Top 10 # Xem Nhiều Nhất Các Thuốc Kháng Sinh Nhóm Lincosamid Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Thông Tin Về Nhóm Thuốc Kháng Sinh Lincosamid

Thuốc kháng sinh thuộc nhóm lincosamide chính là licomycin và clidamycin. Chúng có cùng cơ chế tác động ức chế tổng hợp protein trong tế bào vi khuẩn bằng cách ngăn chặn bước chuyển đổi axit amin từ ARN vận chuyển qua ribosom50s. Tương tác chéo giữa 2 thuốc, chúng có thể diệt vikhuẩn hoặc kìm hãm vi khuẩn tuỳ vào liều lượng và vị trí tập trung thuốc, độ nhạy cuả tổ chức cơ quan. Hầu hết vi khuẩn Gr+ cocci thì nhạy cảm với licosamide (trừ Strep.faecalis), gồm Staphilococcus và streptoccoci. Những loài khác là Corynebacterium diphtheriae, Norcadia astoides, Erysepelothrix, và mycoplasma sp. Vi khuẩn kỵ khí có thể nhạy cảm với licomycin bao gồm Clostridium perfringens, C. Tetani ( trừ C. Difficile), Bacteroides,( bao gồm cả dòng B. Fragilis), Fusobacterium, Peptotreptococcus, Actinomyces, và peptococcus.

Từ những thông tin trên thì các chuyên gia khuyến cáo người bệnh sử dụng với liều lượng như sau: Liều lượng người lớn có thể uống với liều từ 150-300mg/lần x 4 lần/ngày cách nhau mỗi 6h, có thể lên tới 450mg/lần hoặc tiêm tĩnh mạch hay tiêm băp sâu với liều 0.6-2.7g/ngày chia 2-4 lần. max liều là 4.8g/ngày ( với lindamycin ) Liều với Lincomycin là 500mg/lần x3 lần/ngày cách nhau mỗi 8h hoặc tiêm bắp liều 600mg/lần/ngày x2 lần/ngày.

Theo nguồn Tin tức Y Dược, thuốc kháng sinh lincosamide được hấp thu nhanh ở ruột, nhưng cũng chỉ 30-40% lượng thuốc. Thức ăn làm giảm bớt phạm vi và mức độ hấp thu thuốc. Thuốc đạt mức cao nhất trong máu sau khi uống thuốc 2-4h, nếu bạn dùng đường tiêm truyền thì tác dụng thuốc có thể nhanh hơn gấp đôi với uống khoảng 30 phút sau đạt mức cao nhất trong maú. Lincomycin phân tán vào hầu khắp các mô cơ quan, đạt mức chữa trị ở mô xương, các dịch thể, mật, da và cơ tim, viên màng não. Lincomycin có thể đạt 57-72% trong protein huyết thanh , tuỳ vào sự tập trung thuốc. Thuốo có thể qua nhau thai, cũng có thể vào sữa ở mức tương đương trong máu. Lincomycin bị khử ở gan, thuốc được bài suất và chuyển hoá qua nước tiểu, phân, mật.

Cũng như nhiều loại thuốc tân dược khác, nhóm thuốc này có tác dụng như macrolid với các cầu khuẩn gram dương bao gồm cả tụ cầu kháng penicillin, tác dụng lên cả các vi khuẩn kị khí có cả nhóm bacteroid, thuốc cũng ngấm tốt vào tổ chức xương nên nhóm này được chỉ định cho điều trị các áp xe phổi và nhiểm khuẩn ổ bụng – tiểu khung do VK kị khí và dùng trong các trường hợp viêm xương. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc kháng sinh lincosamide bạn có thể gặp một vài tác dụng phụ như gây viêm ruột kết mạc giả có thể gây tử vong. Vì thể khi sử dụng nhóm thuốc này bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa hoặc những Dược sĩ tư vấn có chuyên môn.

