Cập nhật nội dung chi tiết về Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Trị Cảm Cúm, Cảm Lạnh mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cảm lạnh là tình trạng bệnh do cơ thể nhiễm virus. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, có hơn 200 chủng virus gây ra bệnh cảm lạnh, trong đó rhinovirus là chủng phổ biến nhất gây hơn 50% ca nhiễm bệnh. Các loại virus khác gây gồm coronavirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus parainfluenza. Cảm lạnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng trẻ em tỉ lệ mắc bệnh cao hơn do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
1.1. Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra.
Bệnh cúm thông thường thường kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày, tuy nhiên hiện nay có nhiều loại virus cúm nguy hiểm như H1N1, H5N1, H7N9,… đây là các chủng virus lây từ gia cầm, gia súc, những người mắc loại cúm này có thể dẫn đến tử vong nếu không có sức đề kháng tốt và không được điều trị kịp thời.
1.2. Bệnh cảm cúm, cảm lạnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn
.Lý do bởi vào những ngày thời tiết giao mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc những khi thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển trong khi hệ hô hấp của con người thời điểm này cũng nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.
Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta đóng vai trò quan trọng với nguy cơ nhiễm cúm, cảm lạnh. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, …là những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Ngoài ra, những người thiếu ngủ, suy nhược cơ thể, ít vận động, thể dục thể thao cũng được xếp vào nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao hơn những người bình thường
Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em rất dễ bị cúm. Ngoài ra những người thiếu ngủ, dinh dưỡng kém, ít vận động nguy cơ nhiễm cúm cũng rất cao.
2. Phân biệt triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh
Người mắc Cảm lạnh
Khi mắc cảm lạnh, người bệnh cảm thấy nghẹt mũi, đau họng, tức ngực nhiều có đau đầu nhẹ, đau mỏi cơ thể, không sốt cao (chỉ hơi ngây ngấy)
Người bệnh cảm thấy sốt cao, nhức đầu, đau nhức nhiều hơn, mệt mỏi ngay từ những ngày đầu mắc bệnh
Cảm cúm, cảm lạnh ở người bình thường có thể tự khỏi dù không uống thuốc. Tuy nhiên, trong thời gian bị cúm những triệu chứng cúm, cảm lạnh khiến cho chúng ta mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc. Cúm lâu ngày khiến cơ thể suy yếu, các loại virus khác dễ tấn công cơ thể gây các bệnh lý khác.
3. Các loại thuốc trị cảm lạnh, cảm cúm
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh
Thông thường, mọi người thường có xu hướng tự điều trị cúm, cảm lạnh bằng thuốc. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, cần tới các trung tâm Y tế, bệnh viện khám hoặc làm các xét nghiệm cần thiết và được tư vấn để:
Biết chắc chắn mình bị cảm lạnh hay cúm, nếu bị cúm thì mình đang bị chủng cúm nào.
Khi sử dụng thuốc trị cúm, cảm lạnh dù dùng thuốc kê toa hay không kê toa thì vẫn phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn trên nhãn hoặc của bác sĩ.
Luôn dọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc liên hệ trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc cảm cúm khác nhau
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh cho trẻ ba mẹ cần biết
Cần uống đúng loại thuốc được khuyến cáo theo độ tuổi của bé
Sử dụng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của thuốc
Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi định dùng thuốc cảm cho bé.
Không được cho trẻ dùng aspirin vì thuốc có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm tính mạng – hội chứng Reye.
Các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh không có dấu hiệu giảm sau 5 – 7 ngày.
Sốt trên 38ºC nếu bé dưới 3 tháng và trên 39ºC nếu bé dưới 6 tháng tuổi.
Trẻ khó thở, khó khăn trong vấn đề hô hấp.
Ho kéo dài liên tục nhiều ngày
Kiểm tra thấy tai có dấu hiệu viêm
Trẻ ho ra đờm xanh, vàng hoặc nâu hoặc có chất nhầy chảy ra từ mũi.
Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm
Cảm cúm là bệnh lý thường gặp trong mùa đông khi thời tiết lạnh khô. Bệnh cảm cúm dễ lây lan, gây ra triệu chứng khó chịu và có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cảm cúm uống thuốc gì, cần lưu ý gì là những băn khoăn phổ biến của nhiều người khi bị bệnh.
Bệnh cảm cúm là gì?
Nguyên nhân gây cảm cúm
Cảm cúm là 1 trong những bệnh lý lây truyền qua hô hấp. Bệnh do vi rút cúm gây nên và thường xuất hiện vào mùa đông. 2 chủng vi rút cúm gây bệnh chủ yếu là cúm A và cúm B. Vi rút cúm có sự biến đổi liên tục với các chủng mới. Thông thường vi rút cúm sẽ lây lan từ người bệnh sang người bình thường qua dịch tiết khi hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra nếu bạn tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có vi rút cúm sau đó không rửa tay và chạm vào mũi, miệng…cũng có thể bị vi rút xâm nhập và gây bệnh.
Cảm cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Những người có nguy cơ mắc cúm
Bệnh cúm rất dễ lây lan và ai cũng có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên người già trẻ nhỏ hoặc những người có sức đề kháng kém sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.
Bên cạnh đó thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là điều kiện thuận lợi khiến vi rút cúm phát triển và gây bệnh.
Ngoài ra nếu sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá… cũng có nguy cơ mắc cúm cao hơn.
Nhận biết triệu chứng cảm cúm
Khi bị nhiễm vi rút cúm người bệnh sẽ có những biểu hiện đột ngột sau từ 1 – 3 ngày. Việc nhận biết cảm cúm rất quan trọng giúp điều trị bệnh kịp thời đúng cách.
– Đau cơ, ớn lạnh: Khi bị nhiễm vi rút cúm bạn sẽ cảm thấy đau nhức các cơ và có cảm giác ớn lạnh. Tình trạng đau nhức xuất hiện khắp cơ thể đặc biệt là đầu và chân.
– Đau họng: Vi rút cúm cũng gây ra cảm giác đau rát họng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, kích thích trong cổ họng.
– Sốt: Sốt cũng là 1 trong những dấu hiệu nhận biết cảm cúm.
– Ho: Khi bị cúm người bệnh thường bị ho khan sau có thể chuyển sang ho có đờm
– Rối loạn tiêu hóa: Vi rút cúm cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy…
– Mệt mỏi: Khi bị cúm bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Cảm cúm có thể tự khỏi tuy nhiên cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm do cúm cần chú ý bao gồm:
– Đau tức ngực, khó thở
– Da và môi xanh tím
– Sốt cao liên tục
– Li bì, choáng váng
– Ho dữ dội, trong đờm có thể lẫn máu…
Các triệu chứng cảm cúm xuất hiện sau 1 – 3 ngày nhiễm vi rút
Cảm cúm uống thuốc gì?
Cảm cúm uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người. Thông thường những người bị bệnh cảm cúm có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Vì vậy bác sĩ thường chỉ chỉ định các loại thuốc giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh như:
Thuốc hạ sốt
Các thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm. Thuốc sẽ giúp hạ sốt và giảm các cơn đau đầu, đau cơ… do vi rút cúm gây nên.
Thuốc làm giảm tình trạng ngạt mũi
Khi bị cảm cúm, cảm giác ngạt mũi sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Việc sử giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Thuốc sẽ có tác dụng làm loãng các chất nhầy giúp mũi thông thoáng hơn. Thuốc thông mũi có thể ở dạng viên uống hoặc dạng xịt.
Việc sử dụng thuốc cảm cúm cần theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc giảm ho
Ho do cúm sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt tình trạng ho vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ và mệt mỏi. Thuốc giảm ho sẽ giúp ức chế bớt phản xạ ho. Đây cũng là thuốc thường được chỉ định khi bị cảm cúm.
Thuốc làm long đờm
Đây là thuốc có tác dụng làm loãng đờm, dịch giúp và giúp tống xuất đờm ra khỏi cơ thể. thuốc long đờm cũng được chỉ định trong điều trị cảm cúm.
Thuốc kháng histamin
Mục đích chỉ định loại thuốc này cho người bị cảm cúm là giảm tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi.
