Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Điều Trị Bệnh Cao Huyết Áp # Top 8 Like | Missvnuk.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Điều Trị Bệnh Cao Huyết Áp # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Điều Trị Bệnh Cao Huyết Áp mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg

Nguyên nhân bệnh cao huyết áp

Có thể chia nguyên nhân tăng huyết áp ra làm 2 loại:

Tăng huyết áp thứ phát: (hay tăng huyết áp triệu chứng):

Là tăng huyết áp do các bệnh lý khác như:

– Bệnh thận: Viêm cầu thận, bệnh mạch máu thận, thận đa nang, sỏi thận, lao thận,…

– Bệnh lý tuyến nội tuyết: u tuỷ thượng thận, u vỏ thượng thận, cướng giáp,cường yên,…

– Nguyên nhân khác: hẹp eo động mạch chủ: gây tăng huyết áp chi trên, hở van động mạch chủ gây tăng huyết áp tâm thu, thai nghén…

– Do một số thuốc: cam thảo, thuốc tránh thai…

Thường gặp ở người trẻ tuổi

Điều trị bệnh tăng huyết áp

Thuốc lợi tiểu: làm giảm khối lượng tuần hoàn nên làm huyết áp giảm: Hypothiazide, furosemide, spironolactone…

Thuốc chẹn Beta giao cảm: làm giảm sức bóp cơ tim, giảm nhịp tim nên làm hạ huyết áp như Propanolol, Atenolol…

Thuốc ức chế canxi: làm giãn mạch do đó làm giảm huyết áp: Adalat

(Nifedipin), Amlodipin…

Thuốc ức chế men chuyển: (ức chế tạo thành angiotensin II) làm giãn mạch, giảm hấp thu muối, nước làm giảm thể tích tuần hoàn: Benalapril, Captopril,…

Bước 1:

– Người < 45 tuổi: thuốc chẹn Beta giao cảm hoặc ức chế men chuyển

Nếu đã đáp ứng giữ liều đã dùng. Nếu không xuống thì tăng liều thuốc. Nếu vẫn không xuống thì chuyển sang bước 2.

Bước 2:

– Phối hợp lợi tiểu và chẹn Beta hoặc ức chế men chuyển.

Nếu đáp ứng thì giữ liều đã dùng. Nếu không xuống thì tăng liều thuốc. Nếu vẫn không xuống thì chuyển sang bước 3.

Bước 3:

– Phối hợp lợi tiểu, chẹn Beta và một trong các thuốc: Hydralazin, Aldomet, Clonidin hay Guametidin.

Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Trị Huyết Áp Cao Đúng Cách

Tác dụng của thuốc huyết áp

Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) là một bệnh lý mãn tính, bệnh hình thành khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim.

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều các loại thuốc hạ áp như Coversyl 5mg, Amlor, … Thuốc hạ áp có tá dụng ổn định huyết áp, giảm nguy cơ tăng huyết áp đột ngột, ngăn ngừa tình trạng biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao có thể kể tới như: nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, ảnh hưởng đến thị lực gây mù lòa, đột quỵ não,…

Việc sử dụng thuốc để điều trị tăng huyết áp phải tuân theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Thuốc huyết áp cao nên uống vào lúc nào?

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Ramón C. Hermida, giáo sư tại Đại học Vigo, Tây Ban Nha thực hiện trên 19084 người trưởng thành sử dụng thuốc huyết áp trong thời gian 6 năm. Cho kết quả: Những người thường xuyên uống thuốc huyết áp vào buổi tối trước khi đi ngủ có khả năng kiểm soát huyết áp tốt hơn so với những người uống thuốc hạ áp vào buổi sáng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng thói quen uống thuốc huyết áp trước khi đi ngủ ngoài việc kiểm soát huyết áp tốt hơn còn giúp giảm đáng kể 66% nguy cơ tử vong do tim mạch và 49% nguy cơ do biến cố tim mạch( đau tim, đột quỵ). Cơ chế được giải thích rằng uống thuốc buổi tối có thể được đào thải chậm hơn và có tác dụng kéo dài hơn

Thường thì khi kê đơn thuốc, bác sĩ thường chỉ định uống 1 lần/ngày vào buổi sáng cho thuận tiện. Trên thị trường thuốc huyết áp hiện nay cũng có một số loại thuốc được chỉ định uống 1 lần/ngày, không có tác dụng hạ huyết áp kéo dài trong cả ngày và nếu uống vào buổi sáng thì có thể không thể kiểm soát huyết áp vào buổi tối. Đây chính là yếu tố quan trọng dự báo tử vong và các biến cố tim mạch nặng ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Lợi ích của việc lựa chọn đúng thời điểm uống thuốc huyết áp

Trong dược lực học, thời điểm uống thuốc có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc dựa vào tính dao động có chu kỳ trong ngày của phần xuất thuốc tự do lưu hành, tốc độ các chu trình chuyển hóa và hóa sinh chính, số lượng và định dạng các thụ thể, các đường truyền tín hiệu trong nhân tế bào.

