Top 9 # Xem Nhiều Nhất Nhóm Thuốc Statin Là Gì Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Cảnh Báo Khi Dùng Thuốc Nhóm Statins

10-03-2012

Statins là nhóm thuốc được chỉ định sử dụng phối hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục để làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, low-density lipoprotein (LDL).

Trên thị trường, statins được sản xuất dưới dạng các sản phẩm có thành phần duy nhất như Lipitor ( atorvastatin), Lescol ( fluvastatin), Mevacor ( lovastatin), Altoprev ( lovastatin phóng thích chậm), Livalo ( pitavastatin), Pravachol ( pravastatin), Crestor ( rosuvastatin) và Zocor ( simvastatin).

Những sản phẩm kết hợp gồm Advicor ( lovastatin / niacinphóng thích chậm), Simcor ( simvastatin/niacin phóng thích chậm) và Vytorin ( simvastatin / ezetimibe).

Ngày 28/02/2012, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ FDA vừa thông báo yêu cầu các nhà sản xuất nhóm thuốc hạ cholesterol STATINS phải nêu thêm một số cảnh báo khi dùng thuốc như sau:

1. Các statins có thể làm gia tăng lượng đường và glycosylated hemoglobin (HbA1c) trong máu. Nguy cơ bệnh tiểu đường xảy ra ở 9% – 13% bệnh nhân dùng statins.

2. Nhầm lẫn và mất trí nhớ có hồi phục có thể xảy ra khi dùng statins mặc dù hiếm. Không có bằng chứng cho thấy những tác dụng phụ này dẫn đến suy giảm nhận thức về sau.

3. Thử nghiệm men gan alanine aminotransferase được khuyến cáo thực hiện trước khi chỉ định bệnh nhân bắt đầu dùng statins nhưng không cần thiết phải thường xuyên theo dõi vì tổn thương gan nghiêm trọng ở những bệnh nhân uống statins hiếm khi xảy ra và không thể được ngăn ngừa bằng việc theo dõi thường xuyên.

– Phải ngưng thuốc ngay nếu tổn thương gan nghiêm trọng với các triệu chứng lâm sàng và / hoặc tăng bilirubin máu hay vàng da xảy ra trong quá trình điều trị. Không nên dùng lại statins nếu không tìm thấy nguyên nhân nào khác gây tổn thương gan.

4. Chống chỉ định sử dụng Lovastatin cùng lúc với với các chất ức chế CYP3A4 mạnh – bao gồm itraconazole và erythromycin – để giảm nguy cơ gây bệnh cơ (myopathy)/ tiêu cơ vân (rhabdomyolysis).

– Phải giới hạn liều statins khi dùng chung với các loại thuốc khác như: Gemfibrosil, Cyclosporin, Danazol, Amiodarone,Verapamil, Diltiazem.

Cập Nhật Thông Tin Dược Lý Thuốc Nhóm Statin

Số: 5074/QLD-ĐKV/v: Cập nhật thông tin dược lý thuốc nhóm statin

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2013

Kính gửi:

– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;– Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ y tế;– Các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, nhóm thuốc statin hiện đang lưu hành dưới dạng chế phẩm đơn thành phần (atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pitavastatin, pravastatin, rosuvastatin, simvastatin) và chế phẩm phối hợp (phối hợp simvastatin với ezetimib hoặc atorvastatin với amlodipin).

Căn cứ kết luận của Hội đồng xét duyệt thuốc – Bộ Y tế đối với thuốc nhóm statin; nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, Cục Quản lý Dược thông báo như sau:

1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế:

1.2. Tăng cường thực hiện việc theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc trong quá trình sử dụng và lưu hành; gửi báo cáo ADR (nếu có) về Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (13-15 Lê Thánh Tông, Hà Nội) hoặc Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc TP. Hồ Chí Minh (201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh).

2. Các công ty đăng ký, sản xuất:

2.1. Đối với thuốc nhóm statin đã được cấp phép lưu hành trên thị trường:

2.1.2. Hình thức cập nhật thông tin: Theo hướng dẫn của phụ lục II -Thông tư số 22/2009/TT-BYT ngày 24/11/2009 của Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc.

2.2. Đối với thuốc nhóm statin đang chờ xét duyệt:

Cục Quản lý Dược thông báo để các đơn vị biết và thực hiện ./.

