Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Bị Dị Ứng Thuốc Tại Nhà mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dị ứng thuốc nếu không được chữa trị sớm và đúng cách có thể khiến bệnh nhân gặp phải nguy hiểm, đe dọa đến cả tình mạng. Vậy dị ứng thuốc là gì? Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin về vấn đề này thông qua bài viết sau đây.1. Dị ứng thuốc là gì? Ai có nguy cơ bị dị ứng thuốc?
Sử dụng các loại thuốc tây để điều trị bệnh là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi chúng có ưu điểm là tiện lợi, đem lại tác dụng mau chóng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thuốc tây lại trở thành “con dao hai lưỡi”. Nếu dùng không đúng cách hoặc lựa chọn sai thuốc, nó có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của người dùng. Trong đó, nhiều trường hợp bị dị ứng thuốc. Tuy nhiên, đây lại là một khái niệm khá mơ hồ, do đó nhiều người vẫn chưa rõ liệu dị ứng thuốc là gì.
Thực chất, dị ứng thuốc còn được gọi là tình trạng mẫn cảm với thuốc. Nó là một phản ứng có hại cho cơ thể, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các loại thuốc đang dùng và đang cố gắng để chống lại các loại thuốc này. Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt dị ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc. Vì tác dụng phụ của thuốc là các vấn đề không mong muốn do thuốc gây ra và có thể gặp phải ở bất cứ bệnh nhân nào. Trong khi đó, dị ứng thuốc chỉ xảy ra ở một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm đặc biệt.
Đã từng bị dị ứng với thuốc hoặc các chất khác như dị ứng thực phẩm.
Có cha mẹ hoặc những người thân khác trong đình bị dị ứng.
Tăng sự tiếp xúc với các loại thuốc đã từng bị dị ứng
Các triệu chứng dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc được chia thành 2 dạng, bao gồm: Dị ứng “tức thời” và dị ứng “chậm”. Tùy vào mức độ phản ứng nhanh hay chậm mà các biểu hiện dị ứng thuốc cũng xảy ra ở những mức độ khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Đối với dị ứng “tức thời”
Đây được cho là loại dị ứng nghiêm trọng, bởi những biểu hiện của nó khởi phát và diễn tiến nhanh. Các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi uống thuốc khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn. Tình trạng này thường xảy ra khi bệnh nhân sử dụng các loại thuốc trước đó đã dùng mà không gây ra triệu chứng gì. Lúc này, bệnh nhân thường có các biểu hiện như sau:
Ngứa, nổi mẩn đỏ và phát ban trên da
Có cảm giác đỏ bừng do quá trình da chuyển từ màu đỏ sang nóng.
Tay, chân, cổ họng và mặt sưng phù.
Buồn nôn và nôn, đau bụng
Choáng váng
Đau họng, khàn giọng
Thở khò khè hoặc khó thở
Mẫn cảm với ánh sáng
Mạch nhanh, tim đập loạn
Dị ứng “tức thời” được xem là loại dị ứng nghiêm trọng do nó có thể trở nên nặng nề hơn khi người bệnh vẫn cứ tiếp tục sử dụng thuốc. Lúc này, bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ và đe dọa đến tính mạng.
2. Dị ứng “chậm”
So với dị ứng “tức thời”, dị ứng “chậm” thường diễn ra phổ biến hơn. Các biểu hiện dị ứng thường xảy ra sau khi uống thuốc khoảng vài ngày và thường không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Lúc này, bệnh nhân có thể bị phát da, tình trạng này có thể lan đến nhiều vùng khác nhau, đôi khi kèm theo cảm giác ngứa hoặc không. Dị ứng “chậm” hiếm khi gây ra các triệu chứng như khó thở, sưng, nghẹt họng hoặc những biểu hiện khác như ở dị ứng “tức thời”. Do đó, nó cũng sẽ ít gây nên các biểu hiện trầm trọng hoặc làm ảnh hưởng đến các cơ quan ngoài da khác.
