Cập nhật nội dung chi tiết về Những Lưu Ý Nếu Bạn Muốn Ngưng Thuốc Điều Trị Trầm Cảm mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trầm cảm đang ngày càng phổ biến và phương pháp điều trị chính cho chứng bệnh này vẫn là sử dụng thuốc. Những tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân chính khiến người bệnh không muốn điều trị tiếp. Đa số người bệnh thắc mắc vấn đề mình sẽ dùng thuốc trong bao lâu, tác dụng phụ của thuốc có kéo dài mãi hay không? Ngoài ra việc tự ý ngừng thuốc đột ngột cũng xảy ra phổ biến khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Vậy bạn cần chú ý những gì nếu muốn ngừng thuốc điều trị trầm cảm ?
Những lưu ý nếu bạn muốn ngưng thuốc điều trị trầm cảm
Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm trong thời gian bao lâu?
Trừ khi bạn gặp tác dụng phụ nghiêm trọng trong khi dùng thuốc thì không có một khoảng thời gian chính xác nào cho một đợt điều trị. Việc quyết định ngưng thuốc hay không sẽ được quyết định sau những lần tái khám của bạn. Nhưng thường thì vẫn có các giai đoạn của đợt điều trị. Có ba giai đoạn:
Giai đoạn khởi đầu: Có thể mất một vài tuần để bạn có thể bắt đầu cảm nhận được tác dụng của thuốc chống trầm cảm. Giai đoạn này có thể kéo dài ít nhất là 6-8 tuần vì vậy trừ khi thuốc gây tác dụng phụ nghiêm trọng, thì đây không phải là thời điểm để ngưng dùng thuốc.
Giai đoạn thuốc có tác dụng: Giai đoạn này khoảng 16 đến 20 tuần sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc. Tại thời điểm này, thuốc đã phát huy tác dụng, mục tiêu là tiếp tục dùng thuốc chống trầm cảm nên các biểu hiện của bạn đã được kiểm soát. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên duy trì dùng trong ít nhất 6 đến 9 tháng.
Giai đoạn duy trì: Khi bạn đã được dùng thuốc điều trị trầm cảm khoảng một năm hoặc lâu hơn, thì bạn đang ở trong giai đoạn duy trì. Giai đoạn này có thể kéo dài nếu người bệnh muốn duy trì sử dụng thuốc điều trị để phòng bệnh tái phát. Đây là thời điểm bạn có thể nói chuyện với bác sỹ về việc ngưng thuốc điều trị và có hướng phòng tránh tái phát khác.
Bạn cần chú ý gì khi nói chuyện với bác sỹ về việc ngừng thuốc
Có nhiều lý do mà người bệnh muốn ngưng dùng thuốc chống trầm cảm. Bạn có thể cảm thấy bạn không còn cần dùng thuốc nữa, bạn không thích sử dụng thuốc, hoặc bạn đang gặp rắc rối với các tác dụng phụ của thuốc.
Nếu bạn muốn dừng thuốc, hãy tự hỏi mình những câu hỏi như:
– Bạn có cảm thấy mình đã sẵn sàng để làm điều này chưa?
– Liệu bác sỹ có nghĩ rằng đây là một ý kiến tốt?
– Bạn có sẵn sàng đối mặt với những biểu hiện trầm cảm trong khi giảm dần liều thuốc?
– Bạn đã có một ai đó để dựa vào nếu bạn cần hỗ trợ trong thời gian này?
Một khi bạn đã chắc chắn cho quyết định ngừng thuốc của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn ngưng thuốc an toàn. Một số câu hỏi mà bạn có thể muốn hỏi bao gồm:
– Đây có phải là thời gian tốt nhất để bạn bắt đầu ngưng thuốc không?
– Cách tốt nhất để ngưng thuốc?
– Quá trình này sẽ kéo dài bao lâu?
– Những dấu hiệu hoặc triệu chứng cho thấy bạn đang giảm liều quá nhanh?
