Đề Xuất 4/2023 # Thuốc Trị Cao Huyết Áp Tốt Nhất Hiện Nay Là Gì? # Top 6 Like | Missvnuk.com

Đề Xuất 4/2023 # Thuốc Trị Cao Huyết Áp Tốt Nhất Hiện Nay Là Gì? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thuốc Trị Cao Huyết Áp Tốt Nhất Hiện Nay Là Gì? mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lượt xem: 515

Để kiểm soát huyết áp trong giới hạn an toàn thì dùng thuốc luôn là chỉ định đầu tay trong mọi trường hợp. Nhiều người luôn băn khoăn không biết thuốc trị tốt nhất hiện nay là gì? Đáp án cho câu hỏi này sẽ có ngay sau đây!

Liệu có tồn tại loại thuốc trị cao huyết áp tốt nhất?

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ áp được ứng dụng trong điều trị. Mỗi loại thuốc sẽ có những ưu – nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của bạn và các bệnh lý mắc kèm mà bác sĩ sẽ quyết định loại thuốc nào phù hợp để hạ huyết áp hiệu quả nhất cho bạn. Bởi vậy sẽ không có loại thuốc trị cao huyết áp tốt nhất cho mọi người bệnh.

Bạn cũng cần lưu ý, không nên tự mua và dùng đơn thuốc hạ áp của một người khác chỉ vì thấy huyết áp của họ ổn định, hãy đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp nhất. Để giúp quá trình điều trị được thuận lợi, bạn hãy tự trang bị cho mình kiến thức cơ bản về các nhóm thuốc hạ áp chính đang được dùng phổ biến hiện nay.

Không có thuốc trị cao huyết áp tốt nhất cho mọi người bệnh

Phương pháp điều trị cao huyết áp chủ yếu là dùng thuốc. Nhưng để chọn được cách trị hiệu quả, phòng ngừa biến chứng trên tim mạch thì không phải ai cũng rõ, bởi vậy, nếu cần được hỗ trợ tư vấn giải pháp phù hợp, vui lòng liên hệ tổng đài hoặc zalo 0962.546.541 , chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Các nhóm thuốc điều trị cao huyết áp

Với cơ chế đào thải lượng muối và dịch dư thừa qua đường nước tiểu, các thuốc lợi tiểu giúp làm giảm khối lượng tuần hoàn, từ đó giúp làm giảm áp lực của máu lên thành mạch và làm hạ huyết áp. Có nhiều nhóm thuốc lợi tiểu khác nhau như thuốc lợi tiểu quai (furosemid, torasemid), thuốc lợi tiểu thải kali (spironolacton, triamteren, amilorid); thuốc lợi niệu thẩm thấu (manittol, glycerrin)…

Tác dụng phụ đáng lưu ý của thuốc lợi tiểu hạ kali máu quá mức, chuột rút, rối loạn điện giải, loạn nhịp tim, tăng đường huyết…

Các thuốc nhóm này vừa có tác dụng hạ áp, vừa làm giảm nhịp tim nên thường được chỉ định trong các trường hợp huyết áp cao kèm theo bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim nhanh, suy tim, tăng huyết áp thai kì… Thuốc chẹn beta có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây mất ngủ, mệt mỏi, lạnh đầu chi, tăng co thắt phế quản… Một số đại diện tiêu biểu trong nhóm là atenolol, metoprolol, nadolol…

Thuốc ức chế men chuyển hạ áp theo cơ chế ngăn chặn sự chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II – một chất có tác dụng co mạch, gây tăng huyết áp. Đây là thuốc hạ áp được dùng khá phổ biến với các hoạt chất như captopril, enalapril, perindopril… Một số tác dụng phụ của thuốc ức chế men chuyển là ho khan, chán ăn, nổi mề đay, suy giảm chức năng gan thận…

Các thuốc nhóm này ngăn chặn hoạt chất angiotensin II gắn lên các thụ thể AT1 tại mạch máu, mô cơ tim từ đó giúp làm giãn mạch, hạ huyết áp, giảm co bóp cơ tim. Ưu điểm của nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II là không gây ho khan nên thường được dùng để thay thế nhóm thuốc ức chế men chuyển trong trường hợp người bệnh gặp phải tác dụng phụ ho nhiều.

