Cập nhật nội dung chi tiết về Nước Tiểu Màu Cam Là Bị Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nước tiểu màu cam có nguy hiểm không?1. Nguyên nhân nước tiểu có màu cam
Nước tiểu màu cam có thể được gây ra bởi một loạt các nguyên nhân sau:
1.1. Mất nước
Mất nước là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nước tiểu có màu cam. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ nước, nước tiểu sẽ bị cô đặc hơn và do đó nước tiểu có thể thay đổi từ màu vàng đậm sang màu da cam.
Có một số nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng mất nước bao gồm:
Uống quá ít nước.
Sốt.
Tiêu chảy.
Nôn mửa.
Đổ quá nhiều mô hôi (ví dụ khi tập thể dục với cường độ cao trong thời tiết nóng bức).
Mất nước và điện giải rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nặng nề như:
Do đó, nếu rơi vào tình huống này, bạn cần tích cực bổ sung bù đắp lại lượng nước và điện giải đã bị mất.
Với mất nước nhẹ: Chỉ cần tăng cường uống nước.
Với mất nước vừa và nặng hơn: Sử dụng thuốc bù nước và điện giải (thuốc không cần kê đơn) oresol.
Với mất nước rất nặng: Cần được điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ truyền nước theo đường tĩnh mạch cho bạn.
Khi được bổ sung nước và điện giải, trong vài giờ, màu sắc nước tiểu của bạn sẽ nhạt dần đến vàng nhạt và trong.
Tuy nhiên, đôi khi nước tiểu màu cam chỉ là tạm thời và không nguy hiểm, ví dụ như trong trường hợp bạn không uống nước suốt đêm nên sáng dậy nước tiểu của bạn bị sẫm màu hoặc có màu da cam.
1.2. Thực phẩm
Bạn có biết những thực phẩm mà bạn ăn vào có khả năng làm thay đổi màu sắc nước tiểu của bạn?
Trong thực phẩm có chứa các chất tạo màu, hoặc các chất có thể bị cơ thể biến đổi tạo ra các chất màu và nếu các chất này không được hấp thụ mà bài tiết qua đường tiểu, chúng sẽ làm biến đổi màu nước tiểu.
Vậy nên, khi nước tiểu của bạn chuyển màu cam, có thể chỉ đơn giản vì bạn đã tiêu thụ những thực phẩm và đồ uống có màu đỏ, cam hoặc vàng rất đậm (nhóm thực phẩm giàu beta – caroten) như:
Lúc này, bạn không cần lo lắng về màu cam nước tiểu, khi bạn ngừng sử dụng chúng, nước tiểu sẽ dần trở về như bình thường.
1.3. Thuốc
Cũng như thực phẩm, trong thuốc cũng có thể chứa thành phần nào đó khiến nước tiểu chuyển cam. Một vài loại thuốc tiêu biểu có thể kể đến như:
Thuốc nhuận tràng: Một số loại thuốc nhuận tràng có chứa hoạt chất sena thường làm nước tiểu có màu đỏ cam. Ví dụ như Senokot.
Azulfidine (Sulfasalazine):
Đây là một loại thuốc chống viêm được sử dụng để điều trị viêm ruột, tiêu chảy, chảy máu trực tràng và đau bụng do viêm loét đại tràng. Dạng giải phóng chậm của thuốc này đôi khi được sử dụng để điều trị cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bên cạnh việc chuyển màu cam nước tiểu, Azulfidine còn có thể khiến da bị sạm màu. Cả hai tác dụng phụ này đều có hại.
Thuốc hóa trị:
Một số loại thuốc hóa trị gây ra nước tiểu cam nhưng vô hại. Tuy nhiên, một số khác có thể làm “hỏng” bàng quang hoặc thận của bạn, điều này cũng có thể khiến nước tiểu của bạn thay đổi màu sắc.
Ví dụ như Doxorubicin. Doxorubicin có thể khiến nước tiểu của bạn có màu cam hoặc thậm chí đỏ trong một hoặc hai ngày sau khi điều trị.
Do đó, nếu bạn đang trải qua hóa trị và có những thay đổi về màu sắc của nước tiểu, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
Rifampin (Rifadin, Rimactane): Đây là loại thuốc kháng sinh đặc trị lao. Do thuốc có màu nâu đỏ nên khi sử dụng thuốc này, không chỉ có nước tiểu mà mồ hôi, nước mắt, nước bọt, phân và các chất dịch khác của cơ thể đều có thể có màu cam, hoặc đỏ. Nó không nguy hiểm và sẽ hết khi bạn ngừng uống thuốc.
