Top 7 # Xem Nhiều Nhất Hút Thuốc Lá Ung Thư Phổi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Hút Thuốc Lá Có Ung Thư Phổi Không? Cách Phòng Ngừa Ung Thư Phổi Hiệu Quả

Khói thuốc tác động đến phổi như thế nào?

Khói thuốc lá là hỗn hợp của khoảng 7000 chất độc hại, bao gồm nicotin, các chất khí vô cơ, chất khí hữu cơ (chủ yếu là hợp chất dị vòng). Khi vào phổi, khói thuốc lá gây các tác động:

– Ức chế hoạt động của các tế bào lông chuyển, làm chúng bị tê liệt. Các lông chuyển này bình thường luôn hoạt động theo kiểu làn sóng một cách nhịp nhàng. Các bụi bẩn từ bên ngoài sẽ bị những lông chuyển này cản lại và đẩy ra ngoài họng, sau đó bị phản xạ ho đẩy ra ngoài. Lông chuyển bị tê liệt khiến phổi bị mất lớp phòng thủ này, tạo điều kiện cho các chất độc hại tiến sâu vào trong và gây bệnh.

– Ức chế, làm suy giảm chức năng của các đại thực bào phế nang: Đại thực bào phế nang thường tập trung ở cuối các tiểu phế quản và phế nang. Chúng là bộ phận quan trọng của hệ miễn dịch có vai trò phát hiện bụi bẩn, vi khuẩn, virus và các chất độc hại, sau đó bao vây và tiêu diệt chúng. Nhờ sự hỗ trợ của các lông chuyển để loại bỏ chúng ra ngoài. Khi các đại thực bào bị suy giảm chức năng, hệ miễn dịch tại phổi bị suy yếu dẫn khiến các chất độc dễ dàng gây bệnh cho phổi hơn.

– Khói thuốc làm phì đại và tăng số lượng các tế bào tiết chất nhầy tại đường dẫn khí, từ đó lượng đờm nhầy gia tăng nhiều hơn bình thường. Các chất nhầy bình thường sẽ có vai trò bẫy các chất độc hại. Nhưng khi số lượng chất nhầy quá nhiều chúng sẽ là nơi khu trú và phát triển của các vi sinh vật và gây bệnh. Đồng thời lượng chất nhầy lớn làm tắc nghẽn đường thở và gây ra những cơn ho.

– Khói thuốc tác động trực tiếp lên các tế bào và mô của phổi, khiến chúng bị nhiễm độc, tổn thương.

Khói thuốc khiến phổi bị nhiễm độc và tổn thương

Hút thuốc có ung thư phổi không?

Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Chúng gây ung thư theo cả cơ chế trực tiếp và gián tiếp:

– Khói thuốc gây ung thư trực tiếp: trong khói thuốc có hơn 40 chất gây ung thư, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dị vòng. Khi vào phổi, chúng gây tổn thương tế bào và mô phổi. Các chất độc này có khả năng làm cho vật liệu di truyền của một hoặc nhiều tế bào phổi bị thay đổi hoặc hư hỏng, làm mất kiểm soát chu kỳ tế bào. Từ đó, tế bào phổi bị đột biến, tăng sinh mất kiểm soát và hình thành các khối u ác tính.

– Khói thuốc gây ung thư phổi gián tiếp: Khói thuốc làm suy yếu khả năng tự bảo vệ của phổi (ức chế đại thực bào phế nang, làm tê liệt hệ lông chuyển), làm tăng đờm nhầy, làm tổn thương tế bào và mô phổi. Từ đó khiến các yếu tố gây bệnh khác từ môi trường ô nhiễm dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong phổi, kết hợp với khói thuốc gây các bệnh như viêm phế quản mạn, COPD… Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh này đó là ung thư phổi.

Khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi

Không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi vì khói thuốc

Sự thật là có những người không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi vì khói thuốc. Nguyên nhân là do họ hít phải khói thuốc trong không khí. Khói thuốc được phân làm hai luồng, trong đó luồng thứ nhất được người hút trực tiếp hút vào trong phổi. Luồng thứ hai chiếm đến 80% là khói thuốc sinh ra từ điếu thuốc giữa mỗi lần hút. Luồng khói thuốc này chưa qua lớp đầu lọc, chứa nhiều chất độc hại hơn cả luồng khói thứ nhất.

