Cập nhật nội dung chi tiết về Những Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Điều Trị Rối Loạn Lo Âu mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày nay, phần lớn các chứng rối loạn lo âu được điều trị thành công với thuốc, các liệu pháp nhận thức và hành vi, hoặc kết hợp cả 2 liệu pháp trên. Tuy nhiên, ít hơn 1/3 những người mắc rối loạn lo âu vẫn đang tìm kiếm sự giúp đỡ và rất nhiều người chưa được chẩn đoán chính xác.Phần nhiều các chăm sóc y tế cho chứng rối loạn lo âu được thực hiện ở những môi trường không chuyên biệt về bệnh tâm thần. Người bệnh không được giải thích rõ ràng về mặt y khoa về những triệu chứng thực thể mà họ có, dẫn đến bệnh diễn tiến xấu hơn. Một tỉ lệ lớn người bệnh mắc chứng lo âu không tin rằng việc dùng thuốc cho những vấn đề về cảm xúc có hiệu quả, những người khác lại không được điều trị do không nhận được chẩn đoán phù hợp.
Lo âu là một cảm giác rất quen thuộc, vì thế chúng ta thường có xu hướng coi thường những tác động của nó lên chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nâng cao hiểu biết về sinh lý bệnh của chứng rối loạn lo âu trong cộng đồng sẽ giúp những người cần giúp đỡ nhận được liệu pháp điều trị thích hợp nhất.
Hai phương pháp điều trị chính cho chứng rối loạn lo âu là điều trị dược lý (sử dụng thuốc) và tâm lý trị liệu. Việc kết hợp cả hai phương pháp sẽ đem lại những lợi ích cộng hưởng. Đối với tình trạng lo âu ở mức độ nhẹ việc dùng thuốc hay không sẽ tùy vào bác sĩ. Tuy nhiên đối với những trường hợp mãn tính, nghiêm trọng và dẫn đến suy nhược sẽ cần được điều trị bằng thuốc chống lo âu (antianxiety drugs hay là anxiolytics). Rất nhiều thuốc chống lo âu có tác dụng an thần vì vậy trong lâm sàng cũng thường được dùng như thuốc gây ngủ (hypnotic agents).
Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu gồm có 3 nhóm chính: Benzodiazepin, busiprone và thuốc chống trầm cảm (antidepressants).
Benzodiazepine (BZD)
Benzodiazepine có 4 tác dụng khác nhau bao gồm: chống lo âu, chống động kinh, giãn cơ, và an thần – gây ngủ. Biểu hiện tác dụng nào còn tùy thuộc vào liều dùng của BZD. Ở liều thấp, BZD có tác dụng chống lo âu. Ở mức liều cao hơn, BZD có tác dụng an thần – gây ngủ, giãn cơ…
Benzodiazepine đã từng được sử dụng rộng rãi với chỉ định chống lo âu, nhất là trong những case ngắn hạn. Tuy nhiên hiện nay nó không còn là lựa chọn tốn nhất cho chứng rối loạn lo âu. Những thuốc chống trầm cảm với cơ chế giảm lo âu, ví dụ như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI – Serotonin reuptake inhibitors), thường được chỉ định trong đa số các trường hợp.
Cơ chế tác dụng của BZD
Trong cuộc sống, não bộ hoạt động ở hai trạng thái: kích thích hoặc ức chế. Khi chịu đựng quá nhiều kích thích, cơ thể sẽ có những biểu hiện như lo lắng, bồn chồn, cáu gắt, mất ngủ, và rối loạn vận động (co giật)… Vì vậy trạng thái ức chế là cần thiết để có được sự điều hòa và cân bằng. GABA là chất ức chế thần kinh chính của não bộ, có vai trò trong việc giảm hoạt động của các tế bào thần kinh cũng như ức chế sự dẫn truyền thần kinh. Nói một cách đơn giản, GABA đóng vai như một cái phanh xe, để sự kích thích không đi quá giới hạn của nó. Tác động ức chế của GABA xuất hiện khi GABA gắn kết với những thụ thể GABA (GABA receptors) nằm ở màng sau synap. BZD có vài trò làm tăng hiệu lực của sự gắt kết này, dẫn đến gián tiếp tăng hiệu quả của hoạt động ức chế.
