Đề Xuất 3/2023 # Thuốc Medrol: Thành Phần, Công Dụng Và Cách Sử Dụng # Top 7 Like | Missvnuk.com

Đề Xuất 3/2023 # Thuốc Medrol: Thành Phần, Công Dụng Và Cách Sử Dụng # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thuốc Medrol: Thành Phần, Công Dụng Và Cách Sử Dụng mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Medrol (Methylprednisolone) là một loại thuốc được sử dụng để làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch, nhờ đó cải thiện các triệu chứng sưng, đau và phản ứng dị ứng.

Tên hoạt chất: Methylprednisolone

Phân nhóm: Hormone, nội tiết tố

I. Thông tin về thuốc Medrol

1. Dạng bào chế và thành phần

Thuốc Medrol có sẵn ở các dạng:

Medrol 2 mg: chứa 2 mg methylprednisolone cùng Calcium Stearate, Corn Starch, Erythrosine Sodium, Lactose, Mineral Oil, Sorbic Acid, Sucrose

Medrol 4 mg: chứa 4 mg methylprednisolone cùng thành phần tá dược như calcium stearate, cornstarch, lactose, mineral oil và sucrose.

Medrol 8 mg: chứa 8 mg methylprednisolone cùng thành phần tá dược như Calcium Stearate, Calcium Stearate, F D & C Yellow No. 6, Lactose, Mineral Oil, Sorbic Acid, Sucrose

Medrol 16 mg: chứa 16 mg methylprednisolone. Thành phần tá dược gồm: calcium stearate, cornstarch, lactose, mineral oil, và sucrose.

Medrol 32 mg: chứa 32 mg methylprednisolone cùng thành phần tá dược như Calcium Stearate, Calcium Stearate, F D & C Yellow No. 6, Lactose, Mineral Oil, Sorbic Acid, Sucrose

2. Công dụng

Medrol thuộc nhóm thuốc corticosteroid, đây là hormone được sản xuất tự nhiên và có chức năng quan trọng trong cơ thể. Medrol (Methylprednisolone) là một loại thuốc corticosteroid tổng hợp (nhân tạo) đã được phát triển để bắt chước các hành động của hormone corticosteroid tự nhiên trong cơ thể.

Công dụng của Medrol là làm giảm viêm và cải thiện các vấn đề do chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm. Nó thường được chỉ định cho các trường hợp:

Đa xơ cứng

Một số loại viêm khớp

Rối loạn đường ruột như viêm loét đại tràng

Dị ứng nặng

Rối loạn da như bệnh vẩy nến, lupus ban đỏ

Hen suyễn

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Các vấn đề về máu, thận, mắt và tuyến giáp

Ung thư

Medrol có thể được sử dụng cho những người không có khả năng tự sản xuất đủ corticosteroid tự nhiên, chẳng hạn như người bệnh Addison.

3. Cách sử dụng

Sử dụng thuốc Medrol theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc chỉ định của bác sĩ. Vì đôi khi bác sĩ có thể thay đổi liều lượng. Không sử dụng thuốc này với số lượng lớn hơn so với khuyến cáo.

Uống thuốc này sau khi ăn để ngăn ngừa đau dạ dày. Nên nuốt toàn bộ viên thuốc với nước, không nên nhai hoặc nghiền nát thuốc.

+ Nếu quên một liều

Nếu bạn dùng thuốc mỗi ngày một lần nhưng quên thì đừng uống gấp đôi vào ngày hôm sau mà hãy bỏ qua liều đó và uống đúng lịch. Nếu bạn dùng nhiều lần trong một ngày, hãy bỏ qua liều đã quên nếu đã gần đến thời gian của liều tiếp theo.

+ Nếu uống quá liều

Uống quá liều thường không giúp việc điều trị nhanh hơn mà sẽ làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ. Nếu nhận thấy những triệu chứng do dùng quá liều như chóng mặt, buồn nôn,…thì nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

+ Chỉ ngừng dùng thuốc khi bác sĩ cho phép

Nếu đột ngột ngừng sử dụng thuốc, tình trạng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn như mệt mỏi, sụt cân, buồn nôn, đau cơ, nhức đầu, chóng mặt. Vì thế, bác sĩ sẽ giảm liều dần dần thay vì ngừng hẳn.