Luồng khói thứ hai tỏa ra ngoài không khí khiến người xung quanh hít phải. Chịu ảnh hưởng nhiều nhất là những người thân trong gia đình. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có người lớn hút thuốc có nguy cơ ung thư phổi cao hơn 120% đến 150% so với những đứa trẻ khác.

Khói thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người xung quanh

Ung thư phổi có chữa được không?

Ung thư phổi và ung thư gan là hai loại ung thư nguy hiểm nhất. Mức độ nguy hiểm của ung thư phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Loại ung thư phổi: Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ . Trong ung thư phổi tế bào không nhỏ lại có nhiều phân loại khác nhau. Và mỗi phân loại lại có độ nguy hiểm cũng như phương pháp điều trị khác nhau. Nhìn chung, ung thư phổi tế bào nhỏ khó điều trị và nguy hiểm hơn rất nhiều so với ung thư phổi tế bào không nhỏ.

– Giai đoạn của bệnh: Theo hệ thống phân loại TNM thì ung thư phổi tế bào không nhỏ được phân làm các giai đoạn từ IA, IB, IIA, IIB… đến giai đoạn IV. Trong đó, giai đoạn IA và IB là giai đoạn đầu, có khả năng điều trị khỏi. Nhưng với giai đoạn IV thì không còn khả năng điều trị, thời gian sống còn lại của bệnh nhân còn rất ít. Ung thư phổi tế bào nhỏ được chia làm giai đoạn khu trú và giai đoạn lan tràn. Khi đã chuyển sang giai đoạn lan tràn thì mục tiêu điều trị lúc này chỉ là giảm nhẹ các triệu chứng ung thư phổi , cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống còn lại cho bệnh nhân.

– Phương pháp điều trị: Các phương pháp điều trị khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau. Thời gian sống còn lại của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào phương pháp điều trị. Bác sĩ sẽ dựa trên giai đoạn bệnh, loại ung thư phổi, tình hình sức khỏe toàn thân để xem xét về lợi ích, nguy cơ và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật,….

– Tình trạng sức khỏe toàn thân của bệnh nhân: Thể trạng của bệnh nhân ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp điều trị của bác sĩ và sự đáp ứng với phương pháp điều trị đó. Bởi để điều trị ung thư, từ phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị đều gây ra những bất lợi rất lớn cho người bệnh.

Tóm lại, khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Bệnh rất nguy hiểm, chỉ một số ít trường hợp phát hiện sớm thì có cơ hội chữa khỏi, những trường hợp còn lại mục tiêu điều trị chỉ là kiểm soát không để di căn hoặc giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên, ung thư phổi có triệu chứng vô cùng mờ nhạt, khó phát hiện nên các trường hợp ung thư phổi thường được phát hiện khi bệnh đã đến giai đoạn nặng, không còn cơ hội điều trị khỏi. Chính vì vậy, việc tốt nhất bạn có thể làm đó là phòng ngừa ung thư phổi ngay từ bây giờ.

Ung thư phổi là bệnh rất nguy hiểm

Phòng ngừa ung thư phổi bằng cách nào?

Để phòng ung thư phổi, bạn cần:

– Bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ: Nếu tiếp tục hút thuốc, ung thư phổi sẽ đến sớm hơn, người đã bị ung thư thì hút thuốc thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh hơn. Tuy nhiên, người hút dễ bị nghiện và lệ thuộc nên việc bỏ sẽ gặp không ít khó khăn. Lúc này, người hút thuốc nên dùng thêm các biện pháp hỗ trợ như các loại nước súc miệng bỏ thuốc lá.

– Giải độc cho phổi: Dù đã bỏ được thuốc lá nhưng việc hút thuốc trong thời gian dài trước đó khiến phổi đã bị nhiễm độc, tổn thương và suy yếu. Khi đó, phổi dễ dàng bị tấn công bởi các yếu tố gây độc khác và vẫn có khả năng hình thành, phát triển tế bào ung thư. Vì vậy, giải độc cho phổi là việc quan trọng cần làm ngay từ bây giờ để phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả.

– Tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư phổi: Trong cơ thể thường xuyên có sự sản sinh ra các tế bào ung thư. Nhưng nhờ hệ thống miễn dịch (trong đó quan trọng nhất là tế bào tiêu diệt tự nhiên NK) mà chúng bị ức chế và tiêu diệt. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu và cơ thể con người phải chịu quá nhiều tác nhân gây ung thư, vượt quá khả năng miễn dịch của cơ thể thì bệnh ung thư sẽ xuất hiện. Vì vậy, tăng cường hoạt động của tế bào NK sẽ giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ là điều buộc phải làm để phòng ung thư phổi

Giải độc phổi , tăng cường hoạt động của tế bào NK bằng các thảo dược tự nhiên

Trong tự nhiên có rất nhiều thảo dược chứa các hoạt chất giúp giải độc phổi, kích hoạt tế bào NK. Từ đó giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Các thảo dược tiêu biểu nhất đó là:

Xuyên tâm liên, hoàng cầm, lá oliu, cam thảo Italia: Giúp làm sạch phổi, chống oxy hóa, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Từ đó, khắc phục được những hậu quả do khói thuốc và các chất độc hại khác gây ra trên phổi từ trước.

Cúc tây, xuyên bối mẫu: Cúc tây giúp kích hoạt, tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế nang. Xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông chuyển bị tê liệt do khói thuốc. Từ đó tăng cường khả năng bảo vệ của phổi trước các tác nhân gây bệnh.

Thảo dược nổi tiếng nhất trong việc kích hoạt tế bào NK đó là tảo nâu Nhật Bản. Trong tảo nâu Nhật có chứa hàm lượng cao Fucoidan. Đây là một polysacarit đã được chứng minh có tác dụng chống ung thư hiệu quả với nhiều cơ chế khác nhau.

– Fucoidan có tác dụng kích hoạt tế bào tiêu diệt tự nhiên NK từ đó làm tăng khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư) của hệ miễn dịch.

– Điều hòa chu kỳ tế bào, ức chế sự tăng sinh tế bào ở khối u. Thúc đẩy tế bào ung thư tự chết theo chu trình.

– Ức chế sự hình thành mạch máu mới, qua đó cắt đứt nguồn nuôi dưỡng cho tế bào ung thư.

– Thúc đẩy tế bào ung thư chết theo chu trình.

Các cơ chế tác dụng trên đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới. Trong đó nổi bật là nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản và nghiên cứu của Giáo sư Alekseyenko và cộng sự thuộc Viện Khoa học Y khoa Nga. Các nghiên cứu này đều đưa đến kết luận: Sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư phổi.

Các thảo dược trên được kết hợp trong sản phẩm BoniDetox của Mỹ

BoniDetox giúp phòng ung thư phổi hiệu quả nhờ Fucoidan và các thảo dược khác

được nhập khẩu từ Mỹ, là sản phẩm giúp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả nhờ thành phần Fucoidan và các thảo dược giúp giải độc phổi như xuyên tâm liên, lá oliu, hoàng cầm, cam thảo Italia, cúc tây, xuyên bối mẫu.

Ngoài ra, trong BoniDetox còn có các thảo dược giúp giảm ho, long đờm, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản, làm thông thoáng đường thở đó là tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh. Từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, khó thở… của những người hút thuốc lá lâu năm.

Như vậy, BoniDetox là giải pháp tối ưu giúp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả, không chỉ với những người hút thuốc lâu lăm mà cả với những người có nguy cơ cao khác như:

– Người sống trong môi trường không khí ô nhiễm.

– Người làm việc trong môi trường nhiều chất gây ung thư phổi như công nhân sản xuất xi măng, công nhân khai thác than, đá, quặng…

– Người mắc các bệnh lý mạn tính trên phổi như viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD…

BoniDetox tác động phòng ngừa ung thư hiệu quả theo nhiều cơ chế khác nhau

BoniDetox – sản phẩm của công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới

Công nghệ bào chế là một yếu tố quan trọng khác tạo nên tác dụng vượt trội của BoniDetox. Sản phẩm được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Tập đoàn có nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP đặt tại Mỹ là nhà máy J&E International.

Tại nhà máy này, BoniDetox được tạo nên bởi công nghệ microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniDetox có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Nhờ kích thước siêu nhỏ mà chúng dễ dàng được hấp thu một cách tối đa, hiệu quả đạt được là cao nhất.

BoniDetox được khuyên dùng bởi các chuyên gia đầu ngành

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Trung ương quân đội 108: “Dù đã được tuyên truyền rất nhiều nhưng nhiều người vẫn thắc mắc hút thuốc có ung thư phổi không? Câu trả lời là có. Khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Để phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả nhất, chúng ta cần kết hợp được giữa việc bỏ hút thuốc, giải độc phổi và tăng cường miễn dịch, đặc biệt là kích hoạt tế bào tiêu diệt tự nhiên NK.