– Bạn nên làm gì nếu những triệu chứng trầm cảm xuất hiện?
– Tại sao đột nhiên ngừng thuốc lại không phải là một ý tưởng tốt?
Những tác hại khi tự ý ngưng thuốc đột ngột
Những người ngừng uống thuốc chống trầm cảm đột ngột có nguy cơ gặp những biểu hiện của hội chứng ngưng thuốc chống trầm cảm. Việc ngưng thuốc phải thực hiện nhờ vào lộ trình của bác sỹ từ giảm liều từ từ đến ngưng hẳn. Các triệu chứng khi ngừng đột ngột tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể kéo dài một tuần hoặc lâu hơn và khá khó chịu. Các triệu chứng có thể bao gồm:
– Buồn nôn và nôn
Bạn có thể làm gì để tự giúp bản thân
Thời gian giảm liều để ngưng thuốc hay triệu chứng đi kèm của mỗi người bệnh là khác nhau. Ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc, tập thể dục là những cách tốt để bạn giúp chính mình cải thiện tâm trạng cũng như các triệu chứng của trầm cảm. Và nếu bạn chưa điều trị bằng tâm lý trị liệu, thì sau khi ngưng thuốc bạn có thể nghĩ đến nó. Ngoài ra người bệnh trầm cảm có thể sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa trầm cảm tái phát. Phương pháp này cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho bệnh nhân bởi không gây tác dụng phụ. Nổi bật là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang với tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, đau đầu, mất ngủ… sẽ giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, tùy đáp ứng của từng cơ địa bệnh nhân mà hiệu quả tác dụng của sản phẩm là khác nhau.
GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
Kim Thần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng “Top100 – sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016” do “Bộ Lao động – Thương binh và xã hội” trao tặng tháng 7 năm 2016.
Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng
Hãy gọi đến số hotline 0917.235.748 để được tư vấn về sản phẩm Kim Thần Khang đầy đủ nhất!
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Mách Bạn Bài Thuốc Đông Y Điều Trị Trầm Cảm Sau Sinh
Đông y điều trị trầm cảm sau sinh phải xác định các biểu hiện của chứng uất. Từ chứng này sẽ dẫn đến các hội chứng: Thận âm hư, thận dương hư, tỳ dương hư, can hỏa vượn, can âm hư… Để chữa chứng bệnh này có thể sử dụng bài thuốc “Long cốt hương phụ thang” hoặc “xuyên đoạn gia giảm”.
Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh
Khi rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh, sản phụ có thể không còn hứng thú với con, có thể chán ghét con. Có lúc sản phụ lại sợ người khác bắt mất con mình.
Tình trạng trầm cảm sau sinh sẽ khiến chị em mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng. Bạn sẽ không còn quan tâm tới bản thân, không hài lòng và không có động lực trong cuộc sống. Bạn luôn cảm thấy có lỗi, ăn không ngon, ngủ ít, có lúc suy nghĩ đến cái chết hay có ý định tự sát… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và bé.
Những người dễ mắc trần cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện với những người có tiền sử trầm cảm thai kỳ, hoặc từng bị trầm cảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh khá cao. Những người có gia đình không hạnh phúc, mâu thuẫn với chồng hoặc mẹ chồng, gặp các vấn đề về sức khỏe cũng dễ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: rối loạn trầm cảm, lây trầm cảm sang con, cuộc sống gia đình đảo lộn… Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là điều trị tư vấn hoặc thuốc trầm cảm. Ngoài ra một phương pháp khá an toàn hiện nay cũng được quan tâm đó là dùng đông y điều trị trầm cảm sau sinh.
