Cập nhật nội dung chi tiết về Lưu Ý Về Thuốc Chống Sốt Rét Artesunate Từ Dược Sĩ Trường Dược Sài Gòn mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Artesunat là dẫn chất bán tổng hợp của Artemisinin được phân lập từ cây Thanh cao hoa vàng, thường được sử dụng trong điều trị sốt rét. Vậy liều lượng và những lưu ý khi dùng thuốc ra sao?
Thông tin chung
Tên chung quốc tế: Artesunate.
Loại thuốc: Thuốc chống sốt rét.
Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 50 mg, 200 mg; Bột thuốc pha tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chứa 60 mg acid artesunic khan, kèm dung dịch pha tiêm natri bicarbonat 5%; Viên đặt trực tràng 100 mg, 400 mg.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Artesunat là dẫn chất bán tổng hợp của artemisinin được phân lập từ cây Thanh cao hoa vàng (Artemisia annua L.), họ Cúc (Asteracea). Artesunat là muối natri của ester hemisuccinat của dihydroartemisinin, tan tốt trong nước nên được dùng để uống, đặt trực tràng, tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch, nhưng không ổn định ở pH trung tính hoặc pH acid nên phải pha thuốc ngay tại chỗ và dùng ngay.
Thuốc có tác dụng mạnh và nhanh diệt thể phân liệt trong máu đối với Plasmodium vivax và đối với cả hai P. falciparum nhạy cảm và kháng cloroquin. Thuốc chỉ có tác dụng đối với thể trong hồng cầu vô tính của Plasmodium (không tác dụng đối với thể ở giai đoạn ngoài hồng cầu)
Thuốc cũng có hoạt tính diệt giao tử bào, nhưng không tác động đến giai đoạn đầu và tiềm tàng của ký sinh trùng trong mô. Artesunat không giúp ích trong hóa dự phòng hoặc ngăn cản sốt rét tái phát.
Cơ chế tác dụng của artesunat giống cơ chế tác dụng của artemisin và các dẫn chất khác. Thuốc tập trung chọn lọc vào tế bào nhiễm ký sinh trùng và ức chế chọn lọc, riêng biệt enzym PfATPase6 của ký sinh trùng. Cầu nối endoperoxid của sesquiterpen lacton trong phân tử artesunat tạo phức với ion sắt (II) sinh ra gốc tự do có carbon trung tâm liên kết chọn lọc với PfATPase6, ức chế quá trình tổng hợp protein của ký sinh trùng. Desoxyartemisinin không có cầu nối endoperoxid, không ức chế PfATPase6 nên không có tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét.
Dược động học
Artesunat được dùng đường uống, tiêm bắp hoặc đặt trực tràng.
Thuốc hấp thu nhanh sau khi uống, đặt hoặc tiêm bắp, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương tương ứng là 1,5 giờ, 2 giờ và 0,5 giờ. Artesunat bị chuyển hóa nhanh hầu như toàn bộ trong cơ thể thành chất chuyển hóa có hoạt tính là dihydroartemisinin, rồi bị chuyển hóa tiếp thông qua enzym cytochrom P450 CYP3A4 và thải trừ qua nước tiểu. Khi tiêm tĩnh mạch thời gian bán thải khoảng 45 phút.
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG THUỐC ARTESUNA?
Chỉ định
Điều trị tất cả các sốt rét do Plasmodium, kể cả sốt rét nặng do chủng P. falciparum đa kháng. Artesunat có hiệu quả trong điều trị sốt rét, nhưng chỉ dùng khi các thuốc chống sốt rét khác không có tác dụng và phải dùng đủ liều.
Giống như artemisinin, artesunat cần phải dùng đủ liều và phối hợp điều trị với thuốc khác để tránh tái phát. Artesunat thường kết hợp với amodiaquin, hoặc mefloquin, hoặc sulfadoxin – pyrimethamin tùy theo mức độ kháng thuốc của thuốc phối hợp và tùy theo vùng.
