Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Cảm Cúm Nên Uống Thuốc Gì? mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong thai kỳ, ngoài những rắc rối gây ra bởi hormone nội tiết tố, đôi khi bà bầu cũng gặp phải vài trường hợp cần đến sự hỗ trợ của thuốc men. Đó có thể là cơn cảm cúm, sốt hay tiêu chảy. Nếu đó chỉ là dấu hiệu bệnh nhẹ, mẹ bầu chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, điều chỉnh một chút thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.6 kiến thức về bệnh cúm trong 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu nào cũng phải biết
Cúm có gây dị tật thai nhi?
Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai . Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.
Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.
Cúm có gây sảy thai?
Còn virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai
Khi cảm cúm có được uống thuốc?
Không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.
Loại thuốc nào cần tránh cho bầu?
Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:
– Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
– Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Phải làm gì khi bị cúm?
Khi bị cảm cúm, bầu không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nên lập tức đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Ngoài ra, các loại máy siêu âm hiện đại cũng giúp tầm soát những nguy cơ thai nhi nên bầu cũng không phải quá lo cúm ảnh hưởng đến thai nhi, có nên giữ hay không… Lo lắng quá sẽ khiến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi đấy!
Mang thai 3 tháng đầu bị cảm cúm có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.
Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.
Còn virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai.
Dị tật thai nhi
Có tài liệu cho rằng bà bầu bị cảm cúm có thể gây sứt môi, đục thuỷ tinh thể mắt cho thai, nhưng không đưa ra các tỷ lệ gây dị tật có tính thuyết phục. Bạn nên biết rằng với những thai kỳ bình thường, người mẹ không hề có bệnh tật gì trong lúc có thai, thì tỷ lệ dị tật các loại trên thai nhi đã có từ 1-2% trong tổng số thai nhi được sinh ra. Vì thế, những thai có dị tật ở những bà mẹ có tiền căn bị cúm trong thời kỳ đầu của thai nghén rất có thể không phải do virus cúm gây ra.
Nếu bà bầu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm.
Với các máy siêu âm 4 D hiện đại ngày nay, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của thai như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống…hay dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não… Việc bỏ thai hay không phải cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản.
Hỏi: Chào bác sĩ, tôi bị cúm khi mang thai 8 tuần nên vô cùng lo lắng. Lúc đó tôi bị hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh, không sốt. Tôi không dám uống bất kì loại thuốc nào mà chỉ ngậm chanh mật ong và để tự khỏi. Sau 1 tuần thì tôi khỏi cúm. Xin bác sĩ cho tôi hỏi, tôi bị như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi không? Xin hỏi loại cúm nào thì ảnh hưởng đến thai nhi? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ tư vấn:
Chào bạn,
Khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho tỉ lệ người bị cảm cúm tăng lên đáng kể, đặc biệt là những phụ nữ mang thai. Bị cúm khi mang thai có vẻ vô hại đối với người mẹ nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, nhất là trong trường hợp người mẹ bị sốt. Nếu mẹ bị sốt khi mang thai, tùy theo mức độ và tuổi thai mà có thể dẫn đến những hậu quả như dị tật thai nhi…
Bạn có các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… thì đó là dấu hiệu của bệnh cúm hoặc là các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Nếu bạn không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Bạn cũng không nên lo lắng quá mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Bạn nên theo dõi thai kì sát sao trong những lần siêu âm thai định kì (các mốc quan trọng nhất là thai 7 tuần – 12 tuần – 22 tuần – 32 tuần) hoặc tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như: Double Test và Triple Test.
Vì bạn bị cúm trong tuổi thai dưới 12 tuần thai nên phải hết sức thận trọng vì có thể gây dị tật ở thai nhi. Ngoài ra, theo thống kê thì cúm A thường ảnh hưởng đến thai hơn các loại cúm khác.
Bạn nên đi khám, siêu âm và trao đổi với bác sĩ về tình hình của mình theo đúng định kì để các bác sĩ nắm được các yếu tố ảnh hưởng và có hướng quản lý thai thích hợp nhất.
Những điều cần lưu ý
Bất kì người phụ nữ khi mang thai nếu bị cúm cũng cần lưu ý những điều sau:
Thứ nhất là đi khám bác sĩ. Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sĩ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sẩy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Vì vậy, thai phụ chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bị cảm cúm khi mang thai tháng đầu tiên có phải bỏ thai hay không?