“Lựa chọn hàng đầu của tôi chính là BoniDetox của Mỹ. Sản phẩm này có rất nhiều thành phần từ thảo dược giúp bảo vệ và giải độc cho phổi hiệu quả. Đặc biệt là thành phần Fucoidan, đây là chất có tác dụng ngừa ung thư đã được ứng dụng từ lâu. Trong BoniDetox, Fucoidan và thảo dược được tối ưu tác dụng bằng công nghệ hiện đại, từ đó hiệu quả đem lại vượt trội hơn tất cả các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay”.

Người hút thuốc lá nên dùng BoniDetox với liều từ 2-4 viên/ngày, dùng đều đặn hàng ngày để cho hiệu quả tốt nhất. Vì thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên BoniDetox rất an toàn, người bệnh dùng lâu dài mà không gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.

BoniDetox được phân phối bởi công ty uy tín hàng đầu Việt Nam

BoniDetox được nhập khẩu và phân phối rộng rãi tại Việt Nam bởi công ty Botania. Được thành lập từ năm 2008, đến nay công ty đã khẳng định được uy tín trên thị trường khi lọt vào top 10 thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng năm 2018.

Với hàng loạt các sản phẩm hiệu quả, chất lượng trong suốt nhiều năm qua, công ty Botania 4 năm liên tiếp vinh dự được nhận cúp và bằng khen “Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Công ty Botania vinh dự nhận cúp và bằng khen “Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng”

Đây là giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có đóng góp to lớn trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng. Từ đó một lần nữa, công ty Botania khẳng định được vị thế, uy tín của mình trên thị trường.

Vì Sao Phụ Nữ Không Hút Thuốc Lá Vẫn Bị Ung Thư Phổi ?

Mặc dù phụ nữ ít hút thuốc hơn đàn ông rất nhiều, nhưng họ vẫn chiếm gần một nửa số caung thư phổi được chẩn đoán. Và mặc dù số ca tử vong vì ung thư phổi ở nam đã bắt đầu giảm từ năm 1990, nhưng với nữ thì con số này vẫn còn đang tiếp tục gia tăng.

Ung thư phổi thường do hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với các loại hóa chất độc hại. Bất cứ ai cũng đều có thể bị ung thư phổi.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao thứ 2 trong số các loại ung thư ở nam và nữ tại Mỹ, với hơn 200,000 người Mỹ được chẩn đoán vào năm 2017.

Mặc dù phụ nữ ít hút thuốc hơn đàn ông rất nhiều, nhưng họ vẫn chiếm gần một nửa số ca ung thư phổi được chẩn đoán. Và mặc dù số ca tử vong vì ung thư phổi ở nam đã bắt đầu giảm từ năm 1990, nhưng với nữ thì con số này vẫn còn đang tiếp tục gia tăng.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư phổi

Các yếu tố nguy cơ tiến triển ung thư phổi khá giống nhau giữa cả nam và nữ:

* Tiền căn gia đình

* Tiền căn mắc các bệnh phổi do phơi nhiễm với asbestos, thuốc lá và các hóa chất độc hại.

* Ăn uống kém

* Hút thuốc lá (thụ động và chủ động)

Các ca ung thư phổi do hút thuốc lá bị động chiếm một tỷ lệ lớn, là một hồi chuông cảnh báo về các mối nguy cơ gây ra bệnh ung thư phổi.

Tuy nhiên, đối với ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá, phụ nữ lại chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nam giới.

Một nghiên cứu được công bố tại các hội nghị về chuyên đề Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch máu (Seminars of Thoracic and Cardiovascular Surgery) cho biết : “Tại Mỹ và châu Âu, có khoảng 20 % phụ nữ bị bệnh ung thư phổi là chưa bao giờ hút thuốc lá so với con số từ 2 % đến 6 % số ca bị bệnh ung thư phổi mà không hút thuốc lá ở nam giới.”

Các tác giả của công trình nghiên cứu cho biết có một sự khác biệt đáng báo động trong các yếu tố nguy cơ và tiến triển của bệnh ung thư phổi ở phụ nữ khi so với nam giới.

