Top 12 # Xem Nhiều Nhất Các Loại Thuốc Kháng Sinh Trị Ho Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Khi Nào Nên Sử Dụng Các Thuốc Kháng Sinh Trị Ho???

Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, tuy nhiên với các bệnh có triệu chứng ho thông thường vẫn sử dụng kháng sinh trị ho? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]

1. Sử dụng kháng sinh trị ho khi nào?

Nên dùng thuốc kháng sinh trị ho khi nào?

Thuốc kháng sinh chữa trị ho

Như đã biết kháng sinh chữa ho chỉ có tác dụng điều trị ho do vi khuẩn gây ra, tuy nhiên nguyên nhân gây ho có thể do rất nhiều yếu tố như do vi rút, dị ứng, có dị vật trong đường thở hay đơn giản là ho do thời tiết lạnh.

Trong đó nguyên nhân do vi khuẩn gây ra chiếm không nhiều. Các triệu chứng của ho do nhiễm khuẩn có thể kèm theo các triệu chứng như sốt cao trên 38 độ, tình trạng khó thở, thờ khò khè và ho có đờm đặc, đờm có màu vàng xanh, nhìn chung tình trạng bệnh khá nghiêm trọng. Trường hợp này bạn nên cần đến sự tư vấn của bác sĩ đề biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh của mình.

Ví dụ như những bệnh viêm phế quản, COPD có biểu hiện viêm, nhiễm trùng có thể cần đến sự can thiệt của kháng sinh.

Do vậy nếu bạn bị ho mà không phải nguyên nhân do vi khuẩn gây ra thì việc dùng kháng sinh điều trị sẽ không có hiệu quả. Không chỉ như vậy việc sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ gây ra rất nhiều hậu quả như:

Hậu quả việc sử dụng kháng sinh bừa bãi

Rối loạn tiêu hóa: xuất huyết tiêu hóa, tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong dạ dày – ruột, chán ăn, tiêu chảy,…Đây là tác dụng phụ mà thuốc kháng sinh có thể gây ra.

Tăng hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn do các loại vi khuẩn đã quen dần với kháng sinh làm có sức đề kháng với thuốc và tạo ra các chủng vi khuẩn mới không thể bị kháng sinh tiêu diệt. Điều này làm cho việc điều trị ngày càng khó khăn hơn.

Tốn kém tiền bạc, thời gian và có thể làm cho bệnh ho của bạn càng khó điều trị hơn.

2. Các loại thuốc kháng sinh trị ho

Vậy khi bị ho uống thuốc kháng sinh gì?

Có rất nhiều nhóm kháng sinh và mỗi nhóm có tác dụng điều trị hiệu quả nhất đối với vi khuẩn ở những vị trí khác nhau trên cơ thể. Ở đây ta cần quan tâm đến những vi khuẩn gây ho ở đường hô hấp.

Thường gặp và phổ biến nhất đó là liên cầu khuẩn gây bệnh, trong đó liên cầu khuẩn nhóm A gây bệnh nhiều nhất ở người, trong đó có ho, viêm họng,..Kháng sinh chữa ho được lựa chọn sử dụng ở đây là kháng sinh nhóm b-lactam như penecillin hoặc erythromycin, amoxicillin, cephalexin,…

Thời gian dùng kháng sinh ít nhất là 7 ngày hoặc có thể hơn tùy theo phác đồ điều trị và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Cần lưu ý là uống thuốc đúng liều và đúng thời gian, không được thấy các triệu chứng thuyên giảm mà dừng thuốc, như vậy vi khuẩn sẽ chưa được tiêu diệt hết và làm bệnh trở nên dai dẳng, khó chữa.

Điều quan trọng đó là bạn không nên tự ý mua kháng sinh để điều trị chứng ho của mình bởi việc lựa chọn kháng sinh không đúng sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc như đã nêu ở trên và không đem lại hiệu quả điều trị.

Thuốc kháng sinh chữa ho

Triệu chứng ho dai dẳng lâu ngày, nhiều đờm kèm khó thở rất có thể bạn đã mắc các bệnh hô hấp mạn tính: viêm phế quản mạn tính, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc hen phế quản.

Sản phẩm Bảo Khí Khang kết hợp các thảo dược lành tính Cao Lá Hen, Cao AntidiCOPD, Cốt Khí Củ, Khổ Sâm, Huyết Giác giúp hỗ trợ giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở do các bệnh hô hấp mạn tính gây ra.

Trong đó đặc biệt là cao AntidiCOPD là hỗn hợp cao của cây Sophora flavescens (hoàng cầm râu) và Dracaena cambodiana (Huyết giác) có công dụng giãn phế quản, thông phổi, long đờm, giảm ho.

Ngoài ra, Cao Cốt Khí Củ và Cao Lá Hen có công dụng kháng viêm, tiêu độc và giảm ho rất tốt.

