Cập nhật nội dung chi tiết về Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Truyền dịch cho trẻ mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM). Ảnh: Lam Nhi
Hơn nữa, việc uống kết hợp như vậy vô tình đã khiến người bệnh dùng liều cao để hạ sốt nhanh là rất nguy hiểm. Đang sốt cao, nhiệt độ lại hạ xuống đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp càng khiến người bệnh thêm mệt mỏi, ốm hơn. Hay có những trường hợp, do bị sốt cao, uống thuốc sau 2 tiếng, bệnh nhân lại bị tái sốt, họ không hề băn khoăn, liền uống tiếp một liều hạ sốt mà không lường hết được những ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ. Vì ngay sau khi uống, Paracetamol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, đạt tới đỉnh cao trong máu khoảng từ 30 đến 60 phút, phân bố nhanh và đồng đều ở các mô trong cơ thể. Paracetamol được chuyển hoá chủ yếu ở gan và một phần nhỏ ở thận thành nhiều hoạt chất khác nhau để thải trừ ra khỏi cơ thể. Nếu uống quá liều Paracetamol sẽ có nguy cơ ngộ độc, làm gan bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến chức năng gan.
Với thuốc hạ sốt paracetamol, tuỳ theo lứa tuổi, cân nặng mà có liều dùng khác nhau, nhưng mỗi lần uống thuốc phải cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Sau khi uống thuốc, cơn sốt xuất hiện khi chưa quá 4 giờ thì không được dùng thuốc ngay mà phải sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như uống nhiều nước, chườm nước ấm, cởi bỏ quần áo…
Chỉ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol khi thân nhiệt trên 38,5°C. Không tự ý dùng thuốc kéo dài trên 3 ngày. Ngoài ra, cần lưu ý, khi sử dụng loại thuốc này tuyệt đối không được uống rượu, vì sự kết hợp giữa rượu và Paracetamol làm tăng độc tính đối với gan lên rất nhiều lần.
Thận trọng khi dùng cho trẻ, vì cân nặng cơ thể thấp nên dễ quá liều, hơn nữa chức năng khử độc và thải độc của gan và thận chưa hoàn thiện nên càng dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc. Nếu trẻ uống 150mg/kg cân nặng trong một ngày là có thể bị ngộ độc. Dùng thuốc cho trẻ đúng liều nhưng kéo dài trên 5 ngày sẽ có nguy cơ ngộ độc vì thuốc được tích trữ lâu ngày trong cơ thể.
Ngộ độc Paracetamol thường để lại các hậu quả nặng về. Triệu chứng ngộ độc ngày đầu là mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, da xanh tái, móng tay móng chân tím tái… Ngày thứ hai có thêm các dấu hiệu nặng hơn như: đau vùng gan, da mắt vàng, đái ít. Ngày thứ 3 và thứ 4 biểu hiện toàn phát, rất nặng, người bệnh rơi vào trạng thái suy đa phủ tạng, hôn mê, sốc… Bị ngộ độc Paracetamol có thể bị tử vong bất cứ lúc nào nhưng thường tử vong sau 7 ngày ngộ độc.
Vì thế, với các thuốc hạ đau, giảm sốt không được dùng tuỳ tiện. Cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, hoạt chất để tránh tình trạng uống các loại thuốc khác nhau nhưng có cùng hoạt chất là paracetamol, gây quá liều, ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Dùng thuốc phải theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
DS Trần Thúy Mỵ
Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Điều Trị Ho Và Cảm Lạnh Cho Trẻ Em
Hiệu đính: DS. Nguyễn Thị Thảo – Khoa Dược – Bệnh viện Nhi Thanh Hóa Link: https://www.fda.gov/drugs/resourcesforyou/specialfeatures/ucm263948.htm?fbclid=IwAR3C4m9irhtZAxw88KgoWxi0OVG2BvqG4CF9Uqla-3u0IbrFdpEM4toiEQg Thông tin về độ an toàn cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ
Trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng bất kỳ loại thuốc điều trị ho và cảm lạnh nào có chứa thành phần chống sung huyết hoặc kháng histamine do các tác dụng phụ nghiêm trọng, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Tác dụng phụ được báo cáo của các sản phẩm này bao gồm co giật, nhịp tim nhanh và tử vong. Vậy đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên thì sẽ như thế nào? Khi sử dụng thuốc điều trị ho và cảm lạnh cho trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên sử dụng thận trọng.