Nơi nhận:– Như trên;– BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để b/c);– Các Thứ trưởng (để b/c);– Cục trưởng (để b/c);– Cục QLKCB, Thanh tra BYT (để phối hợp);– Tổng công ty Dược VN;– Cục Quân Y – Bộ QP; Cục Y tế – Bộ CA; Cục Y tế GTVT- Bộ GTVT;– Bảo hiểm XHVN;– TT DI & ADR Quốc gia; TT DI & ADR KV (BV Chợ Rẫy);– Thành viên HĐ XDT; Chuyên gia thẩm định hồ sơ PC, DL lâm sàng;– Cục QLD: Phòng QLKDD; Phòng QLTTQC thuốc; TC Dược & MP; Văn phòng Cục (để đăng tải Website);– Lưu VT, ĐKT (2b).

KT. CỤC TRƯỞNGPHÓ CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Văn Thanh

PHỤ LỤC 1

CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI/BỔ SUNG CHUNG ĐỐI VỚI THUỐC NHÓM STATIN (Đính kèm theo công văn số 5074/QLD-ĐK, ngày 5/4/2013 của Cục Quản lý Dược)

Các nội dung thay đổi/bổ sung

Thuốc áp dụng

Ghi chú

Tác dụng không mong muốn

Bổ sung một số tác dụng không mong muốn sau:

· Suy giảm nhận thức (như mất trí nhớ, lú lẫn…)

· Tăng đường huyết

· Tăng HbA1c

– Pravastatin: không phải bổ sung tác dụng không mong muốn về tăng đường huyết và tăng HbA1c.

Tương tác thuốc

Ngoài các tương tác đã có, bổ sung và sửa đổi thông tin sau (nếu có các thông tin tương ứng) trong phần Tương tác thuốc, Liều dùng, Chống chỉ định, Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng:

Tăng nguy cơ tổn thương cơ khi sử dụng statin đồng thời với các thuốc sau:

– Gemfibrozil

– Các thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat khác

– Colchicin

– Pitavastatin: không phải bổ sung thông tin tương tác với colchicin.

– Lovastatin: bổ sung và sửa đổi thêm thông tin theo phụ lục 3.

– Simvastatin: bổ sung và sửa đổi thêm thông tin theo phụ lục 4.

Ngoài các tương tác đã có, bổ sung thông tin về tương tác thuốc giữa các statin với các thuốc ức chế protease của HIV và viêm gan siêu vi C (HCV) và bổ sung vào các phần tương ứng trong mục Liều dùng, Chống chỉ định, Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng:

Việc sử dụng đồng thời các thuốc hạ lipid máu nhóm statin với các thuốc điều trị HIV và viêm gan siêu vi C (HCV) có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ, nghiêm trọng nhất là tiêu cơ vân, thận hư dẫn đến suy thận và có thể gây tử vong (phụ lục 2)

– Fluvastatin: không phải bổ sung các loại tương tác này.

– Lovastatin: Bổ sung thêm các thông tin theo phụ lục 3.

– Simvastatin: Bổ sung thêm các thông tin theo phụ lục 4.

Với lovastatin và simvastatin, bổ sung thông tin về chống chỉ định mới, tránh sử dụng đồng thời và giới hạn liều dùng khi sử dụng đồng thời với một số thuốc hoặc đồ uống có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ và/hoặc tiêu cơ vân.

– Lovastatin: Bổ sung thêm thông tin theo phụ lục 3

– Simvastatin: Bổ sung thêm thông tin theo phụ lục 4

Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng

– Bỏ khuyến cáo theo dõi định kỳ chức năng gan và thay bằng khuyến cáo làm xét nghiệm enzym gan trước khi bắt đầu điều trị bằng statin và trong trường hợp chỉ định lâm sàng yêu cầu xét nghiệm sau đó.

– Cân nhắc theo dõi creatin kinase (CK) trong trường hợp:

+ Trong quá trình điều trị bằng statin, bệnh nhân cần thông báo khi có các biểu hiện về cơ như đau cơ, cứng cơ, yếu cơ … Khi có các biểu hiện này, bệnh nhân cần làm xét nghiệm CK để có các biện pháp can thiệp phù hợp.