Nguồn: chúng tôi

Những Điều Cần Biết Khi Dùng Kháng Sinh Nhóm Lincosamid Trên Lâm Sàng

Tổng quan về Lincosamid

Lincosamid là một nhóm kháng sinh không phổ biến lắm trên lâm sàng hiện nay. Hiện tại nhóm này chỉ có hai kháng sinh đang được sử dụng trên người, đó là lincomycin và clindamycin, trong đó lincomycin là kháng sinh tự nhiên, còn clindamycin là kháng sinh bán tổng hợp từ lincomycin.

Phổ kháng khuẩn

Lincomycin: Phổ tác dụng trên vi khuẩn gram(+) ưa khí ( Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus, Corynebacterium diphtheriae, Bacillus anthracis), vi khuẩn kị khí ( Eubacterium, Peptococcus, Clostridium perfringens, Clostridium tetani, Peptostreptococcus, Propionibacterium), không tác dụng trên Clostridium difficile.

Clindamycin: Phổ kháng khuẩn tương tự lincomycin nhưng có sự mở rộng hơn đối với: Chlamydia trachomatis, Toxoplasma gondii, Pneumocystis carinii, Plasmodium falciparum, Gardnerella vaginalis.

Cơ chế tác dụng

Cơ chế của các lincosamid tương tự như các macrolid và streptogramin B. Nó tác động vào tiểu phần 50S của ribosom vi khuẩn, ngăn cản không cho hình thành liên kết peptid giữa acid amin đang gắn với tARN với acid amin cuối cùng của chuỗi polypeptid đang được nối dài.

Đây là nhóm kháng sinh kìm khuẩn ở nồng độ thấp nhưng diệt khuẩn ở nồng độ cao (tương tự macrolid).

Lincomycin: Điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm: Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus ở những bệnh nhân dị ứng penicillin, bệnh bạch hầu, bệnh than, uốn ván, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn huyết, áp xe phổi, mụn nhọt có biến chứng, viêm phúc mạc thứ phát, nhiễm khuẩn do vi khuẩn kị khí. Nhiễm khuẩn ở các vị trí kháng sinh thông thường khó tới như viêm cốt tủy, viêm xương.

Clindamycin: Điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm (chỉ khi bệnh nhân dị ứng penicillin hoặc vi khuẩn kháng penicillin): S.aureus, B.fragilis… dự phòng viêm nội tâm mạc hoặc cấy ghép trong phẫu thuật, áp xe phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng do các vi khuẩn kỵ khí, Streptococcus, Staphylococcus, và Pneumococcus, viêm phúc mạc, áp xe ổ bụng, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vùng chậu hông và sinh dục, trứng cá, hoại thư sinh hơi, một số nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch…

Tác dụng phụ

Hay gặp: Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng…).

Ít gặp: Viêm tắc tĩnh mạch sau tiêm tĩnh mạch, phản ứng tại chỗ sau tiêm bắp. Phản ứng dị ứng (phát ban, nổi mày đay, ngứa, phù mạch…).

Hiếm gặp: Sốc phản vệ, tằng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu đa nhân trung tính (có hồi phục), viêm đại tràng giả mạc do difficile (nguy cơ khi dùng clindamycin cao hơn lincomycin), viêm thực quản, tăng men gan, bội nhiễm nấm, hội chứng Stevens-Johnson, rối loạn chức năng thận…

Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn

Methyl hóa ribosom: Sự tồn tại của methyltransferase trong rARN 23S, ngăn chặn sự gắn kết của lincosamid, macrolid và streptogramin B với tiểu phần 50S. Họ gen chịu trách nhiệm mã hóa các methyltransferase gọi là “erm” (erythromycin ribosome methylase). Cho đến nay gần 40 gen erm đã được báo cáo, nằm trên các plasmid và gen nhảy là chủ yếu.

Bơm tống thuốc (Efflux Bump): Bơm kháng sinh ra ngoài tế bào trước khi nó kịp kết hợp với tiểu phần 50S.