Cha mẹ cần lưu ý rằng nhiều sản phẩm trị ho và cảm lạnh OTC không kê đơn, có chứa nhiều thành phần có thể dẫn đến quá liều. Đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc có thể giúp cha mẹ tìm hiểu về hoạt chất có trong sản phẩm.
Khi cho trẻ từ 4 tuổi trở lên sử dụng sản phẩm trị ho và cảm lạnh, hãy nhớ rằng, các sản phẩm trị ho và cảm lạnh không kê đơn có thể gây hại nếu:
Sử dụng quá liều được khuyến cáo
Sử dụng quá thường xuyên
Nhiều hơn một sản phẩm có chứa cùng hoạt chất đang được sử dụng.
Trẻ em không nên dùng thuốc được đóng gói và sản xuất cho người lớn.
Các lựa chọn khác để điều trị cảm lạnh
Máy phun sương tạo ẩm mát giúp đường thông khí co lại và cho phép hít thở dễ dàng hơn. Không sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương ấm. Chúng có thể làm cho đường thông khí bị sưng và khó thở hơn
Nước muối nhỏ mũi hoặc xịt giữ ẩm đường thông khí, giúp tránh nghẹt mũi
Hút mũi bằng bulb syringe (Một loại dụng cụ hút mũi có sử dụng ống tiêm và quả bóp) – có thể dùng hoặc không dùng nước muối nhỏ mũi – có tác dụng rất tốt đối với trẻ nhỏ dưới một tuổi. Trẻ lớn hơn thường phản kháng lại việc sử dụng bulb syringe
Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để giảm sốt và đau. Cha mẹ nên đọc kỹ và làm theo hướng dẫn của sản phẩm trên nhãn Thông tin thuốc khi sử dụng
Uống nhiều chất lỏng sẽ giúp trẻ giữ nước.
Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Tetracyclin
Thuốc kháng sinh Tetracyclin là một trong những loại thuốc thông dụng phổ biến thường có mặt ở nhiều tủ thuốc của gia đình, thế nhưng bạn đã biết cách sử dụng đúng nhất loại thuốc này chưa?
Tetracyclin là một loại thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Loại kháng sinh này chỉ điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc Tetracyclin được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cả mụn trứng cá. Việc sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng bất kỳ loại kháng sinh nào có thể làm giảm tính hiệu quả của thuốc.
Nhiễm khuẩn do Rickettsia hay nhiễm khuẩn do Mycoplasma, đặc biệt các nhiễm khuẩn do Mycoplasma pneumoniae. Đặc biệt là điều trị bệnh do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra bệnh tiêu chảy cấp tính. Thuốc Tetracyclin có tác dụng tốt đối với các loại xoắn khuẩn (Leptospira, Treponema).
Thuốc kháng sinh Tetracycline cũng có thể được sử dụng chung với các loại thuốc trị viêm loét để điều trị một số triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày. Chữa trị các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn sinh dục, phụ khoa, tiết niệu, nhiễm khuẩn da, mô mềm.
Liều lượng và cách dùng thuốc Tetracyclin
Thuốc tân dược Tetracyclin thường được uống khi điều trị nhiễm khuẩn toàn thân. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính nặng, có thể chỉ định tiêm truyền tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp nhưng rất hiếm. Vì tiêm bắp bằng cách sử dụng thuốc Tetracyclin gây đau, procain hydroclorid thường được thêm vào trong dung dịch tiêm. Nên chuyển sang uống thay cho tiêm ngay khi có thể.