Tất cả các statin, kể cả trong chế phẩm phối hợp.

PHỤ LỤC 2

KHUYẾN CÁO VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC GIỮA CÁC STATIN VỚI CÁC CHẤT ỨC CHẾ PROTEASE CỦA HIV VÀ HCV

Statin

Các chất ức chế protease có tương tác

Khuyến cáo kê đơn

Atorvastatin

· Tipranavir + Ritonavir

· Telaprevir

Tránh sử dụng atorvastatin

· Lopinavir + Ritonavir

Sử dụng thận trọng và nếu cần thiết nên dùng liều atorvastatin thấp nhất

· Darunavir + Ritonavir

· Fosamprenavir

· Fosamprenavir + Ritonavir

· Saquinavir + Ritonavir

Không quá 20 mg atorvastatin/ ngày

· Nelfinavir

Không quá 40 mg atorvastatin/ ngày

Pitavastatin

· Atazanavir

· Atazanavir + Ritonavir

· Darunavir + Ritonavir

· Lopinavir + Ritonavir

Không hạn chế về liều dùng

Pravastatin

· Darunavir + Ritonavir

· Lopinavir + Ritonavir

Không hạn chế về liều dùng

Rosuvastatin

· Atazanavir

· Atazanavir + Ritonavir

· Lopinavir + Ritonavir

Giới hạn liều rosuvastatin tối đa 10 mg một lần/ngày

Lovastatin

Simvastatin

PHỤ LỤC 3

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC CỦA HOẠT CHẤT LOVASTATIN

1. Chống chỉ định dùng lovastatin phối hợp với các thuốc ức chế CYP 3A4 mạnh như:

· Itraconazol

· Ketoconazol

· Posaconazol

· Erythromycin

· Clarithromycin

· Telithromycin

· Các thuốc ức chế protease của HIV

· Boceprevir

· Telaprevir

· Nefazodon

2. Tránh sử dụng đồng thời lovastatin với:

· Cyclosporin

· Gemfibrozil

4. Không dùng quá 20 mg lovastatin/ ngày khi sử dụng đồng thời với:

· Danazol

· Diltiazem

· Verapamil

5. Không dùng quá 40 mg lovastatin/ ngày khi sử dụng với:

· Amiodaron

PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC CỦA HOẠT CHẤT SIMVASTATIN

1. Chống chỉ định dùng simvastatin phối hợp với các thuốc ức chế CYP 3A4 mạnh như:

· Itraconazol

· Ketoconazol

· Erythromycin

· Clarithromycin

· Telithromycin

· Thuốc ức chế protease của HIV

· Boceprevir

· Telaprevir

· Nefazodon

· Posaconazol

· Gemfibrozil

· Cyclosporin

· Danazol

3. Không dùng quá 10 mg simvastatin/ngày khi sử dụng phối hợp với:

· Verapamil

· Diltiazem

· Dronedaron

(Chống chỉ định phối hợp các thuốc này với chế phẩm có hàm lượng simvastatin ≥ 20 mg)

4. Không dùng quá 20mg simvastatin/ngày khi sử dụng phối với:

· Amiodaron

· Amlodipin

· Ranolazin

6 Nhóm Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp Thường Dùng Hiện Nay Là Gì?

09:59 – 22/02/2019

Theo thống kê của WHO, nhóm các bệnh về tim mạch hiện đang có nguy cơ tử vong cao nhất – hơn cả ung thư. Trong số đó, tăng huyết áp là nguyên nhân khiến các biến chứng tim mạch ngày càng gia tăng. Có nhiều cách để kiểm soát huyết áp, trong đó, dùng thuốc hạ áp là điều cần thiết. Bạn đã biết 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng hiện nay chưa? XEM NGAY!

6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng

Cơ chế chung của các loại thuốc nhóm lợi tiểu là giảm sự ứ nước trong cơ thể, từ đó giảm sức cản ngoại vi và làm huyết áp giảm xuống. Hiện nay, các loại thuốc sử dụng trong điều trị tăng huyết áp thường là: Hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton, amilorid, triamterene,…

Người tăng huyết áp nên uống thuốc gì?