Lựa chọn đúng thời điểm uống thuốc huyết áp

Giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn

Hiện nay, phần lớn thuốc huyết áp có dạng bào chế phóng thích chậm, có tác dụng kéo dài trong khoảng thời gian 24 giờ, bởi vậy, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân uống 1 lần vào buổi sáng. Đối với người khỏe mạnh, huyết áp thường giảm vào ban đêm, nhưng với những bệnh nhân huyết áp cao huyết áp không hoặc giảm ít không đáng kể so với ban ngày. Nếu huyết áp ban đêm không kiểm soát tố, sẽ dễ bị tăng cao vào sáng hôm sau. Bởi vậy, thay đổi việc uống thuốc vào buổi tối cũng giúp kiểm soát áp lực dòng máu ổn định trong khi ngủ tốt hơn.

Giúp giảm nguy cơ tử vong

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người luôn uống thuốc vào ban đêm giảm nguy cơ tử vong do các biến cố về tim hoặc mạch máu 2/3 so với những người có thói quen uống thuốc vào buổi sáng.

Các báo cáo cho biết việc uống thuốc trước khi đi ngủ có thể:

Giảm 44% nguy cơ đau tim;

Giảm 40% nguy cơ tái thông mạch vành (phẫu thuật để mở rộng đường dẫn động mạch);

Nguy cơ suy tim thấp hơn 42%;

Giảm 49% nguy cơ đột quỵ.

Huyết áp khi ngủ cho ta dấu hiệu nhận biết nguy cơ tim mạch, ngay cả khi chỉ số huyết áp ban ngày tăng hoặc bình thường. Việc kiểm soát huyết áp vào ban đêm là cần thiết. Tuy nhiên, kết luận này cho phép đúng đối với những trường hợp tuân thủ thói quen ngủ thông thường: thức giấc vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, không áp dụng đối với trường hợp thường xuyên làm việc vào ban đêm. Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân tăng huyết áp còn đến từ chủng tộc, bởi vậy cần nhiều nghiên cứu hơn cho kết luận này.

Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Thêm nữa, nghiên cứu uống thuốc huyết áp vào buổi tối cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiều đường. Tiểu đường và huyết áp cao có mối quan hệ mật thiết, các hormone như adrenalin và angiotensin đóng vai trò trong diễn tiến của cả hai bệnh huyết áp cao và đái tháo đường loại 2. Chúng thường đi cùng nhau và gây ra nhiều tác hại xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Mức huyết áp ổn định vào thời gian ngủ ban đêm vô cùng có lợi, giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin: Giảm được 61%;

Thuốc chẹn beta: Tỷ lệ này tăng lên 65%;

Nhóm ức chế men chuyển ACE: Có tỷ lệ lên đến 69%.

Vì sao nên uống thuốc huyết áp vào giờ cố định?

Một số chuyên gia tim mạch khẳng định tính nhất nhất quán trong thói quen uống thuốc đem đến khả năng bảo vệ sức khỏe tối ưu hơn. Uống thuốc không đều sẽ dễ khiến huyết áp dao động, hoặc tăng cao hơn. Vì vậy để đảm bảo tuân thủ liều lượng dùng thuốc hàng ngày, điều quan trọng là bệnh nhân phải hình thành cho mình thói quen uống thuốc vào thời điểm cố định hàng ngày.

Bên cạnh mối quan tâm : Uống huyết áp giờ nào?”, cũng có ý kiến cho rằng nên uống thuốc huyết áp vào thời gian chiều tối để tránh tiểu đêm, khiến thận phải làm việc nhiều gây mất ngủ. Người huyết áp cao cần giảm lượng nước vào buổi tối, bổ sung nhiều hơn vào buổi sáng để giúp cơ thể bài tiết hiệu quả.

Chưa có kết luận cuối cùng để khẳng định thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất. Bởi vậy, bệnh nhân cần tham khảo và tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi muốn dùng thuốc hoặc thay đổi thuốc.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bắt buộc sử dụng thuốc điều trị khi huyết áp cao bao nhiêu?

Thuốc hạ huyết áp có phải uống suốt đời?