Tetracycline có hiệu quả tốt nhất khi thuốc được dùng lúc bụng đói khoảng 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn.
Liều uống thường dùng của người lớn: là 250 mg hoặc 500 mg cứ 6 giờ một lần, nên uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn.
Trẻ em trên 8 tuổi: uống 25 – 50 mg/kg thể trọng/ngày chia 2 – 4 lần.
Nếu nhiễm khuẩn nặng, có thể cứ 12 giờ một lần tiêm truyền tĩnh mạch chậm một dung dịch chứa không quá 0,5% Tetracyclin hydroclorid. Liều thường tiêm truyền là 1 g/ngày, nhưng đối với người bệnh có chức năng thận bình thường, có thể dùng tới 2 g/ngày. Nếu tiêm bắp thì ngày tiêm 200 – 300 mg, chia nhiều lần tiêm. Nên tiếp tục dùng thuốc ít nhất 24 – 48 giờ sau khi hết các triệu chứng và sốt.
Dùng thuốc này từ 2-3 giờ trước hoặc sau khi dùng bất kỳ các loại thuốc nào có chứa magne, nhôm, hoặc canxi. Ví dụ bao gồm thuốc kháng axit, quinapril, một số loại thuốc didanosine (thuốc nhai/thuốc viên nén phân tán hoặc dung dịch uống dành cho trẻ em), vitamin/khoáng chất, và sucralfate.
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tetracyclin
Theo các Dược sĩ tại Siêu thị thuốc Việt khi sử dụng thuốc Tetracyclin tác dụng phụ thường gặp nhất là rối loạn tiêu hoá, bội nhiễm nấm ở miệng, thực quản và nấm candida âm đạo. Tiêu chảy, buồn nôn, thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, lupus toàn thân.
Trong nhiều trường hợp còn làm xương, răng ở trẻ em kém phát triển và biến màu (kể cả khi bà mẹ mang thai dùng thuốc này và trong thời kỳ cho con bú). Các tác dụng không mong muốn khác là mày đay, ban đỏ, thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm chức năng gan thận, tăng áp lực nội sọ.
Một số trường hợp nặng hơn như quá mẫn: sốt, ban đỏ (hiếm gặp). Rối loạn chức năng thận, suy thận, nhạy cảm với ánh sáng.
Nguồn: chúng tôi
Khi Nào Dùng Thuốc Hạ Sốt Nhét Hậu Môn Cho Trẻ?
Còn trường hợp trẻ chỉ bị sốt bình thường, có thể uống thuốc được thì nên dùng thuốc hạ sốt dạng uống sẽ cho tác dụng nhanh và thích hợp hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ bị sốt không được đóng kín cửa mà phải mở cửa, quạt cho thông gió, để không khí trong nhà lưu thông; không nên đắp chăn hay để trẻ nằm sát đệm hoặc chiếu vì có thể khiến phần da tiếp xúc với chiếu và đệm không thoát được nhiệt.
Khi sử dụng thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả thì khi sử dụng cần lưu ý một số điều cơ bản như sau:
Không nên sử dụng thuốc hạ sốt đút hậu môn thường xuyên để hạ sốt cho trẻ và lưu ý giữa các lần dùng thuốc để đảm bảo việc hạ sốt cho trẻ.
Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt, điều cần lưu ý khi trẻ bị sốt đó chính là cần thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ. Nếu như trẻ sốt cao trên 38,5 độ C để tăng hiệu quả của việc dùng thuốc thì phụ huynh cần bỏ bớt quần áo của trẻ, cho trẻ uống nhiều nước, chế độ dinh dưỡng hợp lý (nên ăn thức ăn lỏng và mềm), đặt trẻ ở nơi thông thoáng.
Nếu sau khoảng thời gian 30 phút – 1 giờ đồng hồ uống thuốc và đã lau mát mà trẻ vẫn còn sốt cao thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa…cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,… Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!