Đề Xuất 4/2023 # Nghiên Cứu Và Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thảo Dược Đông Y # Top 12 Like | Missvnuk.com

Đề Xuất 4/2023 # Nghiên Cứu Và Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thảo Dược Đông Y # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nghiên Cứu Và Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thảo Dược Đông Y mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đánh giá về thực trạng bệnh tăng huyết áp hiện nay, các chuyên gia tham dự đều có chung quan điểm rằng tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp đối với người trưởng thành trở lên, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của hàng triệu người mỗi năm, gây suy tim và đột quỵ não. Tăng huyết áp được xếp vào hàng thứ hai trong nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng gia tăng nhanh chóng và có xu hướng ngày một trẻ hóa. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu như năm 2000, toàn thế giới có khoảng 972 triệu người mắc thì dự kiến đến năm 2025 sẽ có khoảng 1,5 tỷ người bị tăng huyết áp.

Bạn nên xem: Bệnh tăng huyết áp – nguyên nhân và cách điều trị

Theo báo cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam, hiện nay, trung bình cứ 10 người từ 25 tuổi trở lên thì có tới 4 người bị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp, năm 2009 là 25,4%, năm 2016 số người mắc đã lên tới 48%. Đây là những số liệu cảnh báo tình trạng tăng huyết áp đang ở mức báo động cao và nếu không có giải pháp điều trị tăng huyết áp một cách hiệu quả thì tình trạng này còn gia tăng khủng khiếp gây ảnh hưởng đến không chỉ người bệnh mà còn là gánh nặng cho xã hội.

Điều này tuy không mới nhưng hiện tại đa phần các phương pháp điều trị tăng huyết áp lại chưa giải quyết được . Đây cũng chính là lý do dẫn đến việc điều trị không hiệu quả, không giải quyết được tận gốc bệnh dẫn đến tỷ lệ tái phát cao, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Trao đổi về đề tài nghiên cứu và điều trị tăng huyết áp bằng thảo dược đông y của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Thị Phương, rất nhiều chuyên gia, bác sĩ, lương y đã sôi nổi và rất quan tâm đến đề tài này. Đây là đề tài mà Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Thị Phương đã dành rất nhiều tâm huyết của mình nghiên cứu trong thời gian dài. Đề tài được thực hiện tại Sở KHCN Hà Tây năm 2000 đã gây tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước, thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn và đông đảo bệnh nhân. Bác sĩ Phương cũng là thầy thuốc ưu tú trẻ nhất của tỉnh Hà Tây thời điểm đó.

Một trong những ưu điểm của đề tài này theo như đánh giá của PGS. TS. BS Nguyễn Lan Anh đó chính là đề tài đã đi vào nghiên cứu 2 vấn đề mấu chốt của bệnh tăng huyết áp mà hiện nay các phương pháp khác chưa đề cập nhiều là cơ chế đông máu và rối loạn chuyển hóa. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến chế độ sinh hoạt một cách khoa học và hợp lý nhằm phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật. Chính điều này đã nhận được sự đánh giá cao và ngưỡng mộ từ giới chuyên môn.

Sau thành công bước đầu đó, Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Thị Phương đã hợp tác cùng các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam trong việc phát triển và hoàn thiện hơn về công thức bài thuốc. Thành công từ quá trình này đã cho ra bài thuốc đông y điều trị cao huyết áp với tên gọi Hạ Áp Hoạt Huyết Thang. Bài thuốc đi vào giải quyết tận gốc căn nguyên của bệnh kết hợp với bồi bổ ngũ tạng, tăng cường sức đề kháng. Vì thế mà trong suốt quá trình điều trị người bệnh không cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy kiệt mà trái lại còn ăn ngủ tốt hơn, cơ thể nhẹ nhàng và khỏe khoắn hơn.

Hiện tại, bài thuốc Hạ Áp Hoạt Huyết Thang được các chuyên gia ghi nhận đánh giá cao cũng như được đông đảo bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn và sử dụng với kết quả rất tốt.