Các triệu chứng của bệnh ung thư phổi

Cả nam giới và phụ nữ đều có các triệu chứng giống nhau của bệnh ung thư phổi, bao gồm:

* Ho dai dẳng và tiến triển nặng dần

* Đau ngực tiến triển

* Ho ra máu

* Khó thở

* Khò khè

* Khàn tiếng

* Nuốt khó

* Chán ăn

* Sụt cân

* Mệt mỏi

* Nhiễm trùng phổi, như viêm phổi hoặc viêm phế quản.

Nếu bạn có biểu hiện các triệu chứng ở trên, bạn cần phải tìm đến các phòng khám chuyên khoa để nhờ các bác sĩ giúp tìm hiểu nguyên nhân liệu bạn có bị ung thư phổi hay không.

Các loại ung thư phổi

Có nhiều loại ung thư phổi. Tuy nhiên, có 2 loại thường gặp nhất ở phụ nữ.

1. Ung thư phổi tế bào nhỏ

2. Adenocarcinoma

Adenocarcinoma không phải là một loại ung thư tế bào nhỏ và gặp ở hầu hết các trường hợp bị ung thư phổi không hút thuốc ở cả nam và nữ.

Chúng thường được phát hiện ở các cơ quan ngoài phổi và có xu hướng di căn sớm.

Cả hai loại ung thư trên đều diễn tiến rất nhanh chóng, chính vì vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Chẩn đoán có thể dự vào các kỹ thuật hình ảnh, như phim X Quang và chụp cộng hưởng từ (MRI), cùng với sinh thiết mô phổi.

Các nguyên nhân do gen và hormone

Nhiều nhà khoa học cho rằng có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư phổi, trong đó gen và hormone chiếm một vai trò rất quan trọng để khiến một người khỏe mạnh bị mắc bệnh ung thư phổi. Không chỉ vậy, quan điểm đó còn giúp lý giải tại sao có sự khác biệt trong sự tiến triển của ung thư phổi và tỷ lệ sống sót ở phụ nữ.

1. Gen di truyền

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra có nhiều loại gen khác nhau góp phần vào sự tiến triển khác nhau của ung thư phổi trên các bệnh nhân nữ khác nhau. Một vài loại gen là được di truyền, một vài là do kích hoạt từ khói thuốc lá.

2. Hormone

Có nhiều thụ thể estrogen được tìm thấy trên tế bào ung thư phổi ở cả nam và nữ. Trong phòng thí nghiệm, estrogen làm kích thích sự phát triển của tế bào ung thư và điều trị làm giảm estrogen giúp ngăn cản sự tiến triển của tế bào ung thư.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng nồng độ của estrogen trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ cũng ảnh hưởng tới sự hình thành ung thư phổi. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ estrogen bao gồm:

* Số lần mang thai

* Tuổi có kỳ kinh đầu tiên

* Tuổi mãn kinh

* Chu kỳ kinh nguyệt

Điều trị bệnh ung thư phổi

Điều trị bệnh ung thư phổi tùy thuộc vào giai đoạn bệnh khi được chẩn đoán.

Với khối u còn nhỏ chưa hoặc chỉ di căn một ít thường được cắt bỏ bằng phẫu thuật. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có chỉ định hóa trị hoặc xạ trị phối hợp với phẫu thuật để đảm bảo tất cả các tế bào ung thư đều đã được loại bỏ.

Nếu tế bào ung thư di căn quá nhiều, bệnh nhân sẽ không được phẫu thuật, và ung thư lúc này là hầu như không thể điều trị triệt để được. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xạ trị để giúp kiểm soát biến chứng hoặc để giảm đau đớn cho người bệnh.

Thông thường, không có sự khác biệt trong điều trị ung thư phổi giữa nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu chỉ ra rằng do có sự khác biệt giữa gen và hormone trong bệnh ung thư phổi giữa các giới dẫn tới các phương pháp trị liệu tỏ ra hiệu quả và được ưu tiên hơn ở phụ nữ khi so với nam giới. Các loại thuốc nhắm trúng đích một loại protein cụ thể nào đó hoặc một thụ thể hiệu quả hơn ở bệnh ung thư phổi không do hút thuốc ở phụ nữ.