Thuốc chẹn kênh canxi hạ áp theo cơ chế ức chế dòng ion canxi di chuyển vào bên trong tế bào cơ trơn mạch máu để kích hoạt quá trình co thắt mạch máu. Ưu điểm của nhóm thuốc này là không làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể… Các thuốc thuộc nhóm chẹn kênh canxi được dùng phổ biến là nifedipine, verapamii, diltiazem…

Các thuốc chẹn alpha như prazosin hydrochloride, terazosin hydrochloride… ngăn cản hormon gây co mạch là catecholamin gắn lên các thụ thể alpha adrenergic trên tế bào cơ trơn mạch máu, nhờ đó giúp làm hạ huyết áp. Khi dùng thuốc chẹn alpha, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tim đập nhanh, chóng mặt, hạ huyết áp tư thế đứng…

Các thuốc giãn mạch trực tiếp như hydralazine hydrochloride, minoxidil sẽ tác đông trực tiếp làm giãn động mạch, giúp tăng lưu lượng tuần hoàn và hạ huyết áp nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc lại gây ra nhiều tác dụng phụ nên được chỉ định rất hạn chế, chỉ dùng khi người bệnh uống các thuốc hạ áp khác nhưng không còn hiệu quả.

Cơ chế tác dụng của thuốc là ngăn chặn não bộ gửi tín hiệu sản xuất chất gây co mạch là catecholamin. Một số hoạt chất thường dùng trong nhóm là clonidine hydrochloride, guanfacine hydrochloride… Tác dụng phụ đáng lưu ý của thuốc là gây tụt huyết áp tư thế đứng, khô miệng, táo bón…

Thuốc điều trị cao huyết áp luôn tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn

Rất nhiều vị thuốc Đông y có công dụng giãn mạch nên hỗ trợ rất tốt trong điều trị cao huyết áp. Điều này cũng đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học, chẳng hạn như:

là dược liệu được chế biến từ phấn hoa của cây cỏ nến. Theo nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Trung Y Dược Hồ Nam (Trung Quốc) trên 66 người bệnh, nhờ tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, Bồ hoàng giúp hạ huyết áp ở 54% trường hợp và làm giảm đau thắt ngực 89%.

Đỏ ngọn là dược liệu được trồng nhiều ở vùng trung du và núi thấp tại các tỉnh Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang… Các bác sỹ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Sinh – y – dược học (Học viện Quân y) đã tìm thấy các hoạt chất flavonoid trong lá Đỏ ngọn có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp rất hiệu quả.

Nghiên cứu của Đại học Y khoa Bethune cho thấy, berberin – hoạt chất chính trong có tác dụng giãn mạch, hạ áp và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến tim. Nghiên cứu thực nghiệm tại Đại học Yaounde I cũng cho thấy, chiết xuất Hoàng bá và vỏ cam đã làm giảm chỉ số huyết áp tâm thu 6% và huyết áp tâm trương 13,1% sau 8 tuần. Không chỉ vậy, Hoàng bá còn có tác dụng làm tăng tính bền thành mạch, ngăn ngừa tổn thương mạch máu dưới tác động của huyết áp cao.

Theo nghiên cứu của Đại học Reading (Anh), chiết xuất Sơn tra giúp làm giảm cả chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sau 10 tuần điều trị. Ngoài ra, Sơn tra còn có tác dụng làm giảm nhịp tim, hạ mỡ máu nên rất hữu ích cho người bệnh tăng huyết áp có mỡ máu cao, nhịp tim nhanh.

Sơn tra là một trong những vị thuốc Đông y trị cao huyết áp tốt nhất

Nghiên cứu của Đại học Hoshi (Nhật Bản) cho thấy, Đan sâm có tác dụng thư giãn mạch máu, tăng lưu lượng tuần hoàn mạch vành; nhờ đó vừa giúp huyết áp ổn định, vừa làm giảm đau thắt ngực. Vì vậy, Đan sâm hỗ trợ rất tốt để điều trị huyết áp cao cho người bệnh mạch vành.

Không chỉ hạ áp an toàn, hiệu quả, các vị dược liệu Đông y còn mang lại rất nhiều công dụng khác cho tim mạch, giúp phòng ngừa các biến chứng do tăng huyết áp như xơ vữa động mạch, suy tim… Người bệnh nên sử dụng thảo dược kết hợp cùng thuốc hạ áp theo đơn để sớm đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu mà không phải dùng nhiều thuốc tây phối hợp, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

Thuốc huyết áp tốt nhất sẽ phải giúp huyết áp của bạn luôn nằm trong giới hạn an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Mỗi người bệnh sẽ có những loại thuốc huyết áp riêng phù hợp với mình, hãy lắng nghe cơ thể và theo dõi huyết áp thường xuyên để giúp bác sĩ tìm ra loại thuốc huyết áp phù hợp nhất cho bạn.

Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược hỗ trợ hạ huyết áp

10 cách chữa cao huyết áp tại nhà – Nếu muốn khỏi bệnh thì chớ vội bỏ qua

https://www.drugs.com/

http://www.chineseherbshealing.com/cattails/

Thuốc Hạ Huyết Áp, Chữa, Điều Trị Bệnh Cao Huyết Áp Tốt Nhất Hiện Nay

Nếu Bạn đang tìm kiếm một loại Thuốc giúp chữa trị, điều trị bệnh cao huyết áp Hiệu Quả . Không Phải Thuốc Tây! Thuốc hạ huyết áp loại nào được đánh giá là Tốt Nhất hiện nay ?! và Giải Pháp nào để tránh phụ thuộc thuốc tây cả đời, nếu đã bị lâu năm ?! Câu trả lời nằm ngay bên dưới bài viết này…

▬ Huyết áp hay tăng cao lúc sáng sớm, mới ngủ dậy. Giải Pháp điều trị [Không Thuốc Tây] ” ” XEM CHI TIẾT

✲ Thuốc hạ huyết áp nhanh, tức thời thường là thuốc tây (ngậm dưới lưỡi), có tác dụng giảm huyết áp trong 15 đến 30 phút.

Thuốc ổn định, kiểm soát huyết áp lâu dài thì có nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu chọn thuốc tây thì người bệnh có thể sẽ phải phụ thuộc thuốc cả đời. Nếu chọn cây thuốc, thảo dược làm giải pháp chính, thì xác suất điều trị dứt điểm là trên 50%.

Thực tế, trên thế giới, có nhiều vùng trồng dược liệu chất lượng Cực Tốt như Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, Mỹ, Canada, Brazil và một số nước ở Châu Âu, v.v Tuy nhiên, xét về giá cả, chất lượng dược liệu và công nghệ sản xuất, xét riêng bệnh cao huyết áp, thì các sản phẩm tại Mỹ vẫn có phần nhỉnh hơn so với các nước còn lại.

Chính vì thế, để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, trong bài viết này, Chúng tôi sẽ chỉ tập trung hướng dẫn Quý vị làm thế nào để có thể chữa khỏi bệnh huyết áp cao bằng cây thuốc. Cụ thể là sử dụng Bộ 4 thảo dược của Mỹ. Với dạng dùng cực kỳ dễ sử dụng: Dạng viên.

Phần 1: 3 Loại Thuốc hạ huyết áp, chữa, điều trị bệnh cao huyết áp Tốt Nhất

Số 1. Bộ 4 Thảo Dược LEADING

Số 2. Bộ 4 Thảo Dược BROADEN

Số 3. Bộ 4 Thảo Dược FORWARD

“” Xem Tiếp: Huyết áp cao 150/95 – 169/109 mmHg – Hướng dẫn điều trị Nhanh, Hiệu Quả

“” Xem Tiếp: Huyết áp cao Trên 170/110 mmHg – Hướng dẫn điều trị Nhanh, Hiệu Quả

Thuốc Điều Trị Huyết Áp Thấp Tốt Nhất Hiện Nay

Hiện nay bệnh huyết áp thấp khá phổ biến ở nước ta và tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao hơn, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách cũng như là các dấu hiệu của bệnh khi đã nặng vì thế mà gây nguy hiểm đến tính mạng.

Làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý khiến chúng ta dễ mắc phải bệnh huyết áp thấp là nguyên nhân điều đầu tiên.

Đối với những phụ nữ có nhu cầu kinh nguyện kéo dài, nếu chế độ ăn uống không được đầy đủ sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất hoặc những người mới ốm dậy, mất nhiều máu sau phẫu thuật.

Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây đến bệnh huyết áp thấp. Hoặc những người mắc các bệnh như suy tim, rối loạn nhịp tim cũng là nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp.

Dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp

Có thể nói dấu hiệu dễ nhận thấy của những người bị huyết áp thấp chính là choáng váng một cách bất ngờ, chóng mặt, hoa mắt khi bạn thay đổi tư thế.

Người trông thiếu sức sống, lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi.

Những biểu hiện bên ngoài về diện mạo cũng dễ nhận ra như: da hay bị khô, hay bị rụng tóc, dễ nổi giận hay bị phân tâm khó tập trung.

