Cập nhật nội dung chi tiết về Những Đối Tượng Cần Thận Trọng Khi Dùng Thuốc Kháng Sinh Amoxicillin mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những trường hợp nào cần thận trọng khi sử dụng thuốc Amoxicillin
Dược sĩ Đặng Dương, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những người thuộc các đối tượng sau đây thận trọng khi sử dụng thuốc Amoxicillin, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:
Người có tiền sử dị ứng với Penicilin hoặc các dị nguyên khác, khi sử dụng thuốc Amoxicillin có thể gặp phải tình trạng phản ứng quá mẫn trầm trọng. Chính vì thế trước khi sử dụng thuốc này, bệnh nhân cần kiểm tra kỹ tiền sử bản thân có dị ứng với dị nguyên nào không.
Nếu người bệnh điều trị dài ngày với thuốc Amoxicillin thì cần phải kiểm tra chức năng gan, thận định kỳ thường xuyên.
Không sử dụng thuốc Amoxicillin khi có nghi ngờ hoặc chắc chắn rằng bạn đang mắc bệnh tăng bạch cầu đơn thân nhiễm khuẩn.
Nếu gặp phải các phản ứng dị ứng sau cần ngừng thuốc ngay lập tức: như ban đỏ, sốc phản vệ, phù Quincke, hội chứng Stevens – Johnson. Đồng thời bệnh nhân cần được điều trị cấp cứu bằng liệu pháp adrenalin, thông khí, liệu pháp corticoid sử dụng đường tiêm tĩnh mạch và thở oxy. Ở một số trường hợp nặng có thể đặt nội khí quản. Trường hợp này bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng penicilin hoặc cephalosporin để chữa bệnh nữa.
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú bởi hoạt chất Amoxicillin có thể bài tiết qua sữa mẹ.
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai (chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa).
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận (cần phải được chỉnh liều sao cho phù hợp nhất).
Thuốc có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
Các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Amoxicillin
Dược sĩ tư vấn cho biết, hầu như các loại thuốc tân dược đều có những tác dụng phụ, thuốc Amoxicillin cũng vậy. Khi sử dụng thuốc Amoxicillin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:
Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng loại thuốc này như: ngoại ban, xuất hiện chậm, thường xuất hiện sau 7 ngày điều trị.
Một số tác dụng phụ ít gặp như: tiêu chảy; buồn nôn, nôn; xuất hiện ban đỏ trên da; da xuất hiện mề đay và ban dát sần; hội chứng Stevens – Johnson.
Các tác dụng phụ hiếm gặp gồm:
Lú lẫn
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Chóng mặt
Tăng nhẹ SGOT (gan)
Giảm tiểu cầu
Lo lắng không rõ nguyên nhân
Kích động, vật vã
Thay đổi các ứng xử
Thiếu máu
Tăng bạch cầu ưa eosin
Mất bạch cầu hạt
Giảm bạch cầu
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu
Khó thở
Sốc phản vệ
Nhiễm nấm Candida
Phù Quincke.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, một số loại thuốc khác có thể tương tác khi sử dụng đồng thời với thuốc Amoxicillin gây nguy hiểm như:
Nifedipin: Thuốc Nifedipin có khả năng tác động và làm tăng hấp thu Amoxicillin.
Allopurino: làm tăng nguy cơ phát ban của Amoxicillin.
Chloramphenicol, Tetracyclin và một số chất kìm khuẩn khác: Xuất hiện sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn là Amoxicillin cùng với Chloramphenicol, Tetracyclin và một số chất kìm khuẩn khác.
Tương kỵ
Lưu ý không được trộn dung dịch tiêm Amoxicillin cùng với bất kỳ dung dịch tiêm, loại thuốc nào trong cùng một ống tiêm.