Pyridium, Uristat và các loại thuốc khác có chứa hoạt chất phenazopyridine: Những loại thuốc này được kê đơn để giảm đau do nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vitamin B, vitamin C liều cao hoặc beta carotene có thể làm cho nước tiểu của bạn chuyển màu vàng hoặc cam.
1.4. Bệnh gan mật
Nếu nước tiểu của bạn “vẫn” có màu cam hoặc vàng sẫm, ngay cả khi bạn đã tăng cường bổ sung chất lỏng, điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc dừng dùng thuốc, rất có thể bạn đã mắc các bệnh lý gan mật như viêm gan, hoặc tắc mật.
Có nhiều nguyên nhân gây ứ mật, từ viêm gan cấp tính đến bệnh gan do rượu đến việc sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như kháng sinh amoxicillin và một số biện pháp tránh thai đường uống.
Bên cạnh nước tiểu màu cam, các triệu chứng kem theo khi bị ứ mật do ống mật hoặc các vấn đề về gan khác có thể kể đến như:
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ. Phát hiện và điều trị kịp thời là chìa khóa để ngăn ngừa tổn thương thêm cho gan hoặc ống mật của bạn và cho phép nước tiểu của bạn trở lại màu sắc “khỏe mạnh”.
1.5. Bệnh tiết niệu
Các nguyên nhân nước tiểu cam phổ biến khác là do tổn thương các bệnh lý trên hệ tiết niệu (thận, bàng quang, niệu quản hoặc niệu đạo) như:
Viêm bàng quang.
Ung thư bàng quang.
Bệnh thận, bao gồm bất kỳ vấn đề nào về thận, chẳng hạn như sỏi thận, suy thận, viêm bể thận, ung thư tế bào thận,….
Các bệnh viêm đường tiết niệu khác.
Ngoài ra, bệnh tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra nước tiểu màu da cam.
2. Bị nước tiểu màu cam, khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nước tiểu đục.
Tiểu đau, tiểu rát.
Nước tiểu có máu hoặc màu hồng (tiểu máu).
Nước tiểu có mùi khó chịu.
Tiểu nhiều.
Tiểu gấp.
Bầm tím.
Chảy máu quá nhiều.
Sốt và ớn lạnh.
Ngứa da.
Ăn mất ngon.
Hạ huyết áp.
Khó chịu hoặc thờ ơ.
Buồn nôn, có hoặc không nôn.
Phân nhạt.
Nhịp tim nhanh.
Giảm cân không chủ ý.
Vàng da.
Vàng mắt.
Sốt cao hơn 38 độ C.
Nôn liên tục, kéo dài.
Đau bụng nặng.
Đau lưng dưới nghiêm trọng.
Bí tiểu.
3. Khám và chẩn đoán bệnh nước tiểu màu cam
Để chẩn đoán chính xác điều gì gây ra nước tiểu màu da cam, bác sĩ sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi khác nhau về tính chất nước tiểu, các loại thuốc và thực phẩm bạn đang sử dụng cùng các triệu chứng bất thường kèm theo khác để xác định nguyên nhân gốc rễ.
Do đó, để buổi khám bệnh hiệu quả hơn, trước buổi khám, bạn nên chuẩn bị một số thông tin về tình trạng sức khỏe để cung cấp cho bác sĩ như sau:
Lần đầu tiên bạn nhận thấy nước tiểu màu cam là khi nào?
Bạn đang đi tiểu nhiều hay ít thường xuyên hơn bình thường?
Nước tiểu của bạn có mùi không?
Bạn có bị đau hoặc nóng rát khi đi tiểu?
Có máu trong nước tiểu của bạn không?
Bạn có thêm bất kỳ triệu chứng nào khác không?
Danh sách những thuốc và thực phẩm mà bạn đã sử dụng gần đây?
Đánh giá câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này và tùy thuộc vào triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ hoặc chẩn đoán các tình trạng nghiêm trọng hơn như tổn thương thận hoặc gan, nhiễm trùng huyết, ung thư,…
4. Nước tiểu màu cam, điều trị thế nào?
Việc điều trị cho nước tiểu màu da cam sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.