Tác dụng phụ của BZD
Buồn ngủ và nhầm lẫn là tác dụng phụ thường gặp nhất của BZD. Mất điều hòa xảy ra ở liều cao và sẽ ngăn cản các hoạt động đòi hỏi sự phối hợp hoạt động tốt, VD như lái xe máy. Sự suy giảm nhận thức (suy giảm những ký ức dài hạn và khả năng lưu giữ kiến thức mới) có thể xảy ra khi sử dụng BZD.
BZD có thể gây nên lệ thuộc thuốc (về cả thể xác lẫn tinh thần) nếu sử dụng liều cao trong thời gian dài. Nếu ngừng sử dụng thuốc đột ngột sẽ gây nên những triệu chứng cai thuốc bao gồm nhầm lẫn, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, căng thẳng và (hiếm) động kinh.
Vì thuốc có tiềm năng gây nghiện, chỉ nên sử dụng BZD trong thời gian ngắn. Những thuốc có tác dụng kéo dài (VD: Clonazepam, Lorazepam và Diazepam) thích hợp đối với những ca bệnh đòi hỏi điều trị dài hạn. Hiệu quả chống lo âu của Benzodiazepine ít bị dung nạp (nhờn thuốc) hơn so với hiệu quả an thần.
Busiprone
Busiprone có tác dụng hữu ích trong điều trị GAD mạn tính và có hiệu quả tương đương với BZD. Tuy nhiên hiệu quả của thuốc khởi phát chậm, vì thế nó không có tác dụng khi sử dụng trong điều trị ngắn hạn hoặc các tình huống cấp cho tình trạng lo âu cấp tính (acute anxiety).
Sử dụng Buspirone ít gặp tác dụng phụ hơn, nếu có thì thông thường là đau đầu, chóng mặt, lo lắng, buồn nôn… Tác động an thần, rối loạn vận động và nhận thức rất ít xảy ra và tình trạng phụ thuộc thuốc hầu như không có.
Antidepressants – Thuốc chống trầm cảm
Cho tới thời điểm này thì sự phân biệt giữa thuốc chống lo âu và thuốc chống trầm cảm đang ngày càng hẹp lại, đặc biệt là trong những case mắc chứng tâm lý thì việc xuất hiện cùng lúc của trầm cảm và lo âu rất phổ biến.
Thuốc trầm cảm đã cho thấy hiệu quả trong việc điều trị Rối loạn lo âu từ những năm 70s, khi thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) và thuốc ức chế Monoamine oxidase (IMAOs) đưa lại kết quả hữu ích trong điều trị chứng rối loạn hoảng sợ. Không lâu sau đó, Cloipramine, một thuốc chống trầm cảm ba vòng được đánh giá có hiệu quả trong điều trị Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Hiện tại, thuốc ức chế hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRIs) được lựa chon là điều trị đầu tay những những guideline khuyến cáo cho tất cả 5 chứng rối loạn lo âu nguyên phát.
Khác với benzodiazepines cho tác động gần như ngay lập tức, hiệu quả của các thuốc chống trầm cảm phát triển với mức độ chậm và từ từ qua khoảng vài tuần. Vì vậy, trong quá trình điều trị đại đa số các chứng rối loạn lo âu, ở những tuần lễ đầu tiên, người ta thường chỉ định kết hợp benzodiazepine liều thấp cộng với một thuốc chống trầm cảm (nhất là phối hợp SSRIs/SNRIs + low dose of benzodiazepines). Sau khoảng 4-6 tuần lễ, khi thuốc chống cảm bắt đầu cho hiệu quả chống lo âu thì ngưng dần benzodiazepine. Tác dụng phụ đáng lo ngại khi sử dụng thuốc chống trầm cảm trong điều trị rối loạn lo âu đó là sự gia tăng mức độ/cường độ lo lắng trong giai đoạn đầu dùng thuốc (TCAs, SSRIs, SNRIs…), tuy nhiên đây là một tác dụng phụ dung nạp được. Vì vậy, khi sử dụng thuốc chống trầm cảm trongg điều trị, người ta sẽ dùng liều thấp hơn bình thường ở tuần đầu để giảm thiểu đi tác dụng phụ không tốt cho người bệnh.