Biến đổi kháng sinh: Một số chủng aureus được phân lập có enzym Lincosamid nucleotransferase đã được báo cáo. Các gen lnuA và lnuB tạo ra đề kháng với lincomycin (không phải là clindamycin, tuy nhiên có thể hạn chế hoạt động của clindamycin). Kiểu đề kháng này hiếm ở S.aureus, nhưng khá phổ biến ở những chủng vi khuẩn khác.

Tương tác thuốc

Natri cyclamat: giảm hấp thu lincomycin và clindamycin.

Thuốc chống tiêu chảy chứa kaolin: giảm hấp thu lincomycin và clindamycin.

Các thuốc tránh thai đường uống: dùng đồng thời có thể bị giảm tác dụng tránh thai.

Các kháng sinh macrolid, streptogramin: dùng đồng thời sẽ gây ra tác dụng đối kháng do chúng có chung đích tác dụng.

Thuốc giảm nhu động ruột (diphenoxylat, loperamid, các opiat): không dùng khi bị viêm đại tràng giả mạc do chúng làm chậm thải độc tố của difficile.

Vấn đề kháng kháng sinh hay dùng nhất hiện nay Tổng quan về kháng sinh và nguyên tắc sử dụng kháng sinh

Các Nhóm Kháng Sinh Chữa Viêm Xoang &Amp; Lưu Ý Khi Dùng

Penicillin, Cephalosporin, Macrolid… là các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang được dùng phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh để chữa bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, nắm rõ các thông tin về những nhóm thuốc này sẽ giúp bệnh nhân sử dụng được an toàn và hiệu quả.

I/ Các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang được dùng phổ biến

Viêm xoang là một bệnh lý phổ biến, xảy ra khi các hốc xoang bị nhiễm trùng gây ung mủ. Hệ quả là làm cho quá trình lưu thông tân dịch bị ứ tắc gây ra các triệu chứng của viêm xoang.

1. Nhóm kháng sinh Penicillin

Nhóm kháng sinh Penicillin còn được gọi với cái tên khác là Benzylpenicillin, có tác dụng trị ký sinh trùng, kháng khuẩn, kháng nấm. Hiện nay, Penicillin được tổng hợp từ nhiều loại hóa chất khác để từ đó tạo ra nhiều dòng Penicillin khác nhau. Cụ thể có các dòng sau đây:

*) Penicillin cổ điển:

Đối với dòng Penicillin cổ điển, chỉ còn 2 loại thường được sử dụng là Penicillin G và Penicillin V. Trong đó:

Penicillin G: Là một loại kháng sinh tự nhiên vì chúng được sản xuất bằng cách nuôi cấy nấm Penicillium chrysogenum. Nó được sử dụng chủ yếu ở dạng tiêm bắp. Sau khi được tiêm, thuốc thấm vào máu nhanh và đạt nồng độ cao nhất khoảng 15 – 30 phút sau đó. Penicillin G được chuyển hóa ở gan rồi được thải trừ thông qua thận và đường nước tiểu.

Penicillin V: Đây là một loại kháng sinh được sử dụng bằng đường uống. Nó thường được dùng để ngăn tụ cầu và các liên cầu khuẩn không tiết men Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng kháng lại các chủng nhạy cảm khác nữa.

Ngoài 2 nhóm trên, các dẫn chất có tác dụng kéo dài như Probenecid Penicillin, Procaine Penicillin G, Benzanthine Pennicillin cũng có thể được chỉ định.

*) Penicillin A:

Penicillin A hay Aminopenicillin là một loại Penicillin bán tổng hợp, bao gồm các loại thuốc là Ampicillin và Amoxicillin … Trong đó Amoxicillin là loại kháng sinh chữa viêm xoang được chỉ định nhiều nhất. Ngoài ra, nó còn được chỉ định để điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác như nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đường tiết niệu và đường tiêu hóa… Nó được cho là loại kháng sinh mang đến hiệu quả tốt trong việc điều trị các vi khuẩn thông thường. Giá của kháng sinh Amoxicillin cũng khá rẻ. Do đó, người bệnh có thể dễ dàng mua loại kháng sinh này để điều trị viêm xoang. Tuy nhiên, cũng tương tự như các kháng sinh khác, Amoxicillin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Tùy vào thể trạng, tuổi tác, tình trạng bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một liều lượng dùng phù hợp. Vì thế, hãy dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh gặp những vấn đề không mong muốn.