Nếu trong gia đình không may có người bị dị ứng thuốc, hãy liên hệ ngay lập tức với các cơ sở y tế gần nhất khi thấy có các dấu hiệu sau:
Khó thở, hơi thở khò khè
Ngất xỉu
Đau thắt vùng ngực
Môi, lưỡi, cổ họng bị sưng
Xuất hiện các biểu hiện khác của tình trạng sốc phản vệ
Tiếp theo, áp dụng các cách chữa dị ứng thuốc tại nhà sau đây:
Ngừng dùng các loại thuốc nghi ngờ hoặc trực tiếp gây dị ứng cho bệnh nhân
Tiêm thuốc epinephrine tự động vào vị trí bắp thịt đùi phía ngoài. Trong trường hợp cần thiết, có thể tiêm xuyên qua quần áo.
Cách xử lý dị ứng thuốc cần thực hiện tiếp theo là để bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, chân cao hơn đầu. Nếu bị nôn hoặc ói, hãy đổi tư thế cho bệnh nhân sang nằm nghiêng, không để người bệnh ngồi hoặc đứng.
Không để bệnh nhân một mình mà luôn phải có người túc trực bên cạnh.
Sau khi đã tiêm epinephrine liều thứ nhất mà các triệu chứng trên không thuyên giảm, có thể tiêm epinephrine liều thứ 2. Lần tiêm thứ 2 cách lần thứ nhất khoảng 5 phút.
Cách chữa trị dị ứng thuốc tại nhà chỉ đóng vai trò sơ cứu nhằm kéo dài thời gian trong khi chờ sự cấp cứu của các nhân viên y tế. Do đó, hãy đảm bảo đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt để nhận được sự cấp cứu từ bác sĩ. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị như sau:
Đầu tiên, tuyệt đối không được để bệnh nhân tiếp xúc với các loại thuốc chữa và phòng bệnh đã hoặc có khả năng gây dị ứng.
Chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng histamin anti H1 thế hệ 2 như fexofenadin, cetirizin, loratadin, astemisol… Đối với những người bị dị ứng nặng, có thể kết hợp với các loại thuốc corticoid, chẳng hạn như methylprednisolon, prednisolon dạng tiêm truyền. Ngoài ra, những loại thuốc được dùng để điều trị triệu chứng cũng sẽ được chỉ định.
Bù nước, điện giải, sử dụng các loại thuốc lợi tiểu cũng là cách xử lý khi bị dị ứng thuốc có thể được áp dụng. Trường hợp bị bội nhiễm có thể cho dùng thêm cả kháng sinh. Nhưng các loại thuốc được dùng cần phải đảm bảo an toàn, đáp ứng được mục đích điều trị.
Một vài biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc
Để hạn chế được tình trạng dị ứng thuốc, hãy tham khảo và thực hiện theo một số biện pháp sau đây:
Khi điều trị bệnh bằng thuốc tây, hãy đảm bảo uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, thời gian chữa trị.
Hạn chế việc tự mua thuốc chữa bệnh tại các hiệu thuốc khi không có đơn thuốc hoặc sự tư vấn từ bác sĩ.
Trước khi sử dụng cần kiểm tra chất lượng thuốc, khai thác kỹ các thông tin về tiền sử dị ứng. Đồng thời, test mức độ dị ứng bằng các loại thiết bị chuyên biệt tại bệnh viện.
Nếu là người có cơ địa nhạy cảm, nên chuẩn bị một ống tiêm epinephrine và mang theo bên mình để sử dụng khi cần thiết. Điều này sẽ giúp người bệnh tự bảo vệ được bản thân khi không may bị dị ứng.
Không nên sử dụng các thực phẩm hoặc những chất đã từng làm cho cơ thể bị dị ứng để tránh gặp phản ứng nghiêm trọng.
Dị Ứng Tôm Và Cách Xử Lý Ngay Tại Chỗ
Dọc bờ biển trải dài của nước ta là nguồn hải sản vô tận, trong đó tôm là thực phẩm quen thuộc được nhiều người ưu thích nhất hiện nay. Một ngày bạn thường xuyên bị nổi mề đay, mẩn ngứa toàn thân sau khi ăn tôm thì bạn nên nghĩ có thể mình đã bị dị ứng tôm. Đây là nhóm thực phẩm điển hình gây nên hầu hết các trường hợp bị dị ứng thực phẩm hiện nay. Nếu vô tình bạn bị dị ứng tôm hãy xử lý ngay giảm triệu chứng và phòng ngừa sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng có thể xảy ra.