Người bệnh huyết áp cao phải uống thuốc hạ áp suốt đời, tuy nhiên liều lượng và loại thuốc còn tùy thuộc theo chỉ định của bác sĩ. Việc duy trì uống thuốc nhằm chống tái tăng áp và ngăn ngừa các biến chứng bất ngờ của bệnh.

Do đó, có thể khẳng định rằng: cần phải uống thuốc hạ huyết áp uống hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa suốt đời và phải đi kiểm tra sức khỏe theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi và có sự điều chỉnh thuốc kịp thời để tăng hiệu quả chữa bệnh tối ưu nhất.

Trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân cảm thấy sức khỏe tương đối ổn định sau khi điều trị tăng huyết áp một thời gian thì ngưng uống thuốc. Việc dùng thuốc như vậy tiềm ẩn nguy hiểm, nó không giúp bệnh nhân phòng tránh các biến chứng do tăng huyết áp mà còn gây ra những bất lợi lớn trong việc chữa bệnh.

Các lưu ý để tăng hiệu quả chữa bệnh tăng huyết áp

Loại bỏ rượu, bia;

Bỏ thuốc lá;

Không thức khuya, tắm muộn;

Hạn chế căng thẳng, áp lực;

Tăng cường vận động, luyện tập thể thao;

Ăn uống lành mạnh, bổ sung chất xơ, hạn chế muối và các thực phẩm chế biến.

Điều trị huyết áp cao là vấn đề rất quan trọng. Đa số các trường hợp thuốc hạ huyết áp cần uống hàng ngày và suốt đời. Bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình nếu tích cực điều trị bệnh và có thái độ quan tâm tích cực đến sức khỏe chính mình một cách nghiêm túc.

Theo chúng tôi

Cách Chữa Và Điều Trị Bệnh Cao Huyết Áp

Gọi là cao huyết áp khi các chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường (huyết áp tối đa ≥ 160mmHg và huyết áp tối thiểu ≥ 100mmHg ). Cao huyết áp có diễn biến âm thầm và nhiều biến chứng nguy hiểm. Để chữa cao huyết áp hay điều trị căn bệnh này, thay đổi lối sống là rất cần thiết.

Bệnh cao huyết áp là gì?

Bệnh cao huyết áp là một bệnh mạn tính xảy ra khi áp lực máu tác động lên các thành mạch cao hơn bình thường. Chúng ta có thể bị mắc cao huyết áp nhiều năm mà không có bất kỳ dấu hiệu nào, nhưng về lâu dài sẽ dẫn tới những biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm như đau tim, đột quỵ

Thông thường khi đo huyết áp người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau), huyết áp bình thường thì là 120/80 mmHg. Khi bị cao huyết áp thì một trong hai chỉ số hoặc cả hai chỉ số đều cao hơn mức bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp có hai loại khác nhau là cao huyết áp vô căn và cao huyết áp thứ cấp, mỗi loại lại do những nguyên nhân khác nhau gây ra:

Nếu bị cao huyết áp vô căn (hay còn gọi là cao huyết áp không có nguyên nhân, tiên phát, nguyên phát) thường không có nguyên nhân cụ thể, thường là do di truyền và xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới

Còn bị cao huyết áp thứ cấp thì nguyên nhân là do hệ quả của một số bệnh như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, sử dụng thuốc tránh thai,thuốc chữa cảm, lam dụng bia rượu, cocain

Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta có thể lựa chọn những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp

Điều trị cao huyết áp không dùng thuốc

Phương pháp điều trị không dùng thuốc chủ yếu là sự can thiệp từ lối sống. Đó là:

Rèn luyện thể chất không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp cải thiện sức khỏe của tim, đồng thời giúp cơ quan này bơm máu hiệu quả hơn, từ đó áp lực máu tác động lên thành động mạch cũng sẽ giảm đáng kể.

1. Đi bộ và tập thể dục thường xuyên

Tăng cường rèn luyện thể lực mức độ trung bình: mỗi ngày 30-45 phút, tuần 180 phút như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp nhanh, chạy, chơi bóng bàn cũng có thể giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Hạn chế muối ăn, ăn nhạt: Muối là khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với Natri. Khi đó sẽ gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp. Bạn có thể hạn chế việc sử dụng muối ăn bằng cách sử dụng những loại thảo mộc và gia vị khác để thay thế nó.

Hạn chế thức uống chứa cồn: Những loại thức uống chứa cồn không tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe bệnh cao huyết áp nói riêng. Có khoảng 16% trường hợp bị tăng huyết áp do rượu. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo người bị cao huyết áp nên hạn chế những loại đồ uống chứa cồn.