Đông y điều trị trầm cảm sau sinh
Bài “Long cốt hương phụ thang”
Các vị trong bài thuốc bao gồm: Long cốt 30g, Sài hồ, Đào nhân, Đang quy, Xuyên khung, Hoàng liên, Chi tử: Mỗi vị 10g, Hương phụ, Xích thược, Bạch thược: Mỗi vị 20g; Phục thần, Táo nhân, Hoàng kỳ, Đảng sâm: Mỗi vị 15g; Phật thủ, Uất kim, Cam thảo mỗi vị 6g.
Xuyên đoạn thang gia giảm
Đầy là bài thuốc đông y điều trị trầm cảm sau sinh khá phổ biến và đơn giản, chỉ cần nhửng vị sau: Phục linh, Hải phiêu tiêu, Bạch truật,: Mỗi vị 15g; Xuyên đoạn, Tầm gửi cây dâu, Đại hoàng, Xích thược: Mỗi vị 20g; Đại táo, Thanh ngưu giác, Chè xanh,: Mỗi vị 8g.
Một số vị thuốc có thể phối hợp gia giảm củng hai bài thuốc trên như: Đơn bì, Chè xanh, Bối mẫu, Mẫu đơn bì, Trúc nhự, Trần bì, Tri mẫu, Thiến thảo, Thương truật… Nói chung tùy vào thể trạng của bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ gia giảm sao cho hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất. Với trầm cảm sau sinh có thể uống thuốc khoảng 1 – 2 tháng sẽ bắt đầu thấy được kết quả.
Thanh Hiên: chúng tôi
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Trị Cảm Cúm, Cảm Lạnh
Cảm lạnh là tình trạng bệnh do cơ thể nhiễm virus. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, có hơn 200 chủng virus gây ra bệnh cảm lạnh, trong đó rhinovirus là chủng phổ biến nhất gây hơn 50% ca nhiễm bệnh. Các loại virus khác gây gồm coronavirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus parainfluenza. Cảm lạnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng trẻ em tỉ lệ mắc bệnh cao hơn do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
1.1. Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra.
Bệnh cúm thông thường thường kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày, tuy nhiên hiện nay có nhiều loại virus cúm nguy hiểm như H1N1, H5N1, H7N9,… đây là các chủng virus lây từ gia cầm, gia súc, những người mắc loại cúm này có thể dẫn đến tử vong nếu không có sức đề kháng tốt và không được điều trị kịp thời.
1.2. Bệnh cảm cúm, cảm lạnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn
.Lý do bởi vào những ngày thời tiết giao mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc những khi thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển trong khi hệ hô hấp của con người thời điểm này cũng nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.
Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta đóng vai trò quan trọng với nguy cơ nhiễm cúm, cảm lạnh. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, …là những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Ngoài ra, những người thiếu ngủ, suy nhược cơ thể, ít vận động, thể dục thể thao cũng được xếp vào nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao hơn những người bình thường
Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em rất dễ bị cúm. Ngoài ra những người thiếu ngủ, dinh dưỡng kém, ít vận động nguy cơ nhiễm cúm cũng rất cao.
2. Phân biệt triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh
Người mắc Cảm lạnh
Khi mắc cảm lạnh, người bệnh cảm thấy nghẹt mũi, đau họng, tức ngực nhiều có đau đầu nhẹ, đau mỏi cơ thể, không sốt cao (chỉ hơi ngây ngấy)
Người bệnh cảm thấy sốt cao, nhức đầu, đau nhức nhiều hơn, mệt mỏi ngay từ những ngày đầu mắc bệnh
Cảm cúm, cảm lạnh ở người bình thường có thể tự khỏi dù không uống thuốc. Tuy nhiên, trong thời gian bị cúm những triệu chứng cúm, cảm lạnh khiến cho chúng ta mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc. Cúm lâu ngày khiến cơ thể suy yếu, các loại virus khác dễ tấn công cơ thể gây các bệnh lý khác.
3. Các loại thuốc trị cảm lạnh, cảm cúm
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh
Thông thường, mọi người thường có xu hướng tự điều trị cúm, cảm lạnh bằng thuốc. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, cần tới các trung tâm Y tế, bệnh viện khám hoặc làm các xét nghiệm cần thiết và được tư vấn để:
Biết chắc chắn mình bị cảm lạnh hay cúm, nếu bị cúm thì mình đang bị chủng cúm nào.