Nhóm thuốc này gồm có reserpin, methyldopa, clonidine,… Chúng hoạt hóa một số tế bào thần kinh trung ương, giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, nhóm này có tác dụng phụ gây trầm cảm và khi ngưng sử dụng có thể làm huyết áp tăng vọt nên hiện nay chúng ít được dùng.

Trong nhóm này gồm có propanolol, nadolol, pindolol, timolol, atenolo, metoprolo,… chống chỉ định với người bị hen suyễn, nhịp tim chậm, suy tim. Cơ chế của nhóm là ức chế thụ thể Beta – giao cảm ở tim và mạch ngoại vi, từ đó làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp. Thuốc thường được dùng cho người bị tăng huyết áp kèm đau thắt ngực, đau nửa đầu.

Nhóm này gồm nifedipin, nicardipin, amlodipin, isradipin, felidipin, diltiazem, verapamil,… thường dùng cho bệnh nhân cao tuổi hoặc có hiện tượng đau thắt ngực. Cơ chế của nhóm thuốc này là chặn dòng Ca2+, không cho chúng đi vào tế bào cơ trơn của mạch máu gây giãn mạch, từ đó làm huyết áp hạ xuống. Đặc biệt, nhóm thuốc này không ảnh hưởng đến việc chuyển hóa mỡ, đường trong cơ thể.

Nhóm đối kháng Canxi thường dùng cho người cao tuổi bị tăng huyết áp

Cơ chế của thuốc là ức chế enzyme ACE (Angiotensin Converting Enzyme) – enzyme đóng vai trò xúc tác sinh học, chuyển hóa angiotensin I thành angiotensin II – chất gây co thắt mạch làm tăng huyết áp, từ đó làm giãn mạch máu và giảm huyết áp. Thuốc thường sử dụng với bệnh nhân tăng huyết áp kèm hen suyễn, tiểu đường. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là gây ho khan và tăng lượng kali trong máu. Nhóm thuốc này gồm có: Captopril, benazepril, enalapril, lisinopril,…

Nhóm đối kháng này gồm losatan, irbesartan, candesartan và valsartan, có tác dụng hạ huyết áp, đưa chỉ số về mức ổn định và đặc biệt phát huy tác dụng khi sử dùng kèm thuốc lợi tiểu thiazid. Ưu điểm lớn của nhóm này là không gây ho khan, không phù nề. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ là chóng mặt, tiêu chảy (rất hiếm gặp). Thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc người dị ứng với thành phần của thuốc.

Nếu như sử dụng các thuốc tây y trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan, thận thì xu hướng dùng sản phẩm tự nhiên lại được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều người bệnh tin dùng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm thảo dược trong thời gian dài để cải thiện một cách tốt nhất tình trạng tăng huyết áp mà không lo để lại tác dụng phụ. Tiêu biểu là sản phẩm có thành phần chính được chiết xuất từ cao cần tây mang tên Định Áp Vương .

Định Áp Vương hỗ trợ điều trị tăng huyết áp an toàn, hiệu quả

Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường. Trong sản phẩm Định Áp Vương: Bên cạnh thành phần chính cần tây rất tốt cho người tăng huyết áp như đã nói ở trên, còn có cao tỏi giúp hạ huyết áp, giúp tăng sức đề kháng, giảm cholesterol và lipid máu khiến việc lưu thông máu dễ hơn; Cao dâu tằm, magiê citrate và nattokinase giúp giãn mạch máu; Berberin có tác dụng trên hệ giao cảm từ đó giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, các thành phần của sản phẩm còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, kiểm soát các nguyên nhân và biểu hiện, giúp phòng ngừa tăng huyết áp cho những người có nguy cơ cao.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về 6 loại thuốc điều trị tăng huyết áp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006105 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0902.207.739 Lê Hường

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Thuốc Lợi Tiểu Là Gì? Các Nhóm Thuốc Lợi Tiểu Theo Tây Y Và Đông Y

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Thuốc lợi tiểu là gì?

Thuốc lợi tiểu là loại thuốc giúp tăng khối lượng nước tiểu đào thải ra ngoài, đặc biệt là tăng thải Na+ và H 2 O ở dịch ngoài bào. Từ đó giúp cơ thể giảm thể tích dịch ngoại bào và thể tích huyết tương. Thuốc thường được chỉ định đối với những trường hợp phù, suy tim và tăng huyết áp.