Nếu đó là do chế độ ăn uống của bạn, thì không cần điều trị. Nhưng nếu bạn không “thoải mái” với màu nước tiểu này, bạn có thể ăn các loại thực phẩm có ít beta-carotene sẽ giúp thay đổi màu sắc trở lại bình thường hơn.
Nếu nước tiểu màu cam là tác dụng phụ thuốc. Thông thường nó cũng không gây nguy hiểm, khi bạn ngừng dùng thuốc, nước tiểu sẽ trở lại màu vàng hoặc trong. Còn nếu nó cảnh báo vấn đề cần lo lắng (như thuốc có tác dụng phụ trên gan nên gây nước tiểu cam,…), bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị thay thế bằng thuốc khác cho bạn.
Cuối cùng, nếu nguyên nhân nghiêm trọng hơn và có dấu hiệu tổn thương nội tạng, nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc ung thư, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị nguyên nhân gây ra nước tiểu màu da cam.
Nam Giới Bị Yếu Sinh Lý Bệnh Tiểu Đường Có Nguy Hiểm Không?
Bệnh tiểu đường là một trong nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng ở cả nam và nữ giới, trong đó có vấn đề về sinh lý. Vậy, yếu sinh lý bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Nếu có làm sao để khắc phục được tình trạng bệnh này?
Mắc bệnh tiểu đường có bị yếu sinh lý không?
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, protein và mỡ trong cơ thể người bệnh. Khi mắc bệnh, lượng đường trong máu luôn ở mức độ cao và có dấu hiệu tiểu nhiều. Đặc biệt, tiểu nhiều về đêm khiến chất lượng giấc ngủ của người bệnh bị suy giảm.
Yếu sinh lý có nguyên nhân do bệnh tiểu đường còn được gọi với tên ngắn gọn là yếu sinh lý bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ đang mắc chứng tiểu đường:
Ở nam giới: Thường có biểu hiện như: Suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, xuất tinh sớm, cương cứng không như mong muốn, di tinh, mộng tinh,…
Ở nữ giới: Xuất hiện tình trạng bị lãnh cảm, không có hứng thú với chuyện chăn gối, âm đạo không tiết dịch, đau rát khi quan hệ, khó đạt khoái cảm,…
Tuy nhiên, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần nữa giới và phổ biến ở độ tuổi 40 trở lên. Tình trạng yếu sinh lý bệnh tiểu đường nếu không được điều trị một cách triệt để, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Mắc các bệnh lý về tim mạch, tai biến mạch máu não, suy giảm thị lực, liệt dương, suy thận,…
Yếu sinh lý bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Nam giới bị yếu sinh lý do bệnh tiểu đường gây ra RẤT NGUY HIỂM nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng sau:
Gây rối loạn cương dương
Nam giới mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn mức bình thường. Lượng đường cao khiến máu đặc sánh hơn và làm cản trở khả năng lưu thông máu. Từ đó, máu di chuyển vào các thể hang của dương vật sẽ gặp khó khăn hơn và dẫn đến việc cương dương bị rối loạn.
Ngoài ra, lượng đường trong máu quá cao có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh tại dương vật. Chúng khiến cho dương vật khó cương cứng hoặc không cương cứng được như ý muốn. Vì vậy, nam giới không sung mãn như ý muốn và làm giảm chất lượng cuộc yêu cũng như hạnh phúc gia đình.
Gây rối loạn xuất tinh
Tình trạng xuất tinh sớm cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp khi nam giới mắc yếu sinh lý bệnh tiểu đường. Tình trạng bệnh gây rối loạn cương dương và không duy trì được độ cương cứng lâu như mong muốn. Cùng với đó, việc xuất tinh cũng sớm hơn mong đợi.
Nguy hiểm hơn là biến chứng bệnh tiểu đường còn khiến nhiều người bệnh bị xuất tinh ngược. Đây là tình trạng đường trong máu làm tổn thương các dây thần kinh ở vùng dương vật khiến các cơ quan bị nhận sai tín hiệu, dẫn đến rối loạn trong cách vận hành.
Nam giới vẫn cảm nhận được cực khoái, nhưng cơ bàng quang không co thắt khiến cổng niệu đạo bị đóng khi nam giới xuất tinh. Vì vậy, tinh dịch không theo đường tiết niệu đi ra bên ngoài mà sẽ chảy ngược vào bên trong bàng quang và đi ra bằng đường nước tiểu. Dấu hiệu xuất tinh ngược ở nam giới có nguy cơ vô sinh là rất cao.