Những thuốc trầm cảm không gây nên tình trạng lạm dụng/phụ thuộc thuốc, nhưng nếu ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra hội chứng cai thuốc.
Lời khuyên khi sử dụng thuốc chống lo âu
Làm thế nào để đối mặt với các tác dụng phụ?
Mọi thuốc đều có mặt trái của nó, đó là những tác dụng phụ/nguy cơ đi kèm với lợi ích mang lại. Khi sử dụng thuốc điều trị chống lo âu, những tác dụng sau có thể xảy ra:
Chóng mặt, mất cân bằng cơ thể;
Thay đổi chất lượng giấc ngủ (mất ngủ, ngủ gà gật);
Suy giảm trí nhớ;
Suy giảm hoạt động tình dục;
Lệ thuộc thuốc;
Gia tăng mức độ, lo âu/buồn bã (giai đoạn đầu);
Thay đổi cân nặng (tăng/giảm cân);
Gặp vấn đề về tiêu hóa và vị giác (buồn nôn, đau bụng, khô miệng, chán ăn…)
Vậy nên khi gặp những tác dụng phụ này, bạn hãy hiểu và trực tiếp trao đổi với bác sĩ để có thể có những phương pháp điều chỉnh mức liều để giải quyết và giảm đến mức tối thiểu những điều bạn đang phải chịu đựng. Tuyệt đối không nên dừng thuốc hoặc tự ý điều chỉnh mức liều, điều này hết sức nguy hiểm vì có thể gây nên những phản ứng tiêu cực cho tình trạng bệnh lý của bạn.
Bên cạnh đó, hãy đọc cẩn thận tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, và nếu như bạn cảm thấy có điều gì không hợp lý hoặc khó hiểu, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị của bạn bởi ở những bệnh tâm lý như rối loạn lo âu hay trầm cảm, việc được giải thích rõ ràng về mặt khoa học và tâm lý là điều vô cùng cần thiết để củng cố niềm tin trong quá trình điều trị.
Lưu ý những gì khi uống thuốc
Làm theo những gì bác sĩ điều trị chỉ dẫn;
Kiểm tra lại nhãn, mức liều một cách cẩn thận để tránh sử dụng sai. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn viết những ghi chú nhỏ và dán/ghim lại hộp/vỉ thuốc (VD: 1 viên/lần x 2 lần (Sáng – Chiều);
Uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày (VD: 6h sáng);
Nếu bạn quên uống thuốc, đừng bao giờ uống gấp đôi liều chỉ định khi nhớ lại;
Nói không với chất kích thích và đồ uống có cồn.
Tại sao tôi cảm giác thuốc không có tác dụng gì? Sẽ cần uống thuốc trong bao lâu?
“Be patient. Good things take time.”