Thưa bác sĩ! Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Em 25 tuổi, em đang mang thai lần 2 (được 1 tháng theo chu kỳ kinh nguyệt), trong tháng đầu tiên (chính xác là 3,5 tuần đầu) em bị cảm cúm 3 ngày, em không uống thuốc và để tự khỏi. Em lo quá nên có ghé phòng khám ở gần nhà khám, sau khi siêu âm thì có kết quả như sau: Tử cung: Trung gian, lòng tử cung có 01 khối echo trống d = 4mm, Nội mạc: Buồng trứng P: bình thướng Buồng trứng T: Bình thường Túi cùng: không có dịch. Kết luận: TD thai giai đoạn sớm. Em có hỏi chị ấy là em bị cảm cúm như vậy thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Chị ấy chỉ trả lời thai nhi của em vừa mới vào tử cung nên 90% không ảnh hưởng gì (em không biết chị ấy có phải là bác sĩ chuyên khoa hay chỉ là y tá vì em không thấy thẻ tên và chức vụ). Nhưng em có tìm hiểu thêm thông tin thì thấy có nhiều khả năng ảnh hưởng đến tim thai. Em lo quá, xin bác sĩ tư vấn giúp em, liệu em bị cảm cúm như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Liệu có bị dị tật gì về sau hay không. Khi nào thì có thể xét nghiệm để biết được bất thường của thai nhi? Em có thể giữ lại thai nhi hay không? Em thật sự không dám bỏ đi đứa con của mình. Em cảm ơn bác sĩ nhiều.
Trả lời của bác sĩ sản phụ khoa:
Em bị cảm cúm 3 ngày khi có thai giai đoạn sớm thì có những khả năng sau:
– Nếu cảm đó là do nhiễm Rubella thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh lên đến 90%. Để kiểm tra em cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgG.
Uống thuốc khi mang thai: Sai một li, đi ngàn dặm!
Để đương đầu với những khó chịu khi mang thai như ốm nghén, đầy hơi, ợ nóng, không ít bà bầu chọn cách sử dụng thuốc khi mang thai để giảm bớt các triệu chứng này. Tuy nhiên, dùng sai thuốc và không đúng cách có thể gây ra dị tật thai nhi, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.
Vào tháng 6 năm 2015, FDA sẽ công bố một hệ thống phân loại thuốc mới dựa trên 3 đối tượng: Mẹ mang thai, cho con bú và mẹ mong con. Các loại thuốc mới được phân loại rủi ro dựa trên 3 đối tượng này, vì vậy bạn có thể yên tâm khi mua thuốc với thông tin được khuyến cáo rõ ràng trên sản phẩm. Với mẹ bầu, 4 loại thuốc sau bạn nên cảnh giác trong thai kỳ:
1/ Accutane
Là thuốc trị mụn, accutane bị liệt vào danh sách cực độc cho thai nhi. Làn da của bà bầu sẽ thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy vào hormone nội tiết tố của từng người. Nếu da mặt, da lưng xuất hiện mụn nhiều hơn, bạn không nên tìm kiếm sự trợ giúp từ loại thuốc này. Thay vào đó, ăn uống lành mạnh hơn để cải thiện phần nào tình trạng da dẻ. Sau khi sinh, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy thôi!
2/ Ibuprofen
Đây là thuốc giảm đau mà nhà nào cũng có một vỉ trong tủ thuốc ở nhà. Giúp giảm đau đầu, đau bụng kinh, ibuprofen không mấy xa lạ với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, FDA đưa ra khuyến cáo bà bầu không nên uống thuốc này sau tuần thứ 30 của thai kỳ. Uống ibuprofen trong tam cá nguyệt thứ 3 có thể gây ra tình trạng cao huyết áp, giảm nước ối và thậm chí còn khiến sinh non.
3/ Echinacea
Loại thuốc có nguồn gốc thực vật này được dùng để chống cảm lạnh, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau nửa đầu, thậm chí bệnh răng nướu thông thường. Bà bầu nên hạn chế dùng echinacea, dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định 100% sự nguy hiểm của thuốc đối với thai nhi. Tuy nhiên, không phải là không có bằng chứng chứng minh rằng thuốc có thể gây tổn hại cho sự phát triển trí não của thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên cẩn thận nếu có ý định uống thuốc cảm khi mang thai.