Quá trình sản xuất Testosterone bị ảnh hưởng
Bên cạnh những biến chứng trên, yếu sinh lý bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Testosterone. Hormone Testosterone ở nam giới được sản xuất do hormone ở tuyến thượng thận. Còn tuyến yên trên não là tuyến nội tiết đóng vai trò truyền thông tin, kích thích tuyến thượng thận sản xuất hormone Testosterone.
Testosterone được coi là một trong những hormone quan trọng nhất đối với nam giới. Giúp phát triển một số dấu hiệu ở tuổi dậy thì như: hình thành giọng nói trầm hơn, mọc râu, phát triển nang lông,… Đặc biệt, hormone Testosterone giúp nam giới sản xuất ra tinh trùng và tạo ra những khoái cảm khi quan hệ tình dục.
Bệnh tiểu đường khiến cho các tuyến nội tiết trong cơ thể hoạt động kém hơn và ảnh hưởng rất lớn đến tuyến sản xuất ra hormone Testosterone. Khi lượng hormone sinh dục quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng: Cơ thể mệt mỏi, suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, rụng lông, mất cơ bắp, giảm chất lượng và số lượng tinh trùng,…
Suy giảm ham muốn tình dục
Khi bị tiểu đường, người bệnh phải sử dụng rất nhiều loại thuốc điều trị mỗi ngày, khi dùng thuốc dài ngày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Người bệnh dễ bị trầm cảm, căng thẳng thần kinh và làm giảm ham muốn tình dục.
Ngoài ra, Testosterone trong máu giảm cũng có thể khiến nam giới bị suy giảm ham muốn tình dục. Khi suy giảm ham muốn, nam giới luôn lẩn tránh chuyện làm tình và ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.
Cách khắc phục yếu sinh lý do bệnh tiểu đường
Yếu sinh lý, đặc biệt là tình trạng do bệnh tiểu đường gây nên là bệnh nguy hiểm cần được điều trị dứt điểm. Để khắc phục tình trạng bệnh, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
Cách chữa bằng thuốc Tây y
Cách chữa tình trạng sinh lý suy giảm là bệnh nhân phải kiểm soát được lượng đường trong máu và duy trì ở mức ổn định. Nếu không giải quyết tận gốc căn nguyên này thì vấn đề yếu sinh lý rất khó có thể điều trị dứt điểm.
Biện pháp tốt nhất đối với người bệnh là tiến hành điều trị cả bệnh tiểu đường với khắc phục vấn đề yếu sinh lý. Các biện pháp điều trị yếu sinh lý thường được sử dụng là:
Sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Các loại thước phổ biến thường được bác sĩ chỉ định là: Nhóm thuốc Metformin, nhóm thuốc Thiazolidinedione, Sulphonylurea, Gliptin Acarbose, Insulin,…
Sử dụng liệu pháp hormone: Đây là phương pháp được áp dụng cho hầu hết bệnh nhân bị yếu sinh lý bệnh tiểu đường. Liệu pháp hormone giúp làm tăng testosterone, từ đó cải thiện tối đa những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến sinh lý nam giới. Đặc biệt, mang đến kích thích ham muốn tình dục, giúp nam giới tự tin hơn trong những cuộc yêu.
Điều trị trường hợp tiểu đường gây viêm quy đầu hay hẹp bao quy đầu: Trường hợp viêm bao quy đầu, người bệnh cần được thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp này cần phải đặc biệt chú ý không để lại tổn thương dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Vì những người mắc bệnh yếu sinh lý do tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường.
Người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giúp hỗ trợ tăng cường sinh lý, giúp mang lại kết quả tốt nhất. Đặc biệt, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Bệnh nhân nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để nhanh trị khỏi bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách khắc phục yếu sinh lý bệnh tiểu đường tại nhà
Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh có thể khắc phục tình trạng sinh lý yếu của mình bằng một số biện pháp tại nhà Đây là các biện pháp đơn giản, an toàn và rất dễ thực hiện. Một số cách khắc phục tình trạng bệnh tại nhà hiệu quả như sau:
Kiểm soát đường huyết
Khi bị bệnh tiểu đường dẫn đến yếu sinh lý, nam giới hoàn toàn có kiểm soát lượng đường để cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết và có biện pháp giúp ổn định đường huyết.