Chất chống oxy hóa – Acid alpha lipoic giúp hỗ trợ tiêu diệt các gốc tự do gây hại, phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, viêm hô hấp, ho kéo dài.

Bảo Khí Khang được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

Giảm: đờm, ho, khó thở

Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn, hen suyễn

Đặt mua sản phẩm Bảo Khí Khang tại các nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY

Gọi tới tổng đài 18000055 (miễn cước) để được chuyên gia tư vấn miễn phí về cách chữa ho hiệu quả.

* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Các Loại Thuốc Kháng Sinh (Antibiotics)

MỤC LỤC (TABLE OF CONTENTS)

– Mặc dù các bác sĩ muốn sử dụng các loại thuốc kháng sinh (thuốc trụ sinh) để điều trị cho các bệnh nhiễm trùng đặc biệt do vi khuẩn gây ra, nhưng đôi khi các bác sĩ cũng có thể bắt đầu cho sử dụng thuốc kháng sinh mà không cần phải đợi các kết quả xét nghiệm nhận dạng vi khuẩn cụ thể. – Vi khuẩn có thể phát triển tính năng đề kháng đối với tác dụng của các loại thuốc kháng sinh (thuốc trụ sinh). – Sử dụng thuốc kháng sinh (thuốc trụ sinh) theo chỉ dẫn, thậm chí sau khi các triệu chứng đã biến mất, là rất cần thiết để chữa khỏi hẳn sự nhiễm trùng và ngăn ngừa sự phát triển tính năng đề kháng trong các vi khuẩn. – Các loại thuốc kháng sinh (thuốc trụ sinh) có thể có tác dụng phụ, chẳng hạn như đau dạ dày, tiêu chảy, và nhiễm nấm men âm đạo ở phụ nữ (vaginal yeast infections). – Một vài người bị dị ứng với một số loại thuốc kháng sinh (thuốc trụ sinh).

Kháng sinh (kháng khuẩn) là các loại thuốc có nguồn gốc hoàn toàn hoặc một phần từ vi khuẩn hoặc các loại nấm mốc, và được dùng để chữa trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Chúng không có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng do virút và nấm gây ra. Các loại thuốc kháng sinh (thuốc trụ sinh) có tác dụng tiêu diệt các loại vi sinh vật hoặc làm ngưng quá trình sản sinh của chúng, cho phép hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể loại bỏ các loại vi sinh vật này.

Mỗi loại thuốc kháng sinh (thuốc trụ sinh) chỉ có tác dụng chống lại một số loại vi khuẩn nhất định. Trong việc lựa chọn loại thuốc kháng sinh để chữa trị cho người bị nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ dự đoán loại vi khuẩn có khả năng gây ra bệnh. Ví dụ, một số bệnh nhiễm trùng chỉ do một số loại vi khuẩn nhất định gây ra. Nếu như một loại thuốc kháng sinh được dự đoán là có tác dụng chống lại tất cả các loại vi khuẩn, thì không cần thiết phải xét nghiệm thêm nữa. Nếu tình trạng nhiễm trùng có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau hoặc một loại vi khuẩn gây ra mà được dự đoán là không bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh, thì xét nghiệm sẽ được yêu cầu thực hiện để xác định các loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng từ các mẫu máu, nước tiểu, hay mô lấy từ bệnh nhân đó. Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng này sau đó được thử nghiệm tính nhạy cảm với các loại thuốc kháng sinh khác nhau. Kết quả của các xét nghiệm này thường mất từ một đến hai ngày và do đó không thể chỉ dẫn sự lựa chọn ban đầu về việc sử dụng thuốc kháng sinh.

Các loại kháng sinh (thuốc trụ sinh) có hiệu quả trong phòng thí nghiệm thì không nhất thiết sẽ có tác dụng đối với người bị nhiễm bệnh. Hiệu quả của việc điều trị dựa vào mức độ thuốc được hấp thụ vào máu, số lượng thuốc đến được những nơi bị nhiễm trùng, và tốc độ cơ thể bài tiết thuốc, các yếu tố này khác nhau ở từng người, tùy thuộc vào các loại thuốc khác nhau đang dùng, sự hiện diện của một rối loạn khác, và độ tuổi của người đó. Trong việc lựa chọn thuốc kháng sinh (thuốc trụ sinh), các bác sĩ cũng xem xét đến tính chất và mức độ nguy hiểm của tình trạng nhiễm trùng, khả năng gây ra các tác dụng phụ, khả năng gây dị ứng và các phản ứng nghiêm trọng khác của thuốc và giá cả của thuốc.

Sự kết hợp các loại thuốc kháng sinh (thuốc trụ sinh) đôi khi cần thiết để điều trị các trường hợp sau:

– Đối với những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt trong suốt những ngày đầu khi mà sự ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đối với vi khuẩn chưa được biết rõ. – Một số tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra mà phát triển một cách nhanh chóng tính năng đề kháng một loại kháng sinh đơn lẻ. – Các bệnh nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn gây ra nếu như mỗi loại vi khuẩn bị ảnh hưởng bởi một loại kháng sinh khác nhau.