4. Liều dùng

Tùy thuộc vào bệnh lý cần điều trị mà bác sĩ sẽ xác định liều lượng phù hợp. Thông thường, liều khởi đầu khoảng 4 mg đến 48 mg mỗi ngày.

Trong những tình uống ít nghiêm trọng hơn, liều ban đầu thường thấp. Ngược lại, liều ban đầu được chỉ định cao hơn ở người bệnh nghiêm trọng. Liều ban đầu nên được duy trì hoặc điều chỉnh cho đến khi đáp ứng lâm sàng. Nếu sau một khoảng thời gian mà không có đáp ứng lâm sàng thỏa đáng, người bệnh nên được ngừng sử dụng thuốc và chuyển sang liệu pháp khác thích hợp hơn.

5. Chống chỉ định và thận trọng

Medrol (Methylprednisolone) chống chỉ định với các trường hợp:

Dị ứng với methylprednisolone hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Bị thủy đậu

Mắc hội chứng cushing

Bị viêm giác mặc do vi khuẩn herpes

Bị nhiễm nấm toàn thân (trong máu)

Bị bệnh lao

Dị ứng với vắc-xin đậu mùa

Có số lượng tiểu cầu thấp

Đang được điều trị bằng vắc-xin sống

Và hãy thông báo với bác sĩ khi người bệnh sử dụng thuốc này đang gặp phải một số vấn đề sau:

Nhiễm nấm hoặc bất kỳ loại nhiễm trùng nào

Dị ứng thuốc hoặc thực phẩm

Tiền sử về vấn đề chảy máu

Suy tim sung huyết hoặc đau tim

Huyết áp cao

Các vấn đề về thận và gan

Nồng độ kali thấp

Động kinh

Tuyến giáp hoạt động kém

Vấn đề về tuyến thượng thận

Rối loạn tâm thần hoặc tâm trạng

Các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể

Nhiễm HIV

Các vấn đề về dạ dày hoặc ruột

Viêm thực quản

Thực hiện phẫu thuật đường ruột gần đây

Bị chấn thương gần đây

Tiêm phòng gần đây

Xương yếu hoặc vấn đề về cơ

Thêm nữa, do không có đủ tư liệu để biết chính xác thuốc này có ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay không, nên hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú trước khi dùng thuốc này.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc này ở nơi khô mát, có nhiệt độ trên 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp, nơi ẩm ướt và nhiệt độ cao. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Medrol

1. Khuyến cáo

Thuốc Medrol có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể nên hãy cố gắng tránh tiếp xúc với người bị nhiễm trùng

Nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm phòng trong lúc đang sử dụng thuốc này

Medrol có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn nên hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên

Corticosteroid như methylprednisolone có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Medrol có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm dị ứng da, nên hãy nói với bác sĩ rằng bạn đang sử dụng thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm

Không sử dụng rượu khi dùng Medrol vì nó làm tăng nguy chảy máu dạ dày, chóng mặt

2. Tác dụng phụ

Mặc dù không phải ai cũng gặp tác dụng phụ khi uống thuốc Medrol, nhưng nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này thì hãy thông báo với bác sĩ.

+ Tác dụng phụ thường gặp:

Buồn nôn hoặc chóng mặt nhẹ

Mặt đỏ bừng

Đau đầu

Tăng tiết mồ hôi

Mụn trứng cá

Mất ngủ

Đau dạ dày nhẹ, đầy hơi hoặc nôn

Cáu gắt

+ Tác dụng phụ nghiêm trọng:

Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt, ớn lạnh hoặc đau họng

Phân đẫm máu, đen hoặc hắc ín

Nôn giống như bã cà phê

Tăng cảm giác đói, khát và đi tiểu

Thay đổi tâm trạng

Đau cơ, mệt mỏi, yếu ớt

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Ngất xỉu, buồn nôn dữ dội hoặc nôn

Động kinh

Khó thở, đau ngực, nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều

Đau dạ dày

Chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội

Chậm lành vết thương

Đau dạ dày

Bầm tím hoặc chảy máu bất thường

Sưng chân

Đau xương

Thay đổi tầm nhìn

Dấu hiệu phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng miệng/mắt/môi/lưỡi