*) Penicillin M:

Penicillin M còn được gọi là Penicillin kháng enzyme penicillinase. Những loại thuốc nằm trong nhóm này bao gồm:

Đây là nhóm kháng sinh được sử dụng để chuyên trị các loại vi khuẩn nhóm Pseudomonas. Chúng được chia thành 2 nhóm nhỏ, bao gồm: Carboxypenicillin và Ureidopenicillin.

2. Nhóm kháng sinh chữa viêm xoang Cephalosporin

*) Cephalosporin thế hệ 1:

Các loại kháng sinh thuộc thế hệ I thường được dùng bao gồm:

Những loại kháng sinh thuộc thế 1 có khả năng tiêu diệt vi khuẩn rất tốt đối với các bệnh nhiễm khuẩn mô mềm và nhiễm khuẩn trên da do S. Pyogenes và S. aureus. Một số trường hợp, Cefazolin được chỉ định trước các ca phẫu thuật để điều trị dự phòng nhiễm khuẩn. Còn Cefadroxil cũng được sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu với liều lượng 1 – 2 lần/ngày. Ngoài ra, chúng cũng được chỉ định cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn tai – mũi – họng.

Trong quá trình điều trị bằng nhóm thuốc này, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

Phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban da… thậm chí là sốc phản vệ.

Gây rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy

Bội nhiễm xảy ra ở âm đạo, vùng miệng, viêm mạc ruột kết giả mạc.

Gây độc cho thận…

*) Cephalosporin thế hệ 2:

Bao gồm các loại thuốc:

Thuốc Cephalosporin thế hệ thứ 2 lại được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. So với Amoxicillin, các loại thuốc này mang đến tác dụng tốt hơn khi được dùng để chữa viêm tai giữa và viêm phổi do S. pneumoniae. Trong đó, Cefoxitin và Cefotetan đem lại tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở ổ bụng, viêm vùng chậu, nhiễm khuẩn bàn chân… Nhưng các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc thuộc thế hệ này để chữa bệnh viêm màng não hoặc viêm phổi.

Thuốc thế hệ 2 cũng có thể gây tác dụng tương tự như Cephalosporin thế hệ 1. Ngoài ra, chúng có thể gây nên tình trạng rối loạn đông máu do làm giảm prothrombin. Đồng thời nó có thể gây hội chứng giống disulfiram. Để tránh tình trạng này, tuyệt đối không uống rượu bia, các đồ uống có cồn khác trong quá trình dùng Cephalosporin thế hệ 2.

*) Cephalosporin thế hệ 3:

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 bao gồm:

Các loại thuốc kháng sinh thuộc thế hệ III được chỉ định để điều trị bệnh lậu, các dạng nghiêm trọng do nhiễm khuẩn ve gây ra. Trong đó, Cefditoren pivoxil được sử dụng để chữa các bệnh viêm họng, viêm amidan từ nhẹ đến nặng, nhiễm khuẩn da không biến chứng và các đợt viêm phế quản cấp tính. Thuốc Ceftibuten cũng có tác dụng tương tự. Đối với Cefotaxim và ceftriaxon, chúng được dùng trong điều trị đợt đầu bệnh viêm màng não do chúng có khả năng thâm nhập vào dịch não tủy rất tốt.

*) Cephalosporin thế hệ 4:

Nhóm thuốc này được dùng trong trường hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn kháng thuốc.

