Cập nhật nội dung chi tiết về Có Nên Uống Thuốc Chống Trầm Cảm Khi Mang Thai Không? mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chào bác sĩ! Tôi bị trầm cảm đã 4 năm và đang dùng thuốc chống trầm cảm SSRI theo chỉ định của bác sĩ. Hiện tại tôi đang muốn có con nhưng không biết việc sử dụng thuốc SSRI có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mong bác sĩ tư vấn giúp có nên tiếp tục uống thuốc chống trầm cảm khi mang thai không.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) – Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
⌨ CHAT FACEBOOK
===
Hiện nay, những thông tin nghiên cứu về việc sử dụng thuốc chống trầm cảm khi mang thai chưa có một kết quả thống nhất. Thuốc được dùng phổ biến trong điều trị trầm cảm là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). SSRI bao gồm fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft), citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), fluvoxamine (Luvox) và paroxetin (Paxil). Tuy nhiên dù kết quả như thế nào thì bạn cần cân nhắc cả những rủi ro và lợi ích có thể gặp phải khi dùng và không dùng thuốc chống trầm cảm.
Một lựa chọn khác dành cho người trầm cảm nói chung và phụ nữ mang bầu trầm cảm nói riêng là liệu pháp nhận thức hành vi. Đây là một hình thức điều trị bằng cách nói chuyện, giúp bạn rèn luyện cách suy nghĩ tích cực cũng như giải quyết vấn đề. Đặc biệt, khi áp dụng phương pháp này, bạn có thể giảm liều hoặc rút ngắn thời gian sử dụng thuốc chống trầm cảm xuống một cách đáng kể.
Ngoài ra, biện pháp hỗ trợ điều trị không dùng thuốc như việc tập thể dục, phương pháp chánh niệm cũng là biện pháp hữu hiệu điều trị trầm cảm, phương pháp này có thể kiểm soát bệnh lý trầm cảm.
Đối với câu hỏi của bạn, liệu thuốc SSRI có gây nguy hiểm cho thai nhi hay không. Trên thực tế chưa có công trình nào chứng minh được rằng SSRI có thể gây dị tật thai nhi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy một lượng nhỏ bệnh nhân điều trị bằng SSRI gặp những tác dụng phụ không mong muốn.
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Một nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khá quy mô được công bố năm 2015 cũng đã tiến hành thống kê dữ liệu trên 30.000 trẻ sơ sinh. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã so sánh các loại thuốc mà trẻ sơ sinh khỏe mạnh hoặc bị dị tật bẩm sinh bị ảnh hưởng.
Theo đó, hầu hết các loại thuốc SSRI (kể cả các SSRI phổ biến nhất như sertraline) đều không gắn liền với dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, paroxetine và fluoxetine có trong SSRI có thể gây ra một số nguy cơ sức khỏe đối với thai phụ. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng cho rằng, paroxetin không an toàn nếu như sử dụng khi mang thai.
Hiệp hội Tâm thần Mỹ và Hội sản và phụ khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc khi mắc trầm cảm nặng. Tuy nhiên trong trường hợp trầm cảm từ nhẹ đến trung bình, người bệnh nên ưu tiên áp dụng biện pháp tâm lý trị liệu trầm cảm.
Nếu trong hơn 1 năm trước khi mang thai, bệnh lý trầm cảm của bạn diễn biến nặng hơn, bạn có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lý trong suốt thai kỳ. Trong trường hợp này, nguy cơ sức khỏe của bạn và em bé khi không dùng thuốc lớn hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm.
Tuy nhiên bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám trực tiếp. Chỉ có bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn mới có những lời khuyên cụ thể nhất.
Có Nên Uống Thuốc Ngủ Khi Mang Thai Không?
Có nên uống thuốc ngủ khi mang thai?