3. Tương tác thuốc

Nói với bác sĩ tất cả các loại thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược hoặc vitamin mà bạn đang sử dụng để tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra. Đặc biệt, nếu các thuốc bạn sử dụng thuộc danh sách sau:

Thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) như warfarin

Thuốc trị viêm khớp

Thuốc tránh thai

Aspirin

Azithromycin (Zithromax)

Clarithromycin (Biaxin)

Cyclosporine (Neoral, Sandimmune)

Digoxin (Lanoxin)

Erythromycin

Estrogen (Premarin)

Ketoconazole (Nizoral)

Phenobarbital

Phenytoin (Dilantin)

Rifampin (Rifadin)

Theophylline (Theo-Dur)

Kẹo Ngậm Strepsils: Thành Phần, Công Dụng Và Cách Sử Dụng

Chúng ta vẫn hay dùng kẹo ngậm Strepsils khi bị ho. Trong thành phần của loại kẹo này có nhiều hoạt chất hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Nhưng việc sử dụng cũng cần phải cẩn trọng và cần có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ

Tên hoạt chất: alcol diclorobenzyl, amylmetacresol

Tên biệt dược: Strepsils Cool ®, Strepsils Warm ®

Phân nhóm: thuốc thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn chuyên dùng cho vùng hầu họng

Một vài thông tin bạn nên biết về viên ngâm Strepsils

Để tìm hiểu công dụng của nó, chúng ta cần phải hiểu về những thành phần trong thuốc. Về viêm ngậm Strepsils, chúng ta nên quan tâm đến những thông tin sau:

1/ Thành phần

Trong mỗi viên kẹo Strepsils sẽ bao gồm: 1,2 mg 2,4-Dichlorobenzyl alcohol và 0.6 mg amylmetacreso, axit tartaric gran 571 GDE, carmoisine edicol E122, ponceau 4R edicol E124, đường, nước…

Ngoài ra còn có chứa hàng loạt các tá dược như: tinh dầu bác hà tự nhiên hoặc tinh dầu bạc hà tổng hợp,

2/ Tác dụng

Đây là loại thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh viêm họng, làm giảm các triệu chứng đau cổ họng, giúp giảm vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng miệng.

3/ Dạng bào chế

Thuốc được bào chế dưới dạng viêm ngậm, rất tiện dụng và giúp cho các hoạt chất dễ dàng tác động vào vùng họng. Nhờ đó mà những tổn thương do bệnh viêm họng nhanh chóng được kiểm soát.

4/ Cách sử dụng thuốc

Do thuốc dưới dạng ngậm nên người bệnh rất dễ sử dụng. Chúng ta chỉ cần ngậm 1 viên trong miệng cho đến khi thuốc tan hoàn toàn.

5/ Liều dùng

Tùy theo từng đối tượng mà chúng ta sử dụng thuốc sao cho phù hợp. Cụ thể như sau:

Người lớn: cứ khoảng 2-3 giờ ngậm 1 viên và không được dùng quá 12 viên mỗi ngày.

Trẻ em (Trên 6 tuổi): nên dùng liều tương tự như với người lớn

Đối với trẻ dưới 6 tuổi thì không khuyến khích sử dụng và nếu dùng thì cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

6/ Bảo quản

Việc bảo quản thuốc cũng hết sức quan trọng vì nếu bảo quản không đúng cách sẽ làm thuốc bị biến chất hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Chúng ta nên để thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Chú ý tránh xa khỏi tầm tay của trẻ em. Khi thuốc hết hạn hoặc không sử dụng được thì nên tìm hiểu cách xử lý đúng.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng viên ngậm Strepsils

1/ Khuyến cáo khi dùng

Không nên sử dụng nếu có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào trong viên ngậm Trepsils.

Chú ý thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Vì chưa có tài liệu nào chứng mình Strepsils có hại đối với đối tượng này.

Báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.