Khi sử dụng thuốc trị cúm, cảm lạnh dù dùng thuốc kê toa hay không kê toa thì vẫn phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn trên nhãn hoặc của bác sĩ.
Luôn dọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc liên hệ trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc cảm cúm khác nhau
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh cho trẻ ba mẹ cần biết
Cần uống đúng loại thuốc được khuyến cáo theo độ tuổi của bé
Sử dụng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của thuốc
Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi định dùng thuốc cảm cho bé.
Không được cho trẻ dùng aspirin vì thuốc có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm tính mạng – hội chứng Reye.
Các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh không có dấu hiệu giảm sau 5 – 7 ngày.
Sốt trên 38ºC nếu bé dưới 3 tháng và trên 39ºC nếu bé dưới 6 tháng tuổi.
Trẻ khó thở, khó khăn trong vấn đề hô hấp.
Ho kéo dài liên tục nhiều ngày
Kiểm tra thấy tai có dấu hiệu viêm
Trẻ ho ra đờm xanh, vàng hoặc nâu hoặc có chất nhầy chảy ra từ mũi.
Điều Trị Trầm Cảm Bằng Thuốc
Những thuốc này ngăn ngừa tái hấp thu serotonin (5-hydroxytryptamine [5-HT]). SSRIs bao gồm citalopram, escitalopram, fluoxetin, fluvoxamin, paroxetin, sertralin, và vilazodon. Mặc dù các thuốc này có cùng một cơ chế hoạt động, nhưng sự khác biệt về tính chất lâm sàng của chúng đã làm cho việc lựa chọn trở nên quan trọng. SSRI có phổ trị liệu rộng; chúng tương đối dễ sử dụng, ít cần điều chỉnh liều lượng (ngoại trừ fluvoxamin).
Bằng cách ngăn ngừa tái hấp thu của 5-HT trước synap, SSRIs đưa đến làm tăng nhiều hơn 5-HT để kích thích thụ thể 5-HT hậu synap. SSRIs có chọn lọc với hệ thống 5-HT nhưng không đặc hiệu cho các thụ thể 5-HT khác nhau. Các thuốc kích thích thụ thể 5-HT 1, có tác dụng chống trầm cảm và giải lo âu, nhưng cũng kích thích thụ thể 5-HT 2 thường gây lo âu, mất ngủ, rối loạn chức năng tình dục và các thụ thể 5-HT 3 thường gây buồn nôn và nhức đầu. Vì vậy một cách nghịch lý, SSRIs có thể làm giảm và gây lo âu.
Rối loạn chức năng tình dục (đặc biệt là khó đạt cực khoái nhưng cũng giảm ham muốn tình dục và rối loạn chức năng cương dương) xảy ra ở một phần ba hoặc nhiều bệnh nhân. Một số SSRI gây tăng cân. Những người khác, đặc biệt là fluoxetin, có thể gây chán ăn trong vài tháng đầu. Các thuốc SSRI có ít tác dụng kháng cholinergic, kháng adrenergic và dẫn truyền tim. Tác dụng gây ngủ thường ít hoặc không tồn tại, nhưng trong những tuần đầu điều trị, một số bệnh nhân có xu hướng buồn ngủ trong ngày. Phân lỏng hoặc tiêu chảy xảy ra ở một số bệnh nhân.
Tương tác thuốc tương đối ít gặp; tuy nhiên, fluoxetin, paroxetin và fluvoxamin có thể ức chế enzyme cytochrome P-450 (CYP450), có thể dẫn đến các tương tác thuốc nghiêm trọng. Ví dụ, các thuốc này có thể ức chế sự chuyển hóa của một số thuốc chẹn beta, bao gồm propranolol và metoprolol, có thể dẫn đến hạ huyết áp và nhịp tim chậm.