Điều Trị Hiệu Quả Bệnh Cao Huyết Áp Bằng Phương Pháp Đông Y

Điều trị bệnh cao huyết áp bằng phương pháp Đông y vẫn được rất nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng vì tính hiệu quả và ít nguy hại đối với sức khỏe.

Bệnh cao huyết áp là một bệnh lý rất thường gặp hiện nay, gây ra những tổn hại không nhỏ đối với sức khỏe của người bệnh, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, thậm chí là đột quỵ rất nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh cao huyết áp

Theo một giảng viên lớp Trung Cấp Y học Cổ Truyền, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp, điển hình nhất phải kể đến những tác nhân như:

Béo Phì: Thừa cân, béo phì là những tác nhân chính gây ra bệnh huyết áp cao, việc nạp quá nhiều calo vào cơ thể khiến cơ thể bị tăng cân mất kiểm soát, tích tụ mỡ quanh bụng, gia tăng hàm lượng cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và những bệnh lý về tim mạch khác.

Yếu Tố di truyền: yếu tố di truyền là nguyên nhân không thể bỏ qua, vì khi gia đình bạn có người có tiểu sử bị tăng huyết áp thì bạn cũng có nguy cơ bị mắc bệnh huyết áp cao.

Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh này thì trước tiên mọi người cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ có phương pháp điều trị thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất.

Điều trị bệnh cao huyết áp bằng bài thuốc đông y

Với bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị 1 củ cà rốt, 1 cây rau cần tây, hành hương 3 củ, cà chua gần chín 1 quả, tỏi 7 tép đem rửa sạch xong rồi thái nhỏ, cho vào máy xay hoặc dùng cối giã nát. Hòa hỗn hợp trên trên với 1 lít nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống trong vòng 5 đến 10 ngày, mỗi ngày uống 2 lần sẽ huyết áp sẽ dần ổn định.

Bài thuốc 2: Chữa huyết áp cao bằng cây Hoa hòe

Đây là vị thuốc Đông Y đặc biệt thông dụng với những bệnh nhân cao huyết áp. Trong hoa hòe có chứa Rutin, rutin cũng chính là hoạt chất có tác dụng hạ áp và là hoạt chất chính trong nhiều thuốc hạ áp Tây Y.

Sử dụng hoa hòe để điều trị bệnh cao huyết áp rất đơn giản, chỉ cần lấy hoa hòe đã được xao vàng bỏ vào ấm chè là đã có thể sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp.

Bài thuốc 3: chữa bệnh cao huyết áp bằng râu ngô

Nhiều người không ngờ rằng râu ngô lại là một vị thuốc giúp hạ huyết áp hiệu quả, nó có tác dụng tăng lượng nước tiểu từ 3 đến 4 lần nên có tác dụng hạ áp rất tốt. Râu ngô còn làm tăng sự bài tiết của mật và làm giảm lượng bilirubin trong máu nên có tác dụng lợi mật.

Nguồn: chúng tôi

Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thuốc

Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản trong điều trị tăng huyết áp bằng thuốc

1. Mục đích điều trị bằng thuốc

Mục đích quan trọng nhất của việc dùng thuốc hạ huyết áp là giảm được tỷ lệ xảy ra các biến chứng về tim, não, thận. Nhưng người bệnh vẫn cần được bảo tồn duy trì được những phản ứng của hệ tim mạch đối với những kích thích khác nhau và bảo tồn hằng định nội môi tuần hoàn.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị tăng huyết áp. Nhưng tai biến do thuốc, do thầy thuốc không nắm vững phương pháp điều trị gây ra cũng không ít.

Việc dùng thuốc để điều trị cao huyết áp là thiết yếu. Đặc biệt trong cao huyết áp nguyên phát, nếu chưa loại trừ được nguyên nhân gây tăng huyết áp một cách hiệu quả thì cũng phải dùng thuốc để khống chế huyết áp.