2/ Một số tác dụng phụ của thuốc

Theo đánh giá thực tế thì Strepsils khá an toàn với người dùng, hầu như hiếm gặp trường hợp có tác dụng phụ khi đang trong quá trình sử dụng. Nhưng cũng cần phải thận trọng, không nên chủ quan mà phải đến gặp bác sĩ ngay để có hướng xử lí, tránh để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

3/ Tương tác thuốc

Viên ngậm Strepsils có thể tương tác với các loại thuốc mà người bệnh đang dùng. Chính vì vậy nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng. Tránh trường hợp tự ý sử dụng sẽ xảy ra các phản ứng chéo giữa các loại thuốc mà người bệnh không kiểm soát được.

Chú ý không sử dụng viên ngậm Strepsils nếu đang dùng rượu vì dễ gây xuất huyết dạ dày. Người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thuốc có tương tác với loại thức ăn hoặc đồ uống nào khác hay không?

4/ Trường hợp ngưng sử dụng viêm ngậm Strepsils

Hãy ngưng sử dụng kẹo Strepsils trong những trường hợp sau:

Những triệu chứng của bệnh viêm họng có dấu hiệu nặng hơn.

Có dấu hiệu khô miệng, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy nhẹ.

Mệt mỏi, đau nhức toàn thân.

Đừng chủ quan khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường khi sử dụng kẹo ngậm Strepsils. Vì nếu chủ quan thì những triệu chứng sẽ càng nặng, khó kiểm soát thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những thông tin được cung cấp trong bài viết đã cung cấp rất chi tiết những điều nên biết về viêm ngậm Strepsils. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Toplexil Có Tốt Không ? Công Dụng, Thành Phần, Cách Sử Dụng

Thuốc toplexil có tốt không, Thành phần, công dụng, cách dùng thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết số này.

Bạn đang bị ho khan, ho nhiều, nhất là về ban đêm, ho có đàm và được bác sỹ khuyên dùng thuốc ho Toplexil. Tuy nhiên bạn chưa hiểu rõ thuốc toplexil là gì? công dụng điều trị của loại thuốc này ra sao? Thuốc Toplexil mang lại hiệu quả trị ho như thế nào? Trẻ em có dùng được thuốc ho Toplexil hay không và liều dùng như thế nào?

Thông tin chi tiết về thuốc ho toplexil

Nguồn gốc xuất xứ

Sản phẩm được sản xuất bởi Xí nghiệp liên doanh Rhone Poulenc Roser – VIỆT NAM sản xuất.

Quy cách đóng gói

Xi rô: chai 90 ml

Viên nang: hộp 24 viên

Nhà sản xuất: Sanofi Aventis

Thành phần của thuốc

Dạng viên, mỗi viên thuốc ho Toplexil chứa

Guaiphenesin 33,33 mg,

Natri benzoate 33.33 mg.

Paracetamol 33,33 mg,

Oxomemazine HCl 1,65 mg

Dạng siro ho, mỗi 5 ml chứa:

Guaifenesin 33,3 mg

Oxomemazine 1,65 mg

Tác dụng của thuốc toplexil

Điều trị chứng ho khan, ho do kích ứng, dị ứng đặc biệt là vào chiều tối hay ban đêm.

Liều dùng thuốc toplexil

Với dạng siro:

Người lớn hay trẻ em trên 12 tuổi: dùng 10 ml x 4 lần/ngày.

Trẻ từ 10-12 tuổi: 10 ml x 3-4 lần/ngày.

Trẻ từ 8-10 tuổi: 10 ml x 2-3 lần/ngày.

Trẻ dưới 8 tuổi cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc ho khan Toplexil dạng viên: chỉ nên dùng với người lớn, ngày uống từ 2-6 viên, chia thành 2-3 lần. Có thể uống khi đói hoặc no

Chống chỉ định của thuốc

Với những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Bệnh nhân bị suy hô hấp, suy gan.

Người có tiền sử mất bạch cầu hạt, bí tiểu do bệnh tiền liệt tuyến hay các bệnh khác

Những trường hợp nên thận trọng

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Trẻ em dưới 8 tuổi.

