dùng thuốc. Vì hệ thống miễn dịch của trẻ yếu, uống thuốc cảm bị dị ứng sẽ rất dễ gặp. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi định dùng thuốc cảm cho bé.
Một lưu ý nữa là trẻ dưới 7 tuổi không nên dùng thuốc xông mũi dạng xịt, thay vào đó hay dùng nước muối sinh lý. Nếu trẻ bị cảm nhẹ, cha mẹ cho con xúc miệng nước muối sinh lý hoặc uống chanh nóng với mật ong.
2. Các tình trạng dị ứng thường gặp
2.1. Nổi mề đay
Đây là trạng thái thường gặp nhất và cũng là triệu chứng ban đầu của các loại dị ứng trong đó có dị ứng thuốc. Mề đay nổi sau khi uống thuốc từ 5 -10 phút tùy vào từng loại và do cơ địa của mỗi người. Ban đầu sẽ cảm thấy ngứa, da nổi ban sau đó sưng lên. Nếu bị nặng có thể đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao..
Thông thường triệu chứng nếu bị dị ứng do thuốc cũng sẽ bị ngứa (Ảnh: Internet)
2.2. Các nốt ban đỏ
Cùng tương tự như ngứa và mề đay, ban đỏ xuất hiện sau khi uống thuốc một thời gian ngắn dưới hình dạng sần như sởi, nhỏ như đầu định ghim ở thân và có thể tạo thành mảng.
Tuy nhiên ban đỏ lại có thể tồn tại đến một vài tuần.
2.3. Uống thuốc cảm cúm bị sưng mắt
Dị ứng thuốc có thể khiến mắt sưng đỏ, ngứa, chảy nước hoặc kèm theo tình trạng sưng mí mắt. Cùng với việc gây sưng mắt, mặt, dị ứng thuốc có thể bao gồm các dấu hiệu như: sốt, khó thở, mắt mờ, phát ban, ngứa. Ngoài ra cũng có thể đi kèm uống thuốc cảm bị buồn nôn hay mệt mỏi.
3. Cách xử lý khi dị ứng thuốc
Uống thuốc cảm cúm bị sưng mắt bạn có thể giải quyết tại nhà khi tình trạng không quá nghiêm trọng như chườm đá lạnh nhưng lưu ý không chườm trực tiếp mà ven xung quanh, từ từ. Hoặc bạn có thể chườm nóng nhưng cũng nên cẩn thận một chút một, kiểm tra nhiệt độ bằng tay hoặc má trước khi đưa lên mắt.
Uống thuốc cảm bị buồn nôn cũng là trạng thái hay gặp vì vậy bạn cần nên chuẩn bị tinh thần tốt hơn. Tạm thời dừng uống thuốc và kiểm tra lại các thành phần có trong đó và hỏi lại bác sĩ, dược sĩ vì có thể nhiều loại thuốc có thêm tác dụng phụ là buồn nôn.
Với các trường hợp nặng như khó thở, rối loạn, tiêu hóa, tức ngực, phát ban nhiều… cần phải đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Bản thân người bệnh cũng nên ghi nhớ các loại thuốc từng dị ứng để bác sĩ xem xét và tìm nguyên nhân.
Uống thuốc cảm cúm quá liều cũng dễ gây ra dị ứng, tác dụng phụ vì vậy bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc mà bác sĩ kê đơn đưa ra. Vậy nên uống thuốc cảm cách nhau mấy tiếng? Câu trả lời là tùy vào loại thuốc và lời dặn dò của bác sĩ, tuy nhiên thông thường là từ 4 – 6 tiếng, sau bữa ăn để tránh đau dạ dày.
*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cảm Lạnh Uống Thuốc Gì Và Những Điều Bạn Phải Biết trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!