Người bị huyết áp thấp có thể bị ngất trong thời gian ngắn, và dễ bị sốc khi gặp những tính huống khó chống cự.

Ngoài ra còn các triệu chứng khác như buồn nôn, khó thở khi đi bộ nhiều hoặc leo cầu thang. Chỉ số về huyết áp cũng là con số chính xác nhất khi đo huyết áp. Muốn biết chính xác bạn nên đo huyết áp của mình thường xuyên.

Thuốc điều trị huyết áp thấp hiệu quả nhất

Cách điều trị huyết áp thấp tại nhà

Chế độ ngủ nghỉ: ngủ đủ giấc và thức dậy đúng giờ việc cực kỳ quan trọng: người bệnh cần ngủ đủ giấc từ 9 đến 11 tiếng/ ngày. Và chú ý khi tỉnh dậy, người bị huyết áp thấp không bật dậy ngay mà nên nằm thêm một lúc nữa, tập vài động tác khỏi động chân tay nhẹ nhàng rồi hãy đứng lên.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nên chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày thành 3,4 bữa/ ngày. Không được dùng chế độ giảm cân, uống một số thức uống như chè đặc, cà phê, nước nho, nước sâm…

Đối với phụ nữ huyết áp thấp do thiếu máu nên ăn những thực phẩm như gan, rau dền quả lựu, táo, nấm hương khô, mục nhĩ…

Hoạt động cơ thể với lối sống lành mạnh: Tăng cường tập thể dục như đi bộ, bơi, lội, các trò chơi thể thao, tránh những trò mạnh, nếu thường xuyện tập thể dục huyết áp thấp sẽ biến mất.

Nên ăn hơi mặn một chút để gây giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.

chữa bệnh huyết áp thấp bằng thuốc nam

Những bài thuốc nam an toàn cho người sử dụng : cây đinh lăng, hạt sen và nhân sâm . Đây là những vị thuốc thường dùng cho người bị huyết áp thấp. Các bạn có thể sắc đun lấy nước uống hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác theo hướng dẫn của thấy thuốc.

điều trị huyết áp thấp bằng đông y

đông y cũng có những cách chữa trị riêng của họ. Bác sỹ thường bắt mạch khám tổng thể và sau đó bốc thuốc. Một vài bài thuốc nổi tiếng được biết đến như: Trà quế cam, quế chi cam phụ thang, thục địa hoàng kỳ thang, trương thị thăng áp thang. Quý vị muốn dùng nên đi hỏi bác sỹ một cách chi tiết trước khi dùng.

Câu hỏi thường gặp

huyết áp thấp nên uống thuốc gì?

Tại công ty cổ phần truyền thông y tế chúng tôi có các sản phẩm dành cho bệnh huyết áp thấp như: fezivit và energy. Hai sản phẩm kết hợp này rất tốt cho người già và những người chuyên bị huyết áp thấp.

huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Bệnh huyết áp thấp rất nguy hiêm tới tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Người bị huyết áp thấp ở mức độ nặng có thể phải chăm sóc đặc biệt trường hợp khẩn phải truyền dịch và truyền máu. Vì vậy bệnh nhân nên cần cẩn thận.

huyết áp tối thiểu là bao nhiêu?

Huyết áp thấp qua trung gian thần kinh: thường gặp ở những người trẻ tuổi hay đứng quá lâu, hoặc sợ hãi căng thẳng

Huyết áp thấp cơ địa: đây là dạng huyết áp không có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Có chỉ số huyết áp ở mức 90/60.

Huyết áp thấp tư thế đứng: xuất hiện khi đứng lên ngồi xuống bất thường ở tư thế đang ngồi mà đứng lên hoặc cũng có thể xuất hiện sau khi ăn no.

Cao Huyết Áp Là Bệnh Gì?

Tìm hiểu chung

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Một số loại cao huyết áp chính bao gồm:

Cao huyết áp vô căn (EHT), hay còn gọi là cao huyết áp tự phát;

Tăng huyết áp thứ phát;

Cao tăng huyết áp tâm thu;

Tiền sản giật, hay được gọi là cao huyết áp thai kỳ.

Ý nghĩa chỉ số huyết áp là gì?

