Cập nhật nội dung chi tiết về Cần Làm Gì Khi Bé Bị Chảy Máu Cam Thường Xuyên mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dùng khăn sạch, mềm dịt mũi bé lại.
Lưu ý: Không nên nghiêng người bé quá mức, không đặt bé nằm ngửa vì máu từ lỗ mũi của bé có thể chảy xuống cổ họng, gây nên vị khó chịu và làm bé bị nôn (trớ). Cũng không nên dùng bông để cầm máu cam, vì khi máu thấm vào bông sẽ làm cục bông tăng thể tích, có thể gây nghẽn ở mũi bé.
Thông thường, hiện tượng chảy máu cam ít nguy hiểm. Các bé dễ bị chảy máu cam trong thời tiết mùa đông, khi không khí trở nên khô và cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của bé vào buổi sáng (do bé chảy máu cam khi ngủ).
Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám:
Chảy máu cam sau khi bé bị ngã hoặc do bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi.
Bé bị mất khá nhiều máu do chảy máu cam. Ngay khi bạn nhận thấy việc cầm máu cho bé không thành công, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
Bé dùng một loại thuốc mới, sau đó bé bị chảy máu cam không ngừng.
Bé chảy máu cam thường xuyên.
Vừa chảy máu cam, bé vừa bị chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi).
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mũi của bé bằng một loại đèn chiếu sáng đặc biệt. Bé có thể được chỉ định nhỏ dung dịch muối, giúp co khít các mạch máu; hoặc bác sĩ sẽ dùng những miếng bông có tẩm thuốc dịt vào mũi, giúp cầm máu.
Nếu bé xuất hiện chấn thương ở đầu hoặc ở mũi, bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương có bị sưng phù hay không. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kết luận về tình trạng xương mũi và xương sọ của bé. Dùng một miếng gạc mát, chườm sống mũi cho bé cũng có tác dụng giúp cầm máu. Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bạn nên đưa bé đi khám.
BS. NGỌC HUÊ, Sức khỏe đời sống
Sưu tầm bởi: www.thaoduocpqa.com.vn
Cách Cầm Máu Khi Bị Chảy Máu Cam Vào Mùa Thu
Nguyên nhân gây chảy máu cam
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây chảy máu mũi. Nhóm một là do những bệnh lý tại mũi gây chảy máu như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm VA… mà nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết lạnh, khô hanh làm mũi quá khô, các mao mạch bị co lại, rất dễ vỡ và có thể gây xuất huyết (chảy máu cam).
Thời tiết thất thường còn ảnh hưởng lớn đến một số bệnh toàn thân như tăng huyết áp, dị ứng, rối loạn vận mạch… làm nứt nẻ niêm mạc hốc mũi gây chảy máu cam. 80% trường hợp chảy máu cam ở phần trước mũi, nơi nhiều mạch máu đi qua, hầu hết là do vỡ mao mạch.
Nhóm hai là do những bệnh lý toàn thân, mà chảy máu mũi chỉ là biểu hiện của bệnh như: Bệnh lý khối u ở mũi, chấn thương, ung thư máu, xuất huyết tiểu cầu, tim mạch…
Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên bác sỹ BV 103, ngoài những nguyên nhân trên, chứng tăng huyết áp, dùng nhiều đồ uống có cồn, ngoáy mũi hoặc dùng một số loại thuốc dị ứng mũi có thể làm khô màng mũi hay bệnh cảm lạnh cũng gây kích ứng niêm mạc mũi, nhất là khi bị cảm trong thời tiết hanh khô, bởi người bệnh phải xì nước mũi nhiều lần cũng gây chảy máu cam. Chảy máu cam tự nhiên lượng ít, có thể tự cầm, nhưng hay tái diễn, thường không có dấu hiệu báo trước và không rõ nguyên nhân. Nếu chảy máu nặng thành dòng kéo dài có thể gây thiếu máu, suy tuần hoàn nếu không được xử lý cấp cứu.
Cách cầm máu khi bị chảy máu cam
Khi thấy trong mũi quá khô và chảy máu cam thì không nên quá lo lắng. Bạn hãy:
– Nếu máu chảy lâu có thể đặt ở gốc mũi viên nước đá bọc trong vải, hơi lạnh sẽ làm co mạch và ngưng chảy máu.
– Với trẻ em, hãy ôm trẻ vào lòng (vì trẻ em thấy máu là sợ), đặt ngồi nghiêng sang một bên để cầm máu (tránh đặt nằm ngửa vì máu dễ chảy xuống họng làm trẻ nôn). Nếu dùng bông gòn, vải cầm máu nhớ khi lấy bông ra phải nhẹ nhàng kẻo cục máu đông bị rút mạnh lại làm chảy máu tiếp.