2. Nguyên tắc điều trị bằng thuốc

Có những nguyên tắc quan trọng phải được trả lời:

Nên hạ huyết áp xuống bao nhiêu là vừa?

Có nên hạ về mức bình thường không?

Tốc độ hạ huyết áp nên nhanh hay nên hạ từ từ?

Dùng thuốc hạ huyết áp có tai biến gì không?…

Một vài nguyên tắc sử dụng thuốc hạ huyết áp như sau:

Cấp cứu có nguy cơ xảy ra tai biến, đặc biệt là tai biến mạch máu não thì cần dùng thuốc ngay, trong vòng 24 giờ phải hạ được huyết áp tới mức cần thiết. Trường hợp tối khẩn cấp thì phải hạ huyết áp ngay tức thì.

Mức tăng huyết áp rất cao nhưng không phải cấp cứu hoặc ác tính thì phải cho huyết áp hạ xuongs từ từ. Đồng thời bác sĩ cần theo dõi sát. Bởi những bệnh nhân này bị cao huyết áp lâu ngày, cơ thể đã tự điều chỉnh để thích nghi. Ví dụ: phản xạ của cơ quan cảm áp trung gian đã sắp đặt lại, não đã quen với áp lực tưới máu cao rồi, nếu huyết áp hạ nhanh, đột ngột sẽ gây giảm áp lực tưới máu ở não, gây thiếu máu não, bệnh nhân bị chóng mặt, choáng váng, đờ đẫn, không đi lại được.

Với huyết áp tâm trương, nếu hạ quá mức yêu cầu, có thể làm cho tình trạng thiếu máu cơ tim nặng lên.

Có thể phải một vài ngày, một vài tuần hoặc hàng tháng, huyết áp mới trở lại mức yêu cầu. Làm như vậy, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt các bệnh nhân cao tuổi.

Thuốc ban đầu sử dụng với liều thấp, sau tăng dần có sự theo dõi sát. Lưu ý không để bệnh nhân uống quá liều gây tác hại. Nếu tăng liều đến mức cao rồi mà khong đạt kết quả hạ huyết áp theo mong muốn thì nên phối hợp 2 thuốc, rồi 3 thuốc, phối hợp theo bậc thang điều trị.

Để giữ huyết áp ở mức đạt yêu cầu, nếu ngừng thuốc, huyết áp có thể lại tăng lên. Không nên thay đổi phác đồ nếu không thật cần thiết. Không ngừng thuốc đột ngột.

Bệnh nhân chỉ cần dùng càng ít loại thuốc hạ huyết áp và liều mỗi loại càng thấp thì càng tốt. Nên sử dụng những thuốc đã quen dùng mà có hiệu quả.

Điều Trị Sốt Xuất Huyết Bằng Thuốc Nam Và Châm Cứu

LTS: Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đã chính thức vào mùa. Số lượng bệnh nhân tăng nhanh, đã có những trường hợp biến chứng gây xuất huyết tiêu hóa hay tử vong. Chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết, tuy nhiên để điều trị triệu chứng, các bài thuốc đông y, món ăn bài thuốc, thuốc nam… đã được áp dụng trong điều trị và phòng chống căn bệnh này. Báo Sức khỏe & Đời sống xin giới thiệu thêm phương pháp điều trị của Bệnh viện Tuệ Tĩnh đối với sốt xuất huyết độ I, II. Đó là dùng bài thuốc nam kết hợp châm cứu.

Y học cổ truyền quan niệm sốt xuất huyết Dengue thuộc ôn bệnh, do nhiệt độc xâm nhập vào cơ thể gây ra. Khi phát bệnh ôn nhiệt dịch độc uất ở kinh dương minh gây sốt cao, phiền nhiệt, khát nước, mạch hồng đại, nhiệt chuyển vào dinh huyết gây xuất huyết phát ban, chất lưỡi đỏ sẫm. Bệnh nặng lên sau 3 – 4 ngày, nếu không chữa kịp thời thì nhiệt độc lấn sâu vào trong, làm cho xuất huyết phủ tạng, huyết áp hạ, mạch nhanh và có thể dẫn tới tử vong.

Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần vệ (Đông y gọi là thể Ôn tà uất biểu và Tà trở mạc nguyên) tương đương với SXH độ 1 theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Biểu hiện phát sốt (ban đầu có thể kèm theo cảm giác sợ lạnh), đau đầu, đau lưng, đau mình mẩy và cơ khớp, môi khô miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, muộn hơn có thể xuất hiện triệu chứng như mặt đỏ, mắt đỏ, chân tay tê bì, ngực bụng đầy tức, nôn hoặc buồn nôn, đại tiện táo kết hoặc lỏng nát, tiểu tiện sẻn đỏ…

Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần khí và dinh huyết (Đông y gọi là thể Khí dinh lưỡng phiền) tương đương với SXH độ 2 theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Biểu hiện sốt cao và rất cao, môi khô miệng khát, tâm trạng bồn chồn không yên, có ban xuất huyết dưới da và niêm mạc.

Phép chữa: lấy thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết làm chủ.

Bài thuốc gồm các vị sau: Lá tre 60g, rễ cỏ tranh 16g, lá khế 60g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 16g, cam thảo 8g. Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, ngày uống 2 lần.

Nếu bệnh nhân có xuất huyết gia trắc bách diệp sao đen 12g. Sau khi uống thuốc hầu hết các bệnh nhân giảm sốt nhanh, hết đau đầu, không có xuất huyết, không khát nước và đặc biệt bệnh nhân không phải bù dịch. Ngày điều trị trung bình từ 4 đến 7 ngày.

Nếu bệnh nhân có đau đầu nhiều, sốt cao kết hợp với châm cứu. Các huyệt thường dùng: đại chùy huyết hải, hợp cốc, phong trì, khúc trì.

Dùng thủ pháp, châm tả huyệt đại chùy, huyệt phong trì không châm sâu.

Tác dụng của những huyệt trên là thanh dinh lương huyết, thanh nhiệt giải độc, ích khí sinh tân.

Sau khi châm 1 đến 2 phút bệnh nhân hạ sốt, hết đau đầu.

Vị trí huyệt:

Đại chùy: Giữa đốt sống cổ 7 và mỏm gai đốt sống lưng 1. Cách châm: châm thẳng 0,5- 1,5 tấc. Không được châm sâu hơn.

Hợp cốc: Ở chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp sát nhau. Cách châm: châm thẳng 0,5 đến 1 tấc.

Khúc trì: Ở chỗ lõm tại đầu ngoài nếp khuỷu. Tại điểm chính giữa đường nối huyệt xích trạch với mỏm trên lồi cầu ngoài của xương cánh tay, khi khuỷu tay hơi co lại. Cách châm: châm thẳng, sâu 0,5- 1 tấc.

Huyết hải: Cách bờ trên xương bánh chè 2 tấc về phía trên, giữa chỗ phình của cơ rộng trong. Cách xác định đơn giản: ngồi đối diện bệnh nhân, lòng bàn tay phải của thầy thuốc đặt lên xương bánh chè bên trái của bệnh nhân; huyệt sẽ nằm tại chỗ đầu mút ngón tay cái của thầy thuốc. Cách châm: châm thẳng 1-1,5 tấc.

Phong trì: Ở chỗ lõm giữa cơ ức- đòn chũm và phần trên cơ thang. Nói cách khác, ở giữa chỗ lõm thẳng phía dưới ụ chẩm và xương chũm. Cách châm: châm thẳng, mũi kim hướng về hố mắt phía đối diện, sâu 1- 1,5 tâc, không được châm quá sâu.

BS. Đỗ Minh Hiền

#Dongtayy #Đông_tây_y

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghiên Cứu Và Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thảo Dược Đông Y trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!