Ăn nhiều thực phẩm giàu Kali: Kali là một khoáng chất quan trọng giúp hỗ trợ cơ thể hạn chế hấp thụ natri, đồng thời giảm áp lực máu tác động lên thành động mạch. Những thực phẩm giàu Kali bạn có thể bổ sung bao gồm: các loại rau xanh, khoai tây, cà chua, chuối, bơ, cá ngừ, cá hồi, các loại hạt và đậu.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hút thuốc lá không chỉ là tăng nguy cơ gây bệnh ung thư phổi mà còn là nguy cơ tiềm ẩn đối với bệnh tim mạch, bao gồm tăng huyết áp. Các hóa chất trong thuốc lá cũng có nguy cơ tổn thương mạch máu.

3. Bỏ hẳn thuốc lá với những người nghiện thuốc

Vì vậy, bỏ thuốc lá được xem là cách chữa cao huyết áp tại nhà do giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Stress hay căng thẳng là nguyên nhân trực tiếp gây tăng huyết áp. Khi áp lực tinh thần kéo dài, cơ thể bạn sẽ luôn ở trong chế độ căng thẳng. Cơ thể căng thẳng khiến nhịp tim nhanh hơn, đồng thời gây thu hẹp ở các mao mạch.

4. Quản lý căng thẳng, stress

Mặt khác, khi cơ thể căng thẳng chúng ta dễ có những hành vi không có lợi cho sức khỏe như: hút thuốc, uống rượu, ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp.

Việc quản lý căng thẳng, stress có thể đơn giản thông qua những biện pháp sau:

Nghe nhạc nhẹ: Những bản nhạc nhẹ có thể giúp thư giãn hệ thần kinh. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cho hay nó là một bổ sung hiệu quả cho các liệu pháp điều trị tăng huyết áp khác.

Làm việc ít hơn: Lượng công việc nhiều cũng như các tình huống hoặc môi trường làm việc áp lực có một sự liên kết chặt chẽ với tăng huyết áp.

5. Giảm cân nếu thừa cân, béo phì

Khi bị béo phì, các dây thần kinh giao cảm bị căng thẳng, các hormone (adrenaline, noradrenaline,…) làm tăng huyết áp được tiết ra nhiều hơn và dẫn đến tình trạng huyết áp cao. Nếu trọng lượng của bạn quá cao, hãy giảm cân như một cách chữa cao huyết áp tại nhà.

Theo một nghiên cứu năm 2016, khi bạn giảm được 5% khối lượng cơ thể đã có thể khiến chỉ số huyết áp giảm đi đáng kể. Trong các nghiên cứu lâm sàng trước đây, giảm khoảng 8kg sẽ giúp huyết áp tâm thu hạ xuống 8,5mmHg, trong khi huyết áp tâm trương là 6,5mmHg.

Hiệu quả sẽ càng chuyển biến tích cực hơn nếu bạn kết hợp giảm cân cùng tập thể dục. Giảm cân có thể làm cho các mạch máu giãn nở và co bóp tốt hơn, từ đó tâm thất sẽ bơm máu dễ dàng hơn.

Điều trị cao huyết áp có dùng thuốc

Hiện nay có khoảng 300 loại thuốc chữa cao huyết áp khác nhau và thầy thuốc sẽ căn cứ bệnh trạng cụ thể mà lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng người. Người bệnh không nên ỷ lại vào thuốc mà xem nhẹ hiệu quả thay đổi lối sống. Dùng thuốc rất cần sự tư vấn của bác sỹ, tuyệt đối không nên tùy tiện dùng thuốc theo ý kiến cá nhân.

Biện pháp không dùng thuốc là cách thức chữa trị đầu tiên, bổ trợ và song hành với cách chữa bằng thuốc.

Khi sử dụng một số loại thuốc hạ áp có thể gây ra một số biến chứng như choáng váng mặt mày, mệt mỏi, nhức đầu, thay đổi trong sinh lý. Nếu thấy xuất hiện những biến chứng này thì cần ngay lập tức thông báo với bác sỹ của mình. Bác sỹ có thể cắt bớt đi liều lượng dùng, hoặc đổi những loại thuốc khác phù hợp với sức khỏe của bạn hơn. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc hạ áp mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Khi phát hiện bệnh cao huyết áp thì việc chữa trị nhanh chóng kịp thời sẽ giảm tối đa các biến chứng do tăng huyết áp gây ra, giúp giảm chi phí điều trị và kéo dài tuổi thọ.