Chống chỉ định
Chống chỉ định thuốc với đối tượng quá mẫn với hoạt chất artesunat
Thận trọng
Cần thận trọng khi có tiền sử mẫn cảm, tác dụng phụ khi dùng các dẫn chất khác của artemisinin. Thận trọng với người bệnh gan, tiền sử động kinh hoặc các biểu hiện thần kinh khác.
Artersunat có thể gây QT kéo dài trên điện tim đồ, nên thận trọng khi người bệnh có rối loạn nhịp tim hoặc bệnh tim khác. Cần thận trọng khi sử dụng điều trị sốt rét do P. vivax để giảm thiểu kháng thuốc.
Thời kỳ mang thai
Sốt rét đặc biệt nguy hiểm trong thời kỳ mang thai và thường gây nhiều biến chứng và tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị bệnh. Sốt rét trong thời kỳ mang thai gây thiếu máu, giảm đường huyết, phù phổi, sảy thai, sinh non đối với người mẹ, gây sốt rét bẩm sinh, trẻ thiếu cân, chết non với trẻ.
Số liệu nghiên cứu ở người mang thai còn hạn chế, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Giống các thuốc điều trị sốt rét được coi là an toàn trong 3 tháng đầu của thai kỳ như quinin, cloroquin, clindamycin và proguanil, artesunat có thể được dùng điều trị sốt rét trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sốt rét thể falcifarum chưa biến chứng được điều trị với quinin và clindamycin trong 7 ngày mà không có hiệu quả thì artesunat phối hợp với clindamycin được sử dụng điều trị thay thế.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, artesunat là lựa chọn điều trị đầu tiên, thứ hai là artemether trong điều trị sốt rét ác tính thể falciparum từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Artesunat được coi là sự lựa chọn trong điều trị sốt rét trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thời kỳ cho con bú
Hiện còn chưa biết thuốc có tiết vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, nên ngừng cho trẻ bú khi đang phải điều trị bằng artesunat.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG ARTESUNAT
Artesunat thường được sử dụng kết hợp với các thuốc kháng sốt rét khác như amodiaquin, mefloquin, hoặc pyrimethamin – sulfadoxin với liều uống cho người lớn và trẻ em 4 mg/kg/ngày, ngày 1 lần, trong 3 ngày.
Liều tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cho người lớn và trẻ em 2,4 mg/kg tiêm lặp lại sau 12 giờ và sau đó mỗi ngày tiêm 1 lần, liều 2,4 mg/kg.
Với trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, sử dụng viên đặt đơn liều 10 mg/kg trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, thuốc Artesunat kết hợp điều trị với các thuốc điều trị sốt khác:
Artesunat kết hợp với amodiaquin: Viên nén kết hợp 25/67,5 mg; 50/135 mg; hoặc 100/270 mg của artesunat và amodiaquin, liều mong muốn artesunat 4 mg/kg/lần/ngày và amodiaquin 10 mg/kg/lần/ngày, trong 3 ngày. Liều điều trị từ 2 – 10 mg/kg/ngày với artesunat và 7,5 – 15 mg/kg/liều với amodiaquin.
Artesunat kết hợp với mefloquin: Viên nén kết hợp 50 mg artesunat và 250 mg mefloquin base, liều mong muốn artesunat 4 mg/kg/lần/ ngày, trong 3 ngày và mefloquin 25 mg/kg chia làm 2 ngày (15 mg/kg và 10 mg/kg) hoặc chia làm 3 ngày (mỗi ngày một lần 8,3 mg/kg/ngày trong 3 ngày). Liều điều trị thường phối hợp artesunat từ 2 – 10 mg/kg/liều/ngày và mefloquin từ 7 – 11 mg/kg/liều/ngày.
Artesunat kết hợp với sulfadoxin – pyrimethamin: Viên nén chứa artesunat 50 mg và viên nén chứa sulfadoxin 500 mg và pyrimethamin 25 mg. Liều mong muốn artesunat 4 mg/kg/ngày một lần duy nhất trong ngày x 3 ngày và sulfadoxin – pyrimethamin 25/1,25 mg/kg trong ngày đầu tiên. Liều điều trị phối hợp artesunat 2 – 10 mg/kg/ngày và 25 – 70/1,25 – 3,5 mg/kg sulfadoxin – pyrimethamin.