Cách khắc phục hiệu quả nhất là người bệnh phải hạn chế dung nạp đường vào cơ thể. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng là biện pháp giúp hạ đường huyết hiệu quả.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường và yếu sinh lý. Vì vậy, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn
Khi bị bệnh, không nên bỏ bữa; có chế độ ăn ít carbohydrate và giàu protein sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả và bổ sung các thực phẩm tốt cho sinh lý nam. Người bệnh có thể sử dụng một số thực phẩm sau: Hải sản, rau xanh, các loại quả giàu vitamin C, các loại hạt,…
Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế sử một số thực phẩm như: tinh bột, đồ ngọt, các chất béo và chất kích thích. Đây là các loại thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh ra Testosterone trong máu. Từ đó dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần cải thiện tối đa vấn đề yếu sinh lý ở nam giới. Người bệnh cần:
Đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để tránh căng thẳng và mệt mỏi.
Sắp xếp công việc hợp lý để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và gây stress kéo dài.
Khi sử dụng các giải pháp điều trị tình trạng bệnh sinh lý nên hạn chế quan hệ tình dục để tránh ảnh hưởng đến việc điều trị.
Tập luyện thể thao hàng ngày
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày giúp việc điều trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả hơn và tăng cường sức khỏe sinh lý. Bên cạnh đó, việc tập luyện còn giúp người bệnh có cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe và tăng ham muốn tình dục.
Người bệnh có thể tập luyện các bài tập tăng cường sinh lý nhẹ nhàng như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, yoga,… Và nên dành thời gian tập luyện thể thao 20 – 30 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh lý. Nếu có dấu hiệu yếu sinh lý bệnh tiểu đường, bạn cần thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời. Không nên để bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng và khả năng thụ thai.
Các liên kết hữu ích về NAM KHOA mà chúng tôi đã tổng hợp được trên các trang Sở Y tế chính thống:
http://soyte.laichau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc-y-te/-thuoc-tri-xuat-tinh-som-nao-tot-hien-nay-cach-dung-va-uu-nh.html http://soyte.laichau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc-y-te/15-cach-chua-roi-loan-cuong-duong-tai-nha-danh-cho-nam-gioi.html http://soyte.laichau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc-y-te/15-loai-thuoc-tri-roi-loan-cuong-duong-tot-nhat-nam-2021.html http://soyte.laichau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc-y-te/an-gi-de-chong-xuat-tinh-som-loi-khuyen-tu-chuyen-gia.html
Bệnh Trĩ Ngoại Độ 3 Là Gì ? Có Nguy Hiểm Không Và Cách Chữa
Trĩ ngoại độ 3 là bệnh gì ?
Bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì ? Theo các chuyên gia về hậu môn – trực tràng cho biết : Trĩ ngoại có 4 giai đoạn phát triển tùy theo các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trong đó bệnh trĩ ngoại độ 3 được xếp vào giai đoạn nặng và nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại. Bệnh là giai đoạn phát triển và chuyển tiếp của bệnh trĩ ngoại độ 1 và bệnh trĩ ngoại độ 2 khi người bệnh không sớm điều trị và không có những phương pháp xử lý phù hợp.
Ở giai đoạn 3, các búi trĩ ngoại sẽ lớn dần, chèn ép và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hậu môn. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, người bệnh sẽ luôn có cảm giác ngứa ngáy, đau rát, thậm chí là chảy máu nhiều và có mùi hôi khi đi đại tiện. Mùi hôi xuất hiện là do bên trong búi trĩ ngoại tồn tại một lượng lớn dịch mủ. Búi trĩ càng phát triển, lượng dịch mủ này cũng sẽ càng tăng lên.
Dấu hiệu nhận biết dễ dàng bệnh trĩ ngoại độ 3
Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 3 thường rất dễ nhận biết, những dấu hiệu này thường rất rõ ràng, cụ thể như sau :
Những búi trĩ phát triển mạnh, cọ xát với nhau và gây chảy máu
Vùng hậu môn thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, đau rát dữ dội
Kích thước của các búi trĩ tăng nhanh khiến hậu môn bị tắc nghẽn. Điều này khiến việc đi đại tiện của bệnh nhân gặp khó khăn, chảy máu và đau rát.
Ở hậu môn thường xuyên xuất hiện lượng dịch mủ bất thường. Kèm theo lượng dịch mủ là mùi hôi thối vô cùng khó chịu.