Do có cấu trúc beta lactam của Cephalosporin và Penicillin tương tự nhau nên các tác dụng phụ mà chúng gây ra cũng không khác biệt nhiều. Điều trị bằng Cephalosporin, bệnh nhân cũng có thể bị phát ban, nổi mày đay, bị co thắt phế quản, phản ứng phản vệ. Một vài trường hợp còn kèm theo triệu chứng sốt, bạch cầu ai toán tăng, tiêu chảy. Chưa hết, Cephalosporin có khả năng gây độc cho thận nhưng không nghiêm trọng như Polymyxin hoặc Aminoglycosid. Nếu dùng thuốc với liều lượng trên 4g/ngày, bệnh nhân có thể bị hoại tử ống thận.

Tùy vào từng loại thuốc, cơ địa của mỗi người mà liều lượng sử dụng của nó cũng được chỉ định khác nhau. Do đó, để tránh gặp phải những tác dụng phụ trong quá trình điều trị, hãy uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị.

3. Nhóm kháng sinh Macrolide

Ngoài 2 nhóm thuốc trên, Macrolide cũng là một trong những nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm xoang thường được sử dụng. Nó được chỉ định để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn răng miệng, nhiễm trùng da, viêm đường sinh dục.

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh này bao gồm:

*) Erythromycin:

Đây là loại thuốc đầu tiên của nhóm kháng sinh Macrolide. Đặc điểm của loại thuốc này là có thời gian bán thải ngắn. Do đó bệnh nhân cần phải uống thuốc nhiều lần trong ngày. Sau này, các kháng sinh bán tổng hợp ra đời đã khắc phục được vấn đề trên. Hiện nay, nhóm kháng sinh chữa viêm xoang Macrolide có các loại thuốc khác.

*) Clarithromycin:

Clarithromycin được dùng kết hợp với Metronidazol và Amoxycillin để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp. Ngoài ra, nó cũng được dùng để chữa trị cho các bệnh nhân bị AIDS.

*) Roxithromycin (rulid):

So với Erythromycin, Roxithromycin (rulid) có nguy cơ tương tác thuốc ít hơn. Do đó, đây cũng là loại thuốc thường hay được sử dụng.

*) Azithromycin (zithromax):

Loại thuốc này chỉ được sử dụng với liều lượng là 1 lần/ngày và chỉ được điều trị trong vòng 3 ngày. Bởi Azithromycin là thuốc thấm rất nhiều vào mô nhưng nó lại ít khi thấm vào dịch não tủy. Thêm vào đó thuốc lại có tác dụng phổ rất rộng thời gian bán thải có thể kéo dài đến 70 giờ. Vì vậy, chỉ được dùng 1 lần trong ngày để bảo đảm an toàn.

*) Spiramycin (rovamycin):

Spiramycin có khả năng chịu đựng tốt trong môi trường dịch vị acid, không gây độc hại đối với gan. Thời gian bán hủy của loại thuốc này cũng khá dài, kéo dài từ 6 – 8 tiếng. Hiện nay, loại thuốc này có dạng được dùng kết hợp với Metronidazol để trị nhiễm khuẩn kỵ khí hoặc dùng trong điều trị nhiễm khuẩn răng hàm mặt.

Nhìn chung, nhóm kháng sinh Macrolide chữa viêm xoang và các bệnh nhiễm khuẩn khác được sử dụng rất phổ biến. Do các loại thuốc này thường dung nạp tốt, có thể dùng cho cả phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bệnh nhân cũng cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Thêm vào đó, nhóm thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang này có chứa nhiều biệt dược đắt tiền nên giá thành của nó cũng không phải rẻ. Vì thế, bệnh nhân cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng để không làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

II/ Vài điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh chữa viêm xoang

Sử dụng kháng sinh là sự lựa chọn hàng đầu khi điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc nào cũng có nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, để bảo đảm cho việc dùng thuốc được an toàn và mang đến tác dụng tốt, bệnh nhân cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau:

Cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian và điều trị. Không được tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc đột ngột dù cho bệnh đã thuyên giảm.