Triệu chứng khi dừng thuốc (như kích thích, lo lắng, buồn nôn) có thể xảy ra nếu thuốc ngưng đột ngột; những tác dụng như vậy ít có khả năng hơn với fluoxetin.
Các thuốc này chủ yếu chặn thụ thể 5-HT 2 và ức chế tái hấp thu 5-HT và norepinephrine. Các chất điều hòa Serotonin bao gồm
Các chất điều hòa serotonin có tác dụng chống trầm cảm và giải lo âu nhưng không gây rối loạn chức năng tình dục.
Mirtazapin ức chế sự tái hấp thu 5-HT và chẹn các autoreceptor adrenergic alpha-2, cũng như các receptors 5-HT 2 và 5-HT 3. Kết quả là tăng chức năng serotonergic và tăng chức năng noradrenergic mà không có rối loạn chức năng tình dục hoặc buồn nôn. Nó không có tác dụng phụ về tim, có ít tương tác với men gan chuyển hóa thuốc, và nói chung dung nạp tốt, mặc dù nó gây ngủ và tăng cân, tác động bởi H 1 (histamine).
Những thuốc này (ví dụ desvenlafaxin, duloxetin, levomilnacipran, venlafaxin, vortioxetin) có cơ chế tác dụng 5-HT và norepinephrine kép, cũng như thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Tuy nhiên, độc tính của chúng tương đương với các SSRIs. Buồn nôn là vấn đề phổ biến nhất trong 2 tuần đầu; tăng mức phụ thuộc liều xảy ra với liều cao. Các triệu chứng dừng thuốc (ví dụ, dễ bị kích thích, lo lắng, buồn nôn) thường xuất hiện nếu thuốc ngừng đột ngột.
Duloxetin tương tự như venlafaxin có hiệu quả và tác dụng phụ.
Bằng các cơ chế không được hiểu rõ ràng, các thuốc này có tác động đến chức năng catecholaminergic, dopaminergic và noradrenergic. Chúng không ảnh hưởng đến hệ thống 5 HT.
Nhóm thuốc này, một thời được sử dụng chính trong điều trị, bao gồm các thuốc chống trầm cảm ba vòng (amin bậc 3 amitriptylin và imipramin và các chất chuyển hóa amin bậc 2 của chúng là nortriptylin và desipramin), các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có điều chỉnh, các thuốc chống trầm cảm 4 vòng
Các thuốc chống trầm cảm dị vòng có thể tăng norepinephrin nhanh và ở một mức độ nào đó cả 5-HT bằng việc chặn tái hấp thu ở khe synap. Sử dụng kéo dài làm giảm điều chỉnh thụ thể alpha-1 màng sau synap – một con đường chung cuối cùng có thể có của hoạt tính chống trầm cảm của chúng.
Mặc dù hiệu quả, những loại thuốc này hiện nay hiếm khi được sử dụng vì quá liều gây độc và chúng có nhiều tác dụng phụ hơn các thuốc chống trầm cảm khác. Các tác dụng phụ thường gặp hơn của dị vòng là do sự ức chế muscarinic, ngăn chặn histamin, và các hoạt động adrenolytic alpha-1. Nhiều dị vòng có đặc tính kháng cholinergic mạnh và do đó không phù hợp với người già và đối với bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt lành tính, tăng nhãn áp, hoặc táo bón mạn tính. Tất cả các dị vòng, đặc biệt là maprotilin và clomipramin, làm giảm ngưỡng cho cơn co giật.
Các thuốc này ức chế sự phân huỷ amin oxy hóa của 3 loại amin sinh học (norepinephrin, dopamin, 5-HT) và các phenylethylamin khác.
Giá trị chính của chúng là để điều trị chứng trầm cảm kháng trị hoặc trầm cảm không điển hình khi SSRIs, thuốc chống trầm cảm ba vòng, và đôi khi thậm chí điều trị shock điện không có hiệu quả.