Bệnh lậu (Gonorrhea) lây truyền một cách dễ dàng và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam và nữ, nếu không được chữa trị. Các loại thuốc kháng sinh có thể ngăn chặn được bệnh nhiễm trùng này.

Các triệu chứng: Các triệu chứng thông thường là cảm giác đau rát khi đi tiểu và chảy mủ, nhưng thường không có các triệu chứng ban đầu. Sau đó, sự nhiễm trùng có thể gây phát ban ở da hoặc lan truyền đến các khớp và máu.

Ở Nam Giới: chảy mủ ở dương vật, sưng tinh hoàn.

Ở Phụ Nữ: Chảy mủ ở âm đạo, đau khung chậu, chảy máu tử cung (thỉnh thoảng, bất thường, và với số lượng nhỏ). Các triệu chứng có thể nhẹ và dễ bị nhầm lẫn với tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng âm đạo.

Đa số bệnh nhân không chú ý đến các triệu chứng ban đầu của bệnh giang mai (syphilis). Nếu không được chữa trị, căn bệnh có thể dẫn đến tình trạng bại liệt, mù, và tử vong. Bệnh giang mai có thể được chữa trị bằng các loại thuốc kháng sinh.

Các Dấu Hiệu và Các Triệu Chứng: Dấu hiệu ban đầu thường là cảm giác khó chịu gây chú ý và kéo dài ở khu vực bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Căn bệnh này lây truyền bằng việc tiếp xúc trực tiếp khi bị cảm giác khó chịu này. Sau đó, có thể xuất hiện tình trạng phát ban ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, hoặc những phần khác của cơ thể (xem hình), cũng như những tuyến bị sưng, sốt, rụng tóc, hoặc cảm giác mệt mỏi. Ở giai đoạn cuối, các triệu chứng phát xuất từ sự hủy hoại các cơ quan như tim, não, gan, dây thần kinh, và mắt.

Chlamydia là một chứng bệnh lây truyền qua đường sinh dục phổ biến mà có thể dẫn đến tình trạng vô sinh nếu không được chữa trị. Chứng bệnh này có thể biến mất một cách nhanh chóng nếu sử dụng thuốc kháng sinh. Nhưng chứng bệnh này thường ra đi âm thầm bởi vì các triệu chứng thường không rõ ràng và thường không xuất hiện. Vi khuẩn Chlamydia cũng có thể lây nhiễm cho trực tràng và cổ họng.

Các Triệu Chứng ở Nam Giới: Cảm giác rát và ngứa ở đầu dương vật, chảy mủ, và đi tiểu bị đau.

Các Triệu Chứng ở Phụ Nữ: Ngứa âm đạo, chảy mủ mà có thể có mùi, bị đau khi quan hệ tình dục, đi tiểu bị đau.

Bệnh Trichomoniasis gây ra bởi một loại ký sinh trùng mà lây truyền qua tiếp xúc tình dục. Chứng bệnh này có thể được chữa khỏi bằng các loại thuốc do bác sĩ kê toa.

Các Dấu Hiệu và Các Triệu Chứng ở Nam Giới: Đa số đàn ông không có các triệu chứng rõ ràng. Một số nam giới phát triển tình trạng chảy mủ nhẹ hoặc cảm giác đau rất nhẹ khi đi tiểu.

Các Dấu Hiệu và Các Triệu Chứng ở Phụ Nữ: Phụ nữ có thể phát triển tình trạng chảy mủ màu vàng xanh nặng mùi, ngứa âm đạo, hoặc cảm giác đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 5 đến 28 ngày sau khi nhiễm ký sinh trùng này.

Bản thân nó không phải là một chứng bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục, bệnh viêm khung xương chậu (pelvic inflammatory disease – PID) là một biến chứng nghiêm trọng của các chứng bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục mà không được chữa trị, đặc biệt là bệnh chlamydia và bệnh lậu. Nó xảy ra khi vi khuẩn lây nhiễm đến tử cung và các cơ quan sinh sản khác của phụ nữ. Điều trị kịp thời thì rất cần thiết để ngăn ngừa sự tổn thương đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Các Dấu Hiệu và Các Triệu Chứng: Đau vùng bụng dưới, sốt, chảy mủ bất thường, bị đau khi quan hệ tình dục, bị đau khi đi tiểu, và chảy máu tử cung (thỉnh thoảng, bất thường, và với số lượng nhỏ). Thường không có các dấu hiệu cảnh báo.