4/ Pepto Bismol
Thuốc giúp giảm chứng ợ nóng hay trào ngược này tuy có thể giảm bớt sự khó chịu của bà bầu trong thai kỳ, nhưng lại rất nguy hiểm cho thai nhi. Thành phần salicylate trong thuốc có thể gây hại đến thai nhi, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Để ngăn chặn chứng trào ngược khi mang thai, bạn nên chia nhỏ bữa ăn hoặc tránh ăn trước khi đi ngủ.
Thai phụ có được uống thuốc cảm?
Một số thành phần của thuốc trị cảm lạnh được đánh giá là an toàn cho thai phụ nhưng vẫn có một số thành phần khác cần phải tránh.
Hầu hết các loại thuốc cảm dùng để điều trị đa triệu chứng nên cần kết hợp nhiều loại thuốc lại với nhau. Ví dụ như thuốc kháng histamine làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng giúp bạn dễ ngủ, kháng tussives cho ho đàm, expectorants cho sổ mũi, thuốc thông mũi có tác dụng giảm nghẹt mũi và thuốc giảm đau để giảm bớt đau nhức.
Nên nhớ rằng không có thuốc nào là an toàn 100% cho tất cả phụ nữ, vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc khi mang thai. Không nên dùng nhiều hơn liều lượng được chỉ định, nếu có thể, bạn tránh sử dụng tất cả các loại trong ba tháng đầu của thai kỳ, vì đây là giai đoạn thai nhi dễ bị tổn thương nhất.
Một vài loại thuốc được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ:
Các thuốc kháng histamin chlorpheniramine, loratadine, doxylamine, brompheniramine, phenindamine, pheniramine, triprolidine, và diphenhydramine được đánh giá ít ảnh hưởng đến thai phụ, nhưng có thể làm bạn buồn ngủ, đặc biệt là doxylamine và diphenhydramine.
Các loại thuốc guaifenesin điều trị sổ mũi và long đàm được báo cáo có khả năng làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn ở một số ít trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với thuốc. Các loại thuốc chuyên điều trị các chứng ho dextromethorphan được cho là an toàn vì không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người.
Thuốc gây tê cục bộ benzocaine được kết hợp với dextromethorphan để điều trị bệnh viêm họng. Benzocaine không đi vào máu nên không nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
Các thuốc giảm đau và hạ sốt acetaminophen đã được nghiên cứu kỹ và an toàn để sử dụng trong thai kỳ miễn là bạn không dùng quá liều ghi trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thuốc cần tránh khi mang thai
Tốt nhất nên tránh những loại thuốc thông mũi pseudoephedrine và phenylephrine, đặc biệt là trong 13 tuần đầu của thai kỳ, vì đã có một số báo cáo khoa học về các dị tật bẩm sinh do thuốc gây ra dù khả năng này khá thấp, nguy cơ này sẽ cao hơn với những phụ nữ hút thuốc. Sau 13 tuần, việc sử dụng thuốc này định kỳ chẳng hạn một hoặc hai lần mỗi ngày và không quá một hoặc hai ngày có thể an toàn. Nếu bạn sử dụng thường xuyên hơn, thuốc có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai.
Đối với ba tháng cuối của thai kỳ, thuốc có thể gây ngộ độc nghiêm trọng cho trẻ chưa sinh. Dùng aspirin trong vòng một tuần trước khi sinh có thể làm bạn chảy máu nhiều hơn khi sinh con.
Không dùng một số loại thuốc chữa cảm lạnh dạng lỏng thường chứa cồn nồng độ cao 4,75%.
Lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang bầu: Đừng quá lo lắng!
Phụ nữ có thai luôn nhận được lời khuyên là tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, lý do là sẽ gây nguy hiểm đến bé yêu. Vì vậy nếu chẳng may lỡ uống thuốc trị cảm cúm, bà bầu sẽ rất lo lắng như ngồi trên đống lửa. Thực sự có phải như vậy không?
Cảm giác lo lắng, thậm chí sợ hãi lúc này là khó tránh khỏi. Nhưng bạn hãy nên bình tĩnh và xác định phương hướng giải quyết, vì tâm trạng tiêu cực của mẹ cũng ảnh hưởng không tốt tới bé.
Cảm cúm thường có các triệu chứng như đau đầu, sốt, nghẹt mũi, thậm chí buồn nôn và nôn… nên mẹ bầu thường rất khó chịu và theo thói quen là sử dụng ngay các loại thuốc trị cảm cúm bán trên thị trường để tự điều trị. Điều này rất nguy hiểm vì một số loại thuốc thông thường có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho em bé của bạn.