Đối với phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc ngủ. Nếu trong trường hợp sử dụng phải có kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, hoặc có sự chỉ định rõ ràng. Thuốc ngủ thường không được chỉ định dùng cho phụ nữ đang mang thai bởi vì gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi sử dụng lâu dài các bà mẹ đang bầu có thể bị nghiện thuốc, bị phụ thuộc vào thuốc gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Những bệnh lý thường gặp khi mang thai
Đa số chị em phụ nữ đang mang thai đều bị mất ngủ ít nhất một lần trong suốt thai kỳ. Giai đoạn đầu thai kỳ và giai đoạn cuối các mẹ bầu thường dễ mắc chứng mất ngủ nhất. Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi về nội tiết tố cũng như tâm sinh lý. Việc này khiến cho các chị em khó vào giấc, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu. Một vài dấu hiệu của bệnh mất ngủ khi mang thai đó là: Khi đến khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn hơn tình trạng này diễn ra ngày một nhiều hơn. Ngoài việc mất ngủ, vào thời gian cuối thai kỳ mẹ bầu còn bị sưng chân, đi tiểu nhiều, hệ tiêu hóa hoạt động giảm năng suất, đau lưng và người thường xuyên cảm thấy nặng nề mệt mỏi. Mất ngủ kéo dài có thể gây ra bệnh trầm cảm ở mẹ bầu và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Trầm cảm chính là hệ quả của việc mất ngủ kéo dài ở mẹ bầu. Sang chấn tâm lý, cộng thêm áp lực suy nghĩ có thể là yếu tố cộng thêm khiến mẹ bầu hay bị trầm cảm kèm theo mất ngủ. Thường các mẹ hay bị trầm cảm sau sinh hơn là khi đang mang thai. Phụ nữ khi đang mang thai hoặc sau sinh tâm lý thường khá nhạy cảm, dễ bị kích động và dễ tổn thương. Do đó gia đình và chồng nên yêu thương quan tâm hơn đến chị em phụ nữ để tránh những hậu quả đáng tiếc. Một vài dấu hiệu của mẹ bầu mắc bệnh trầm cảm đó là:
Hay buồn bã, chán nản.
Xa cách với mọi người.
Không muốn làm việc gì, không thiết tha với điều gì.
Thường mất ngủ về đêm.
Khó vào giấc, trằn trọc.
Người nhà nên quan tâm và chú ý tới người thân đang mang bầu của mình để kịp thời phát hiện ra bệnh và điều trị.
Động kinh ở mức độ nhẹ chỉ là đau đầu, đau bụng, mất ngủ. Thế nhưng động kinh ở mức độ nặng có thể gây ra những cơn động kinh, chân tay co giật, hành động ý thức mất kiểm soát. Thông thường trong thuốc chữa bệnh động kinh thường được kê đơn thêm thuốc ngủ. Đối với phụ nữ đang mang thai mà bị bệnh động kinh cần có sự tư vấn của bác sĩ sao cho an toàn nhất.
Những ảnh hưởng của việc uống thuốc ngủ khi mang thai
Phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng thuốc trong những trường hợp bắt buộc và phải có sự kê đơn của bác sĩ. Những loại thuốc ngủ có thành phần nhóm Barbiturates và Benzodiazepines rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây ra dị tật đặc biệt. Bên cạnh đó, vào thời gian đầu của thai kỳ những ảnh hưởng này để lại hệ quả càng lớn hơn. Trong những tháng tiếp theo sau 3 tháng đầu, thuốc ngủ có thể gây ra suy hô hấp cũng như ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương của trẻ. Hơn thế nữa, thuốc ngủ còn làm giảm chỉ số thông minh của thai nhi, tác động trực tiếp lên quá trình chuyển hóa Bilirubin sau sinh, gây tổn thương não, vàng da nghiêm trọng.
Các loại thuốc thực phẩm chức năng, thuốc thảo dược nói riêng và các loại thuốc nói chung đều không đảm bảo an toàn tuyệt đối với mẹ bầu. Chính vì thế việc dùng thuốc cho bà mẹ đang mang thai là điều cần hạn chế hết mức có thể. Để hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ, nghe tư vấn của bác sĩ cũng như luôn suy nghĩ lạc quan và tích cực.
Gợi ý cách trị mất ngủ cho mẹ đang mang thai
Ngoài phương pháp sử dụng thuốc ngủ, các bà mẹ đang mang thai có thể tham khảo một vài bí quyết trị mất ngủ như sau:
Dùng trà thảo dược, thảo mộc từ thiên nhiên để cải thiện giấc ngủ như trà tâm sen, trà hoa cúc,…Những loại trà này có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, điều hòa tâm lý.
Sắp xếp một chu kỳ ngủ thật khoa học: Thiết lập đồng hồ sinh học giúp cơ thể làm quen và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày vì có thể gây mất ngủ vào ban đêm.
Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là Vitamin B. Phụ nữ đang mang thai nên tránh những thực phẩm gây mất ngủ. Chị em không nên ăn quá no trước khi ngủ vì gây đầy bụng, khó ngủ. Trước khi ngủ nên uống một ly sữa ấm để dễ ngủ hơn và thư giãn.
Thư giãn: Bạn có thể tập một vài thói quen tốt cho sức khỏe bản thân cũng như thai nhi ví dụ đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, ngâm chân trước khi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng, ngồi thiền hoặc yoga. Những thói quen tốt này sẽ giúp mẹ bầu thư giãn hiệu quả, hơn thế nữa còn giúp giảm sự nặng nề đau đớn trong thời gian thai kỳ.
Không gian ngủ: Cần có một không gian ngủ sạch sẽ, thoải mái và yên tĩnh. Các mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái để thoải mái trong thời gian thai kỳ, cũng như đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Như vậy có thể thấy rằng chúng ta không nên uống thuốc ngủ khi mang thaivì có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ thêm cho cá mẹ bầu, những chị em đang mang thai.