Cúm có thể gây ra những biến chứng nhưng việc tự ý dùng thuốc cũng gây ra những nguy hiểm. Do vậy, các loại thuốc điều trị cảm cúm chỉ được sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cảm Cúm Lúc Giao Mùa: Những Lưu Ý Khi Dùng Thuốc
Các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.
Các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.
Các thuốc cảm cúm hiện rất phổ biến trên thị trường, tuy nhiên cần lưu ý các thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng trên người bệnh mà không có tác dụng loại trừ nguyên nhân (virut) hay rút ngắn thời gian mắc bệnh. Ngoài ra, các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.
Cảm cúm là bệnh cấp tính do virut có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Các triệu chứng của cảm cúm xuất hiện sau 1-3 ngày nhiễm virut bao gồm sốt, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, đau nhức cơ…
Cảm cúm thông thường không biến chứng sẽ tự hết sau 7-10 ngày nhờ hệ miễn dịch của cơ thể. Mặc dù bệnh dễ mắc dễ khỏi, nhưng cảm cúm có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, bị gián đoạn công việc và giảm chất lượng cuộc sống.
Gan dễ bị tổn thương nếu dùng quá liều paracetamol.
Các thuốc cảm cúm trên thị trường hiện rất đa dạng với nhiều tên biệt dược khác nhau nhưng có thành phần thuộc bốn nhóm chính sau:
Thuốc hạ sốt, giảm đau: Thành phần hạ sốt, giảm đau trong các thuốc cảm cúm thường được sử dụng là paracetamol. Ở liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, quá liều paracetamol có thể gây độc cho gan. Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi dùng liều độc của thuốc.
Hoại tử gan phụ thuộc liều là độc tính cấp nghiêm trọng nhất do quá liều paracetamol và có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Cần hạn chế uống rượu khi đang dùng paracetamol do rượu làm tăng độc tính trên gan của thuốc. Đặc biệt, người bệnh cần kiểm tra kỹ tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc đang sử dụng để tránh quá liều do sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc cùng chứa paracetamol.
Thuốc giảm ho: Codein và dextromethorphan là hai thuốc giảm ho thường được sử dụng. Cần lưu ý ho là phản xạ sinh lý giúp làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Các thuốc giảm ho chỉ nên sử dụng trong trường hợp ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ.
Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của hai thuốc ho này là gây suy hô hấp, đặc biệt trên trẻ nhỏ. Do đó, không dùng thuốc cho trẻ nhỏ và thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh ho nhiều đờm, người bị hen hoặc suy giảm hô hấp…
Việc dùng thuốc liều cao kéo dài có thể gây phụ thuộc thuốc nên cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, chống chỉ định codein cho phụ nữ cho con bú khi người mẹ nghi ngờ hoặc được xác định thuộc nhóm người có chuyển hóa codein cực nhanh thành morphin vì có thể gây tử vong cho trẻ bú mẹ do nhiễm độc morphin.
Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi: Các thuốc co mạch trị sung huyết, ngạt mũi: pseudoephedrin, phenylephrin, naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin có dạng uống và dạng nhỏ, xịt mũi. Thuốc gây co mạch dẫn đến làm giảm lưu lượng máu và làm giảm sung huyết mũi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc quá liều hoặc trên người bệnh nhạy cảm, đặc biệt trẻ em, thuốc có thể gây co mạch toàn thân dẫn đến tím tái, vã mồ hôi, choáng, tăng huyết áp, hồi hộp, chóng mặt, đánh trống ngực…
Do đó, đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, người bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, người bị hen, suy thận, đái tháo đường hoặc cường giáp… Cần ngừng ngay thuốc nếu phản ứng phụ xảy ra.
Ngoài ra, các thuốc co mạch dạng nhỏ, xịt mũi dùng lâu ngày có thể gây hiện tượng “bật lại” (rebound) tức là lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại do thuốc làm giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi và làm tổn thương hệ thống màng nhầy – lông chuyển trong mũi. Do đó, người bệnh cần tuân thủ khuyến cáo về liều dùng và thời gian dùng thuốc (một đợt điều trị không kéo dài quá 5 ngày).