Artesunat kết hợp với tetracyclin hoặc doxycyclin hoặc clindamycin: Với liều điều trị artesunat 2 mg/kg/lần/ngày kết hợp với tetracyclin 4 mg/kg/4 lần/ngày, hoặc doxycyclin 3,5 mg/kg/lần/ ngày, hoặc clindamycin 10 mg/kg/2 lần/ngày.
Tất cả các dạng kết hợp điều trị này nên điều trị trong 7 ngày. Nếu bị sốt rét nặng, có thể kéo dài đợt điều trị đến 7 ngày. Thường dùng artesunat khi các thuốc chống sốt rét khác không có hiệu quả.
Điều trị sốt rét ác tính (rất nặng): Phải tiêm tĩnh mạch ngay liều 2,4 mg/kg hoặc tiêm bắp, lặp lại sau 12 giờ, sau đó mỗi ngày tiêm 1 lần liều 2,4 mg/kg. Sau đó điều trị đủ liều bằng một liệu pháp phối hợp với clindamycin hoặc doxycyclin.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Cũng giống như artemisinin, chưa thấy có khuyến cáo về các phản ứng có hại nghiêm trọng gây ra bởi artesunat. Các tác dụng có hại thường là nhẹ và thoáng qua, gồm tác hại trên hệ tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy), nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, giảm hồng cầu lưới, giảm bạch cầu, tăng men gan, đặc biệt là sau khi uống. Những cơn sốt ngắn do thuốc cũng đã được báo cáo trong một vài nghiên cứu. Dùng đường hậu môn, người bệnh có thể bị đau mót, đau bụng và tiêu chảy.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Điều trị triệu chứng nếu thấy cần thiết.
Tương tác thuốc
Có hiệp đồng tác dụng giữa artesunat với các thuốc kháng sốt rét khác như amodiaquin, mefloquin, sulfadoxin – pyrimethamin cả trên in vitro và in vivo với P. falciparum.
Tìm Hiểu Kháng Sinh Nhóm Phenicol Và Nhóm Cyclin Từ Dược Sĩ Sài Gòn
Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nhóm kháng sinh Phenicol bao gồm hai thuốc là CloramPhenicol và ThiamPhenicol, trong đó CloramPhenicol là kháng sinh tự nhiên, còn ThiamPhenicol là kháng sinh tổng hợp.
Phổ kháng khuẩn
Kháng sinh nhóm Phenicol có phổ kháng khuẩn rộng, bao gồm các cầu khuẩn Gram-dương, một số vi khuẩn Gram-âm như H. Influenzae, N. Meningitidis, N. Gonorrhoeae, Enterobacteriaceae (Escherichia Coli, Klebsiella pneumoniae, Salmonella, Shigella).
Thuốc có tác dụng trên các chủng kỵ khí như Clostridium spp., B. Fragilis. Thuốc cũng có tác dụng trên các chủng vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma, Chlamydia, Rickettsia.
Tuy nhiên, do đưa vào sử dụng đã rất lâu nên hiện nay phần lớn các chủng vi khuẩn gây bệnh đã kháng các thuốc nhóm Phenicol với tỷ lệ cao, thêm vào đó nhóm thuốc này lại có độc tính nghiêm trọng trên tạo máu dẫn đến hiện tại thuốc không còn được sử dụng phổ biến trên lâm sàng.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Tác dụng phụ gây bất sản tuỷ dẫn đến thiếu máu trầm trọng gặp với Cloramphenicol. Hội chứng xám (Grey-Syndrome) gây tím tái, truỵ mạch và có thể tử vong, thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non.
Hiện kháng sinh này ít được sử dụng do nguy cơ gây bất sản tuỷ có thể gặp ở mọi mức liều; tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, dễ gây tử vong.
KHÁNG SINH NHÓM CYCLIN
Các thuốc nhóm Cyclin gồm cả các kháng sinh tự nhiên và kháng sinh bán tổng hợp. Các thuốc thuộc nhóm bao gồm: ChlortetraCyclin, OxytetraCyclin, DemecloCyclin, MethaCyclin, DoxyCyclin, MinoCyclin.