Khả năng sống thấp nếu được phát hiện trễ

Hiện nay, vẫn cần thêm các cuộc nghiên cứu để tìm ra sự khác biệt giữa nam và nữ trong sự phát triển của bệnh ung thư phổi, cũng như là phương pháp điều trị và các loại thuốc dùng trong căn bệnh này. Ung thư phổi giai đoạn 3 có tỷ lệ sống 5 năm chỉ có khoảng 15 % . Tuy nhiên, con số này có thể tăng lên đến 50% ở những người được phát hiện sớm trước khi ung thư bắt đầu di căn.

Hiện tại chưa có xét nghiệm hình ảnh nào giúp phát hiện sớm bệnh ung thư phổi, chính vì vậy bạn cần phải có lối sống lành mạnh và tránh xa tiếp xúc với thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động) là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Tại Sao Thuốc Lá Gây Ung Thư Phổi?

Thuốc lá là nguyên nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm “chết người”

Trong thành phần của thuốc lá có chứa khoảng 7000 hóa chất độc hại, trong đó có hơn 40 chất gây ung thư. Do đó, hút thuốc lá đồng nghĩa với việc đưa hàng ngàn các chất độc hại vào trong cơ thể, về lâu dài sẽ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như: Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não…), bệnh hô hấp (viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính -COPD…)…

Và nghiêm trọng nhất phải kể đến các bệnh ung thư: Ung thư phổi , ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản… Trong đó, ung thư phổi chiếm 90% và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người hút thuốc lá. Vậy tại sao tỷ lệ số người hút thuốc lá mắc ung thư phổi lại cao như vậy?

Nguyên nhân là do 2 thành phần Benzen và Nitrosamine trong khói thuốc có thể tác động vào DNA trong tế bào phổi và gây tổn thương phổi. Phổi bị tổn thương trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Bên cạnh đó, khói thuốc lá gây tê liệt hoặc phá hủy hệ thống lông mao, làm giảm khả năng bài tiết đờm ra khỏi cơ thể. Đồng thời, khói thuốc lá khiến cấu trúc các tuyến tiết nhầy bị thay đổi nên đờm được tiết ra nhiều hơn. Hậu quả chính là lượng lớn chất nhầy nhiễm nhiều chất độc hại từ khói thuốc bị giữ lại trong phổi và cản trở sự lưu thông trao đổi không khí. Đây cũng chính là tác nhân thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi ở những người hút thuốc lá tăng cao.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 10 lần những người không hút thuốc lá. Đồng thời, những người không trực tiếp hút thuốc lá nhưng hít phải khói thuốc lâu ngày (hút thuốc lá thụ động) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn những người khác.

Tuy nhiên, bỏ thuốc lá chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bởi khi bỏ thuốc lá, lượng nicotin (chất gây nghiện cực mạnh trong khói thuốc lá) cung cấp cho cơ thể bị suy giảm, gây ra các cơn thèm thuốc dữ dội cùng hàng loạt các triệu chứng của hội chứng cai thuốc (mất ngủ, bứt rứt, lo âu, khó chịu, cơn ho dai dẳng kéo dài,…), trở thành rào cản lớn khiến nhiều người rất quyết tâm bỏ thuốc lá nhưng vẫn bị sự cám dỗ của khói thuốc đánh bại.

Bỏ thuốc lá đột ngột hay từ từ hiệu quả hơn?

Bỏ thuốc lá đột ngột là phương pháp mà người nghiện sẽ phải chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng thuốc lá ngay lập tức dù bạn đã hút thuốc lá nhiều năm hoặc hút với một số lượng lớn hàng ngày. Việc làm này sẽ khiến người nghiện thuốc lá gặp phải các triệu chứng cực kỳ dữ dội của hội chứng cai thuốc lá, thậm chí có thể gây “sốc” đối với một số trường hợp nghiện thuốc lá lâu năm. Đây chính là lý do khiến rất nhiều người áp dụng phương pháp này để bỏ thuốc lá gặp thất bại, không thể vượt qua được hội chứng cai thuốc. Vậy phải chăng phương pháp bỏ thuốc lá từ từ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn?

Bỏ thuốc lá từ từ là phương pháp giảm dần số điếu thuốc mà người nghiện hút mỗi ngày cho đến khi không còn điếu nào nữa. Phương pháp này sẽ giúp người nghiện thuốc lá thích nghi từ từ với việc giảm dần nồng độ nicotin trong khói thuốc cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Từ đó, hạn chế tối đa các triệu chứng của hội chứng bỏ thuốc lá.