Thuốc chống dị ứng: Các thuốc thuộc nhóm này clopheniramin, loratadin, diphenhydramin, triprolidin có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi và ho do dị ứng. Một số trường hợp không được dùng các thuốc nhóm này bao gồm trẻ nhỏ, người bệnh glocom góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp môn vị…
Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động nên cần tránh dùng cho người làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe hoặc điều khiển máy móc… Người bệnh cần hạn chế uống rượu khi đang dùng thuốc vì rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc.
Cần lưu ý, không dùng kháng sinh khi bị cảm cúm do virut. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong một số trường hợp người bệnh cảm cúm bị bội nhiễm vi khuẩn. Khi được chỉ định kháng sinh, người bệnh cần lưu ý không bỏ liều thuốc và uống hết lượng thuốc được kê kể cả trong trường hợp cảm thấy khỏe hơn sau một vài ngày.
Khi bị cảm cúm, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc để hỗ trợ đẩy lùi bệnh như nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng (tăng cường một số loại thực phẩm như tỏi, hành, gừng, tía tô, chanh, mật ong…), hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan bệnh. Đặc biệt, cảm cúm có thể chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tránh đến chỗ đông người khi có dịch, ăn uống đủ chất và tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Theo D.S Trần Thúy Ngần (Suckhoedoisong.vn)
Thuốc Trị Cảm Cúm Panadol Những Điều Bạn Cần Biết Khi Sử Dụng
Thuốc trị cảm cúm Panadol, là một trong những loại thuốc dùng trong điều trị cảm với cách dùng và liệu lượng dùng phải theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Do thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện cho các vẫn đề về bệnh hô hấp phát triển nên việc dùng Panadol trong điều trị rất phổ biến bởi những công dụng của thuốc mang lại.
Thành phần của thuốc như sau, mỗi viên Panadol chứa 500 mg Paracetamol, 10 mg Phenylephrine hydrochloride, 15 mg Noscapine, 25 mg Caffeine, 63,33 mg Vitamin C và 33,33 mg Terpin hydrate.
Đây là loại thuốc hạ sốt, giảm đau có tác dụng trong điều trị các cơn đau do cảm cúm gây nên, do trong thuốc có chứa 500 mg Paracetamol, 25 mg Caffeine và 10 Phenylephrine Hydrochloride. Thuốc cũng được chống chỉ định dùng cho những người có mẫn cảm với thuốc và các bệnh về gan đồng thời hạn chế sử dụng ở những người bị dị ứng thuốc.
Đối với thuốc Panadol trẻ em thì có tác dụng trong điều trị riêng đối với trẻ em với các triệu chứng sốt, đau nhẹ chỉ với 120 mg paracetamol.
Đối với thuốc dạng viên sủi, thuốc này giúp những người cảm cúm nhanh chóng giảm đau, hạ sốt do thuốc chứa 500 mg paracetamol, do là dạng viên viên sủi nên thuốc này có tác dụng rất nhanh do cơ thể hấp thụ được ngay.
Hiện nay trên thì trường thuốc tại Việt Nam có rất nhiều dòng thuốc dùng trong điều trị cảm cúm, nhưng thông dụng vẫn là dòng thuốc Panadol dạng viên nén, viên sủi…Tùy vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh của mỗi người nên khi được các bác sỹ khám và kê đơn thuốc phù hợp. Đối với dòng thuốc Panadol thì có một ưu việt là dùng trong điều trị cho cả phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ đều được. Cũng lưu ý với những phụ nữ có thai và cho con bú khi sử dụng thuốc thì không nên dùng thuốc Panadol có chứa Caffein và Phenylephrine vì đây là hai chất kích thích gây ảnh hưởng đến thai nhi và cho con bú.
Tuy nhiên thuốc nào cũng vậy bên cạnh những lợi ích của nó, thì khi dùng thuốc các bạn cũng cần lưu ý đến hướng dẫn của thuốc và đồng thời không nên quá lạm dụng thuốc sẽ làm các virus kháng lại thuốc khi sử quá nhiều. Đồng thời thuốc sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Trị Cảm Cúm, Cảm Lạnh trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!