– Tránh sì mũi mạnh trong vài giờ sau khi đã bị chảy máu.
Khi nào chảy máu cam thì cần đi viện?
Nếu chảy máu cam mà không đau thì chỉ là chảy máu cam thông thường, nguyên nhân có thể do nhiệt và châm cứu sẽ đỡ. Bạn cần đi viện nếu:
– Sau 15 phút không cầm máu được, thì vừa dùng bông hoặc vải sạch ấn sâu vào hốc mũi chảy máu rồi đưa người bệnh tới cơ sở y tế để cầm máu và điều trị.
Trong gia đình có con đang tuổi đi học mẫu giáo, tiểu học, bạn nên dạy cho trẻ cách xử trí khi bị chảy máu cam, để lỡ đang ở lớp học mà bị chảy máu cam trẻ không sợ và bình tĩnh sơ cứu cho bản thân, tránh chảy máu nhiều, nhiễm trùng.
Làm Gì Khi Bé Sơ Sinh Bị Cảm Cúm?
Bệnh cảm cúm có những triệu chứng khá tương đồng với 1 căn bệnh ho hay viêm họng khác nên ch mẹ cần chú ý để nhận biết chính xác nhằm co hướng điều trị đúng đắn. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm thường có những dấu hiệu như sau:
Nghẹt mũi
Sổ mũi: Ban đầu nước mũi trong nhưng càng về sau nước mũi sẽ trở nên đặc hơn và có thể chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
Bé có thể bị sốt nhưng chỉ là sốt nhẹ ( dưới 38 độ)
Ho, hắt hơi
Biếng ăn, bỏ bú
Trong người bứt rứt khó chịu, hay quấy khóc
Ngủ không yên giấc
Đau họng, hay nôn trớ khi ăn
Trẻ mệt mỏi, đau nhức mình mẩy
Bé có thể bị tiêu chảy khi mắc cúm.
Cần làm gì khi bé sơ sinh bị cảm cúm?
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng khá yếu nên khi trẻ bị cúm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách trẻ sẽ rất dễ bị biến chứng viêm phế quản, viêm phổi. Do vậy ngay khi có các triệu chứng đầu tiên cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện khám. Các thuốc kháng sinh thường không có tác dụng với căn bệnh này, do vậy biện pháp chữa trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh là cho trẻ dùng thuốc điều trị triệu chứng kết hợp với các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà.
– Về thuốc chữa bệnh:
Thuốc hạ sốt: Dùng trong trường hợp bé bị sốt từ 38 độ trở lên, acetaminophen là loại thuốc hạ sốt thường được chỉ định cho trẻ sơ sinh.
Thuốc chống nghẹt mũi: Có thể cho trẻ dùng các loại thuốc như Xylometazoline, Oxymetazoline hay Phenylephedrine..
Thuốc trị sổ mũi: Thường là thuốc kháng histamin hoặc thuốc Ipratroium bromide
Ho: Các thuốc giảm ho thường không có hiệu quả đối với căn bệnh này bởi triệu chứng ho do cảm cúm thường xảy ra khi niêm mạc họng bị kích thích bởi dịch từ trên mũi chảy xuống. Do vậy không cần thiết phải chỉ định loại thuốc này cho bé sơ sinh bị cảm cúm.
– Các biện pháp chăm sóc bé tại nhà:
Tăng cữ bú của trẻ: Trẻ cần được bổ sung nhiều chất lỏng khi bị bệnh do vậy mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn ngày thường. Đặc biệt sữa mẹ sẽ giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch để đẩy lùi bệnh cúm.
Làm loãng dịch nhầy trong mũi giúp trẻ dễ thở hơn bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi cho trẻ ngày 3-4 lần.
Lắp máy tạo độ ẩm không khí trong phòng: Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ.
Kẹp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi nhiệt độ của trẻ nhằm có hướng xử lý kịp thời khi bé bị sốt
Thoa dầu khuynh diệp, dầu bạc hà, dầu tràm vào lòng bàn tay bàn chân và ngực của bé trước khi đi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn
Cho bé gối đầu cao hơn một chút trong lúc ngủ , như vậy lỗ mũi sẽ bớt nghẹt hơn.
Phòng ngủ của bé phải yên tĩnh, thoáng mát để bé được nghỉ ngơi và ngủ sâu giấc hơn, nhờ vậy bé sẽ có nhiều sức lực hơn để chiến đấu với bệnh cúm.