Hình ảnh giúp nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 3
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 3 là vùng hậu môn là những mẫu da thừa xuất hiện với hình dáng ngoằn ngoèo. Bên cạnh đó ở giai đoạn 3, búi trĩ có dấu hiệu sưng và phồng to. Điều này gây trở ngại cho người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt là khi đi đại tiện.
Ngoài ra, việc búi trĩ gia tăng kích thước tại giai đoạn 3 còn khiến người bệnh thường xuyên bị chảy máu, tiết dịch, có cảm giác đau rát và ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Bệnh trĩ ngoại độ 3 có nguy hiểm không ?
Bệnh trĩ ngoại độ 3 có gây nguy hiểm đến người bệnh không ? Trong trường hợp bệnh nhân không sớm thăm khám, điều trị và có những biện pháp xử lý bệnh phù hợp, bệnh trĩ ngoại độ 3 sẽ phát triển và chuyển sang giai đoạn nặng hơn là bệnh trĩ ngoại độ 4. Đồng thời, bệnh còn làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Ngoài ra, bệnh trĩ ngoại giai đoạn 3 còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: Thiếu máu trầm trọng, viêm nhiễm hậu môn, áp xe hậu môn, sa nghẹt búi trĩ, búi trĩ tắc mạch, hay nặng nhất là ung thư trực tràng.
Chính vì thế khi mắc bệnh trĩ ngoại, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để có biện pháp xử lý thích hợp để tránh gây nguy hiểm.
Những cách chữa bệnh trĩ ngoại độ 3 hiệu quả hiện nay
Với sự phát triển của khoa học hiện nay, có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ ngoại độ 3 hiệu quả và an toàn, triệt để. Tùy thuộc vào thể trạng cũng như tình trạng sức khỏe, đáp ứng của từng đối tượng, phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại giai đoạn 3 của mỗi người không giống nhau.
1. Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3 bằng phương pháp nội khoa
Trong trường hợp bệnh trĩ nội giai đoạn 3 chưa gây ra những rủi ro và các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa, hay nói cách khác là sử dụng thuốc. Thuốc chữa trĩ thì có 2 loại là thuốc Tây y và thuốc Đông y.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc uống kết hợp với viên đặt hậu môn và thuốc bôi ngoài.
Những loại thuốc thường góp mặt trong đơn thuốc của bác sĩ đều là thuốc chống khuẩn, kháng viêm, thuốc giảm đau, cầm máu, thuốc tiêu sưng và làm co búi trĩ. Bên cạnh đó những loại thuốc mà bác sĩ yêu cầu bạn sử dụng còn mang tác dụng bảo vệ tĩnh mạch, thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương. Đồng thời hỗ trợ quá trình khắc phục bệnh trĩ ngoại độ 3.
Tuy nhiên, thuốc Tây y được khuyến cáo cùng với nhiều tác dụng phụ và không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy nếu muốn sử dụng thuốc, người bệnh cần có sự hướng dẫn kỹ lưỡng về cách sử dụng và liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc.
Thuốc Đông y:
Nguyên lý điều trị bệnh trĩ của Đông y sẽ khác so với Tây y. Có thể thấy các loại thuốc Tây y chỉ tập trung vào việc đẩy lùi các triệu chứng có thể nhận biết được. Còn theo quan niệm của Đông y, căn nguyên hình thành bệnh là do sự ứ trệ khí huyết gây sưng phồng tĩnh mạch vùng hậu môn, tạo thành búi trĩ. Vậy nên để chữa bệnh trĩ một cách triệt để thì phải tìm cách giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
Dựa vào nguyên lý trên, y học cổ truyền nước ta đã áp dụng một bài thuốc vô cùng thành công trong việc điều trị bệnh trĩ có tên là Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Đây vốn là một phương thuốc bí truyền của người H’Mông, hiện được chuyển giao cho Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực y học cổ truyền tại Việt Nam.
Sau khi được Trung tâm Thuốc dân tộc kế thừa, bài thuốc được các chuyên gia đầu ngành về YHCT phát triển, hoàn thiện công thức để bài thuốc đạt hiệu quả tối đa.
2. Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3 bằng phương pháp ngoại khoa
Phương pháp ngoại khoa hay còn gọi là phẫu thuật là biện pháp xử lý cuối cùng của bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại độ 3. Người bệnh chỉ nên áp dụng phương pháp ngoại khoa khi phương pháp điều trị nội khoa không thể mang đến tác dụng chữa bệnh như mong muốn. Ngoài ra khi bệnh tình của bạn chuyển biến xấu và gây ra những biến chứng nguy hiểm, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ xem xét và yêu cầu bạn tiến hành phẫu thuật.
Để điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3, ngoài phương pháp truyền thống là chích búi trĩ và tiêm xơ, phương pháp HCPT là một trong những lựa chọn tốt cho người bệnh. Phương pháp điều trị này có thể giúp người bệnh loại bỏ búi trĩ, khắc phục bệnh lý mà không cần đến sự tác động và can thiệp của dao kéo. Khi áp dụng phương pháp HCPT, bệnh nhân sẽ được xâm lấn một cách tối thiểu.
HCPT là phương pháp cắt trĩ ngoại dựa trên hoạt động và sự tác động của sóng điện cao tần. Sóng điện cao tần trong phương pháp HCPT hoạt động theo nguyên tắc nhiệt nội sinh giúp bệnh nhân loại bỏ tốt búi trĩ đang tồn tại tại niêm mạc nhưng không tác động và không gây tổn hại cho cơ vòng hậu môn. Hơn thế, không giống như những phương pháp cắt trĩ truyền thống, HCPT không khiến bệnh nhân chịu đau đớn. Sau khi phẫu thuật, các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân cũng sẽ không bị cản trở.
Rối Loạn Tiền Đình Là Gì, Có Nguy Hiểm Không, Có Chữa Khỏi Không?
Rối loạn tiền đình là bệnh ở bộ phận tiền đính phía sau 2 bên tai, khiến cơ thể mất cân bằng do huyết áp thấp, tress, thiếu ngũ, căng thặng mệt mỏi kéo dài hoặc một số bệnh ở người cao tuổi.
Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,… tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì?
Để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, trước tiên bệnh nhân cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, những nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn tiền đình là:
Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém
Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc làm tổn thương hệ thống thần kinh. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn hại thì hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn.
Do hậu quả của các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,…
Bệnh hay gặp ở người cao tuổi bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
Bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,… cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng – lạnh đột ngột), ít vận động,…
Triệu chứng rối loạn tiền đình dễ nhận biết nhất
Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình chính là chóng mặt kèm theo hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đặc biệt là khi xoay người. Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, tê chân, không tập trung và mau quên. Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao (nếu nguyên nhân gây bệnh do tăng huyết áp) hoặc huyết áp thấp (trong trường hợp bệnh hình thành do huyết áp thấp),… Một số trường hợp người bệnh bị đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy,…
Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đi khám rối loạn tiền đình. Bác sĩ sẽ thực hiện đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,… Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị rối loạn tiền đình tốt nhất cho người bệnh.
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong cơn bệnh, nếu người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương trầy xước da hay thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng),… Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.
Rối loạn tiền đình có chữa khỏi không?
Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi, tránh tái phát, biến chứng nếu người bệnh thực hiện điều trị đúng, tích cực. Bệnh nhân không nên tự mua thuốc để điều trị vì có nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ khi trị rối loạn tiền đình.
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên thực hiện tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não. Trong trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt, kèm theo nhức đầu đột ngột, mờ mắt, sốt cao, mất thị lực, giảm thính giác,… thì nên đi bệnh viện khám vì đó có thể là ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn tiền đình. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên tích cực điều trị các bệnh mãn tính gây rối loạn tiền đình như huyết áp thấp, tăng huyết áp, tăng mỡ máu,… theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Để điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh bị mỡ máu, xơ vữa động mạch,… cần chú ý kiêng khem trong ăn uống nhưng không kiêng khem thái quá để tránh bị suy dinh dưỡng. Người cao tuổi mắc bệnh không nên lạm dụng rượu bia, cần uống đủ nước hằng ngày. Người lớn tuổi cũng nên tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Đồng thời, người bệnh nên vận động cơ thể thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút, tránh ngồi quá lâu ở một vị trí mà không thay đổi tư thế.
Bệnh rối loạn tiền đình có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chấn thương hay đột quỵ. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh cần trị rối loạn tiền đình theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.
từ khoá
rối loạn tiền đình uống thuốc gì
cách chữa rối loạn tiền đình dân gian
rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình 2020
thảo dược chữa rối loạn tiền đình
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nước Tiểu Màu Cam Là Bị Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!