Lỡ Uống Thuốc Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Đầu Có Sao Không?
Sử dụng thuốc trong thai kỳ cần hết sức thận trọng nhất là 3 tháng đầu. Mặc dù vậy nếu lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang thai tháng đầu tiên liệu có sao không? Chị em phải xử lý thế nào trong những trường hợp như thế này?
Uống thuốc cảm cúm khi mang thai tháng đầu tiên có sao không?
Thông thường khi mang thai chị em rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, ho,.. vì lúc này hormone thay đổi, hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Vì vậy phải dùng thuốc để điều trị nhưng liệu dùng thuốc trị cảm cúm khi mang thai có ảnh hưởng gì không ?
Theo các chuyên gia, 3 tháng đầu đời là giai đoạn quyết định đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành các cơ quan như não bộ, hệ tuần hoàn, xương sống, hệ thần kinh, dạ dày, mắt, miệng,…
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nhiều người lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang thai tháng đầu tiên cũng không nên quá lo lắng. Hãy tìm hiểu kỹ loại thuốc mình dùng và đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Để hiểu hơn về việc uống thuốc tây khi mang thai, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phân loại thuốc thành 5 nhóm là A, B, C, D, X theo mức độ rủi mà chúng gây ra cho thai nhi từ thấp đến cao. Trong đó, A là nhóm không gây hại cho thai nhi và X là nhóm có độc tính cao nhất, gây ra hậu quả nghiêm trọng khi bà bầu sử dụng.
Do đó, tùy thuộc vào liều lượng, độc tính và thời gian sử dụng thuốc mà uống thuốc cảm cúm có gây huy hiểm cho thai nhi hay không .
Cần làm gì khi lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang thai tháng đầu tiên
Khi rơi vào trường hợp lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang thai các mẹ cần giữ bình tĩnh, tránh hoang mang lo sợ vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ nên nhớ rằng không phải bất kì loại thuốc tây nào cũng gây nguy hiểm, dị tật cho sự phát triển của em bé.
Cách tốt nhất là giữ lại vỏ thuốc, nhớ thời gian uống và liều lượng dùng như thế nào. Hãy đến các cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm, siêu âm và nghe tư vấn mức độ ảnh hưởng từ bác sĩ. Cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hiện nay trên thị trường có một vài loại thuốc chuyên dùng để trị cảm cúm cho phụ nữ có thai. Vì vậy uống thuốc cảm cúm khi mang thai tháng đầu tiên sẽ an toàn cho sức khỏe thai nhi. Một số loại thuốc có thể kể đến như sau:
Acetaminophen: thuốc chỉ định dành riêng điều trị cảm cúm cho bà bầu.
Pseudoepherin: thuốc trị ngạt mũi dành riêng cho mẹ bầu từ tháng thứ 3 trở đi
Chlorpheniramin: kháng sinh liều thấp cho phụ nữ mang thai.
Một số loại thuốc trị cảm cúm mẹ bầu nên tránh
Việc sử dụng thuốc trị cảm liều lượng cao cho phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của trẻ.
Aspirin: thuốc dễ gây xuất huyết ở phụ nữ mang thai
Nhóm thuốc Tamiflu, Flumadine, Symmetrel, Relenza: có nguy cơ gây dị tật ở thai nhi.
Guaifenesin: thành phần có tác dụng long đờm nhưng chưa được kiểm chứng an toàn cho phụ nữ mang thai
Ibuprofen: chưa có nghiên cứu chỉ ra mức độ ảnh hưởng đến thai nhi.
Trẻ Em Có Nên Dùng Thuốc Chống Trầm Cảm Không?,Cai Nghiện Ma Túy
Mặc dù các thuốc chống trầm cảm tỏ ra hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm và lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên nhưng cần sử dụng thận trọng và theo dõi sát để đảm bảo không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tác dụng phụ nghiêm trọng và được cảnh báo nhiều nhấtnhất có thể xảy ra đối với việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ở người dưới 25 tuổi là thuốc có thể làm mất đi hoặc gây ra ý tưởng và / hoặchành vi tự sát.
Tác dụng phụ này rất hiếm gặp và chỉ xảy ra ở một số rất ít trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng khá nghiêm trọng tới mức CụcQuản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đưa ra cảnh báo đối với tất cả các loại thuốc chống trầm cảm theo đơn. Ngoài ra, bản chất bệnh cảnh trầm cảm có thể gây ra ý tưởng và /hoặc hành vi tự sát, đây là lý do mà bác sĩ vẫn cần phải kê đơn thuốc chống trầm cảm đối với trầm cảm mức độ vừa hoặc nặng. Lợi ích của việc sử dụng thuốc chống trầm cảm thường lớn hơncác vấn đề tác dụng phụ vì chúng có thể cực kỳ hữu ích trong cải thiện tâm trạngtrầm cảm và giảm lo âu.