Phổ kháng khuẩn
Các kháng sinh nhóm Cyclin có phổ kháng khuẩn rộng trên cả các vi khuẩn Gram-âm và Gram-dương, cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Thuốc cũng có tác dụng trên các chủng vi khuẩn gây bệnh không điển hình như Rickettsia, Coxiella Burnetii, Mycoplasma Pneumoniae, Chlamydia spp., Legionella spp., Ureaplasma,…
Ngoài ra, thuốc cũng hiệu quả trên một số xoắn khuẩn như Borrelia Recurrentis, Borrelia Burgdorferi (gây bệnh Lyme), Treponema Pallidum (giang mai), Treponema Pertenue.
Là kháng sinh được đưa vào điều trị từ rất lâu, hiện nay tỷ lệ kháng TetraCyclin của vi khuẩn gây bệnh cũng rất cao. Một số Cyclin sử dụng sau như Doxycyclin hay Minocyclin có thể tác dụng được trên một số chủng vi khuẩn đã kháng với Tetracyclin.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Theo giảng viên giảng dạy lâu năm lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, khi sử dụng kháng sinh nhóm Cyclin có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như:
ADR đặc trưng của nhóm là gắn mạnh vào xương và răng, gây chậm phát triển ở trẻ em, hỏng răng, biến màu răng; thường gặp với trẻ dưới 8 tuổi hoặc do người mẹ dùng trong thời kỳ mang thai.
Độc tính trên thận hoặc trên gan, gây suy thận hoặc viêm gan, ứ mật.
Tăng áp lực nội sọ có thể gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt nếu dùng phối hợp với vitamin A liều cao.
Mẫn cảm với ánh sáng cũng là ADR phải lưu ý tuy hiếm gặp.
Thuốc Chống Sốt Rét Amodiaquine + Artesunate
Hoạt chất : Amodiaquine + Artesunate
Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): P01BF03
Brand name: Trimalact.
Generic : Amodiaquine + Artesunate, Mixactine, Quinsunat, Ascoaquin
2. Dạng bào chế Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén Artesunate + Amodiaquine: 50/153; 100/300.
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:
Artesunate + Amodiaquine được chỉ định điều trị sốt rét do tất cả các loại Plasmodium, kể cả sốt rét nặng do chủng Plasmodium falciparum đa kháng.
4.2. Liều dùng Cách dùng:
Cách dùng : Dùng uống.
Liều dùng:
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tổng lượng thuốc sử dụng cho đợt điều trị là 4mg artesunat/bw và 10mg amodiaquin base/bw, 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.
Viên nén Artesunate + Amodiaquine 50/153: là viên 3 lớp dạng kết hợp chứa 50 mg artesunat và 153 mg amodiaquin.
Liều dùng Artesunate + Amodiaquine 50/153 được khuyến cáo theo bảng sau:
Viên nén Artesunate + Amodiaquine 100/300: là viên 3 lớp dạng kết hợp chứa 100 mg artesunat và 300 mg amodiaquin.
Liều khuyến cáo của Artesunate + Amodiaquine 100/300 cụ thể cho từng đối tượng như sau:
Trẻ em từ 1-6 tuổi: 1/2 viên/lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
Trẻ em từ 7-13 tuổi: 1 viên/lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn: 2 viên/lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
4.3. Chống chỉ định:
Thuốc chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc tăng mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Mẫn cảm với amodiaquin hoặc các dẫn chất của nhóm 4-aminoquinolin, artesunat hoặc các dẫn chất của artemisinin.
Không dùng amodiaquin điều trị dự phòng để tránh kháng thuốc và các nguy cơ gây độc có thể xảy ra.
Không dùng Artesunate + Amodiaquine cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan.
Amodiaquin không nên dùng lâu dài để điều trị dự phòng sốt rét do P. falciparum vì có thể gây độc cho gan và làm mất bạch cầu hạt.
Cần khám mắt trước khi dùng thuốc dài ngày và theo dõi mắt trong suốt quá trình điều trị.
Do amodiaquin tích luỹ ở gan, thận trọng với bệnh nhân gan, nghiện rượu và bệnh nhân đang dùng thuốc gây độc cho gan.