Nguyên nhân vì sao xuất hiện dị ứng tôm
Dị ứng là phản ứng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài cụ thể là ăn tôm. Sau khi ăn không lâu các phản ứng bắt đầu biểu hiện ra ngoài bằng những cơn ngứa bứt dứt, nổi mẩn đỏ kèm theo chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, hạt huyết áp…
Lý do ăn tôm tạo ra phản ứng dị ứng là do trong tôm có chứa nhiều chất đạm lạ ( protein lạ ) khi vào cơ thể khiến cho hệ miễn dịch không nhận dạng được và tạo phản ứng tiêu diệt các chất này gây dị ứng. Các chất đạm lạ này đóng vai trò là các bán nguyên hay kháng nguyên không đầy đủ khi vào cơ thể sẽ phản ứng với các phản ứng dị ứng. Ngoài ra một lý do nữa là do trong hải sản nói chung và tôm nói riêng có chứa nhiều chất histamin, chính chất này khi vào cơ thể cũng tự bạo chất trung gian gây dị ứng ngứa nổi mề đay.
Những yếu tố này đã làm nguy cơ dị ứng tôm cao, người có cơ địa nhạy cảm hoặc ít nhạy cảm đều nên cảnh giác với thực phẩm này. Những người hay bị dị ứng tôm cũng có khả năng gặp phải dị ứng cua, ghẹ, và nhiều loại hải sản khác.
Có 2 loại dị ứng tôm hay gặp đó là dạng phát bệnh nhanh và dạng phát bệnh chậm tùy vào thời gian bùng phát bệnh nhanh hay chậm. Đối với dạng nào thì những biểu hiện của bệnh cũng bắt đầu với những biểu hiện bên ngoài là ngứa ngoài da, xuất hiện nốt đỏ, thường sảy ra ở toàn thân. Trong trường hợp nhẹ để giảm nhanh cơn ngứa người bị dị ứng tôm có thể tận dụng ngay 3 cách đơn giản như sau:
1. Áp dụng mật ong trị dị ứng tôm
Mật ong như là một chất kháng sinh chống nhiễm khuẩn và có khả năng làm dịu giảm kích ứng ngoài da tốt. Khi cơ thể bị dị ứng tôm với các biểu hiện như trên thì người bị dị ứng tôm nên pha 1 ly nước ấm với 2 thìa mật ong để uống nhằm trung hòa đường ruột, cải thiện bệnh dị ứng từ bên trong cơ thể. Sau 4 giờ nếu vẫn còn ngứa, nổi mẩn thì có thể uống thêm 1 ly nước mật ong nữa giúp thanh lọc trị bệnh.
2. Áp dụng nước chanh trị dị ứng tôm
Nước chanh giàu vitamin C và môi trường acid khi vào cơ thể ngoài việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể lại giúp thanh lọc, mát gan, đào thải chất độc giúp thuyên giảm các triệu chứng dị ứng tôm ngay tức khắc. Uống 1 ly nước chanh sau khi phát hiện dấu hiệu bệnh dị ứng tôm thì khoảng 30 phút sẽ thấy giảm ngứa và nổi mẩn đỏ.
Dị Ứng Lông Mèo Và Cách Xử Lý Đơn Giản
Việc thường xuyên cưng nựng những chú mèo đáng yếu có thể làm bạn phải đối mặt với các biểu hiện của dị ứng da, cụ thể ở đây là dị ứng lông mèo. Thực ra bệnh này cũng không quá nguy hiểm nếu bạn biết hướng điều trị. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách xử lý đơn giản nhất khi bị dị ứng lông mèo.
Tại sao lại dễ bị dị ứng lông mèo?
Khi bị dị ứng lông mèo, chúng ta có thể gặp rất nhiều biểu hiện của bệnh dị ứng da thông thường. Cụ thể khi mắc bệnh này trên da sẽ xuất hiện những mảng mề đay, kèm theo đó là ho, chảy nước mắt, nước mũi hoặc gây viêm kết mạc mắt, ngứa mắt. Với những bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, khi bị dị ứng lông mèo có thể bộc phát cơn hen cấp tính gây khó thở, tức ngực, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Trong nước bọt của mèo có chứa một loại enzym có khả năng kích thích phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc. Mà mèo lại hay quá thói quen liếm lông làm cho nước bọt dính vào cơ thể mèo. Nếu chúng ta vuốt ve, cưng nựng thì các enzyme này sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Mèo là loài vật di chuyển khá nhanh, hiếu động nên thường dễ bị vi khuẩn, ký sinh trùng đeo bám. Đồng thời lông mèo hay bị rụng và nhẹ nên rất dễ phát tán các loại vi khuẩn gây bệnh ra khắp nơi.