Bệnh Lyme là một chứng bệnh do vi khuẩn, gây ra bởi một loại vi khuẩn được gọi là “spirochete”, mà có thể lây truyền cho người khi bị các loại ve bị nhiễm khuẩn (Ixodes scapularis và Ixodes pacificus) cắn phải. Tên thật của loại vi khuẩn này ở Hoa Kỳ là Borrelia burgdorferi. Ở Châu Âu, có một loại vi khuẩn khác, gọi là Borrelia afzelii, cũng gây ra bệnh Lyme.

Chùm vi khuẩn rất nhỏ này có tên là Staphylococcus aureus kháng methicillin (methicillin-resistant Staphylococcus aureus – MRSA), được nhìn qua kính hiển vi. Chủng loại này thuộc nhóm vi khuẩn “staph” phổ biến gây nhiễm trùng ở các phần khác nhau của cơ thể – bao gồm da, phổi, và những khu vục khác. MRSA thỉnh thoảng được gọi là “siêu khuẩn – superbug” bởi vì nó có khả năng đề kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh. Mặc dù đa số tình trạng nhiễm trùng do MRSA không nghiêm trọng, nhưng một vài tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa đến tính mạng.

Các nhiễm trùng do MRSA có thể rất giống các nhiễm trùng da thông thường do vi khuẩn staph: một khối u đỏ nhỏ, mụn, hoặc đinh nhọt. Khu vực bị nhiễm có thể bị đỏ, đau nhức, bị sưng, hoặc có cảm giác ấm khi chạm vào. Mủ hoặc các chất dịch khác có thể chảy ra từ vết thương. Đa số các nhiễm trùng da do MRSA thường là nhẹ, nhưng chúng có thể thay đổi, và trở nên ăn sâu vào các mô và trở nên nghiêm trọng hơn.

Sâu bọ cắn, phát ban, và các tình trạng về da khác có thể bị nhầm lẫn với MRSA bởi vì các triệu chứng có thể giống nhau: bị đỏ, sưng, cảm giác ấm, hoặc bị đau. Các bác sĩ phòng cấp cứu (ER doctors) thường hỏi những bệnh nhân mà nhập viện với một vết nhện cắn xem họ có thật sự nhìn thấy con nhện đó không, bởi vì những “vết cắn” này thường hóa ra là do MRSA. Khi một tình trạng nhiễm trùng da lan rộng ra hoặc không cải thiện sau 2-3 ngày dùng thuốc kháng sinh, nó có thể là do MRSA.

MRSA có thể dẫn đến tình trạng viêm tế bào (Cellulitis), một tình trạng nhiễm trùng ở những lớp da và những lớp mô sâu bên dưới. Trên bề mặt, da có màu hồng hoặc đỏ, giống như vết cháy nắng, và có thể có cảm giác ấm, đau, và sưng lên. Viêm tế bào có thể lan rộng ra rất nhanh trong vòng vài giờ.

MRSA thỉnh thoảng có thể gây ra một tình trạng nhiễm trùng sâu hơn được gọi là áp xe (abscess), là một tình trạng tích tụ mủ mà có thể nằm dưới da. Một tình trạng nhiễm trùng da nhẹ mà không được chữa trị hợp lý và kịp thời, có thể phát triển thành chứng áp xe. Loại nhiễm trùng này có thể đòi hỏi phẫu thuật xả mủ và dùng thuốc kháng sinh để chữa trị.

MRSA có thể lây truyền bằng cách tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm hoặc những vật bạn chạm vào. Các trường hợp trợ giúp việc lây lan MRSA bao gồm: tiếp xúc da; các vết cắt hoặc trầy xước trên da; dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân như dao cạo và khăn tắm; và tiếp xúc với những vật dụng nhiễm vi khuẩn bao gồm nắm cửa và dụng cụ thể dục. Có khoảng một trong 100 người mang vi khuẩn trên người, nhưng không trở bệnh.

Những người mà gần đây tiếp nhận phẫu thuật hoặc nhập viện có nhiều nguy cơ phát triển MRSA. Điều này cũng được tìm thấy ở những người cao tuổi, những người sống trong những nhà dưỡng lão, và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Một chứng bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, hoặc HIV sẽ làm gia tăng cơ hội bệnh nhân mắc phải tình trạng nhiễm trùng khó trị này. ( Trở về đầu trang )