Đó là câu mà tôi rất muốn nói với tất cả những người mắc rối loạn lo âu và trầm cảm ở giai đoạn đầu dùng thuốc. Trong quá trình điều trị, có những cá nhân có thể có đáp ứng rất nhanh, tuy nhiên có những người lại mất đến hàng tuần, hàng tháng để nhận ra sự thay đổi tích cực mà thuốc đem lại. Nên thông thường, để đánh giá rằng thuốc và mức liều đó không có tác dụng, người ta cần một khoảng thời gian là 8 tuần. Hơn thế nữa, ở những tuần đầu tiên khi sử dụng thuốc, thậm chí còn có sự tăng lên về triệu chứng (lo âu, buồn bã, tăng ý muốn tự sát…) cộng thêm sự phiền phức mà các tác dụng không mong muốn đưa lại, những điều này sẽ làm các bạn có nghĩ ý nghĩ “thuốc không giúp ích gì được”. Vì thế, tôi chỉ muốn nhắn nhủ với các bạn, hãy kiên nhẫn và đừng từ bỏ. Một người thầy của tôi từng nói “Điều khó khăn nhất là đi từ bước zero lên số 1”. Thời gian đầu có thể thực sự khó khăn, nhưng khi qua vượt qua được nó, mọi thứ sẽ tốt hơn.
Người nhà của những bệnh nhân có thể làm gì?
Đừng bao giờ chỉ trích, đánh giá và không vừa ý khi bệnh nhân không muốn uống thuốc. Đó là điều cấm kỵ nhất. Thay vào đó, hãy nói chuyện với họ và tìm ra lý do vì sao họ không muốn dùng thuốc? Có thể là tác dụng phụ, có thể họ không tin tưởng vào hiệu quả của thuốc… hãy cố gắng tìm ra nguyên do. Đối với những người mắc rối loạn lo âu hay trầm cảm sự hỗ trợ từ gia đình và sự giải thích đầy đủ việc cần thiết dùng thuốc đóng vai trò quan trọng trong điều trị. Đừng bao giờ coi nhẹ những điều đó.
Hãy quan sát, gần gũi và tâm sự với người bệnh để theo dõi những thay đổi dù là nhỏ nhất từ họ (tích cực hơn, tiêu cực hơn). Những điều này sẽ giúp ích trong việc tìm ra phương pháp trị liệu hợp lý nhất.
Giúp đỡ người bệnh trong việc sử dụng thuốc (nhắc nhở, kiểm tra liều dùng…)
Link bài viết gốc: https://beautifulmindvn.com/20…
*** Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Nếu không được điều trị, ở người lớn bệnh sẽ gây mất khả năng làm việc, trẻ em thì bị tăng động hoặc mất tập trung, học tập kém. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý và Tâm thần học trên hệ thống Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu.
Điều Trị Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Nhỏ Và Những Điều Cần Lưu Ý
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là hiện tượng vòng cơ trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường khiến bé cảm thấy đau bụng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì lúc này hệ tiêu hóa còn non nớt.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ có thể bị chậm lớn, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, còi xương. Chứng bệnh này tưởng chừng nhẹ nhưng nếu ba mẹ không tìm cách điều trị dứt điểm thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này.
Do mất cân bằng hệ vi sinh. Khi dùng kháng sinh, trẻ có thể bị táo bón, đi phân sống, tiêu chảy do kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn.
Do sức đề kháng yếu. Đặc biệt là các bé không được bú sữa mẹ.
Do ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. Trước khi ăn không rửa tay sạch, tiếp xúc với vật nuôi.
Do hệ vi sinh chưa thực sự hoàn thiện khi ăn dặm. Hệ tiêu hóa chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn.
Do chế độ ăn uống không khoa học. Ăn quá nhiều đạm, đường mà lại không bổ sung chất xơ, vitamin khoáng chất cho cơ thể.
Biểu hiện thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Ít đi ngoài, táo bón.
Tiêu chảy, đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày.
Nôn, trớ vài lần trong ngày.
Đau bụng, đầy hơi.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như các biểu hiện nêu trên. Ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị dứt điểm.
Ba mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con, không tự ý dùng kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Điều này không an toàn với sức khỏe của bé.
Ba mẹ chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ cho con, luôn dọn dẹp gọn gàng môi trường sống xung quanh bé.
Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho con. Sử dụng các nguồn thực phẩm chất lượng, đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vitamin, chất xơ. Đảm bảo thực phẩm sau chế biến phải mềm và dễ tiêu hóa. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán ngập dầu.