Những người bệnh thiếu hụt men G6PD (glucose 6 phosphat dehdrogenase), cần theo dõi hiện tượng thiếu máu do tăng phá huỷ hồng cầu trong thời gian dùng amodiaquin.
Các rối loạn về thần kinh có thể xảy ra. Dùng liều lớn amodiaquin có thể gây bất tỉnh, chứng liệt co cứng, rối loạn vận động.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Đến nay, chưa có bằng chứng lâm sàng các chất amodiaquin, chloroquin, các chất khác có cùng cấu trúc 4-aminoquinolin và cùng phổ tác dụng có qua được hàng rào nhau thai hay không. Vì vậy, chỉ dùng thuốc để phòng sốt rét cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.
Artesunat nên sử dụng thận trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ (3 tháng đầu).
Do đó, cần phải cân nhắc yếu tố lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng viên kết hợp amodiaquin-artesunat trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
Các thông tin nghiên cứu vẫn chưa đầy đủ, nên ngừng cho trẻ bú khi đang điều trị thuốc.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Khi dùng thuốc kết hợp artesunat-amodiaquin, các tác dụng phụ xảy ra khi dùng thuốc trong thời gian dài và thường do amodiaquin.
Amodiaquin đôi khi gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, hoa mắt và mẩn ngứa. Đau bụng, đau đầu và nhạy cảm với ánh sáng có thể xảy ra khi dùng amodiaquin. Khi dùng thuốc trong thời gian dài, có thể bị sừng hoá da, rối loạn thị giác và móng tay, da và phần trước của vòm họng có mầu xanh xám. Các tác dụng phụ này biến mất sau khi ngưng điều trị. Tuy nhiên, cần kiểm tra mắt thường xuyên nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài.
Thuốc cũng có thể gây loạn nhịp tim và đánh trống ngực.
Artesunat và các dẫn chất khác của artemisinin được sử dụng rất nhiều, tuy nhiên không thấy báo cáo nhiều về tác dụng phụ của artesunat. Sốt do thuốc có thể xảy ra. Một số khảo sát về tác dụng gây độc đã khuyến cáo không nên dùng thuốc quá 3 ngày. Độc tính cho tim cũng được quan sát thấy khi dùng liều cao.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Amodiaquin dùng phối hợp với các thuốc chống sốt rét khác làm tăng nguy cơ gây mất bạch cầu hạt. Các rối loạn vận động có thể xảy ra khi dùng đồng thời amodiaquin và chloroquin.
Dùng magnesium trisilicat và kaolin làm giảm hấp thu của amodiaquin và chlorquin khi dùng đồng thời, chỉ uống amodiaquin 4 giờ sau khi dùng các thuốc này.
Artesunat hầu như không tác động lên cytochrome P450 ở gan và không ảnh hưởng đến chuyển hoá của mefloquin. Do đó thường sử dụng phối hợp 2 thuốc này với nhau.
Artesunat không ức chế sự hình thành carboxy-primaquin, chất chuyển hoá của primaquin.
4.9 Quá liều và xử trí:
Các trường hợp quá liều xảy ra thường là do amodiaquin.
Triệu chứng sớm:
Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, buồn ngủ, giảm thị giác, mù, co giật, hôn mê, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, sau đó là ngừng tim, ngừng thở đột ngột là những biểu hiện đặc trưng của ngộ độc amodiaquin.
Khi có triệu chứng quá liều, cần gấp rút gây nôn hoặc rửa dạ dày ngay khi có thể, trước khi đưa tới bệnh viện.
Có thể dùng than hoạt càng sớm càng tốt để hạn chế sự hấp thu thuốc, lượng than hoạt dùng gấp 5 lần lượng amodiaquin đã dùng.
Trường hợp thiếu oxy, dùng máy thở nhân tạo, đặt ống khí quản. Sau đó lại tiếp tục rửa ruột bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân lên cơn co giật, có thể dùng diazepam tĩnh mạch để kiểm soát cơn co giật.
Có thể sử dụng máy trợ tim hoặc máy khử rung tim.