Tính năng đề kháng thuốc kháng sinh (antibiotic resistance) là khả năng của một vi sinh vật chống lại những ảnh hưởng của một loại thuốc kháng sinh. Tính năng đề kháng thuốc kháng sinh tiến hóa một cách tự nhiên theo sự chọn lọc tự nhiên (natural selection) bằng sự đột biến gen ngẫu nhiên, nhưng nó cũng có thể được thực hiện bằng việc gây sức ép tiến hóa lên một quần thể vi sinh vật. Sau khi loại gen này được tạo ra, vi khuẩn có thể truyền thông tin di truyền theo chiều ngang (giữa các vi khuẩn) bằng cách trao đổi plasmit (plasmid: một mẫu DNA xoắn kép mạch vòng mà có thể nhân đôi trong tế bào hoàn toàn độc lập với DNA tạo nên nhiễm sắc thể. Plasmit thường được tìm thấy ở vi khuẩn và được sử dụng trong nghiên cứu DNA tái tổ hợp để di chuyển gen giữa các tế bào). Nếu một loại vi khuẩn mang một số gen có tính đề kháng, nó được gọi là đa đề kháng, hoặc gọi nôm na là, siêu khuẩn. Tác dụng kháng sinh là một một áp lực của môi trường; do đó những loại vi khuẩn mà có sự đột biến gen sẽ cho phép chúng tồn tại và tiếp tục sản sinh. Sau đó chúng sẽ di truyền đặc điểm này cho thế hệ sau, mà sẽ là một thế hệ có tính năng đề kháng đầy đủ.

Vi khuẩn, cũng giống như tất cả mọi sinh vật sống, thay đổi theo thời gian để thích ứng với những thay đổi của môi trường. Do việc sử dụng tràn lan và lạm dụng thuốc kháng sinh, nên vi khuẩn thường xuyên tiếp xúc với các loại thuốc này. Mặc dù nhiều vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với kháng sinh, nhưng cũng có một vài loại phát triển tính năng đề kháng lại tác dụng của các loại thuốc. Ví dụ, cách đây 50 năm, vi khuẩn gram-dương Staphylococcus aureus (nguyên nhân phổ biến gây ra các nhiễm trùng da) rất nhạy cảm với penicillin, nhưng theo thời gian, các chủng vi khuẩn này có khuynh hướng phát triển một loại enzyme có khả năng phân hủy penicillin, làm cho thuốc mất tác dụng. Các nhà nghiên cứu đối phó lại bằng cách phát triển một dạng penicillin mà loại enzyme này không thể phân hủy, nhưng sau một vài năm, vi khuẩn đã thích ứng và trở nên đề kháng lại thuốc penicillin được cải tiến này (tình trạng lờn thuốc). Các loại vi khuẩn khác cũng đã phát triển tính năng đề kháng lại các loại kháng sinh.

Nghiên cứu y học sẽ tiếp tục phát triển các loại thuốc để chống vi khuẩn. Nhưng các bệnh nhân và các bác sĩ có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển tính năng đề kháng của vi khuẩn. Dùng thuốc kháng sinh chỉ khi nào thực sự cần thiết mới có thể giúp ích. Đó là, mọi người nên dùng các loại thuốc kháng sinh chỉ khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, không nên dùng cho những trường hợp nhiễm bệnh do các loại virut như cảm lạnh hoặc cảm cúm gây ra. Ngoài ra, việc dùng thuốc kháng sinh được hoàn tất theo thời gian quy định cũng giúp hạn chế được sự phát triển tính năng đề kháng ở vi khuẩn. ( Trở về đầu trang )

Đối với các trường hợp nhiễm trùng nặng do vi khuẩn, ban đầu các loại thuốc kháng sinh thường được tiêm (thường vào tĩnh mạch nhưng đôi khi tiêm vào cơ). Khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát, các loại thuốc kháng sinh có thể dùng để uống. Đối với các trường hợp nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn, các loại thuốc kháng sinh có thể được uống bằng miệng ngay từ đầu.

Kháng sinh cần phải được dùng cho đến khi vi khuẩn lây nhiễm bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi cơ thể, mà có thể là vài ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Vì vậy, người bệnh phải dùng thuốc kháng sinh theo toàn bộ thời gian theo quy định cho dù có xuất hiện các triệu chứng hay không. Các loại thuốc kháng sinh hiếm khi được bác sĩ cho sử dụng ít hơn 5 ngày. (Một trường hợp ngoại lệ là một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không phức tạp). Việc ngưng dùng thuốc quá sớm có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng bị tái lại hoặc sự phát triển tính năng đề kháng của vi khuẩn đối với các loại thuốc kháng sinh.

Bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ có thể giải thích cách thức sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào và các tác dụng phụ mà nó có thể gây ra. Một vài loại thuốc kháng sinh phải được uống trong lúc dạ dày còn trống (chưa ăn). Một vài loại khác có thể được dùng cùng với thức ăn. Metronidazole, là một loại thuốc kháng sinh thông dụng, nó gây ra phản ứng khó chịu với rượu. Ngoài ra, một số thuốc kháng sinh có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng, có khả năng làm giảm hiệu quả hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc đó. Một số loại thuốc kháng sinh làm cho da bị nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