Người mắc các bệnh lý về gan, thận

Thuốc có thể gây buồn ngủ nên không phù hợp với 1 số công việc

người bị tiểu đường hoặc tiền sử tiểu đường

người bị bệnh tiền liệt tuyến

Thuốc toplexil có tốt không

Vào ban đêm, thông thường khi đi ngủ cơ thể được nghỉ ngơi, thì hệ thần kinh phó giao cảm lại có hoạt động mạnh hơn. Với những người bị mắc chứng ho do dị ứng, kích ứng, ho khan, không có đờm thì khi ngủ vào ban đêm.

Lúc hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh lên sẽ khiến người bệnh bị ho nhiều hơn, dữ dội hơn, làm cho bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, mất ngủ đồng thời còn có thể làm cho cả gia đình cùng bị mất ngủ theo do những cơn ho cứ liên tục ập tới…

Thuốc ho Toplexil có chứa hoạt chất Oxomemazine, đây là một thuốc kháng histamin thế hệ mời có tác dụng điều trị ho khan rất hiệu quả. Khi dùng thuốc Toplexil, bệnh nhân sẽ thấy ngủ ngon hơn nhờ thuốc có tính chất an thần nhẹ.

Bên cạnh đó, viên thuốc ho Toplexil còn chứa những thành phần So-dium ben-zoate và Gua-ifénésine có tính sát khuẩn nhẹ đường hô hấp, làm long đờm vì vậy mà Top-lexil có công dụng điều trị rất hiệu quả đối với các chứng ho do viêm họng, viêm amidan. Và mang lại giấc ngủ ngon cho người bệnh nhờ quên đi sự khó chịu do những cơn ho mang lại.

Đối với trẻ em, thuốc ho Toplexil ở dạng siro sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần lưu ý chỉ nên dùng Toplexil cho trẻ bị ho trên 1 tuổi. Liều dùng thuốc như sau:

Nếu dùng cho trẻ trên 30 tháng tuổi: mỗi ngày cho trẻ uống từ 3-5 muỗng cà phê, chia làm 2, 3 lần.

Với trẻ trên 1 tuổi : ngày dùng từ 1-3 muỗng cà phê, chia làm 2-3 lần uống.

Lưu ý khi dùng thuốc ho toplexil

Khi dùng thuốc chữa ho Toplexil không nên lái xe hay vận hành máy móc vì thuốc có thể gây buồn ngủ. Không để thuốc phơi nắng hay tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.

Khi uống thuốc ho Toplexil thì nên kiêng rượu, thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai khi hoặc cho con bú.

Toplexil có thể gây ra một số tác dụng phụ ở một số người như: làm giảm độ tập trung, gây buồn ngủ, tăng độ quánh chất tiết phế quản, bí tiểu, khô miệng, phát ban, táo bón.

Trong mọi trường hợp, bạn nên tới các sơ sở y tế tin tưởng để được thăm khám và biết được chính xác nguyên nhân gây ho là gì để điều trị bệnh tận gốc.

Thuốc toplexil giá bao nhiêu

Toplexil có 2 dạng là dạng viên nang và dạng siro, 2 loại này đang được nhà sản xuất niêm yết với giá khác nhau, bạn có thể tham khảo giá 2 sản phẩm này như sau.

Toplexil dạng viên nang: 15 – 17.000 vnđ/ hộp 24 viên.

Toplexil syrup (thuốc dạng siro): 20.000 – 22.000 vnđ/ lọ 90ml.

Tuy nhiên bạn nên lựa chọn những nhà thuốc uy tín hoặc liên hệ nhà sản xuất để mua được sản phẩm chính hãng, đúng giá niêm yết.

Thuốc toplexil mua ở đâu

Thuốc hiện đang được bán ở các hiệu thuốc trên toàn quốc. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt thuốc tại các trang web thương mại điện tử hoặc liên hệ nhà sản xuất để được hướng dẫn mua thuốc chính hãng.