Người bệnh qua được cơn cấp tính và không còn triệu chứng vẫn cần theo dõi chặt chẽ ít nhất 6 giờ.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:
Amodiaquin là dẫn chất của 4-aminoquinolin, có tác dụng diệt thể phân liệt trong hồng cầu của cả 4 chủng Plasmodium falciparum. Amodiaquin có tác dụng chống lại các chủng Plasmodium falciparum nhạy cảm với chloroquin và một số chủng khác kháng chloroquin.
Artesunat, chất chính, có tác dụng diệt thể phân liệt của P. falciparum trong máu. Tác dụng chống sốt rét chủ yếu là do sự có mặt của cầu endoperoxid trong công thức cấu tạo. Artesunat gắn chặt vào màng hồng cầu chứa ký sinh trùng sốt rét và phản ứng với hemin (homezoin) trong ký sinh trùng. Trên nghiên cứu in vitro, phản ứng này hình như giải phóng ra oxy hoạt động từ cầu nối endoperoxid tiêu diệt ký sinh trùng.
Cơ chế tác dụng:
Cơ chế tác dụng chống sốt rét của amodiaquin còn chưa rõ nhưng có thể do amodiaquine tập trung trong lysosom của ký sinh trùng sốt rét và làm mất chức năng của lysosom. Thuốc tác động đến quá trình tiêu hoá haemoglobin và làm giảm năng lượng cung cấp cho ký sinh trùng. Ngoài ra, các dẫn chất 4-aminoquinolin còn gắn vào nucleoprotein và ức chế DNA, RNA polymerase. Nồng độ thuốc tập trung nhiều trong không bào tiêu hoá của ký sinh trùng sốt rét.
Artesunat cũng ức chế quá trình sản xuất các enzym oxy hoá trong hồng cầu hoặc ức chế hoạt tính của các enzym này, làm phân giải màng hồng cầu do các gốc oxy hoá có hoạt tính cao. Thuốc cũng làm giảm tỷ lệ truyền giao tử.
[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:
Amodiaquin hydrochlorid hấp thu nhanh ở đường tiêu hoá. Amodiaquin được chuyển hoá ở gan thành chất có hoạt tính là desethylamodiaquin, chỉ một lượng nhỏ amodiaquin được thải trừ qua nước tiểu ở dạng không chuyển hoá. Thời gian bán thải của desethylamodiaquin từ 1-10 ngày. Khoảng 5% lượng thuốc xuất hiện trong nước tiểu, phần còn lại được chuyển hoá trong cơ thể. Amodiaquin và desethylamodiaquin vẫn được phát hiện trong nước tiểu sau nhiều tháng dùng thuốc.
Artesunat sau khi hấp thu vào hệ thống tuần hoàn, bị chuyển hoá nhanh và gần như hoàn toàn thành chất chuyển hoá có hoạt tính là dihydroartemisinin. Nồng độ tối đa đạt được trong vòng 1 giờ và có thể duy trì trong 4 giờ. Thời gian bán thải của dihydroartemisinin dưới 2 giờ, do vậy mà nó có thể làm chậm sự kháng artesunat.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
Hoặc HDSD Thuốc.
Dược Sĩ Sài Gòn Chia Sẻ Về Thuốc Điều Trị Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Nhỏ
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện. Vậy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì nên cho trẻ sử dụng những loại thuốc gì giúp đem lại hiệu quả?
CÁC TRƯỜNG HỢP RỐI LOẠN TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ
Muốn biết được trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì thì phải xác định được “thủ phạm” gây ra tình trạng này ở trẻ. Thông thường, nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, do ảnh hưởng của bệnh lý, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao kéo dài hay căng thẳng quá mức… Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ thường chỉ có hai trường hợp rối loạn tiêu sau đây:
Rối loạn tiêu hóa do kháng sinh
Theo dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, việc sử dụng kháng sinh kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa không thể hoạt động ổn định ở cả người lớn và trẻ em. Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh cho cơ thể nhưng cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do đã vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi.
Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về đường ruột. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa do kháng sinh thường có xuất hiện sau 2 – 7 ngày sử dụng với các biểu hiện như sau:
Bụng đau nhói hay âm ỉ trong nhiều giờ, đi ngoài phân sống, lỏng và chứa chất nhầy hoặc có bọt như nước mũi đặc.