Thuốc kháng sinh đôi khi được dùng để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng (gọi là phép phòng bệnh). Các thuốc kháng sinh có thể được dùng cho những người đã tiếp xúc với người bị bệnh viêm màng não để ngăn ngừa bệnh viêm màng não phát triển. Một vài người có van tim bất thường hoặc van tim nhân tạo nên dùng thuốc kháng sinh trước khi làm các thủ thuật về nha khoa và các tiến trình phẫu thuật để ngăn ngừa vi khuẩn lây nhiễm đến các van bị tổn thương hoặc các van nhân tạo (các tiến trình đó có thể cho phép vi khuẩn đi vào cơ thể). Những người tiến hành phẫu thuật với nguy cơ bị lây nhiễm cao (như là thủ thuật chỉnh hình hoặc phẫu thuật đường ruột quan trọng) có thể dùng thuốc kháng sinh ngay lập tức trước khi làm phẫu thuật. Để có được hiệu quả và tránh sự phát triển tính năng đề kháng của vi khuẩn, các loại thuốc kháng sinh phòng bệnh chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn. Thuốc kháng sinh cũng có thể được dùng cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người bị bệnh bạch cầu, những người đang hóa trị ung thư, hoặc những người bị bệnh AIDS, bởi vì những người như thế rất dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Họ có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài. ( Trở về đầu trang )

Có một số dụng cụ truyền thuốc kháng sinh khá đơn giản đủ để bệnh nhân và các thành viên trong gia đình họ có thể học cách tự sử dụng tại nhà. Trong những trường hợp khác, một y tá sẽ đến nhà để truyền mỗi liều thuốc. Trong cả hai trường hợp, người bệnh có thể được theo dõi cẩn thận để đảm bảo rằng thuốc kháng sinh đang được sử dụng đúng cách và để quan sát khả năng xảy ra các biến chứng và các tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh bao gồm đau bụng, tiêu chảy, và ở phụ nữ, là nhiễm trùng men âm đạo (vaginal yeast infection). Một vài tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào loại thuốc kháng sinh, có thể làm suy yếu các chức năng của thận, gan, tủy xương, hoặc các cơ quan khác. Xét nghiệm máu đôi khi cũng được sử dụng để kiểm tra những ảnh hưởng lên thận và các chức năng nội tạng khác.

Một số người dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt là cephalosporins, clindamycin, hoặc fluoroquinolones, sẽ phát triển chứng viêm kết tràng, một tình trạng viêm sưng ruột già. Loại viêm kết tràng này là do một độc tố do loại vi khuẩn Clostridium difficile sản sinh, mà loại vi khuẩn này đề kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh và chúng sẽ sinh trưởng một cách không kiểm soát trong ruột khi các vi khuẩn bình thường khác trong ruột đã bị tiêu diệt bởi các loại thuốc kháng sinh.

Các loại thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng nhẹ bao gồm một tình trạng phát ban (mề đay) gây ngứa hoặc thở khò khè nhẹ. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản ứng phản vệ – anaphylaxis) có thể đe dọa đến tính mạng và thường bao gồm sưng cổ họng, khó thở, và huyết áp thấp.

Cách Sử Dụng Các Loại Kháng Sinh Trị Viêm Da

Tổn thương da với những triệu chứng điển hình là xuất hiện mụn nước và tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, có thể chảy dịch, nước và đóng vảy tiết kèm liken hoá. Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Việc điều trị viêm da không thể khỏi hoàn toàn, mà chỉ có thể giảm và kéo dài dai dẳng, tái phát thành từng đợt nên thường có chi phí điều trị cao ảnh hưởng tới sức khoẻ và tâm lí của người bệnh.

Vì vậy, người bệnh cần biết cách kết hợp điều trị đúng cách cùng với biện pháp phòng bệnh, tránh bệnh tái phát nhất là vào mùa đông. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn bệnh, mức độ, thể bệnh, yếu tố kích hoạt… mà áp dụng phương pháp điều trị cho phù hợp.

Trường hợp viêm da kèm theo nhiễm khuẩn, cần sử dụng thêm kháng sinh.

Dùng các loại thuốc dưỡng ẩm, làm mềm da giúp chống ngứa và bảo vệ làn da. Đây được xem là yếu tố quan trọng và cần thiết trong việc điều trị bệnh viêm da. Các loại mỡ dưỡng ẩm, kem bôi giúp cung cấp nước cho da, không bị khô, nứt nẻ và sớm phục hồi làn da. Người bệnh có thể sử dụng các loại như: Cream, vaselin, urea… dùng để bôi 3 – 4 lần/ngày hoặc bôi khi nào da bị khô.

Trường hợp viêm da kèm theo nhiễm khuẩn, cần sử dụng thêm kháng sinh. Các tổn thương viêm da có rất nhiều tụ cầu, do đó có thể dùng kháng sinh trị viêm da dạng bôi như: Fucidin, neomycin, mupirocin… hoặc dạng uống oxacillin, cloxacillin, cephalexin…

Nên dùng kháng sinh trị viêm da loại nào?

Thuốc kháng histamin: Tác dụng của loại kháng sinh này là giảm ngứa, chấm dứt tình trạng gãi – ngứa – gãi. Nhóm thuốc này thường đường sử dụng theo dạng uống, có cả dạng siro dành cho trẻ em và dạng viên cho người lớn. Có 2 thế hệ kháng sinh histamin thế hệ 1 như chlopheniramin, hydroxyzin, promethazin dùng vào buổi tối.