Ngoài ra, để giúp cải thiện tình trạng hệ tiêu hóa kém ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh BioGaia Protectis Baby. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ sữa mẹ, được FDA cấp giấy chứng nhận an toàn GRAS. Công dụng của men vi sinh BioGaia Protectis là điều trị và phòng khóc dạ đề – Colic, giúp cân bằng hệ vi sinh, giảm các triệu chứng không tốt về đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Để đảm bảo mua đúng sản phẩm chính hãng của BioGaia, hãy lựa chọn – địa chỉ phân phối chính hãng những sản phẩm nhập khẩu Úc, Mỹ có giấy phép và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Hãy là những ông bố bà mẹ thông thái để con yêu của mình luôn được phát triển khỏe mạnh.
Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Điều Trị Cảm Cúm
Thời tiết giao mùa sang đông là thời điểm bùng phát dịch cúm. Bệnh cúm thường khỏi trong vòng 7- 10 ngày ngay cả khi không dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc khi bị cúm thường là để điều trị triệu chứng. Khi dùng thuốc điều trị cảm cúm, cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
Một đơn thuốc điều trị cảm cúm thông dụng nhất gồm có: Thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng histamin và thuốc xịt (nhỏ) mũi làm thông mũi.
Thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến nhất và tốt nhất vẫn là Paracetamol. Một số biệt dược phổ biến của Paracetamol ở Việt nam hiện tại có thể kể tới là Panadol, Hapacol hay Efferalgan.
Liều dùng thông thường với người lớn là 1000 mg/ lần x 2 lần/ ngày. Với trẻ em, dùng với liều 10 -15 mg / kg cân nặng mỗi lần.
Trong trường hợp cảm cúm, ít khi bệnh nhân được cho uống Paracetamol đơn độc. Hiện nay trên thị trường có các biệt dược là phối hợp của Paracetamol với các thuốc khác, phổ biến nhất là thuốc kháng histamin H1. Phổ biến có Coldacmin, Panadol cảm cúm, Tiffy, Decolgen,….
Thuốc kháng histamin H1 có tác dụng làm giảm các triệu chứng điển hình của bệnh cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi. Bên cạnh đó thuốc kháng histamin H1 còn có tác dụng giảm ho.
Một số thuốc kháng histamin H1 phổ biến là Chlopheniramin, Alimemazin ( Theralen), Loratadin, Fexofenadin ( Telfast), Ceterizin.
Thuốc cường giao cảm hoặc có hoạt tính giống giao cảm
Các thuốc này có tác dụng gây co mạch, chống xung huyết mũi, chống nghẹt mũi. Các thuốc này ít khi dùng đơn độc để điều trị cảm cúm. Chúng thường là một thành phần trong viên thuốc điều trị cảm cúm hỗn hợp. Một số đại diện điển hình trong nhóm này là phenylephrine và phenylpropanolamin.
Các thuốc này có tác dụng cường giao cảm gây co mạch, chống xung huyết, chống nghẹt mũi và làm thông mũi. Một số thuốc phổ biến là Xylometazolin ( Otrivin, Otilin), Oxymetazolin (Coldi B), Naphazolin.
Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm là do virus cúm. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với virus cúm.
Thuốc kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Ví dụ cảm cúm đi kèm viêm họng, ho có đờm hay nước mũi đục, có màu xanh hoặc vàng.
Thuốc chống viêm Corticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng mạnh. Do đó thuốc chống viêm Corticoid thường bị lạm dụng vì làm giảm triệu chứng bệnh cảm cúm nhanh. Các thuốc chống viêm Corticoid phổ biến là Methylprednisolon (Medrol), dexamethason, prednisolon.