Một số người có cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với enzym hoặc vi khuẩn trên lông mèo là đã xuất hiện dấu hiệu dị ứng.
Cách xử lý khi dị ứng lông mèo đơn giản nhất
Có khá nhiều người chủ quan trước những biểu hiện của dị ứng lông mèo, thậm chí vẫn tiếp tục ôm ấp cưng nựng những con vật nuôi này như bình thường. Điều này khá nguy hiểm vì khi những biểu hiện dị ứng càng nặng sẽ càng gây phù nề, khó thở thậm chí sốc phản vệ. Chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp điều trị mà bạn nên áp dụng như sau:
1/ Sử dụng thuốc trị dị ứng
Đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám da liễu để các bác sĩ tiến hành các biện pháp điều trị. Sau khi kiểm tra, biết được tình trạng bệnh của bệnh nhân, các bác sĩ tư vấn và chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Thông thường để điều trị dị ứng lông mèo, bác sĩ hay chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
Thuốc uống: người bệnh sẽ được chỉ định uống các loại kháng sinh như Chlopheniramin, Claritine… Bên cạnh đó còn chỉ định một số loại thuốc chống dị ứng không gây buồn ngủ như: Cetirizine, Loratadine, Fexofenadine,…
Thuốc bôi cũng được sử dụng để điều trị các biểu hiện dị ứng bên ngoài da. Thông thường hay sử dụng các loại thuốc như: dung dịch Calamine, Mentol 1%, corticoid dạng bôi…
Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo những chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Việc sử dụng thuốc Tây y thường ẩn chứa nhiều nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Chẳng hạn khi dùng qua nhiều thuốc chứa corticoid sẽ dễ dẫn đến mỏng da, teo da…
2/ Vệ sinh cho mèo mỗi tuần
Các bụi bẩn và enzym tích tụ trên lông mèo chính là nguyên nhân khiến cho da của chúng ta bị dị ứng. Vì vậy bạn cần phải thường xuyên vệ sinh cho mèo để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, hạn chế được nguy cơ tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Bạn nên sử dụng dầu tắm chuyên dùng cho mèo để vệ sinh thì sẽ cho kết quả tốt hơn.
Dị Ứng Lông Mèo: Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
Dị ứng lông mèo gây ra các triệu chứng như hen suyễn, khó thở, thở khò khè… khiến người bệnh mệt mỏi, khó tập trung làm việc, tác động xấu tới sức khỏe. Đặc biệt, chứng bệnh này kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
Tại sao bị dị ứng lông mèo?
Dị ứng là bệnh lý thường gặp ở nhiều người đặc biệt với chứng dị ứng lông lông đông vật như lông mèo. Trong đó số ca bệnh dị ứng với lông mèo luôn ở mức cao.
Theo nghiên cứu, dị ứng lông mèo ở Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh lên đến khoảng 7%. Con số này ở Việt Nam lớn gấp đôi so với số người bị dị ứng lông chó. Trong khi đó ở Mỹ tỷ lệ bị dị ứng với vật nuôi này là 10%.
Nguyên nhân gây dị ứng lông mèo là do protein xuất hiện trong da chết, lông và cả nước bọt của mèo kích thích đến hệ thống miễn dịch của người.
Các loại protein này khi xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch cho rằng đây là những tác nhân gây độc nên tiết ra các chất để phản kháng, gây ra tình trạng dị ứng lông mèo đối với người.
Nguyên nhân của việc dị ứng một phần cũng do sự di truyền gây ra. Theo các chuyên gia bác sĩ cho biết những người sống trong gia đình mà trước đây đã từng có người dị ứng bởi lông mèo rồi thì nguy cơ mắc lại là khá cao.
Ngoài ra, vẫn còn một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng dị ứng này. Loài mèo thường di chuyển chạy nhảy rất nhiều nơi. Chúng mang theo các vật vướng mắc trên lông hoặc mùi hương từ đâu đó. Những thành phần lạ trên lông mèo có thể là dị nguyên, làm khởi phát dị ứng ở người.