Dung dịch tiêm Amoxicillin thể được pha loãng trong dung dịch natri clorid 0,9% với nhiệt độ 23 độ C. Chỉ sử dụng dung dịch trong vòng 6 giờ sau khi pha. Dung dịch tiêm, dung dịch pha loãng cùng với dung dịch dextrose sẽ bền vững trong vòng 1 giờ sau khi pha. Dung dịch tiêm, dung dịch pha loãng cùng với dung dịch natri lactat sẽ bền vững trong vòng 3 giờ sau khi pha.
Lưu ý không trộn thuốc Amoxicillin ở dạng tiêm cùng với những loại thuốc điều trị và các chất sau: Hydrocortison sucinat, các dung dịch aminoacid, các aminoglycosid, các sản phẩm máu, các nhũ dịch truyền lipid.
Tham gia ngay group Hội nhà thuốc – quầy thuốc chữa bệnh Việt Nam để cập nhật kiến thức y dược, tham khảo kinh nghiệm tư vấn dùng thuốc, cách kê đơn, phối hợp thuốc hiệu quả.
Những Đối Tượng Nào Không Được Dùng Thuốc Kháng Sinh Histamin Chống Dị Ứng
Bệnh glaucoma góc hẹp (bệnh tăng nhãn áp) không được dùng kháng histamin vì sẽ mau chóng đưa đến cơn tăng nhãn áp và bệnh nhân có thể mù hẳn mắt. Bác sĩ cần phải biết rõ bệnh nhân không có bệnh lý này mới được kê thuốc kháng histamin. Bởi nếu không biết có nguy cơ tăng nhãn áp mà cứ lạm dụng kháng histamin thì sẽ mang tai họa đến cho người bệnh.
Khi bệnh nhân bị bệnh tắc ruột hoặc hẹp môn vị cũng không được sử dụng thuốc này, vì thuốc sẽ làm cho nhu động ruột chậm hơn, ruột càng giãn ra, tình trạng liệt ruột càng đến sớm và nguy cơ tử vong cho người bệnh rất cao. Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Đối với những bệnh nhân này, nếu dùng thuốc kháng histamin đồng nghĩa với việc kích thích cho tiền liệt tuyến to hơn, khả năng gây bí tiểu càng nặng nề. Nếu bệnh nhân bị bí tiểu vì bất kỳ nguyên nhân nào mà mắc kèm dị ứng thì tuyệt đối không nên sử dụng kháng histamin, vì sẽ khiến nguy cơ ngộ độc trên thận, dẫn đến suy thận nặng.
Người bệnh đang lên cơn suyễn, cũng không nên sử dụng kháng histamin, bởi thuốc có thể làm tắc nghẽn đường thở, khiến bệnh nhân có khả năng bị tử vong.
Ngoài ra, thuốc kháng histamin nên thận trọng cho những người: phẫu thuật đường ruột, đại tràng; bệnh lý gan, thận; hen suyễn hoặc COPD; ho có đờm, ho do hút thuốc lá; khí phế thũng hoặc viêm phế quản mạn tính; bệnh tăng huyết áp, tim mạch hoặc mới gặp các tình trạng đau tim trong thời gian gần; động kinh hoặc rối loạn co giật khác; rối loạn đi tiểu; u tuyến thượng thận; cường giáp. FDA cũng khuyến cáo không dùng kháng histamin cho phụ nữ mang thai bởi thuốc có thể truyền qua sữa mẹ và cũng làm chậm sản xuất sữa mẹ.
Kháng histamin bất lợi đối với khá nhiều bệnh lý như vậy, mà thuốc lại được bán một cách khá dễ dàng, do vậy bạn hãy là người bệnh thông minh.
Cần Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Bệnh Viêm Phổi Cho Trẻ Nhỏ
Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi nghe nói viêm phổi có nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn hoặc do siêu vi, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp trẻ đều được sử dụng kháng sinh. Xin bác sĩ giải thích giúp như vậy có đúng hay không?
Trả lời:
Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh nội khoa nặng có thể dẫn tới tử vong nhưng nếu trẻ được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì đa số sẽ khỏi bệnh và không để lại di chứng gì. Hiện nay, trong điều trị viêm phổi thì kháng sinh được xem là vũ khí lợi hại nhất.