Phân loại thuốc lợi tiểu:

Thuốc lợi tiểu giảm K+: ức chế CA (Acetazolamid,…), Quai (Furosemid, acid ethacrynic, bumetanid,…), Thiazid (Hydrochlorothiazid, indapamid).

Thuốc lợi tiểu giữ K+: kháng aldosteron (Spironolacton), loại khác như (Amilorid, triamteren).

Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: Mannitol

Nguyên tắc sử dụng thuốc lợi tiểu

Lựa chọn thuốc:

Các lưu ý khi sử dụng thuốc:

Tránh sử dụng quá độ

Hạ kali huyết

Không nên kết hợp Thiazid với lợi tiểu Quai

Không dùng xhung với NSAID sẽ gây suy thận cấp

Lợi tiểu giữ K+ không dùng cùng thuốc làm tăng K+

Những loại thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu giảm K+

1. Nhóm ức chế men CA

Thuốc lợi tiểu ức chế CA là loại thuốc các tác dụng ức chế Hydro trong cầu thận. Khi Hydro bị ức chế sẽ dẫn đến hết nước ở trong cầu thận để vận chuyển Kali và Natri vào trong máu. Điều này sẽ ép cơ thể phải lấy nước ở nơi khác về cầu thận.

Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho các bệnh như phù chân tay, phù nước. Nó giúp giảm được lượng nước thừa trong cơ thể giúp người bệnh mau khỏe lại.

Các loại thuốc lợi tiểu ức chế men CA được bán trên thị trường như: Methazolamide, Acetazolamide, Diclophenamid.

2. Thuốc lợi tiểu Thiazid

Thuốc lợi tiểu Thiazid là loại thuốc thường được sử dụng cho những trường hợp bị suy tim nhẹ, suy tim mạn. Nếu tình trạng suy tim nặng, có thể sử dụng Thiazid kết hợp với thuốc lợi tiểu Quai.

Những loại thuốc Thiazid được bán trên thị trường như: Indapamide, Hydrochlorothiazide, Chlorthalidone.

3. Thuốc lợi tiểu Quai

Thuốc lợi tiểu Quai có 2 loại thường được sử dụng là:

Furosemid có tác dụng thải muối natri và nước do ức chế tái hấp thu natri ở nhánh lên quai Henle.

Acid ethacrynic có tác dụng chủ yếu trên nhánh lên của quai Henle và đoạn pha loãng và sẽ bị hấp thụ nhanh ở đường tiêu hóa.

Thuốc lợi tiểu giữ K+

Thuốc lợi tiểu giữ K+ được sử dụng cho người bị cao huyết áp trong quá trình điều trị. Thuốc có cơ chế hoạt động bằng cách chặn trao đổi ion natri/kali ở ống lượn xa. Thuốc này có thể được sử dụng độc lập hoặc cũng có thể kết hợp với thuốc Thiazid.

Những loại thuốc lợi tiểu giữ K+ được bán trên thị trường như: kháng aldosteron (Spironolacton), amilorid, triamteren.

Chú ý, nếu người bệnh tự ý sử dụng không đúng liều lượng có thể làm mất cân bằng nước và điện giải. Điều này có thể gây ra những tác dụng phụ như hạ huyết áp đột ngột,…

Thuốc lợi tiểu thẩm thấu

Thuốc lợi tiểu tẩm thấu là loại thuốc có tác dụng thẩm thấu nhanh và lợi tiểu. Loại thuốc này có thể được lọc qua cầu thận nhưng không thể hấp thụ được vào ống thận. Điều này sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu của dung dịch cần phải lọc trong ống thận dẫn đến lượng nước tiểu sẽ tăng nhiều hơn bình thường.

Những loại thuốc lợi tiểu thẩm thấu được bán trên thị trường như: Ure, Glycerin, Mannitol.

Những loại thuốc lợi tiểu từ thảo dược thiên nhiên

Ngoài 3 nhóm thuốc tân dược ở trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc lợi tiểu được bào chế từ thảo dược thiên nhiên an toàn với sức khỏe như:

Cần tây: Mỗi ngày bạn sử dụng một ly sinh tố cần tây sẽ có tác dụng lợi tiểu rất tốt.