Nắm rõ những kiến thức ở trên chắc chắn các mẹ sẽ biết cách phải làm gì khi bé sơ sinh bị cảm cúm? Đây là những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản các bậc phụ huynh có con nhỏ cần biết.
Kiến thức hữu ích cho mẹ:
Bé Bị Tiêu Chảy: Giải Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Tiêu Chảy Cho Bé
Bước sang những ngày cuối tháng 7, trời nắng nóng kèm theo mưa nhiều khiến trẻ thường mắc phải các triệu chứng về đường ruột như rối loạn tiêu hoá hay bé bị tiêu chảy. Để trẻ có sự phát triển ổn định và toàn diện, ba mẹ nên tìm hiểu cách chăm sóc bé bị tiêu chảy để có chế độ phòng bệnh cho trẻ.
Tiêu chảy cấp ở trẻ
Tiêu chảy cấp là tình trạng mà trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần trên mỗi ngày và phân lỏng hơn bình thường. Bé bị tiêu chảy có thể do nguồn thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp do bé dùng thuốc hoặc ngộ độc. Chế độ ăn, cách pha sữa cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ.
Khi bé bị tiêu chảy sẽ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự tăng trưởng cơ thể, nặng hơn có thể gây nguy hại tới tính mạng. Vì vậy, ba mẹ cần tìm cách xử trí kịp thời hoặc tốt nhất nên có kế hoạch phòng bệnh trong những trường hợp thời tiết không ổn định.
Chăm sóc và chữa bé bị tiêu chảy tại nhà
Khi trẻ bị tiêu chảy thường dẫn đến tình trạng mất nước. Bởi vậy việc làm đầu tiên là ba mẹ cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol. Bạn cho trẻ uống từ từ từng muỗng tới khi nào trẻ hết khát. Bạn tiếp tục duy trì chế độ ăn, bú bình thường của trẻ và cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu như cháo thịt nạc, thịt gà nấu hay cà rốt.
Nếu như trẻ sử dụng sữa ngoài mẹ nên tìm hiểu lại nguồn sữa bé sử dụng. Bởi sữa ngoài cũng là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở trẻ. Khi pha sữa cho trẻ mẹ nên pha loãng gấp đôi so với bình thường hằng ngày.
Chữa trị bé bị tiêu chảy bằng phương pháp dân gian
Trứng lá mơ
Trứng kết hợp với lá mơ là phương pháp hữu hiệu mà dân gian ta thường chữa trị cho trẻ bị tiêu chảy. Bạn chuẩn bị khoảng 100g lá mơ tía, một quả trứng gà, một chút muối, hai miếng lá chuối tươi.
Trứng gà lá mơ tốt cho bé bị tiêu chảy
– Rửa sạch lá mơ, ngâm trong nước muối loãng 5 phút rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó thái lá mơ thật nhỏ, cho vào bát và đập một quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối, trộn đều.
– Kiếm 2 miếng lá chuối tươi, bắc chảo lên bếp. Lót một miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗn hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Trở đều hai mặt trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần). Nếu không có lá chuối thì bạn hấp cách thuỷ cũng được nhưng làm như cách trên thì bé dễ ăn hơn vì rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn.
Vỏ măng cụt
Măng cụt không chỉ mang hương vị thơm ngon, dịu ngọt mà vỏ quả măng cụt còn có tác dụng trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Mẹ lấy 10 vỏ măng cụt cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm và cho bé uống mỗi ngày 3 đến 4 chén.
Tuy nhiên, nếu như tình trạng tiêu chảy ở bé kéo dài mẹ nên đưa bé đi khám để điều trị kịp thời. Để phòng bệnh cho trẻ mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại men vi sinh hỗ trợ sự phát triển đường tiêu hoá ở trẻ.
Men vi sinh – Giải pháp số 1 cho bé bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy thường bị mất lớp vi khuẩn có ích bảo vệ đường ruột, vì vậy cần phải bổ sung vi khuẩn có ích để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, độc chất từ thức ăn…
Nếu Bé bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh tốt nhất để có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ hỗ trợ trị tiêu chảy cho bé hiệu quả. Men vi sinh tốt nhất là loại cần phải đáp ứng các yêu cầu như: Chứa 2 thành phần là Probiotics và Prebiotics, được phân lập từ thực phẩm, được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất DUOLAC TM hoặc LAB2PRO
Kết hợp với việc sử dụng men vi sinh ba mẹ nên cung cấp cho mình những kiến thức chuyên sâu hơn về các vấn đề xoay quanh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ, xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lí và tuân thủ bài học quý báu cha ông ta thường căn dặn: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cần Làm Gì Khi Bé Bị Chảy Máu Cam Thường Xuyên trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!