Tuyệt đối không được tự ý mua kháng sinh về để dùng. Do từ “kháng sinh” có nghĩa là kháng lại vi sinh vật. Nó chỉ có tác dụng đối với các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra. Vì thế tự ý dùng thuốc không những không mang đến hiệu quả mà còn làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Kháng sinh thường được dùng trước bữa ăn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bác sĩ lại khuyến cáo nên uống trước khi dùng bữa. Không nên ăn các đồ ăn cay hoặc sử dụng các loại đồ uống có cồn cùng với thuốc để tránh tương tác.

Bên cạnh tiêu diệt các vi khuẩn có hại, kháng sinh cũng tiêu diệt luôn cả các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do đó, bệnh nhân nên bổ sung cho cơ thể các lợi khuẩn bằng các thực phẩm như sữa chua để bổ sung.

Trong trường hợp dùng thuốc mà thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như tiêu chảy, táo bón, phản ứng quá mẫn… ngưng uống thuốc và tìm đến các cơ sở y tế để được xử lý.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày thật sạch sẽ. Đánh răng 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Trong trường hợp xoang làm nghẹt mũi, có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi.

Khi thời tiết lạnh, cần giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi.

Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường. Nó không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho mũi mà còn ngăn không cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

Tắm bằng nước ấm, sau khi tắm cần phải lau người bằng nước ấm mới được mặc quần áo.

Bổ sung thêm cho cơ thể nhiều loại trái cây và rau xanh. Uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể.

Nếu bị xoang mạn tính, thường xuyên thăm khám để nắm được tình trạng bệnh lý. Đồng thời, người bệnh cũng có thể chủ động hơn trong việc điều trị nếu xoang tái phát.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Thiamphenicol (Thuốc Kháng Sinh Nhóm Phenicol)

Thiamphenicol

Thiophénicol ® (Sanofi Wintheop) Dưới dạng acetylcysteinat: Fluimucil Antibiotic ® (Zambon).

Tính chất; kháng sinh thuộc nhóm phenicol có hoạt phổ rộng và hiệu quả trong nhiều nhiễm khuẩn. Thiamphenicol là một dẫn chất của chloramphenicol được biết là loại có độc tính lên tạo huyết. Mặc dù không có trường hợp suy tuỷ chậm không phục hồi và chết người nào được cho là do thiamphenicol, tuy vậy, không nên dùng thuốc này khi có thể dùng thuốc khác ít độc hơn.

Phổ kháng khuẩn

Các chủng nhạy cảm: Haemophylus influenza, màng não cầu, lậu cầu, Salmonella, Brucella, Bordetella pertussis, vi khuẩn kỵ khí, Bacillus fragilis và các cầu khuẩn gram dương.

Với nồng độ cao, thuốc này có tác dụng với tụ cầu, trực khuẩn đường ruột, Klebsiella pneumonia, Proteus mirabillis, Shigella và phẩy khuẩn tả, cũng như với các Rickettsia, Chlamydia và Mycoplasma, Legionella, Rickettsiae, Listeria monocytogenes, xoắn khuẩn.

Các chủng đề kháng: Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter, Providencia, Proteus rettgeri, Mycobacteria, Serratia marescens.

Chỉ định: (khi không dùng được thuốc khác ít độc hơn):

Nhiễm trùng máu bùng phát do não mô cầu hay ban xuất huyết kịch phát khi cấp cứu, bị dị ứng với penicillin (đường tĩnh mạch hay tiêm bắp).

Viêm màng não do não mô cầu hay phế cầu khuẩn khi bị dị ứng với penicillin.

Nhiễm khuẩn do Haemophylus influenzae, nhất là khu trú ở thần kinh não.

Nhiễm khuẩn do liên cầu kỵ khí, nhất là loại ở thần kinh não.

Viêm niệu quản do lậu cầu hay không do lậu cầu với các chủng đa kháng thuốc.