Tác dụng của loại kháng sinh này là giảm ngứa, chấm dứt tình trạng gãi – ngứa – gãi.

Loại kháng sinh trị viêm da này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, do đó người vận hành máy móc, lái tàu xe thì không nên uống vào ban ngày. Đối với thế hệ 2 như các thuốc: Loratadin, certirizin, fexofenadin… có thể uống ban ngày, nhưng loại này có khả năng chống ngứa và dị ứng kém hơn so với thế hệ 1.

Corticosteroid: Kháng sinh có công dụng giảm hiện tượng viêm da nhanh chóng, nhưng nếu dùng toàn thân và tại chỗ thường gây tác dụng phụ. Nếu sử dụng kháng sinh Corticosteroid kéo dài và không đúng cách có thể làm tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường… Nếu dùng tại chỗ lâu dài sẽ làm mỏng, rạn da, teo da. Tóm lại việc dùng corticoid nhanh chóng khắc phục tình trạng viêm da, nhưng rất dễ tái phát và phụ thuộc khi sử dụng lâu dài.

Kháng sinh có công dụng giảm hiện tượng viêm da nhanh chóng.

Methotrexate: Thường được chỉ định sử dụng đối với những trường hợp bệnh nặng và dùng các loại thuốc khác không có hiệu quả. Tuy nhiên khi dùng loại kháng sinh này cần lưu ý tác dụng phụ và độc tế nào. Thuốc có thể gây kích ứng dạ dày, buồn nôn, nhiễm trùng.

Cyclosporin A: Giúp ức chế calcineurin, thường được chỉ định trong trường hợp viêm da kéo dài hoặc dùng thuốc khác không có hiệu quả. Có thể sử dụng kháng sinh Cyclosporin A dạng uống hoặc bôi toàn thân, nhưng dùng tại chỗ thường không có hiệu quả vì không thấm qua da được. Tác dụng phụ gây suy thận, tim mạch, huyết áp cao, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt hoặc có nguy cơ ung thư nội tạng, da.

Việc dùng kháng sinh trị viêm da bạn có rất nhiều lựa chọn, tuy nhiên cần thận trọng khi dùng nhóm thuốc gây ức chế miễn dịch để tránh các tác dụng phụ. Bên cạnh đó, đề phòng bệnh tái phát bạn nên chú ý dưỡng ẩm da bằng giữ nước, kem giữ ẩm nhất, là vào mùa đông. Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton. Tránh đồ ăn cay nóng. Không gãi nhiều làm trầy xước da, tránh tiếp xúc với các chất dễ gây kích thích và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ da liễu.

Sử dụng “kháng sinh” Đông y đảm bảo an toàn, lành tính

Bên cạnh việc dùng các sản phẩm thuốc kháng sinh từ Tân dược, bệnh nhân viêm da cũng có thể tham khảo các bài thuốc từ Đông y mà trong đó có sử dụng các thảo dược thiên nhiên có dược tính tương tự như một loại thuốc kháng sinh.

Một trong những bài thuốc điển hình có thể kể đến Thanh bì dưỡng thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc bao gồm 3 chế phẩm: thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài và thuốc uống trong, tạo nên “tác động kép” theo cơ chế trong uống ngoài bôi. Giúp cơ thể thải loại các độc tố từ bên trong cơ thể, đồng thời làm lành các tổn thương ngoài da.

Một số dược liệu có trong Thanh bì dưỡng can thang đóng vai trò như một kháng sinh Đông y

Một trong số những dược liệu đóng vai trò làm “kháng sinh” Đông y trong bài thuốc này không thể không kể đến dược liệu trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng, dâu tằm… giúp vùng tổn thương được sát khuẩn, làm sạch và ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng.

Để biết rõ hơn về cách dùng loại kháng sinh Đông y trứ danh mà vẫn đảm bảo cao về độ an toàn, lành tính này, mời quý độc giả vui lòng liên hệ:

Thông tin hữu ích: Cách trị viêm da: Các phương pháp điều trị được Bác Sĩ khuyên dùng

Các Loại Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Viêm Tủy Răng Thông Dụng

Để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, triệu chứng đau nhức và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa các loại thuốc kháng sinh. Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, có đến 3 nhóm thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng tốt nhất và được sử dụng phổ biến.

Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng thông dụng

Nguyên nhân chính khiến bệnh viêm tủy răng hình thành và phát triển là do sự xâm nhập và tác động của vi khuẩn gây bệnh sâu răng. Tùy thuộc vào từng tình trạng và trường hợp bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc khác nhau với cách sử dụng khác nhau và liều lượng tiêu chuẩn để chữa bệnh.