Trước khi quyết định cho trẻ em dùng thuốc chống trầm cảm, tốt nhất nên kiểm tra tổng thể để loại trừ bất kỳ nguyên nhânnào gây ra trầm cảm hoặc lo âu. Nếu đã khám kỹ về thể chất rồi, bước tiếp theolà đánh giá về tâm thần của bác sĩ chuyên khoa tâm thần nhi, bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc nhà tâm lý học. Tốt nhấtlà bác sĩ chuyên về sức khoẻ tâm thần ở trẻ em.
Việc đánh giá này bao gồm các thông tin về lịch sử gia đình, những đặc điểm hành vi mà bạn nhận thấy ở con mình và bất kỳyếu tố nguy cơ nào có thể làm cho mình đau đớn. Hiểu được tất cả những vấn đề này sẽ giúp bạn và chuyên gia về sức khoẻ tâm thần quyết định phương án điều trị tốt nhất cho con bạn, có thể phải kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc không dùng thuốc.
Có hai loại thuốc chống trầm cảm mà FDA chấp thuận cho trẻ em và thanh thiếu niên để điều trị chứng trầm cảm: Prozac (fluoxetine) cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên và Lexapro (escitalopram) cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Ngoài ra, Zoloft (sertraline), Luvox (fluvoxamine) và Anafranil (clomipramine) đã được chấp thuận cùng với Prozac để điều trị bệnh rốiloạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
Không phải là chỉ những thuốc FDA chấp thuận thì bác sĩ mới kê đơn, đặc biệt đối với những trẻ lớn. Các bác sĩ thường kê đơn các thuốc chống trầm cảm khác cho trẻ em và thiếu niên mà không nhất thiết phải có sự chấp thuận của FDA vì thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả và khá an toàn. Nhớ đọc hướng dẫn sử dụng thuốc cùng với thuốc chống trầm cảm để tìm hiểu thêm thông tin, chẳng hạn như nguy cơ, và cảnh báo về tác dụng phụ.
Nếu bạn và bác sĩ quyết định rằng thuốc chống trầm cảm là cần thiết, trẻ sẽ bắt đầu với liều thấp nhất. Khi với liều thấp không thấy cải thiện triệu chứng thì mới điều chỉnh tăng liều. Y tưởng và / hoặc hành vi tự sát thường có nguy cơ xuất hiện nhiều nhất trong những tháng đầu dùng thuốc chống trầm cảm, cũng khi mới tăng hoặc giảm liều. Do đó hãy đặc biệt quan sát hành vi của trẻ tại những thời điểm này.
Bác sĩ chuyên khoa về sức khoẻ tâm thần cũng sẽ theo dõi sát sao vào giai đoạn ban đầu.
Dấu hiệu cảnh báo về ý nghĩ tự sát có thể không rõ ràng, đó là lý do tại sao bạn cần phải theo dõi con mình chặt chẽ khi bé bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm hoặc khi bạn thay đổi liều lượng thuốc. Các dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm:
* Trở nên ngày càng buồn
* Cơn hoảng sợ
* Nói về cái chết
* Trở nên lo lắng hoặc lo lắng hơn trước
* Bồn chồn và kích thích
* Xuất hiện rắc rối tại trường học hoặctrục trặc trong mối quan hệ với bạn bè hoặc anh chị em ruột
* Ngày càng thu rút, cô lập bản thân
* Tự làm đau hoặc huỷ hoại bản thân
* Nói nhiều hoặc vận động nhiều hơn
*Trở nên bạo lực, hung hăng
Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào trênđây, đặc biệt rõ rệt hơn hoặc tồi tệ hơn trước đây, hãy thông báo cho bác sĩ hoặcđưa con đi khám càng sớm càng tốt.
Nhìn chung, thuốc chống trầm cảm an toàn và có hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm và lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt khi kết hợp với liệu pháp tâm lý. Cũng nên nhớ rằng sử dụng thuốc chống trầm cảm thường là tạm thời và có thể chỉ cần dùng trong thời gian ngắn. Nếu trẻ bị trầm cảm nhẹ, liệu pháp tâm lý đơn độc có thể giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu trầm cảm mức độ nặng hoặc không đáp ứng với liệu pháp tâmlý, thuốc chống trầm cảm có thể giúp trẻ đạt được chất lượng sống tốt nhất. Nếu bạn có thắc mắc và câu hỏi về vấn đề này, đừng ngần ngại chia sẻ với chuyên giavề sức khoẻ tâm thần.
28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 – 0916316 028
Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Nên Uống Thuốc Chống Trầm Cảm Khi Mang Thai Không? trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!