Thương hàn và phó thương hàn

do các chủng đề kháng với aminopenicillin: thiamphenicol

không được chỉ định thường quy cho người lành mang bệnh.

Bệnh lý phổi phế quản do các chủng đa kháng thuốc.

Viêm túi mật cấp.

Bệnh do Rickettsia, bệnh sốt vẹt khi dị ứng với tetracyclin.

Bệnh do Shigella.

Bệnh do Listeria.

Bệnh do Brucella khu trú ở xương.

Các chỉ định khác dựa trên kháng sinh đồ.

Người lớn: theo đường uống, tiêm bắp, tĩnh mạch hay dưới da:1- 3 g/ngày chia 3-4 lần.

Trẻ em trên 6 tháng tuổi: theo đường uống, tiêm bắp, tĩnh mạch hay dưới da: 30 – 100 mg/kg/ngày.

Người cao tuổi: lg/ngày.

Điều trị khẩn cấp khi mới nhiễm lậu cầu chưa biến chứng ở đàn ông: uống liều duy nhất 2,5g.

Nhiễm lậu cầu thể khác: uống ngày đầu 2,5g rồi 2g/ngày trong bốn ngày tiếp sau.

Điều trị cấp cứu ban xuất huyết kịch phát (tình trạng não mô cầu huyết); 50mg/kg theo đường tiêm tĩnh mạch hay bắp thịt.

Theo dõi về huyết học: trước đợt điều trị và hàng tuần: huyết đồ toàn phần, kể cả đếm hồng cầu lưới, nhất là với liều cao. Sự xuất hiện giảm hồng cầu luối hay thiếu máu, giảm bạch cầu hay thiếu tiểu cầu đòi hỏi ngừng điều trị ngay. Tần số và mức độ của các rối loạn vế huyết học tăng lên ở người có tuổi và người suy thận.

Giảm liều khi bị suy gan hay thận: 0,5g cách quãng 12h nếu độ thanh thải creatinin ở khoảng 60 – 30 ml/phút hay 0,5g cách quãng 24h nếu độ thanh thải trong khoảng 30 – 10 ml/phút.

Tránh uống rượu.

Chống chỉ định

Đã có tai biến hay dị ứng, ngộ độc trước đó với thuốc này hay với chloramphenicol.

Tiền sử suy tuỷ (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu).

Khi có thai (thuốc thấm chuyển qua nhau thai).

Khi cho con bú (thuốc đi vào sữa mẹ).

Trẻ sơ sinh, đẻ non, nhũ nhi dưới 6 tháng.

Suy thận.

Thiếu men glucose – 6- phosphat dehydrogenase (nguy cơ bị cơn kịch phát tan huyết).

Tác dụng phụ

ức chế tạm thời tuỷ xương: nhận thấy tác dụng này với liều cao trong 1-2 tuần: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; Biến đổi trên tuỷ đồ; nguy cơ này tăng lên ở người bệnh đã chữa bằng chloramphenicol tại chỗ (thuốc nhỏ mắt).

Hiếm gặp là nổi ban da và phù Quincke.

Làm nặng lên các triệu chứng lúc bắt đầu điều trị thương hàn và phó thương hàn (kê đơn các liều khởi đầu thấp).

ức chế hệ vi khuẩn chí ở ruột, dẫn đến thiếu vitamin K: viêm đại tràng sau dùng kháng sinh.

Viêm thần kinh thị giác (khi điều trị kéo dài).

Tương tác: với các thuốc uống chống đông máu, chống tiểu đường, các cyclophosphamid và phenytoin (thiamphenicol làm tăng độc tính của các thuốc này bằng ức chế các men tiểu thể của gan); với penicillin và lincomycin (tác dụng đối vận nên cần tránh phối hợp); với methotrexat (độc tính của thiamphenicol tăng lên); với barbituric (làm giảm nồng độ thiamphenicol trong huyết tương); với đồng sulfat trong các phản ứng tìm glucose niệu (phản ứng dương tính giả).