Điều cần làm ngay bây giờ là bạn cần dừng ngay loại thuốc đang dùng, giữ lại vỏ thuốc, nhớ liều lượng và thời gian dùng. Sau đó đến gặp bác sĩ để được trực tiếp thăm khám, siêu âm, xét nghiệm và xin tư vấn về tác hại của loại thuốc bạn đã dùng để trị cúm.
Uống thuốc cảm cúm khi mang bầu
Tuy nhiên không phải loại thuốc trị cúm nào cũng gây nguy hiểm cho thai nhi. Bác sỹ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định việc dùng thuốc cho bà mẹ khi bị mắc Cúm. Thông thường những loại viên ngậm, nước vệ mũi họng tác dụng tại chỗ được tin tưởng sử dụng hơn các thuốc có tác dụng toàn thân.
Một số loại thuốc thường được dùng để chỉ định trong điều trị cúm cho bà bầu như Acetaminophen để giảm sốt… Tốt nhất, nếu có những dấu hiệu của Cúm như sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân… bạn hãy tới ngay các trung tâm chuyên khoa truyền nhiễm để được bác sỹ tư vấn chính xác nhất. Hãy cẩn thận ghi lại tất cả các thuốc mà bạn đang dùng kèm theo liều lượng sử dụng để báo cáo bác sỹ khi cần thiết.
Phòng cúm bằng cách nào?
– Virus gây cảm cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm. Do vậy bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
– Uống nhiều nước, đặc biệt là uống nhiều nước đường chanh, cam vắt để thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.
– Ăn nhiều rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm.
– Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa đông khô lạnh, hay mùa mưa khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở bầu. Nên vận động nhẹ nhàng và thường xuyên ra ngoài hít khí trời trong lành.
– Giữ chân luôn được ấm bằng cách bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ, quấn ấm cổ khi đi ngủ, uống nhiều nước cam, chanh.
– Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, hạn chế tối đa stress.
Mẹ Bầu Mang Thai 3 Tháng Đầu Nên Uống Thuốc Bổ Gì?
Suốt thời gian có bầu, cụ thể là mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì, uống như thế nào và liều lượng ra sao để cả mẹ và bé đều khoẻ mạnh, các mẹ đã nắm rõ hay chưa?
Nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu
Trước khi tìm hiểu về những loại thuốc bổ và thực phẩm chức năng các mẹ bầu cần có trong ⅓ thời gian mang thai đầu tiên, chúng ta nên tìm hiểu lại về nhu cầu dinh dưỡng, chế độ ăn uống và những lưu ý trong thời kỳ này. Từ đó, ta có thể biết được bản thân đang thiếu và cần bổ sung thêm những loại dưỡng chất nào.
Khi mang thai 3 tháng đầu, nhu cầu bổ sung Protein có thể tăng lên, mặc dù không đáng kể và mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng lấy dưỡng chất này từ trong các loại thịt, trứng hay sữa.
Tuy nhiên, hầu hết người bình thường đều bổ sung nhiều Protein hơn những gì cơ thể cần – lượng protein ăn vào trung bình của mỗi phụ nữ tuổi từ 19 – 49 là 61g/ngày (nhu cầu của bà bầu là 57g mỗi ngày).
Nhu cầu acid Folic và Vitamin D tăng lên trong giai đoạn này.
Vitamin A cũng có nhu cầu tăng lên một chút, tuy nhiên mẹ cần phải hết sức thận trọng, bởi loại vitamin này nếu quá liều có thể gây di dạng, biến chứng tới thai nhi.
Ngoài những đặc điểm về nhu cầu dinh dưỡng trên, trong 3 tháng đầu mang thai các mẹ cũng cần phải chú ý bổ sung một số những dưỡng chất để phát triển cả hai mẹ con được khoẻ mạnh, trong đó bao gồm:
Sắt có nhiệm vụ đảm bảo cho mẹ bầu không bị thiếu máu khi mang thai, đồng thời tăng cường hồng cầu cho cơ thể. Những triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, choáng xây xẩm mặt mày thường xảy ra ở mẹ bầu cũng sẽ giảm thiểu đi tối đa nếu mẹ bổ sung đủ sắt vào cơ thể.