Không nên dùng thuốc chống viêm Steroid (Corticoid) khi bị cảm cúm vì nhiều tác dụng phụ. Nhiều tác dụng phụ của thuốc corticoid rất nghiêm trọng có thể xảy ra khi sử dụng sai nguyên tắc. Bên cạnh đó, thuốc gây ức chế miễn dịch khiến bệnh dai dẳng, lâu khỏi.
5. Thận trọng khi dùng thuốc cảm cúm cho người bệnh cao huyết áp
Một số thuốc điều trị cảm cúm phổ biến hiện nay có chứa thành phần gây tăng huyết áp. Những thuốc này thường có chống chỉ định hoặc thận trọng khi dùng cho người bệnh cao huyết áp.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Đông Y Cho Trẻ Em
Bởi vậy, khi con trẻ bị bệnh khá nhiều thầy thuốc và các bậc cha mẹ có tâm lí ngại dùng đông dược hoặc nếu có dùng thì cũng gặp không ít khó khăn. Để khắc phục tình trạng này và góp phần nâng cao hiệu quả điều trị của đông dược đối với các bệnh lí ở trẻ em, thiết nghĩ khi dùng thuốc đông y cho trẻ cần lưu ý một số điểm sau đây:
Đối với thầy thuốc đông y
Khi kê đơn đông dược cho trẻ, trước hết phải nắm chắc đặc điểm sinh lí và bệnh lí của lứa tuổi này: Tạng phủ còn non nớt, hình khí chưa đầy đủ, bệnh tính hàn nhiệt, hư thực thường biến hoá nhanh chóng, bệnh nhẹ dễ chuyển sang nặng, thậm chí có thể tử vong, nhưng đồng thời bệnh cũng dễ hồi phục nếu như được chẩn trị chính xác và nhanh chóng. Mặt khác, do cơ thể của trẻ khí huyết còn non yếu (trĩ âm trĩ dương) nên việc dùng thuốc phải đúng chỉ định, liều lượng phải chính xác, những thuốc quá hàn, quá nhiệt, quá cay, quá nóng, có độc và có sức công phá mạnh khi dùng phải hết sức thận trọng.
Thứ đến, là phải tinh thông và kết hợp hết sức linh hoạt giữa tân dược và đông dược đối với từng mặt bệnh, từng giai đoạn của mỗi căn bệnh và đối với đặc điểm riêng của cơ thể mỗi đứa trẻ. Phải thực sự cầu thị, không nên mạo hiểm và bảo thủ chỉ dùng đông dược cho trẻ trong khi nếu sử dụng tân dược thì hiệu quả sẽ cao và nhanh chóng hơn.
Nên bào chế và lựa chọn các dạng thuốc phù hợp với tính chất bệnh lí, đặc điểm cơ thể và sở thích của trẻ, trọng dụng các dạng thuốc dễ uống, có mùi thơm, vị ngọt dễ được trẻ chấp nhận. Trên thực tế, thuốc thang (thuốc sắc), cao lỏng và thuốc tán vẫn là những dạng thuốc hay được dùng hơn cả. Khi kê thuốc thang cũng nên chú ý lựa chọn các vị thuốc có mùi vị mềm mại và dễ uống.
Về liều lượng, cũng như đối với tân dược, cách tính cụ thể phải căn cứ vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu vẫn dựa theo tuổi. Thông thường, nếu liều lượng dùng cho người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) là 1 phần thì liều dùng cho trẻ sẽ là: sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: 1/18 – 1/14, từ 2 – 6 tháng: 1/14 – 1/7, từ 6 – 12 tháng : 1/7 – 1/5, từ 1 – 2 tuổi: 1/5 – 1/4, từ 2 – 4 tuổi: 1/4 – 1/3, từ 4 – 6 tuổi: 1/3 – 2/5, từ 6 – 9 tuổi: 2/5 – 1/2, từ 9 – 14 tuổi: 1/2 – 2/3, từ 14 – 18 tuổi: 2/3 – 1 phần. Riêng đối với thuốc sắc liều lượng uống hằng ngày có thể tính như sau: từ 1 – 3 tháng tuổi: 15 – 20 ml, từ 4 – 6 tháng: 20 – 30 ml, từ 7 – 12 tháng: 30 – 40 ml, từ 1 – 3 tuổi: 60 – 100 ml, từ 4 – 7 tuổi: 100 – 120 ml, từ 8 – 10 tuổi: 120 – 150 ml, từ 11 – 14 tuổi: 150 – 180 ml, từ 14 – 18 tuổi: 180 – 300 ml.