Máu lưu thông trong cơ thể với một tốc độ nhất định. Chỉ số huyết áp của bạn bao gồm 2 chỉ số: Huyết áp tâm thu, là giá trị cao hơn, đo áp suất trong động mạch khi tim đập tống máu đi (khi cơ tim hoạt động). Huyết áp tâm trương, là giá trị thấp hơn, đo áp lực máu trong động mạch giữa các nhịp tim (giữa hai lần đập của tim). Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tăng huyết áp có thể được phân loại như sau:

Tiền tăng huyết áp: 120/80 mmHg hoặc cao hơn;

Tăng huyết áp độ 1: 140/90 mmHg hoặc cao hơn;

Tăng huyết áp độ 2: 160/100 mmHg hoặc cao hơn;

Cao huyết áp cấp cứu (một tình trạng đe dọa đến tính mạng): 180/110 mmHg hoặc cao hơn.

Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, đối với huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường. Khi bị cao huyết áp, máu sẽ lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, gây sức ép nhiều hơn vào các mô và gây tổn hại các mạch máu. Bạn được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp nếu huyết áp của bạn là luôn trên 140/90 mmHg.

Tại sao bạn nên quan tâm về cao huyết áp?

Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, cao huyết áp là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến 1/4 số người trưởng thành ở Việt Nam. Nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì người bệnh thường không có triệu chứng, nhưng nó có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng và đôi khi thậm chí gây tử vong. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, suy thận và các vấn đề sức khỏe khác khi không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của cao huyết áp là gì?

Huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Hiếm khi, đau đầu có thể xảy ra. Bạn có thể mắc bệnh cao huyết áp và không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào cho đến khi bạn gặp một cơn đột quỵ hoặc đau tim.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Ở một số người, cao huyết áp nặng có thể dẫn đến chảy máu cam, đau đầu hoặc chóng mặt. Bởi vì cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến bạn mà bạn không biết mình đang mắc bệnh. Do đó, việc theo dõi huyết áp thường xuyên rất quan trọng nếu bạn đang có các nguy cơ bị cao huyết áp. Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc huyết áp của bạn quá cao.

Những biến chứng có thể xảy ra của cao huyết áp là gì?

Khi huyết áp vẫn cao theo thời gian, nó có thể gây hại cho cơ thể. Các biến chứng của cao huyết áp bao gồm:

Suy tim. Suy tim là một tình trạng mà trong đó tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này làm cho trái tim to ra và trở nên yếu hơn;

Phình bóc tách động mạch. Một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn. Khi bị phình bóc tách động mạch, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội bộ và có thể đe dọa tính mạng;

Suy thận. Các mạch máu trong thận có thể trở nên hẹp lại và gây suy thận;

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Động mạch bị hẹp ở một số nơi trong cơ thể, từ đó dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu (đặc biệt là cho tim, não, thận và chân). Điều này có thể gây ra một cơn đau tim, đột quỵ, suy thận, hoặc người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ một phần chân;

Bệnh mắt: Các mạch máu trong mắt vỡ hoặc chảy máu. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi về thị lực hoặc thậm chí là mù lòa.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra cao huyết áp là gì?

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?

Tuổi: người lớn tuổi có nguy cơ cao huyết áp.

Giới tính: phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng sẽ mắc cao huyết áp hơn, và đàn ông dưới 45 tuổi có nhiều khả năng mắc cao huyết áp hơn so với phụ nữ.

Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị cao huyết áp.

Tiền sử gia đình: nếu các thành viên trong gia đình của bạn (cha mẹ hoặc anh chị) mắc bệnh cao huyết áp, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Đối với người lớn tuổi, những yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp bao gồm:

Thừa cân;

Không tập thể dục thường xuyên;

Chế độ ăn uống không lành mạnh;

Tiêu thụ quá nhiều muối;

Uống rượu;

Hút thuốc lá;

Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ;

Căng thẳng.

Điều trị hiệu quả

Làm thế nào để chẩn đoán cao huyết áp?

Bác sĩ của bạn sẽ tham khảo các yếu tố nguy cơ của bạn, tiền sử gia đình, khám lâm sàng và huyết áp của bạn để chẩn đoán chính xác bệnh. Bác sĩ hoặc y tá sẽ đo huyết áp của bạn bằng cách sử dụng máy đo huyết áp bao gồm một ống nghe (hoặc cảm biến điện tử) và băng quấn đo huyết áp. Để chuẩn bị cho kiểm tra huyết áp, bạn nên: Không uống cà phê hay hút thuốc lá trong 30 phút trước khi kiểm tra. Những việc này có thể gây ra tăng huyết áp trong ngắn hạn. Đi vệ sinh trước khi kiểm tra huyết áp. Bàng quang đầy nước có thể thay đổi huyết áp của bạn. Ngồi yên trong 5 phút trước khi kiểm tra. Sự di chuyển có thể gây tăng huyết áp trong ngắn hạn. Nếu huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn theo thời gian, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị cao huyết áp. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, huyết áp 130/80 mmHg hoặc cao hơn sẽ được chẩn đoán là bị cao huyết áp.