Khi các trị số huyết áp < 135/85 mm Hg thì gọi là điều trị ổn, lúc này mối nguy hiểm đã giảm nhiều. Ngưỡng này cao thấp tuỳ bệnh kèm theo cụ thể, ví dụ đái tháo đường và bệnh thận giai đoạn cuối thì ngưỡng an toàn là <130/80 mm Hg.

Lưu ý khi điều trị bằng thuốc:

Thuốc Ginkor Fort Trong Điều Trị Bệnh Cao Huyết Áp (Chi Tiết)

Thuốc Ginkor Fort là thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn máu não với các thành phần Ginkgo biloba, Heptaminol, Troxerutin. Thuốc sản xuất bởi hãng Ipsen, Pháp. Ngày nay, số lượng người sử dụng thuốc ngày càng tăng lên nhưng không phải ai cũng biết rõ tác dụng của thuốc, tác dụng phụ cũng như lưu ý trong sử dụng. Đặc biệt thuốc Ginkor Fort có một số lưu ý quan trọng đối với bệnh nhân cao huyết áp.

Thuốc Ginkor Fort có dạng viên nang với thành phần chính là Cao Ginkgo Biloba 14 mg, bên cạnh đó là các thành phần phụ như Heptaminol chlorhydrate 300 mg, Troxerutin 300 mg, Tá dược: magnesium stearate, acide silicique. Thành phần vỏ nang gồm có: oxyde sắt vàng, indigotine, titane dioxyde.

Phần 1: Lợi ích của Ginkgo Biloba đối với bệnh huyết áp cao

Ginkgo sở hữu các đặc tính cải thiện lưu lượng máu và giảm viêm. Ngoài ra, bạch quả hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại. Ngày nay, bạch quả có lẽ được biết đến nhiều nhất với tiềm năng tăng cường trí nhớ. Nó được sử dụng để điều trị một loạt các rối loạn lưu lượng máu, cũng như suy giảm tinh thần ở người lớn mắc chứng mất trí nhớ.

Đối với những bệnh nhân bị tăng huyết áp, kèm theo cảm giác hay chóng mặt, hoa mắt, dạng thiếu máu lên não, thì Ginkgo Biloba là một sự lựa chọn phù hợp.

Phần 2: Thành phần phụ của Thuốc Ginkor Fort lại gây bất lợi cho bệnh cao huyết áp

Tuy nhiên, Trong thành phần thuốc Ginkor Fort có Heptaminol. Một chất chống chỉ định cho bệnh nhân cường giáp, phối hợp với IMAO (là một nhóm thuốc chống trầm cảm làm phóng thích vào não các chất kích thích hoạt động thần kinh), cao huyết áp nặng. Heptaminol có tác dụng trợ tĩnh mạch và bảo vệ mạch máu kèm theo tính ức chế tại chỗ với một số hóa chất trung gian gây đau. Heptaminol được chỉ định dùng trong trợ tim mạch, các chứng giảm huyết áp trong khoa hồi sức. Vì thế không thể sử dụng thuốc có thành phần Heptaminol cho người bị cao huyết áp nặng.

Khi sử dụng thuốc Ginkor Fort cho người bị cao huyết áp nặng cần thận trọng. Thường xuyên theo dõi huyết áp khi cho người cao huyết áp dùng thuốc.

Thuốc Ginkor Fort có thể tương tác với những loại thuốc khác gây gia tăng các tác dụng phụ. Đặc biệt cần lưu ý không phối hợp thuốc Ginkor Fort với IMAO do nguy cơ gây cơn cao huyết áp do trong thuốc Ginkor Fort có Heptaminol.

Những người mắc bệnh cao huyết áp cần rất thận trọng khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khác. Vì bất cứ thuốc nào cũng có thể có thành phần gây tăng huyết áp mà nếu không tìm hiểu để theo dõi sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng người dùng. Bài viết về thuốc Ginkor Fort trên là một ví dụ.

Qua đó, Quý vị cũng đã hiểu ẩn ý sâu xa mà Chúng tôi muốn truyền tải. Không phải nghe mọi người nói thuốc này tốt, thuốc kia tốt là mình sẽ tin dùng ngay. Mà cần phải xem xét kỹ từng thành phần của thuốc, có ảnh hưởng xấu gì đối với sức khỏe hiện tại của mình hay không.

“” Xem Tiếp: Hướng dẫn điều trị bệnh cao huyết áp Nhanh, Hiệu Quả [Không Thuốc Tây]

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Điều Trị Bệnh Cao Huyết Áp trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!