20/11/2019
Thời điểm giao mùa trẻ rất hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Biểu hiện rõ nhất mà các mẹ thường thấy ở trẻ là ho khan hoặc ho có đờm. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ hoang mang không biết phải làm gì khi bé bị ho uống kháng sinh không khỏi.
Vì sao bé bị ho uống kháng sinh không khỏi?
Kháng sinh là loại thuốc rất phổ biến trong điều trị bệnh hiện nay. Kháng sinh khá hữu hiệu trong việc chữa trị các bệnh viêm nhiễm và các bệnh do vi khuẩn gây nên. Tuy nhiên với các bệnh hô hấp ở trẻ thì nguyên nhân chủ yếu lại khởi phát từ virus, chính vì vậy bé bị ho uống kháng sinh không khỏi.
Có nhiều nguyên nhân gây ho lâu ngày ở trẻ nhỏ: bệnh viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm Amidan…
Niêm mạc họng rất dễ tổn thương, đặc biệt là vùng họng của trẻ nhỏ lại càng yếu. Vi khuẩn, virus, nấm rất dễ tấn công vùng niêm mạc họng gây ra các hiện tượng ho, sưng, đau rát…
Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhưng không có tác dụng tiêu diệt virus và nấm, trong khi hầu hết các bệnh về đường hô hấp là do virus gây ra.
Khi sử dụng nhiều kháng sinh khiến cho cơ thể trẻ mệt mỏi, chán ăn, sức đề kháng giảm sút. Chính vì vậy khi các bệnh chưa kịp điều trị khỏi thì đã tái phát quay lại và thường nặng hơn, khiến cho tình trạng trẻ ho lâu ngày cứ tái đi tái lại và dai dẳng mãi không chịu khỏi.
Thông thường việc sử dụng kháng sinh để điều trị là do cha mẹ tự mua về điểu trị cho con. Dẫn đến không đúng phác đồ điều trị, uống thuốc kháng sinh nhưng không đú, đúng bệnh, đúng thuốc, đúng tỷ lệ, không những khiến cho bé bị ho uống kháng sinh không khỏi, mà còn ngày càng khó điều trị.
Không cho trẻ dùng kháng sinh bừa bãi
Ho là cơ chế phản xạ tự nhiên để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn,… nhưng sẽ là vô cùng nguy hiểm nếu không biết cách khắc phục tình trạng trẻ ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi.
Khi trẻ có các biểu hiện lo lâu ngày không khỏi, cha mẹ phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này một cách cụ thể và chính xác nhất, để từ đó xây dựng phác đồ điều trị đúng đắn nhất.
Áp dụng các bài thuốc dân gian
Cha mẹ có thể áp dụng các liệu pháp dân gian để trị ho cho trẻ. Một số loại thảo dược và thành phần tự nhiên có tác dụng giảm ho cho trẻ: lá húng chanh, cây kim ngân, mạt ong, gừng, hẹ,quất, cam thảo… để đạt được hiệu quả tốt nhất thì các phương pháp dân gian nên được sử dụng kết hợp với việc dùng thuốc điều trị.
Bởi dùng các phương pháp này an toàn khi sử dụng nhưng để đạt được hiệu quả triệt để thì cần kiên trì và hơi tốn thời gian.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Với những bé bị ho uống kháng sinh không khỏi, trong quá trình điều trị, cha mẹ cần cho uống nhiều nước để cơ thể không bị tích tụ độc tố trong quá trình dùng quá nhiều thuốc kháng sinh.
Cho trẻ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung đầy đủ dưỡng chất đảm bảo sức đề kháng.
Hạn chế ăn đồ lạnh và đồ ăn có tính Hàn như nước đá, hải sản, nước cam tươi…
Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
Sử dụng Cao lỏng Vượng Khí
Thay vì sử dụng kháng sinh và tân dược trong điều trị bệnh cho trẻ thì cha mẹ nên lựa chọn các dòng thuốc điều trị có nguồn gốc thảo dược. Đảm bảo tính tiện dụng, an toàn hơn sơ với tân dược mà vẫn giữ được hiệu quả triệt để tận gốc của các phương pháp Đông y.
Trong đó, Cao lỏng Vượng Khí là sự lựa chọn tối ưu cho những bé bị ho lâu ngày không khỏi rất an toàn và hiệu quả cao.
Cao lỏng Vượng Khí sẽ tác động lên các ổ viêm, thúc đẩy việc tống khứ đờm, dãi, nhớt, cũng như các ổ viêm virus, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ đào thải độc tố, khạc nhổ ra các ổ viêm nhiễm, các chất nhầy, đờm dãi ra khỏi cơ thể (khoảng 4- 5 ngày, tùy vào cơ địa, tình trạng của bé mà quá trình đào thải độc tố sẽ diễn ra nhanh hay chậm).
Sau đó, bé sẽ dần giảm đi tình trạng đờm, ho, khò khè, khó thở và hết dần. Khi đã giảm triệu chứng, mẹ nên cho bé tiếp tục uống Cao lỏng Vượng Khí, bởi lúc này dược tính trong sản phẩm sẽ làm lành các ổ viêm, cũng như dược tính kháng viêm mạnh, kháng khuẩn, kháng virus sẽ bảo vệ tối đa đường hô hấp.
Đồng thời, ngăn chặn quá trình nhiễm trùng đường hô hấp, tránh để tình trạng chuyển sang bị viêm phế quản, viêm phổi, ngăn chặn siêu vi quay trở lại làm tái phát.