Tất cả trẻ em bị viêm phổi đều cần được sử dụng kháng sinh mặc dù viêm phổi có thể là do vi khuẩn hoặc siêu vi. Có thể giải thích việc này như sau:
Thứ nhất, việc phân biệt được viêm phổi do vi khuẩn hay siêu vi gặp rất nhiều khó khăn và hầu như không có biện pháp nào có thể phân biệt chính xác 100 % được.
Thứ 2, viêm phổi có thể trở nặng và gây tử vong nhất là viêm phổi do vi khuẩn, cho nên không phải loay hoay tìm kiếm phân biệt giữa viêm phổi do vi khuẩn hay siêu vi và buộc phải sử dụng kháng sinh ngay.
Viêm phổi cũng có thể không có ho, hầu hết các trường hợp viêm phổi đều có các triệu chứng ở đường hô hấp như ho, sổ mũi, khó thở, khò khè… nhưng cũng có những trường hợp bé chỉ sốt (sốt cao trên 39 độ), bạch cầu máu tăng rất cao nhưng bé không có ho hay các triệu chứng y học lâm sàng khác, khi chụp X quang sẽ thấy phổi bị viêm.
Hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi bị nghi ngờ viêm phổi, bé được chỉ định làm các xét nghiệm máu và chụp X quang phổi, xin bác sĩ cho tôi biết khi bị nghi ngờ viêm phổi thì thường phải làm các xét nghiệm gì? Chỉ cần chụp X quang hay làm xét nghiệm máu thì có được hay không? Trả lời:
Đối với việc chụp X quang phổi trong viêm phổi: Không cần chụp X quang cho tất cả trẻ bị viêm phổi mà bác sĩ chỉ chỉ định chụp X quang trong các trường hợp viêm phổi nặng, không thể chẩn đoán chính xác, khó phân biệt nguyên nhân khác, nghi ngờ có biến chứng… Các tổn thương trên phim X quang thường xuất hiện trễ và mất đi cũng trễ cho nên khi trẻ mới bắt đầu viêm phổi thì chụp X quang có thể không phát hiện được hoặc có khi bé đã hết viêm phổi nhưng cả tuần sau vẫn còn thấy tổn thương trên X quang. Độ chính xác của phim X quang còn phụ thuộc vào kỹ thuật chụp X quang của kỹ thuật viên và phụ thuộc vào trình độ đọc phim X quang của bác sĩ.
Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi nghe nói viêm phổi có nhiều loại như viêm phổi do ở trong bệnh viện hay do nguyên nhân từ nơi ở, các loại viêm phổi đó thì khác nhau như thế nào thưa bác sĩ?
Những Điều Cần Biết Khi Dùng Kháng Sinh Nhóm Lincosamid Trên Lâm Sàng
Tổng quan về Lincosamid
Lincosamid là một nhóm kháng sinh không phổ biến lắm trên lâm sàng hiện nay. Hiện tại nhóm này chỉ có hai kháng sinh đang được sử dụng trên người, đó là lincomycin và clindamycin, trong đó lincomycin là kháng sinh tự nhiên, còn clindamycin là kháng sinh bán tổng hợp từ lincomycin.
Phổ kháng khuẩn
Lincomycin: Phổ tác dụng trên vi khuẩn gram(+) ưa khí ( Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus, Corynebacterium diphtheriae, Bacillus anthracis), vi khuẩn kị khí ( Eubacterium, Peptococcus, Clostridium perfringens, Clostridium tetani, Peptostreptococcus, Propionibacterium), không tác dụng trên Clostridium difficile.
Clindamycin: Phổ kháng khuẩn tương tự lincomycin nhưng có sự mở rộng hơn đối với: Chlamydia trachomatis, Toxoplasma gondii, Pneumocystis carinii, Plasmodium falciparum, Gardnerella vaginalis.
