Trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa rối loạn tiền đình nhưng không phải ai cũng chọn được thuốc phù hợp.
1. Hạn chế xê dịch
Khi người bị rối loạn tiền đình cảm thấy chóng mặt, ù tai, cần được nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Kèm theo đó, bạn cần cố định đầu, và nằm ở những nơi ít ánh sáng để cơ quan tiền đình có cơ hội hồi phục lại chức năng. Có không ít người bị rối loạn tiền đình, khi cơn đau đầu, chóng mặt xuất hiện vẫn tiếp tục hoạt động, gây huy hiểm cho tính mạng của bản thân.
Sơ đồ hệ thống tiền đình 2. Uống thuốc gì để giảm các tình trạng tạm thời
Khi bệnh rối loạn tiền đình được biểu hiện rõ rệt, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau để cơ thể sớm trở về trạng thái bình thường:
– Sử dụng thuốc papaverin 40mg hoặc primperan 10 mg để giúp bệnh nhân ngừng cơn nôn nếu như cơn buồn nôn xuất hiện.
– Sử dụng các thuốc tăng cường tuần hoàn máu não như cinnarizin, flunarizine, vipocetin, duxil, tanganil, hay ginko biloba …
– Truyền nước và các chất điện giải để bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể cũng như tăng cường sức đề kháng.
– Các thuốc nhóm kháng histamin: đây là loại thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị chứng chóng mặt đồng thời giảm triệu chứng nôn, buồn nôn. Các thuốc thường dùng là promethazin 25 mg, scopolamin 0,5mg; diphenhydramin 50 mg. Khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh sẽ ngủ nhiều hơn so với bình thường.
– Thuốc Acetylleucin: loại thuốc này thường được sử dụng khi bệnh rối loạn tiền đình đã ở giai đoạn cấp tính, do thuốc có liều lượng mạnh. Người bệnh có thể sử dụng 1.000 – 1.500mg/ ngày.
– Nhóm ức chế calci chọn lọc mạch máu não: đây là nhóm thuốc giúp việc vận chuyển máu tới não hiệu quả, việc lưu thông máu dễ dàng sẽ giúp bệnh rối loạn tiền đình được thuyên giảm. Loại thuốc được lựa chọn nhiều nhất đó là các biệt dược của flunarizine, viên 5mg, dùng từ 5 -10mg (1 – 2viên)/ ngày, và thuốc cinnarizin 50-100mg/ngày.
– Nhóm benzodiazepin: loại thuốc hay dùng là valium, diazepam giúp trấn tĩnh nhẹ, có thể dùng trong trường hợp bệnh nhân quá lo lắng vì chóng mặt. Tuy nhiên có thể gây quen và lệ thuộc thuốc nên phải có hướng dẫn kỹ, tránh lạm dụng thuốc.
– Nhóm tăng tuần hoàn tiền đình, tuần hoàn não: được sử dụng sau giai đoạn cấp, thường để điều trị duy trì, sử dụng lâu dài. Bao gồm các nhóm nhỏ như:
Betahistin: tác dụng chính vào nhân tiền đình, dùng từ 24 – 48mg/ ngày chia 3 lần.
Ginkgo biloba 40 mg nên dùng 3 viên/ ngày.
Piracetam dùng 1.200 – 2.400mg/ ngày.
Almitrin – raubasin 40mg dùng 2 viên/ ngày.
– Tư thế nằm: đưa mắt sang hai bên, lên xuống, thực hiện động tác chậm rồi nhanh dần. Nhìn một vật di chuyển qua lại trước mắt 20cm. Khi có thể thì gập, ngửa, quay đầu sang hai bên từ từ và nhanh dần. Nếu đỡ có thể tập ở tư thế ngồi hoặc đứng.
– Tư thế đứng, đang ngồi, từ từ đứng dậy sau đó đi, lên xuống cầu thang, xoay người kết hợp mở mắt và nhắm mắt.
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để điều trị bệnh
Lưu ý, trong khi thực hiện các bài tập trên, nếu người bệnh cảm thấy chóng mặt, ù tai thì không nên tiếp tục mà cần nghỉ ngơi cho đến khi bệnh có dấu hiệu đi xuống.