Canxi dĩ nhiên là khoáng chất đặc biệt quan trọng và không thể thiếu đối với quá trình hỗ trợ sự phát triển về xương, khớp cho cả mẹ và bé trong 3 tháng đầu đời. Lượng canxi bị thiếu hụt có thể khiến bé gặp dị tật, đồng thời gây nguy cơ bệnh loãng xương, thiếu hụt canxi sau sinh cho mẹ.
Như đã nói ở trên, protein mặc dù không quá quan trọng nhưng mẹ cũng nên lưu ý để đảm bảo đủ số lượng tối thiểu trong ngày. Protein cũng có tác dụng giúp bé phát triển hoàn thiện tế bào não. Đồng thời chúng cũng hỗ trợ giúp tuyến vú và mô từ tử cung của mẹ phát triển tốt trong suốt thời gian của thai kỳ.
Vitamin D đóng vai trò là cầu nối để giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất.
Vitamin C được coi là một trong những “thần dược” chống oxy hoá cực kỳ hiệu quả. Cung cấp đầy đủ lượng khoáng chất này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, đồng thời phát triển cơ và mạch máu cho bào thai.
Vậy mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì?
Viên uống bổ sung acid folic
Nhu cầu bổ sung acid folic của mẹ bầu là khoảng 400mcg/ngày. Khoáng chất này có thể được bổ sung từ những món ăn hàng ngày như: thịt bò, gà, rau súp lơ, rau cải xanh, gan động vật,…
Viên uống bổ sung Vitamin B12
Vitamin B12 có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nhu cầu một ngày của người mẹ là từ 250mg/l, tương đường với 2,6mcg/ngày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bé được bổ sung đầy đủ lượng vitamin B12 trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ khiến bé ngoan ngoãn, ăn ngon, ngủ kỹ hơn khi chào đời.
Viên uống bổ sung Vitamin B6
Không chỉ tham gia vào quá trình hình thành các tế bào máu, tác động lên sự phát triển hệ thần kinh của thai kỳ mà Vitamin B6 còn có tác dụng hạn chế và giảm thiểu nguy cơ ốm nghén, buồn nôn khi mang thai.
Một ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 1,9mg vitamin B6 thông qua chế độ ăn rau xanh, hoa quả tươi và từ các loại viên uống bổ sung.
Viên uống bổ sung sắt
Việc bổ sung sắt cần được thực hiện từ khi mang thai 3 tháng đầu tới sau sinh từ 1-2 tháng, liều lượng trung bình từ 27 đến 45mg sắt nguyên tố. Nguyên nhân vì trong thai kỳ, lưu lượng máu gia tăng trên 50%. Vì thế nếu như không bổ sung đủ thì cơ thể sẽ bị thiếu Hemoglobin – một thành phần quan trọng trong máu giúp mang oxy đến khắp cơ thể của mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, để đạt được liều lượng trung bình trên, các mẹ không thể chỉ dựa vào thực phẩm ăn uống hàng ngày mà bắt buộc cần phải có thêm sự hỗ trợ của các thuốc bổ có chứa khoáng chất sắt.
Viên uống bổ sung canxi
Mẹ bầu cần bổ sung 1000 -1200mg canxi mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển xương của bé mà không gây thiếu hụt cho mẹ.
Mẹ có thể bổ sung canxi cho mình từ những loại thực phẩm như trứng, sữa, rau lá xanh đậm hay hải sản. Đồng thời kết hợp với các loại thực phẩm uống canxi bổ sung sẽ giúp mẹ tiếp thêm lượng khoáng chất cần thiết cho con.
PRENACY GOLD – Thuốc bổ tăng cường dưỡng chất “n in 1”
PRENACY GOLD có thể coi là giải pháp cho các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu đang hoang mang vì phải bổ sung quá nhiều dưỡng chất cùng một lúc. Nếu như với mỗi khoáng chất, các mẹ lại cần phải chuẩn bị một loại thuốc bổ khác nhau thì con số thật sự khổng lồ. Vì thế, PRENACY GOLD chính là giải pháp khi chỉ cần một viên uống đã giúp mẹ bổ sung được hết những dưỡng chất cần thiết:
Với công thức “N” dưỡng chất trong 1, Prenacy Gold thực sự là lựa chọn số 1 hiện nay:
Viên nang cứng chứa:
Bacillus subtilis………….10CFU
Bacillus clausii……………10CFU
Sắt polymaltose………….88mg
Canxi nano carbonat……150mg
Magie………………………..20,5mg
Kẽm ………………………….5mg
D-calium pantothenate…..3mg
VitaminB6……………………1,9mg
VitaminB1…………………….1,4mg
ViataminB2……………………1,4mg
Acid folic……………………600mcg
Iot……………………………..80mcg
Biotin…………………………75mcg
VitaminB12………………..2,6mcg
Viên nang mềm chứa:
DHA…………………………200mg
EPA…………………………..40mcg
Vitamin A…………………..1000UI
Vitamin D3………………..100UI
Vitamin E…………………..10UI
Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo sức khoẻ cho cả hai mẹ con, đồng thời giảm rối loạn tiêu hoá và táo bón của mẹ trong suốt quá trình mang thai.