Thuốc Ampicillin: Thành Phần, Công Dụng Và Tác Dụng Phụ

Tên hoạt chất: Ampicillin

Tên biệt dược: Ampi

Phân nhóm: thuốc kháng sinh

I. Thông tin về thuốc Ampicillin

1. Dạng bào chế

Ampicillin có sẵn ở các dạng:

Viên nang Ampicillin 250 mg, 500 mg

Bột pha Ampicillin 125 mg, 250 mg, 500 mg, 1 g, 2 g, 10 g

Chất lỏng uống Ampicillin 125 mg/5 ml, 250 mg/5 ml

2. Công dụng

Ampicillin là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chúng bao gồm nhiễm trùng tai (viêm tai giữa), viêm xoang, nhiễm trùng ngực như viêm phế quản và viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tiêm thuốc ampicillin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như viêm nội tâm mạc và viêm màng não, hoặc trong trường hợp thuốc không thể uống được.

Ampicillin hoạt động bằng cách can thiệp vào khả năng hình thành thành tế bào của vi khuẩn. Ampicillin cho phép các lỗ hổng xuất hiện trong thành tế bào vi khuẩn và điều này giết chết vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ampicillin là một loại kháng sinh phổ rộng, có nghĩa là nó giết chết rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau.

3. Liều dùng

Liều lượng sử dụng Ampicillin còn phụ thuộc vào vấn đề sức khỏe mà người bệnh cần điều trị. Trước tiên, bạn nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định cụ thể.

+ Định lượng chung:

Người lớn: Dùng 250 – 500 mg Ampicillin mỗi 6 giờ, tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp 1 – 2 g mỗi 4 – 6 giơ hoặc 50 – 250 mg/kg/ngày chia mỗi 4 – 6 giờ. Không vượt quá 12 g/ngày.

Trẻ em: Dùng Ampicillin 400 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ. 50-100 mg/kg/ngày đường uống mỗi 4 – 6 giờ, không vượt quá 12 g/ngày. Với trường hợp nhiễm trùng nặng: Dùng 200-400 mg/kg/ngày Ampicillin tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ.

Trẻ sơ sinh dưới 28 ngày: Trẻ sơ sinh dưới 2 kg: Dùng Ampicillin 50 – 100 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/ tiêm bắp mỗi 12 giờ. Trẻ sơ sinh trên 2 kg: Dùng Ampicillin 75 – 150 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 8 giờ. Trẻ sơ sinh dưới 1,2 kg: Dùng Ampicillin 50 – 100 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 12 giờ. Trẻ sơ sinh 1,2-2 kg: Dùng Ampicillin 75 – 150 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 8 giờ. Trẻ sơ sinh trên 2 kg: 100-200 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ.

+ Dự phòng viêm nội tâm mạc

Người lớn: Dùng 2 g Ampicillin tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp (có hoặc không có gentamicin 1,5 mg/kg đối với đường tiêu hóa/sinh dục ) trong vòng 30-60 phút trước khi làm thủ thuật.

Trẻ em: Dùng 50 mg/kg Ampicillin tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp (có hoặc không có gentamicin 1,5 mg/kg đối với đường tiêu hóa/sinh dục) trong vòng 30-60 phút trước khi làm thủ thuật.

+ Viêm nội tâm mạc

Ampicillin truyền tĩnh mạch liên tục 12 g/ngày hoặc chia mỗi 4 giờ

+ Nhiễm trùng đường sinh dục

Người lớn: 1 – 2 g Ampicillin tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ với gentamicin nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn enterococcus

Trẻ em dưới 40 kg: 50 – 100 mg/kg Ampicillin trên 1 ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ. Trẻ em trên 40 kg: 500 mg Ampicillin tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ.

+ Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Người lớn: 500 mg Ampicillin tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ, liều lớn hơn có thể cần thiết trong nhiễm trùng nặng hoặc mãn tính

Trẻ em: Trẻ em dưới 20 kg: 50 – 100 mg/kg/ngày chia miệng mỗi 6 giờ. Trẻ em trên 20 kg: 500 mg uống mỗi 6 giờ. Trẻ em dưới 40 kg: 50 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6-8 giờ. Trẻ em trên 40 kg: 500 mg tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ.