Cuối cùng, phải chú ý hướng dẫn thật tỉ mỉ cho các bậc cha mẹ những điều cần thiết khi sử dụng đông dược cho trẻ, hết sức tránh tâm lí chủ quan cho rằng thuốc đông y “lành”, ít độc hại nên sử dụng một cách bừa bãi, cẩu thả và sao nhãng việc theo dõi các phản ứng phụ có thể xảy ra.
Đối với các bậc cha mẹ
Trước hết, phải tuân thủ triệt để những chỉ dẫn của thầy thuốc, tuyệt đối không tự tiện dùng thuốc cho trẻ, đặc biệt là đối với các bệnh lí cấp tính. Các bài thuốc dân gian có độ an toàn cao có thể tự dùng nhưng do đặc điểm cơ thể trẻ còn non yếu, bệnh tình chuyển biến nhanh nên việc tham khảo ý kiến của thầy thuốc đông y bao giờ cũng hết sức hữu ích.
Một vấn đề có vẻ nhỏ mọn nhưng nhiều khi lại khiến cho các bậc cha mẹ hết sức vất vả là làm thế nào để trẻ chịu uống thuốc và uống không bị sặc, bị nôn trớ, nhất là những loại thuốc sắc có mùi vị khó chịu. Kinh nghiệm cho thấy, khi cho trẻ uống thuốc nên giữ thái độ thản nhiên, không quan trọng hoá, không năn nỉ, không dọa nạt, không bảo là thuốc cũng chẳng nói là kẹo, bình tĩnh cho trẻ uống như cho ăn miếng bánh hay uống nước hoa quả vậy.
Trẻ dưới 2 tuổi nên dùng thìa cho uống từng ít một hoặc có thể cho thuốc vào bình rồi cho uống như bú sữa, xen kẽ nên cho trẻ một chút nước ngọt dể tạo sự thích thú. Với trẻ không chịu uống thuốc nên ôm trẻ vào lòng, giữ tay chân, để đầu hơi ngửa về phía sau và ngiêng một chút, lấy tay bóp chặt hai má rồi dùng thìa nhỏ đổ thuốc vào gốc lưỡi, đợi thuốc trôi xuống họng mới rút thìa ra. Không nên bịt mũi trẻ để phòng sặc thuốc vào khí quản. Nếu trẻ gào khóc dữ dội nên tạm ngừng cho uống. Cũng không nên cho trẻ bú no trước khi uống thuốc.
Với trẻ trên 3 tuổi nên cố gắng thuyết phục, động viên, khích lệ để trẻ tự uống thuốc. Có thể pha thêm một chút đường trắng, đường phèn hoặc mật ong nếu thuốc quá đắng cho dễ uống. Tuyệt đối không dùng nước trà hoặc sữa để pha hoặc uống cùng vì chất tanin có trong trà và protein trong sữa có thể phản ứng làm giảm hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, cần kiêng kị triệt để những đồ ăn thức uống mà thầy thuốc đã chỉ dẫn.
Nhìn chung, nên cho trẻ uống thuốc mỗi ngày 2 – 3 lần, tuỳ theo hướng dẫn cụ thể mà cho uống trước hoặc sau bữa ăn. Trẻ nhỏ tuổi có thể chia làm nhiều lần hơn nhưng tối đa không quá 6 lần và tối thiểu không quá 2 lần.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Điều Trị Rối Loạn Lo Âu trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!