Thông tin về sản phẩm:
Tên sản phẩm: PRENACY GOLD
Xuất xứ: TAVICO PHARMA
Sản xuất: QD-MELIPHAR
Quy cách đóng gói: 1 hộp 60 viên (30 viên nang cứng+ 30 viên nang mềm)
Cách uống: uống phối hợp 1 viên nang cứng + 1 viên nang mềm. Ngày 1 lần sau khi ăn
Nếu như các mẹ còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về dòng sản phẩm PRENACY GOLD – Thức uống bổ sung tối đa dưỡng chất cho mẹ bầu thì có thể liên hệ ngay với trang https://gani.vn để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Bị Viêm Xoang Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Phải Làm Sao?
Cùng mắc phải bệnh viêm xoang như chị Hằng, mẹ bầu Mộc Miên (Sơn Trà, Đà Nẵng) chia sẻ tâm trạng chung: “Không hiểu tại sao sau khi mang bầu được 2 tháng, bệnh viêm xoang lại xuất hiện. Ban đầu, chị thấy đau đầu, mũi cứ nhức khó chịu thế nào đó kèm theo hiện tượng chảy nước mũi cho nên chị đổ lỗi là do thời tiết và để bệnh tự khỏi. Nhưng sau đó đi khám mới biết là do bệnh viêm xoang hành. Vợ chồng chị cũng hiếm muộn con cái, cưới nhau lâu rồi mà nay mới có con nên thành ra ông xã chị cũng lo lắng lắm, không cho sử dụng thuốc Tây sợ ảnh hưởng đến con. Giờ chị cũng không biết nên làm sao để khắc phục bệnh nữa.”
Theo chuyên gia chuyên khoa Tai – Mũi – Họng bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Trần Thị Oanh cho hay, viêm xoang là biểu hiện khá phổ biến rất hay gặp ở phụ nữ mang thai. Bởi đây là giai đoạn sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu kém nhất nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rút và tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập và tấn công. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố progesteron và một số loại hormone khiến cho màn nhầy bị giãn nở và phình ra lấp đầy lỗ thông xoang khiến xoang bị tắc và gây viêm nhiễm. Điều quan trọng hơn, tâm lý ngại uống thuốc của đa số mẹ bầu vì sợ tác động xấu đến thai nhi chính là yếu tố khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng và khả năng biến chứng rất cao. Lúc này, bệnh không chỉ tác động xấu đến sức của mẹ mà còn gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
“Cứu nguy” cho chị em bị viêm xoang khi mang thai
Thông thường, cách điều trị bị viêm xoang khi mang thai thường được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân để giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra và giúp ngăn ngừa các biến chứng không may có thể xảy ra.
Sau khi nhận được kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh và kê các loại thuốc điều trị ít gây ảnh hưởng nhất đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý mua và sử dụng thuốc trị viêm xoang ngay tại nhà, bởi đây chính là sai lầm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Có thể nói, thuốc kháng sinh chính là trở ngại cho những mẹ bầu bị viêm xoang khi mang thai 3 tháng đầu. Do đó, để có thể kiểm soát và khắc phục bệnh hiệu quả, những cách sau đây có thể được xem là “vị cứu tinh” cho chị em, giúp giải quyết cơn đau khá hay.
1/ Rửa mũi hàng ngày
2/ Uống nhiều nước mỗi ngày
Nước được xem là vũ khí chống viêm xoang khá hiệu quả, vừa an toàn lại vừa tiết kiệm. Nếu chẳng may bị viêm xoang khi mang thai 3 tháng đầu, các mẹ nên bổ sung lượng nước vừa đủ cho cơ thể để cải thiện tình trạng xoang. Bởi nước giúp làm loãng dịch nhầy, tạo điều kiện thuận lợi để dịch nhầy được đẩy ra ngoài môi trường, tránh trường hợp ngạt mũi, tắc mũi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý không được sử dụng nước đá để tránh tình trạng bệnh viêm xoang có thể trở nặng.