Cơ chế tác dụng
Cơ chế của các lincosamid tương tự như các macrolid và streptogramin B. Nó tác động vào tiểu phần 50S của ribosom vi khuẩn, ngăn cản không cho hình thành liên kết peptid giữa acid amin đang gắn với tARN với acid amin cuối cùng của chuỗi polypeptid đang được nối dài.
Đây là nhóm kháng sinh kìm khuẩn ở nồng độ thấp nhưng diệt khuẩn ở nồng độ cao (tương tự macrolid).
Lincomycin: Điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm: Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus ở những bệnh nhân dị ứng penicillin, bệnh bạch hầu, bệnh than, uốn ván, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn huyết, áp xe phổi, mụn nhọt có biến chứng, viêm phúc mạc thứ phát, nhiễm khuẩn do vi khuẩn kị khí. Nhiễm khuẩn ở các vị trí kháng sinh thông thường khó tới như viêm cốt tủy, viêm xương.
Clindamycin: Điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm (chỉ khi bệnh nhân dị ứng penicillin hoặc vi khuẩn kháng penicillin): S.aureus, B.fragilis… dự phòng viêm nội tâm mạc hoặc cấy ghép trong phẫu thuật, áp xe phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng do các vi khuẩn kỵ khí, Streptococcus, Staphylococcus, và Pneumococcus, viêm phúc mạc, áp xe ổ bụng, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vùng chậu hông và sinh dục, trứng cá, hoại thư sinh hơi, một số nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch…
Tác dụng phụ
Hay gặp: Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng…).
Ít gặp: Viêm tắc tĩnh mạch sau tiêm tĩnh mạch, phản ứng tại chỗ sau tiêm bắp. Phản ứng dị ứng (phát ban, nổi mày đay, ngứa, phù mạch…).
Hiếm gặp: Sốc phản vệ, tằng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu đa nhân trung tính (có hồi phục), viêm đại tràng giả mạc do difficile (nguy cơ khi dùng clindamycin cao hơn lincomycin), viêm thực quản, tăng men gan, bội nhiễm nấm, hội chứng Stevens-Johnson, rối loạn chức năng thận…
Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn
Methyl hóa ribosom: Sự tồn tại của methyltransferase trong rARN 23S, ngăn chặn sự gắn kết của lincosamid, macrolid và streptogramin B với tiểu phần 50S. Họ gen chịu trách nhiệm mã hóa các methyltransferase gọi là “erm” (erythromycin ribosome methylase). Cho đến nay gần 40 gen erm đã được báo cáo, nằm trên các plasmid và gen nhảy là chủ yếu.
Bơm tống thuốc (Efflux Bump): Bơm kháng sinh ra ngoài tế bào trước khi nó kịp kết hợp với tiểu phần 50S.
Biến đổi kháng sinh: Một số chủng aureus được phân lập có enzym Lincosamid nucleotransferase đã được báo cáo. Các gen lnuA và lnuB tạo ra đề kháng với lincomycin (không phải là clindamycin, tuy nhiên có thể hạn chế hoạt động của clindamycin). Kiểu đề kháng này hiếm ở S.aureus, nhưng khá phổ biến ở những chủng vi khuẩn khác.
Tương tác thuốc
Natri cyclamat: giảm hấp thu lincomycin và clindamycin.
Thuốc chống tiêu chảy chứa kaolin: giảm hấp thu lincomycin và clindamycin.
Các thuốc tránh thai đường uống: dùng đồng thời có thể bị giảm tác dụng tránh thai.
Các kháng sinh macrolid, streptogramin: dùng đồng thời sẽ gây ra tác dụng đối kháng do chúng có chung đích tác dụng.
Thuốc giảm nhu động ruột (diphenoxylat, loperamid, các opiat): không dùng khi bị viêm đại tràng giả mạc do chúng làm chậm thải độc tố của difficile.
Vấn đề kháng kháng sinh hay dùng nhất hiện nay Tổng quan về kháng sinh và nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Đối Tượng Cần Thận Trọng Khi Dùng Thuốc Kháng Sinh Amoxicillin trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!