Thông thường các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và kê đơn. Theo các chuyên gia và bác sĩ, có 3 nhóm thuốc kháng sinh hỗ trợ chữa bệnh viêm tủy răng tốt nhất và được sử dụng phổ biến. Gồm:

Nhóm thuốc Cephalosporin

Chỉ định

Cephalosporin là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm trùng hình thành bởi các loại vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này.

Liều lượng điều trị

Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 500mg/lần x 3 lần/ngày.

Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng từ 25 – 50mg/kg trọng lượng/lần x 3 lần/ngày. Ngoài ra, đối với những trẻ bị viêm tủy răng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thay thế bằng các nhóm thuốc Cefalosporin thế hệ I, thế hệ II, thế hệ III.

Nhóm thuốc kháng sinh Amoxicilline sử dụng kết hợp Acid Clavulantate

Chỉ định

Nhóm thuốc kháng sinh Amoxicilline sử dụng kết hợp Acid Clavulantate được dùng để chữa trị đại trà cho những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhóm thuốc kháng sinh này sẽ đạt được hiệu quả điều trị khi nồng độ thuốc tồn tại trong cơ thể giữ được ở mức ổn định.

Liều lượng điều trị

Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 625mg (1 viên)/lần x 3 lần/ngày.

Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng 80mg/kg trọng lượng/lần x 3 lần/ngày.

Thời gian uống thuốc

Sử dụng thuốc sau bữa ăn nhẹ hoặc sau khi ăn no theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng dụng nhóm thuốc kháng sinh Amoxicilline kết hợp Acid Clavulantate khi ăn bữa ăn chứa nhiều chất béo. Bởi loại thực phẩm này có khả năng làm giảm sự hấp thụ của thuốc.

Nhóm thuốc Macrolid

Chỉ định

Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh viêm tủy răng, việc uống thuốc Macrolide sẽ giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả.

Liều lượng điều trị

Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 3MIU (1 viên)/lần x 3 lần/ngày.

Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng 1,5MIU (1 viên)/lần x 3 lần/ngày.

Thời gian uống thuốc

Thời gian sử dụng nhóm thuốc Macrolid cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viêm tủy răng có được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh không?

Cũng theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, cả 3 nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm tủy răng chỉ mang tác dụng hỗ trợ tạm thời. Người bệnh hoàn toàn không thể trông đợi vào việc điều trị dứt điểm bệnh viêm tủy răng bằng thuốc kháng sinh.

Khi vi khuẩn tác động và làm cho tủy răng bị viêm thì các loại thuốc kháng sinh không thể khiến cho tủy răng hết viêm được. Chính vì thế, để bệnh viêm tủy răng được điều trị triệt để, người bệnh phải tiến hành lấy sạch lượng tủy đang bị viêm ra khỏi răng.

Việc lấy tủy viêm ra khỏi buồng tủy sẽ giúp bệnh nhân điều trị dứt điểm bệnh lý, chấm dứt tình trạng đau nhức. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị này còn giúp bệnh nhân phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm tủy răng gây ra.

So với việc phải chịu đựng cảm giác đau nhức nghiêm trọng, uống thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh thì việc khám bệnh và sớm điều trị bệnh lý là sự lựa chọn tốt nhất.

Cách chăm sóc răng miệng sau quá trình điều trị tủy

Răng thường rất yếu sau quá trình điều trị tủy răng. Do đó người bệnh cần áp dụng những biện pháp chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Cách chăm sóc răng miệng hiệu quả gồm:

Đối với trường hợp cấu trúc của răng bị tổn thương, mất nhiều sau quá trình điều trị tủy răng, người bệnh nên tiến hành phục hình răng bằng cách bọc răng sứ thay vì sử dụng nguyên liệu nha khoa chuyên dụng để trám bít. Phương pháp này sẽ giúp răng thật được bảo vệ tốt hơn.

Sau khi điều trị tủy răng, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp. Không cắn, không nhai thực phẩm quá cứng. Đặc biệt là ở khu vực có răng đã điều trị tủy.

Sử dụng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor để đánh răng 2 lần/ngày. Bên cạnh đó, bạn cần đánh răng với lực chải nhẹ.

Bạn cần đặt bàn chải đánh răng một góc 45 độ so với nướu răng. Chải răng lên xuống và chải theo chiều xoay vòng. Không được chải răng theo chiều ngang.

Sau khi đánh răng, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Đồng thời sử dụng thêm nước súc miệng để giúp mảng bám xung quanh răng được loại bỏ.

Khám nha và thực hiện cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để sức khỏe răng miệng được bảo vệ.

Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng thông dụng có khả năng cải thiện tốt tình trạng đau nhức răng, viêm, sưng và đỏ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc chỉ mang tác dụng hỗ trợ, không thể điều trị dứt điểm bệnh viêm tủy răng. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để thăm khám và chữa dứt điểm bệnh lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thay vì phải sử dụng thuốc.