3/ Xông hơi trị viêm xoang cho mẹ bầu
Theo các chuyên gia sức khỏe và chuyên gia viêm xoang mũi, chị em bị viêm xoang khi mang thai không nên sử dụng các bài thuốc, mẹo từ kinh nghiệm dân gian như sử dụng cây xương cá, cây cứt lợn,… để xông hơi chữa trị bệnh. Vì tất cả các nguyên liệu này có thể gây tác dụng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và con. Thay vào đó, mẹ bầu có thể áp dụng các cách xông hơi đơn giản sau đây.
Dùng hơi nóng xông hơi: Có thể xem đây là cách hiệu quả và không gây hại cho mẹ bầu. Hơi nước nóng sẽ giúp chất nhầy trong xoang lỏng ra và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng thoát ra ngoài theo dịch nhầy. Tuy nhiên, trước khi xông hơi bằng hơi nước nóng, bà bầu nên kiểm tra độ nóng của nước, tránh nước quá nóng gây bỏng niêm mạc mũi.
Xông hơi bằng dầu khuynh diệp, hoa oải hương: Bà bầu chỉ cần nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào bát nước nóng và trùm khăn lại tiến hành xông hơi. Cách làm truyền thống với những nguyên liệu này sẽ giúp các dấu hiệu viêm xoang thuyên giảm một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, tinh dầu khuynh diệp, hoa oải hương tạo cảm giác dễ chịu, giúp tinh thần mẹ bầu thoải mái và ngủ ngon giấc.
4/ Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng
Dung nạp vitamin A và C hàng ngày cho cơ thể: Vitamin A với vai trò bảo vệ lớp niêm mạc xoang trong khi vitamin C giúp bạn đề kháng lại các tác hại xâm nhập từ bên ngoài. Mẹ bầu có thể bổ sung hai loại vitamin này từ hoa quả tươi, gan động vật, rau xanh,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung vitamin A và C từ các viên uống bổ sung. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Bổ sung kẽm: Khoáng chất này cũng là chất giúp chống viêm hiệu quả. Mẹ bầu có thể bổ sung kẽm từ thịt, cá hay từ các loại hạt, bánh mỳ làm từ bột cám, khoai tây,…
5/ Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
Tập thể dục không những giúp hệ xương khớp dẻo dai mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống lại bệnh. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu như yoga, thiền định,… còn giúp thoải mái tinh thần và hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt, đồng thời, giúp bà bầu dễ sinh nở sau này.
6/ Ngủ kê cao đầu
Mẹ bầu tốt nhất nên ngủ với tư thế đầu được kê cao hơn chân để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi. Bạn có thể sử dụng gối hoặc khăn mềm cuộn lại và kê bên dưới đầu hoặc nâng đầu giường lên cao một xíu. Việc làm này vừa đơn giản vừa giúp chất nhầy không tồn đọng bên trong xoang mũi, thúc đẩy quá trình điều trị xoang hiệu quả.
7/ Giữ ẩm trong phòng
Mẹ bầu nên đặt một thau nước trong nhà hay dùng máy tạo ẩm để giữ ẩm trong phòng. Giữ ẩm không những giúp niêm mạc mũi và xoang không bị khô mà còn giúp ngăn ngừa lớp niêm mạc bị kích thích và tổn thương. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý vệ sinh máy tạo ẩm sạch sẽ, tránh tình trạng máy bẩn làm tăng nguy cơ phát tán vi khuẩn, gây tác dụng ngược.
8/ Châm cứu
Phương pháp châm cứu là một trong những liệu pháp trị liệu cổ của người Trung Hoa. Với phương pháp này, các thầy thuốc chỉ cần dùng kim châm đã được sát trùng và châm vào những huyệt đạo trên cơ thể người bệnh. Châm cứu giúp làm lưu thông khí huyết và giải quyết các vấn đề tắc nghẽn do bệnh viêm xoang gây ra.