Cơn tăng huyết áp cấp có thể xảy ra nếu thuốc MAOI mà ức chế MAO-A và MAO-B được ăn cùng với một loại thuốc cường giao cảm hoặc thức ăn có chứa tyramin hoặc dopamin. Hiệu ứng này được gọi là phản ứng phô mát vì pho mát chín có hàm lượng cao tyramin. MAOIs được sử dụng không thường xuyên vì lo lắng về phản ứng này. Liều thấp hơn của miếng selegilin được xem là an toàn khi sử dụng mà không có những hạn chế về chế độ ăn uống cụ thể, trừ khi liều lượng phải cao hơn mức khởi đầu (miếng dán 6 mg). Các MAOIs chọn lọc và có hồi phục (ví dụ, moclobemid, befloxaton), ức chế MAO-A, tương đối không có những tương tác này nhưng không có ở Mỹ.
Để ngăn ngừa cơn tăng huyết áp và tăng thân nhiệt cấp, bệnh nhân dùng MAOIs nên tránh dùng thuốc cường giao cảm (ví dụ như pseudoephedrin), dextromethorphan, reserpin, và meperidin cũng như các loại bia mạch nha, rượu Chianti, rượu sherry (rượu có nguồn gốc từ phía Nam Tây Ban Nha), rượu mùi, thực phẩm chín hoặc già có chứa tyramin hoặc dopamin (ví dụ: đậu tằm, chiết xuất từ nấm men, quả sung đóng hộp, nho khô, sữa chua, pho mát, kem chua, nước tương, cá hồi, trứng cá muối, gan, vỏ chuối, thịt mềm). Bệnh nhân có thể mang thuốc chlorpromazin 25 mg và, ngay khi những dấu hiệu của phản ứng tăng huyết áp xảy ra, dùng 1 hoặc 2 viên khi họ đến phòng cấp cứu gần nhất.
Các tác dụng phụ thường gặp gồm rối loạn cương dương (ít gặp nhất với tranylcypromin), lo âu, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ, phù phổi và tăng cân.
Không nên dùng MAOI cùng với các loại thuốc chống trầm cảm khác, và nên dừng ít nhất 2 tuần (5 tuần với fluoxetin, thuốc có thời gian bán hủy dài) giữa việc sử dụng 2 loại thuốc. MAOI dùng với thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng đến hệ thống 5 HT (ví dụ SSRIs) có thể gây ra Hội chứng serotonin (tình trạng đe dạo đến tính mạng, theo đó bệnh nhân có biểu hiện thay đổi trạng thái tâm thần, tăng thân nhiệt và tăng động tự chủ và thần kinh cơ).
Những bệnh nhân dùng MAOIs và những người cần thuốc chống cơn hen hoặc chống dị ứng, gây tê tại chỗ hoặc gây tê toàn thân phải được điều trị bởi bác sĩ tâm thần cùng với bác sỹ nội khoa, nha sĩ hoặc chuyên gia gây tê với chuyên môn về hóa dược tâm thần kinh.
Agomelatin là một chất chủ vận melatonin (MT1 / MT2) và đối vận thụ thể 5-HT 2C. Nó được sử dụng cho các giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
Agomelatin ít có tác dụng phụ hơn hầu hết các thuốc chống trầm cảm và không gây buồn ngủ ban ngày, mất ngủ, tăng cân, rối loạn chức năng tình dục. Nó không gây nghiện và không gây triệu chứng cai nghiện. Nó có thể gây đau đầu, buồn nôn và tiêu chảy. Nó cũng có thể làm tăng men gan, và các men này phải được đo trước khi bắt đầu điều trị và sau mỗi 6 tuần. Không dùng cho bệnh nhân suy gan.
Agomelatin được dùng trước khi đi ngủ ở liều 25 mg.