Thế nhưng, cách thức này lại đòi hỏi bạn phải tuân thủ một cách tuyệt đối việc sẽ giảm bao nhiêu điếu thuốc mỗi ngày mà bạn đã đề ra. Nhưng những người nghiện thuốc lại thường dễ bị cám dỗ bởi những cơn thèm thuốc vật vã, không thể giảm số điếu thuốc mỗi ngày như dự định. Quá trình bỏ thuốc lá bằng phương pháp này cũng vì thế mà thất bại.

Dựa vào các đặc điểm trên, Công ty TNHH Công nghệ Đông Hải đã sản xuất ra nước súc miệng Boni-Smok giúp cắt cơn thuốc thèm thuốc một cách nhanh chóng, giảm dần số điếu thuốc lá từng ngày, hạn chế tối đa các triệu chứng khó chịu từ hội chứng cai thuốc lá, nhờ đó giúp bỏ thuốc lá thành công sau 3-7 ngày.

Nước súc miệng Boni Smok – Bí kíp giúp bỏ thuốc lá cực nhanh sau 3-7 ngày

Boni-Smok là dòng nước súc miệng giúp bỏ thuốc lá đầu tiên tại Việt Nam với thành phần 100% từ thiên nhiên: Tinh chất kim ngân hoa, tinh chất bồ công anh, tinh chất cúc hoa, tinh dầu quế nên Boni-Smok tuyệt đối an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào với người sử dụng.

Đồng thời, Boni-Smok là sản phẩm phẩm giúp bỏ thuốc lá duy nhất trên thị trường đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, tác dụng của Boni-Smok đã được chứng minh qua các phương diện:

Tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng như thèm hút thuốc, cáu gắt, lo lắng, căng thẳng…

Tác dụng làm giảm hàm lượng khí CO trong máu người hút thuốc sau khi bỏ thuốc lá.

Tác dụng giúp giảm đáng kể số lượng điếu thuốc hút của người nghiện sau 7 ngày sử dụng

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy: Hiệu quả giúp bỏ thuốc lá theo tiêu chuẩn DSM-IV của phương pháp sử dụng nước súc miệng Boni-Smok đạt tỷ lệ cao 72.7%. Đây là phương pháp giúp tỷ lệ bỏ thuốc lá thành công cao nhất hiện tại.

Cách sử dụng Boni-Smok cũng vô cùng đơn giản: Khi thèm thuốc lá, bạn súc miệng với Boni-Smok, sục qua sục lại sao cho Boni-Smok bao phủ được toàn bộ khoang miệng, sau đó nhổ đi. Tiếp theo, bạn hút luôn một điếu thuốc lá. Khi đó, bạn sẽ thấy một vị đắng ngắt ở trong miệng, đắng đến mức bạn chỉ hút được 1-2 hơi mà không thể hút hết điếu. Thông thường, đỉnh điểm của cơn thèm thuốc lá sẽ kéo dài từ 3-5 phút. Vị đắng ngắt đó sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác thèm thuốc dữ dội một cách nhẹ nhàng nhất.

Mỗi ngày, bạn súc miệng bằng Boni-Smok 5-6 lần là đã có thể bỏ được ít nhất 5-6 điếu thuốc. Số điếu thuốc được giảm dần dần cho đến khi bạn không còn hút điếu nào nữa là bạn đã bỏ được thuốc lá thành công rồi đấy.

Boni-Smok là sản phẩm được sản xuất bởi công ty TNHH Công nghệ Đông Hải và được phân phối độc quyền bởi công ty Botania (1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất hiện nay).

Năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 – Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội cùng với các cơ quan chức năng khác trao tặng:

Boni Smok đã mang cuộc sống không khói thuốc quay trở lại với hàng vạn người

“Anh nghiện thuốc lá hơn 20 năm nay rồi. Chính vì thế mà đợt gần đây, sức khỏe anh giảm sút hẳn. Anh luôn có cảm giác khó thở, người anh gầy sọp đi. Anh đi khám bác sĩ nói do tác hại của thuốc lá, nếu anh tiếp tục hút thuốc lá, nguy cơ cao là anh có thể bị ung thư phổi. Vì sợ quá nên anh quyết định bỏ thuốc lá.”