Đi ngoài quá 3 lần trên ngày, hay bị đầy bụng, chán ăn, ăn không ngon miệng.
Phân không có mùi hôi thối, có thể lẫn máu.
Rối loạn tiêu hóa do thực phẩm
Như đã đề cập, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển và hoàn thiện hoàn toàn nên rất dễ mắc phải tình trạng này. Ngay từ khi bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm, trẻ đã rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do thay đổi trạng thái thức ăn và chế độ dinh dưỡng. Do không thể tiêu hóa thức ăn hoàn toàn, ăn phải thức ăn lạ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quá lạnh hoặc quá nóng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của bé.
Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa do thực phẩm thường gặp là:
Phân sống, rối loạn trung tiện, có thể táo bón hoặc tiêu chảy , hay nôn, lười ăn.
Trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do thiếu hụt dưỡng chất.
THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ NHỎ
Thuốc Tây trị rối loạn tiêu hóa
Thuốc tây thường được xem là “con dao hai lưỡi” khi áp dụng điều trị bệnh. Chính vì lí do mang lại hiệu quả nhanh nhưng nếu không sử dụng đúng liều lượng, đối tượng và thời gian thì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Một số thuốc thường được dùng là:
Thuốc giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu: Tùy theo độ tuổi và tình trạng bệnh mà Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như phosphalugel, maalox plus, pepsane… Chống chỉ định là không dùng các thuốc này cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Thuốc cầm tiêu chảy: Trường hợp trẻ bị tiêu chảy thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Theo các chuyên gia, nên cho trẻ bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol và chăm sóc trẻ qua chế độ ăn uống.
Thuốc điều trị táo bón: Nên uống các loại thuốc bổ sung chất xơ, nhuận tràng, làm mềm phân như Duphalac, Forlax, Methylcellulose, Norgalax, Sorbitol…
Men tiêu hóa, men vi sinh
Để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, cách tốt nhất là nên chăm sóc và nâng của sức đề kháng của trẻ. Không nên sử dụng thuốc, men tiêu hóa, men vi sinh vô tội vạ. Nếu cứ thấy trẻ biếng ăn, chán ăn mà sử dụng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tiêu hóa. Nên phân biệt và sử dụng hai loại thực phẩm chức năng này sao cho hợp lý:
Men tiêu hóa: Được dùng khi bé thiếu men tiêu hóa hoặc khả năng hấp thu kém, vừa ốm, dậy thể lực yếu cần được tăng cường hấp thu dưỡng chất. Chống chỉ định không dùng cho trẻ bị tiêu chảy kèm theo đau bụng, có hiện tượng trào ngược dạ dày, tăng dịch acid dạ dày…
Men vi sinh: Được sử dụng rộng rãi mọi trường hợp để cân bằng các tạp khuẩn trong đường ruột. Thích hợp dùng với trẻ rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh hoặc do thức ăn. Men vi sinh có thể dùng dài ngày nhằm hạn chế nhiễm trùng hệ tiêu hóa, giúp cải thiện các chứng chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đi ngoài phân sống. Các loại men vi sinh được sử dụng phổ biến hiện nay là Biolactomen, Biolactovin, Golden Lab, Antibio Pro, Bio – acimin Gold…
Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, khi dùng thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ em phụ huynh cần lưu ý:
Cho trẻ ăn sữa chua để cung cấp lợi khuẩn giúp cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu.
Hạn chế cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, quá nóng hoặc quá lạnh, nước đá, nước ngọt có gas…
Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu trẻ tiêu chảy thì nên nhanh chóng bù nước và điện giải. Lưu ý với trẻ từ 7 – 10 tháng tuổi, nên uống mỗi lần 5 – 7 thì nước, không nên cho uống luôn 1 cốc nước sẽ khiến bụng trẻ khó chịu.
Đặc biệt, không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc uống nào để điều trị rối loạn tiêu hóa mà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lưu Ý Về Thuốc Chống Sốt Rét Artesunate Từ Dược Sĩ Trường Dược Sài Gòn trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!