Những xét nghiệm y tế khác có thể giúp chẩn đoán cao huyết áp là gì?

Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:

Xét nghiệm nước tiểu;

Điện tâm đồ (ECG);

Chụp X-quang ngực;

Chụp cắt lớp điện toán (CT scan).

Các xét nghiệm này để loại trừ bất kỳ nguyên nhân khác có thể có của bệnh cao huyết áp. Nếu không có nguyên nhân khác, bạn sẽ được chẩn đoán mắc cao huyết áp nguyên phát.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cao huyết áp?

Mục tiêu điều trị thường là để giữ cho huyết áp của bạn dưới 140/90 mmHg. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị nghiêm ngặt để giữ cho huyết áp của bạn dưới 130/80 mmHg.Thay đổi lối sống Điều trị cao huyết áp bao gồm việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Nếu bệnh cao huyết áp của bạn không phải là nghiêm trọng, bạn nên thay đổi lối sống nhằm kiểm soát mức huyết áp tốt hơn. Khi huyết áp của bạn đạt mức kiểm soát, bạn vẫn sẽ cần điều trị. “Đạt mức kiểm soát” có nghĩa là chỉ số huyết áp của bạn là ở mức bình thường. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn biết bao lâu thì nên kiểm tra huyết áp.Thuốc Nếu việc thay đổi lối sống không làm tình trạng bệnh khá hơn hoặc bạn mắc bệnh cao huyết áp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc. Thuốc giúp làm hạ huyết áp cao bao gồm:

Thuốc lợi tiểu;

Thuốc ức chế Beta;

Thuốc ức chế hấp thụ canxi;

Các chất ức chế men chuyển ACE;

Thuốc giãn mạch.

Bác sĩ sẽ theo dõi diễn tiến bệnh và có thể tăng liều hoặc thay đổi và thêm thuốc cho đến khi tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.Điều trị trong trường hợp khẩn cấp Đối với người bị cao huyết áp cấp cứu , người bệnh cần phải được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt, vì bệnh có thể gây tử vong. Người bệnh sẽ được theo dõi tình trạng tim và mạch máu. Bác sĩ có thể cho người bệnh thở oxy và thuốc giúp ổn định lại huyết áp xuống mức an toàn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Làm thế nào bạn có thể hạn chế diễn tiến của cao huyết áp?

Có chế độ ăn lành mạnh và ít muối;

Tập thể dục thường xuyên;

Cố gắng duy trì một cân nặng lí tưởng;

Bỏ hút thuốc;

Uống thuốc điều trị bệnh cao huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ;

Theo dõi huyết áp của bạn thường xuyên ở nhà với một thiết bị theo dõi.

Các yếu tố nguy cơ của cao huyết áp như béo phì, ăn mặn, hút thuốc lá, lối sống tĩnh tại kém vận động hoàn toàn có thể cải thiện được khi chúng ta thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đối với những người trong gia đình có người thân bị cao huyết áp hoặc có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì nên kiểm tra huyết áp thường xuyên từ khi còn trẻ. Khi bệnh xảy ra, thay đổi lối sống và thói quen ăn uống là điều đầu tiên trong quản lý bệnh, sau đó mới đến vai trò của các thuốc hạ áp. Cao huyết áp nguyên phát – chiếm hơn 90% nguyên nhân gây cao huyết áp – là bệnh phải điều trị suốt đời, ngay cả khi huyết áp đã trở về mức bình thường vẫn phải tiếp tục dùng thuốc đều đặn. Bạn đừng quên rằng chính vì có thuốc nên huyết áp mới được kiểm soát. Bỏ thuốc rất nguy hiểm vì có thể làm huyết áp cao đột ngột dẫn đến trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, biến chứng tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim và có thể gây ra đột tử. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn và gia đình phòng chống bệnh cao huyết áp và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thuốc Trị Cao Huyết Áp Tốt Nhất Hiện Nay Là Gì? trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!