Triệu chứng dị ứng lông mèo thường gặp
Dị ứng với lông mèo thường xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng dễ gặp đó là:
Dấu hiệu ở mũi: Khi bị dị ứng lông mèo, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng ở đường hô hấp như nghẹt thở, khó thở, chảy nước mũi,…
Dấu hiệu ở mắt: Chảy nước mắt, ngứa hoặc dấu hiệu mắt đỏ. Đôi khi người bị dị ứng với lông mèo còn có dấu hiệu xuất hiện những vùng bị sưng xung quanh mắt.
Dấu hiệu ở cổ họng: Bạn bị ho thường xuyên và liên tục trong nhiều ngày, ngứa cổ họng khó chịu.
Dấu hiệu dị ứng lông chó ở mặt: Người bệnh có cảm giác bị đau và áp lực lớn, có quầng xanh ở mặt.
Ngoài những dấu hiệu thường thấy kể trên thì thực tế người bị dị ứng nặng lại biểu hiện ở các dấu hiệu hen suyễn nhiều. Cụ thể những dấu hiệu hen suyễn như:
Thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ lúc đêm, người thường mệt mỏi mỗi sáng dậy.
Người dị ứng thường đau tức ngực, khó thở.
Ngứa ngáy, nổi mụn thành các mảng nhỏ trên da mặt hoặc khắp cơ thể.
Dị ứng lông mèo có nguy hiểm không?
Hít phải lông mèo trong trường hợp dị ứng khiến bạn gặp những vấn đề tương đối khó chịu. Người bệnh bị dị ứng với lông mèo có thể gặp những vấn đề về sức khỏe như:
Lông mèo xâm nhập vào bên trong sẽ gây nên tình trạng sưng, ngứa đường hô hấp, kích ứng, viêm tại niêm mạc hô hấp. Người bệnh có thể bị viêm họng, viêm thanh phế quản, ho mãn tính…
Đối với những trẻ có tiền sử bị dị ứng thì việc hít phải lông động vật như lông mèo sẽ kích thích các cơn hen suyễn, hen phế quản, khó thở, khò khè.
Tình trạng nặng hoặc hít quá nhiều lông mèo sẽ dẫn đến tức ngực, không thở được ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Nếu gặp tình trạng này thì việc đầu tiên các phụ huynh và người thân nên đưa bé đến gặp bác sĩ để chữa trị để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Trong trường hợp dị ứng lông mèo nặng nề, người bệnh có thể bị sốc phản vệ. Tình trạng này khiến bệnh nhân khó thở, giảm huyết áp, tim đập loạn, hoa mắt, sưng hầu họng, phù mạch…
Nếu không cấp cứu sớm, bệnh nhân có thể bị đe dọa về tính mạng.
Đặc biệt, dị ứng lông méo có thể gây ra hậu quả về các bệnh do nhiễm trùng hoặc ấu trùng. Trong lông mèo chứa vi khuẩn nguy hiểm như sán dải dài tới 6mm.
Loại vi khuẩn này chung sống trong cơ thể khiến người hít phải lông mèo bị đau bụng, tiêu chảy, rối loạn… Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh phát triển nặng sẽ rất nguy hiểm.
Do vậy các bạn không nên chủ quan khi thấy có dấu hiệu dị ứng mà cần chủ động lựa chọn phương pháp điều trị dứt điểm.
Làm gì khi bị dị ứng lông mèo để bảo vệ sức khỏe?
Cách chữa dị ứng lông mèo tại nhà
Chữa trị dị ứng lông mèo tại nhà bằng nước muối
Nước muối loãng có tác dụng làm sạch, loại bỏ dịch nhày và dị nguyên đường thở. Nhờ vậy người bệnh dễ thở hơn và bớt kích ứng ở mũi. Nếu bị dị ứng lông mèo hãy rửa sạch mũi bằng nước muối loãng.
Người bị dị ứng có thể tự mình thực hiện hoặc nhờ người khác (trong trường hợp trẻ nhỏ…).
Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi từ 2 – 3 lần mỗi ngày, tình trạng bị chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi sẽ giảm đi đáng kể.
Sử dụng thảo dược tự nhiên
Để điều trị tại nhà các triệu chứng hắt xì hơi, chảy nước mũi, ngứa ngáy mũi bạn có thể sử dụng các loại nước thảo dược vừa lành tính vừa hiệu quả.