“Đúng lúc anh đang loay hoay không biết làm cách nào để bỏ thuốc lá thì may mắn anh được 1 người bạn đã từng bỏ thuốc thành công giới thiệu nước súc miệng Boni-Smok. Anh mua Boni-Smok về và làm theo hướng dẫn. Sau 3 ngày anh đã bỏ thuốc lá thành công. Mới bỏ được thuốc lá vài tuần nhưng người anh khỏe hẳn ra, ăn uống ngon miệng nên anh cũng tăng được 3 kí rồi, trông khác hẳn hồi anh còn hút thuốc. Anh thực sự cảm ơn công ty Botania đã phân phối sản phẩm tốt như Boni-Smok!”.

“Công cuộc bỏ thuốc lá của chú chưa từng thành công cho đến khi chú biết đến nước súc miệng Boni-Smok. Cứ thèm thuốc là chú lại lấy Boni-Smok ra súc miệng, xong chú hút ngay 1 điếu thuốc. Trời ơi, 1 vị đắng ngắt trong miệng và cảm giác buồn nôn khiến chú phải bỏ ngay điếu thuốc đó đi. Cứ như thế, số điếu thuốc chú hút giảm dần từng ngày và chỉ sau 3 ngày chú đã bỏ thuốc lá thành công rồi đấy. Boni-Smok tuyệt thật đó!”

Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hút Thuốc Lá Gây Ung Thư Nguy Hiểm Cho Cơ Thể

Khói thuốc lá có hơn 7.000 hợp chất trong đó có ít nhất 60 hợp chất gây ung thư. Hít phải hỗn hợp hoá chất này thông qua khói thuốc gây tổn thương mô và môi trường tế bào thúc đẩy sự tăng sinh và biến đổi tế bào ung thư. Hút thuốc chiếm ít nhất 30% tổng ca tử vong do ung thư và 80% ca tử vong do ung thư phổi.

Hút thuốc lá và căn bệnh ung thư

Ung thư đề cập đến các bệnh trong đó các tế bào bất thường phân chia ngoài tầm kiểm soát và có thể xâm lấn các mô khác. Tế bào ung thư có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua hệ thống máu và bạch huyết, giúp cơ thể đào thải độc tố.

Có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Hầu hết các bệnh ung thư đều được đặt tên cho cơ quan hoặc loại tế bào mà chúng bắt đầu – ví dụ, ung thư phổi bắt đầu từ phổi và ung thư thanh quản bắt đầu ở thanh quản (hộp thoại).

Hút thuốc lá gây ung thư như thế nào?

Hoá chất trong khói thuốc lá sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể dẫn đến việc tiêu diệt tế bào ung thư thêm phần khó khăn hơn vì thế đây là lý do việc hút thuốc gây ung thư cao hơn so với người bình thường.

Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư khác nhau mà còn làm trầm trọng thêm kết quả ung thư ( NCI, 2012b ). Tỷ lệ sống của những bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư mà vẫn tiếp tục hút thuốc là cực kỳ thấp.

Theo Báo cáo Thường niên Quốc gia về Tình trạng Ung thư năm 2017 của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Viện Ung thư Quốc gia, Viện Ung thư Quốc gia và Hiệp hội Đăng ký Ung thư Trung ương Bắc Mỹ cho rằng thuốc lá là nguyên nhân gây ra 12 loại ung thư.

Tìm hiểu thêm: Thông tin về nicotine là gì? ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Cơ thể bạn sẽ thay đổi như thế nào khi cai thuốc lá:

Trong 5 – 10 năm sau khi bỏ thuốc lá khả năng ung thư miệng cổ họng sẽ giảm xuống 1 nửa.

Trong vòng 10 năm khả năng bị ung thư bàng quang, thực quản hoặc thận của bạn sẽ giảm đáng kể.

Sau 10 – 15 năm cai thuốc nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi giảm xuống 1 nửa

Sau 20 năm bỏ thuốc nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, cổ họng, hộp thoại hoặc tuyến tụy của bạn sẽ giảm xuống mức tương đương với người không hút thuốc. Ngoài ra, nguy cơ ung thư cổ tử cung giảm khoảng một nửa.

Tổng hợp những ý quan trọng của bài viết:

Hút thuốc lá gây ung thư là nguyên nhân số 1 gây ra tử vong cho con người. Gần 30% các ca tử vong do ung thư có thể là do sử dụng thuốc lá.

5 ung thư có tỷ lệ sống thấp nhất là: Ung thư phổi (18,7%), tuyến tuỵ (8,5%), gan (18,1%), thực quản (20,5%) và dạ dày (31,1%).

CEO & Founder of TobaCare.