+ Bệnh lậu:

Người lớn: 3,5 g Ampicillin tiêm tĩnh mạch một lần đồng thời với 1 g probenecid

Trẻ em dưới 20 kg: không an toàn và hiệu quả. Trẻ em trên 20 kg: 3,5 g uống một lần đồng thời với 1 g probenecid

+ Nhiễm trùng đường hô hấp

Người lớn: 250 mg Ampicillin tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ

Trẻ em dưới 20 kg: 50 mg/kg/ngày chia miệng mỗi 6-8 giờ. Trẻ em trên 20 kg: 250 mg uống mỗi 6 giờ. Trẻ em dưới 40 kg: 25 – 50 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6-8 giờ. Trẻ em trên 40 kg: 250 – 500 mg tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ.

+ Viêm màng não do vi khuẩn

Dùng 150 – 200 mg/kg Ampicillin trong 1 ngày tiêm tĩnh mạch cứ sau 6 – 8 giờ

+ Liên cầu khuẩn nhóm B

Dự phòng sơ sinh: 2 g Ampicillin tiêm tĩnh mạch ban đầu, sau đó cứ sau 4 giờ cho đến khi sinh

Nhiễm khuẩn Listeria: 2 g tiêm tĩnh mạch cứ sau 4 giờ

+ Dịch tả

Trẻ em: 50 mg/kg Ampicillin trong 1 ngày chia miệng mỗi 6 giờ trong 3 ngày không quá 2 g/ngày

4. Chống chỉ định và thận trọng

Ampicillin không phù hợp với:

Những người đã từng bị dị ứng kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin.

Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc như Magnesium stearate, gelatin, black and red iron oxides (E172), titanium dioxide (E171) và erythrosine (E127).

Một số trường hợp khác nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng Ampicillin, như:

Có vấn đề về thận

Tiền sử dị ứng

Bệnh bạch cầu lympho cấp tính hoặc mãn tính, bệnh sốt tuyến hoặc cytomegalovirus (CMV). Vì kháng sinh thường gây phát ban ở những người mắc các bệnh này.

Phụ nữ đang cho con bú vì Ampicillin có thể truyền vào sữa mẹ với số lượng nhỏ. Về mặt lý thuyết thì điều này có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn tự nhiên trong miệng và ruột của trẻ.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ampicillin

1. Khuyến cáo

Bưởi tương tác với một số loại kháng sinh, nhưng không rõ liệu loại này có bao gồm ampicillin hay không. Để an toàn người bệnh nên tránh ăn bưởi hoặc uống nước bưởi trong khi dùng thuốc.

Ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn sau khi dùng thuốc này thì cũng không ngừng sử dụng thuốc. Điều này làm tăng khả năng nhiễm trùng quay trở lại và vi khuẩn phát triển thành kháng thuốc kháng sinh.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp của Ampicillin bao gồm:

Viêm da cấp tính

Đỏ và bong tróc da (viêm da tróc vẩy)

Phát ban

Tổ ong

Sốt

Co giật

Tiêu chảy

Viêm lưỡi

Viêm ruột non hoặc ruột kết

Buồn nôn hoặc nôn

Nhiễm trùng nấm men trong miệng

Số lượng bạch cầu/hồng cầu thấp

Thiếu máu

Viêm thận

Đau đầu

Ngứa âm đạo hoặc tiết dịch

Nước tiểu sẫm màu

Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu

Đau họng

3. Tương tác thuốc

Các loại thuốc được biết là sẽ tương tác với Ampicillin bao gồm:

Vivotif

Warfarin (Jantoven, Coumadin)

Methotrexate (Trexall, Rasuvo, Otrexup)

Magnesium citrate (Citroma, Citrate of Magnesia)

Exenatide (Byetta, Bydureon)

Thuốc chống trào ngược axit, như Prevacid (deslansoprazole), Prilosec (omeprazole), Nexium (esomeprazole) và Protonix (pantoprazole)

Tramadol (Ultram, Ultracet)

Doxycycline (Vibramycin, Doryx)

Tiagabine (Gabitril)

Bupropion (Wellbutrin, Zyban, Forfivo XL)

Allopurinol (Zyloprim, Lopurin, Aloprim)

Danh sách này không đầy đủ những loại thuốc có thể tương tác với Ampicillin. Vì vậy người bệnh nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược và vitamin mà bạn đang sử dụng để ngăn ngừa và kiểm soát.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thuốc Medrol: Thành Phần, Công Dụng Và Cách Sử Dụng trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!