Lựa chọn thuốc có thể được hướng dẫn bởi việc đáp ứng với một thuốc chống trầm cảm cụ thể trong quá khứ. Nếu không, SSRIs thường là thuốc ban đầu được lựa chọn. Mặc dù các SSRI khác nhau có hiệu quả tương đương với các trường hợp điển hình, một số tính chất của thuốc làm cho chúng ít nhiều thích hợp hơn đối với một số bệnh nhân (xem Bảng: Thuốc chống trầm cảm).
Nếu một SSRI không có hiệu quả, một SSRI khác có thể được thay thế, hoặc một thuốc chống trầm cảm khác nhóm có thể cân nhắc sử dụng. Tranylcypromin 20 đến 30 mg 2 lần/ngày đường uống có hiệu quả đối với chứng trầm cảm kháng trị sau khi thử nghiệm các thuốc chống trầm cảm khác; nó nên được cung cấp bởi một bác sĩ có kinh nghiệm trong việc sử dụng các chất MAOIs. Hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân và người thân là đặc biệt quan trọng trong các trường hợp kháng trị
Mất ngủ, tác dụng phụ thường gặp của SSRIs, được điều trị bằng cách giảm liều hoặc thêm liều thấp trazodon hoặc thuốc chống trầm cảm khác. Buồn nôn và phân lỏng lúc đầu thường được sớm giải quyết, nhưng đau đầu nhức nhối không phải lúc nào cũng biến mất, điều đó dẫn đến sự thay đổi về loại thuốc. Một thuốc nhóm SSRI nên được dừng lại nếu nó gây ra kích động. Khi giảm ham muốn tình dục, bất lực, hoặc không thể đạt cực khoái trong quá trình điều trị bằng SSRI, giảm liều hoặc thay đổi sang thuốc điều hòa serotonin hoặc thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrin-dopamine có thể giúp ích.
SSRIs có xu hướng hoạt hóa ở bệnh nhân trầm cảm nên được cho vào buổi sáng. Dùng toàn bộ liều thuốc chống trầm cảm dị vòng lúc ngủ thường tránh được tác dụng yên dịu không cần thiết, giảm thiểu tác dụng phụ trong ngày, và cải thiện sự tuân thủ. MAOIs thường được cho vào buổi sáng và chiều sớm để tránh kích thích quá mức.
Với hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm, đáp ứng điều trị thường xuất hiện trong khoảng từ 2 đến 3 tuần (đôi khi sớm nhất là 4 ngày hoặc muộn nhất là 8 tuần). Đối với một giai đoạn đầu tiên của chứng trầm cảm nhẹ hoặc trung bình, thuốc chống trầm cảm nên được cho trong 6 tháng, sau đó giảm dần dần trong vòng 2 tháng. Nếu giai đoạn này nặng hoặc tái phát hoặc nếu có nguy cơ tự tử thì nên duy trì liều lượng thuốc mà đạt hiệu quả thuyên giảm hoàn toàn ở trong giai đoạn điều trị duy trì.
Đối với chứng trầm cảm có triệu chứng loạn thần, sự kết hợp của thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần hiệu quả hơn việc được sử dụng đơn trị. Bệnh nhân đã hồi phục từ trầm cảm loạn thần có nguy cơ tái phát cao hơn những bệnh nhân trầm cảm không có loạn thần, do đó điều trị dự phòng là đặc biệt quan trọng.
Hầu hết các thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là SSRIs, nên giảm dần (giảm liều khoảng 25% / tuần) thay vì ngừng đột ngột; ngưng thuốc SSRI đột ngột có thể dẫn đến hội chứng ngưng thuốc (buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, chóng mặt, lo lắng, dễ cáu, mất ngủ, mệt mỏi). Khả năng và mức độ nghiêm trọng của việc hội chứng cai tương quan ngược với thời gian bán thải của SSRI.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Lưu Ý Nếu Bạn Muốn Ngưng Thuốc Điều Trị Trầm Cảm trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!