Một số loại nước thảo dược được bác sĩ khuyên dùng khi điều trị dị ứng tại nhà có thể kể đến là:
Nước trà hoa cúc giúp thanh độc, giải nhiệt và công hiệu chữa trị các bệnh dị ứng vật nuôi chó hoặc mèo.
Uống nước gừng ấm, vào sáng sớm, trưa, tránh uống trước khi đi ngủ vì gừng có tính nóng rất cao.
Trà bạc hà, sử dụng trà bạc hà để làm mát cơ thể hơn.
Nước húng quế uống mỗi ngày.
Điều trị dị ứng bằng thuốc Tây y
Thuốc kháng sinh histamin: Ức chế quá trình sản sinh histamin – chất gây viêm, dị ứng trong. Các thuốc kháng histamin thường dùng như fexofenadine, diphenhydramine,….
Thuốc thông mũi: Có tác dụng giúp làm thông thoáng khoang mũi giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, do dị ứng gây ra.
Thuốc xịt mũi: Giúp hỗ trợ điều trị bệnh giảm các triệu chứng khó chịu ở đường hô hấp tại mũi. Thuốc thường dùng như Triamcinolone, Budesonide, Flnomasone,…
Chất ức chế: Loại này cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ đó là thuốc Montelukast (Singulair)
Khi sử dụng thuốc Tây người bệnh cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ. Bởi vì, thuốc tây dễ gây những tác dụng phụ, dễ tương tác với nhau gây nguy hiểm.
Cách phòng ngừa dị ứng lông mèo hiệu quả
Để phòng tránh dị ứng do lông mèo, người bệnh nên chủ động phòng ngừa theo những biện pháp sau đây:
Tránh tiếp xúc với mèo: Nếu bị dị ứng với lông mèo, người bệnh nên tránh nuôi mèo, không ôm hôn chúng. Người không bị dị ứng cũng được khuyến cáo không nên ôm hôn mèo. Bởi vì lông mèo có thể ẩn chứa những nguy cơ gây nên hen suyễn, suy giảm hô hấp…
Giữ không gian sống sạch sẽ không còn lông mèo: Nếu gia đình bạn đang có một chú mèo thì cần vệ sinh sạch sẽ lông mèo thường xuyên. Các vị trí cần giữ sạch lông mèo như đồ dùng cá nhân. Ngoài ra không khí, chăn ga, sofa, bàn ghế, chén bát cũng tuyệt đối không để lại những dấu hiệu lông mèo ở đó….
Trong trường hợp sở hữu một chú mèo, bạn nên dọn loại bỏ lông mèo trong không gian sống thường xuyên. Một số gợi ý cho bạn để làm sạch lông mèo hiệu quả là:
Dùng băng dính: Bạn có thể sử dụng các miếng băng dính nhỏ rồi dán lên các vị trí mèo đã đi qua. Mỗi miếng nên sử dụng để dính một, hai vị trí, sau đó hãy đổi miếng băng dính khác. Làm liên tục như vậy cho đến khi hết các vị trí mèo đã đi qua.
Dùng bóng: Trình tự làm trước tiên là thổi những quả bóng căng phồng lên. Sau đó bạn để chúng áp vào bề mặt đồ vật. Làm như thế những chiếc lông mèo bay trong không khí sẽ bám lấy quả bóng.
Dùng miếng dính quần áo: Sử dụng miếng dính quần áo tương tự như dùng băng dính để vệ sinh lông mèo.Dùng nước xả vải: Lấy một miếng khăn nhỏ, thấm nước xả vải. Tiếp tục bạn đem chúng chà nhẹ lên chăn, ga, gối đệm.
Dùng miếng bọt biển: Bạn hãy thấm ẩm rồi chà nhẹ lên các vị trí cần dọn dẹp lông mèo. Đến vị trí khác bạn hãy giặt qua chúng một lần. Đây cũng là một phương pháp hiệu quả mà bạn cũng có thể áp dụng.
Dị ứng lông mèo tưởng chừng không gây nhiều ảnh hưởng, tuy nhiên thực chất tình trạng này tác động không nhỏ tới sinh hoạt, chất lượng công việc và sức khỏe người bệnh. Do vậy, các bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động phòng ngừa, chữa trị khi nghi ngờ mắc bệnh.
Tin khác
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Bị Dị Ứng Thuốc Tại Nhà trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!