BTV: Hạ Thiên
Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm
Cảm cúm là bệnh lý thường gặp trong mùa đông khi thời tiết lạnh khô. Bệnh cảm cúm dễ lây lan, gây ra triệu chứng khó chịu và có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cảm cúm uống thuốc gì, cần lưu ý gì là những băn khoăn phổ biến của nhiều người khi bị bệnh.
Bệnh cảm cúm là gì?
Nguyên nhân gây cảm cúm
Cảm cúm là 1 trong những bệnh lý lây truyền qua hô hấp. Bệnh do vi rút cúm gây nên và thường xuất hiện vào mùa đông. 2 chủng vi rút cúm gây bệnh chủ yếu là cúm A và cúm B. Vi rút cúm có sự biến đổi liên tục với các chủng mới. Thông thường vi rút cúm sẽ lây lan từ người bệnh sang người bình thường qua dịch tiết khi hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra nếu bạn tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có vi rút cúm sau đó không rửa tay và chạm vào mũi, miệng…cũng có thể bị vi rút xâm nhập và gây bệnh.
Cảm cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Những người có nguy cơ mắc cúm
Bệnh cúm rất dễ lây lan và ai cũng có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên người già trẻ nhỏ hoặc những người có sức đề kháng kém sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.
Bên cạnh đó thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là điều kiện thuận lợi khiến vi rút cúm phát triển và gây bệnh.
Ngoài ra nếu sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá… cũng có nguy cơ mắc cúm cao hơn.
Nhận biết triệu chứng cảm cúm
Khi bị nhiễm vi rút cúm người bệnh sẽ có những biểu hiện đột ngột sau từ 1 – 3 ngày. Việc nhận biết cảm cúm rất quan trọng giúp điều trị bệnh kịp thời đúng cách.
– Đau cơ, ớn lạnh: Khi bị nhiễm vi rút cúm bạn sẽ cảm thấy đau nhức các cơ và có cảm giác ớn lạnh. Tình trạng đau nhức xuất hiện khắp cơ thể đặc biệt là đầu và chân.
– Đau họng: Vi rút cúm cũng gây ra cảm giác đau rát họng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, kích thích trong cổ họng.
– Sốt: Sốt cũng là 1 trong những dấu hiệu nhận biết cảm cúm.
– Ho: Khi bị cúm người bệnh thường bị ho khan sau có thể chuyển sang ho có đờm
– Rối loạn tiêu hóa: Vi rút cúm cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy…
– Mệt mỏi: Khi bị cúm bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Cảm cúm có thể tự khỏi tuy nhiên cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm do cúm cần chú ý bao gồm:
– Đau tức ngực, khó thở
– Da và môi xanh tím
– Sốt cao liên tục
– Li bì, choáng váng
– Ho dữ dội, trong đờm có thể lẫn máu…
Các triệu chứng cảm cúm xuất hiện sau 1 – 3 ngày nhiễm vi rút
Cảm cúm uống thuốc gì?
Cảm cúm uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người. Thông thường những người bị bệnh cảm cúm có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Vì vậy bác sĩ thường chỉ chỉ định các loại thuốc giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh như:
Thuốc hạ sốt
Các thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm. Thuốc sẽ giúp hạ sốt và giảm các cơn đau đầu, đau cơ… do vi rút cúm gây nên.
Thuốc làm giảm tình trạng ngạt mũi
Khi bị cảm cúm, cảm giác ngạt mũi sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Việc sử giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Thuốc sẽ có tác dụng làm loãng các chất nhầy giúp mũi thông thoáng hơn. Thuốc thông mũi có thể ở dạng viên uống hoặc dạng xịt.
Việc sử dụng thuốc cảm cúm cần theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc giảm ho
Ho do cúm sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt tình trạng ho vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ và mệt mỏi. Thuốc giảm ho sẽ giúp ức chế bớt phản xạ ho. Đây cũng là thuốc thường được chỉ định khi bị cảm cúm.
Thuốc làm long đờm
Đây là thuốc có tác dụng làm loãng đờm, dịch giúp và giúp tống xuất đờm ra khỏi cơ thể. thuốc long đờm cũng được chỉ định trong điều trị cảm cúm.
Thuốc kháng histamin
Mục đích chỉ định loại thuốc này cho người bị cảm cúm là giảm tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi.
Cúm có thể gây ra những biến chứng nhưng việc tự ý dùng thuốc cũng gây ra những nguy hiểm. Do vậy, các loại thuốc điều trị cảm cúm chỉ được sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Cảm Cúm Nên Uống Thuốc Gì? trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!