Nước chanh: Uống một ly nước chanh vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy không chỉ có tác dụng giải độc cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất liên tục trong ngày.

Nước râu ngô hoặc ngô non luộc: Loại nước này cũng có tác dụng lợi tiểu rất tốt, chú ý không nên cho thêm đường hoặc muối vào nước.

Nước đậu đen luộc: Có tác dụng lợi tiểu, bổ thận một cách tự nhiên.

Rau cải: Đây là một loại rau có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu.

Cà chua: Trong cà chua có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp đào thải những chất lỏng dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Do đó, bạn nên uống nước sinh tố cà chua hoặc ăn cà chua sống để giúp lợi tiểu, chống lại bệnh ung thư và tim mạch.

3 món ăn lợi tiểu

Cháo cá chép

Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ thì cháo cá chép là một món ăn không thể thiếu. Theo dân gian, công dụng của cháo cá chép là giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho người mẹ nuôi con, kích thích tuyến sữa để mẹ đủ lượng sữa cần thiết cho con bú hàng ngày. Ngoài ra, một phát hiện khác đó là cháo cá chép còn là một loại thức ăn lợi tiểu cho bà bầu.

Muốn có một bát cháo cá chép thơm ngon, giàu dinh dưỡng, bạn cần đem cá đi luộc và tách lấy phần thịt cá và phần nước luộc cá. Dùng nước này để nấu cháo, khi cháo nhừ, cho thịt cá vào đảo đều và đun sôi. Nếu muốn bát cháo có vị thơm và hấp dẫn hơn, bạn có thể cho thêm chút hành lá đã thái khúc. Như vậy là một tô cháo cá chép đã hoàn thành, rất tốt trong việc lời tiểu cho bà bầu.

Cháo ích trí nhân

Tạm gác lại món cháo cá chép thơm lừng và dậy mùi béo ngậy của cá chép, chúng ta cùng tìm hiểu đến món cháo ích trí nhân – thức ăn lợi tiểu cho bà bầu.

Nguyên liệu cần có là ích trí nhân (bạn có thể tìm mua trong các hiệu thuốc Đông y), muối và nhất thiết không thể thiếu gạo lứt. Đem gạo lứt đi đãi sạch, ích trí nhân gói trong một miếng vải và cho vào nồi nước nấu cùng với gạo. Ích trí nhân sẽ qua lớp vải và ngấm vào cháo. Khi cháo chín nêm nhấc tủi vải ra ngoài và nêm một chút muối, ăn cháo khi nóng.

Cháo nhục quế rượu gạo

Tiếp tục là một món cháo – thức ăn lợi tiểu cho bà bầu cần sử dụng nguyên liệu là vị thuốc Đông y, một điểm khác biệt so với các món cháo bên trên đó là món cháo này cần sử dụng rượu gạo.

Đầu tiên, bạn tiến hành nấu cháo trắng như bình thường, khi cháo chín nhừ cho nhục quế vào và tiếp tục đun khoảng 2 – 4 phút. Mở nắp, cho tiếp rượu gạo vào quấy thật đều. Ăn món cháo này vào buổi tối sẽ giúp bà bầu lợi tiểu và giúp hạn chế đi tiểu nhiều vào ban đêm. Giúp thai phụ có một giấc ngủ ngon để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Những ai không nên sử dụng thuốc lợi tiểu

Người mắc bệnh về tim mạch

Tim mạch là một bệnh khá nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào nếu bạn dùng thuốc không đúng cách, đặc biệt khi sử dụng thuốc lợi tiểu không đúng sẽ làm giảm nhanh lượng Kali trong máu gây ra chứng loạn nhịp tim.

Khi rối loạn nhịp tim chúng gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm, do đó việc sử dụng thuốc bừa bãi không đúng liều lượng cho người bệnh tim mạch cần có sự tư vấn của bác sỹ.

Người bị suy thận

Khi các chất đó trong máu bị giảm khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng các chất điện giải, điều này sẽ khiến cho người bệnh bị suy thận nặng lên. Hiểu được có tác hại gì của thuốc thì bạn mới sử dụng chúng đúng cách.

Người bị bệnh gan

Người bị đái tháo đường

Đến đây chắc bạn không còn thắc mắc thuốc lợi tiểu có tác hại gì rồi phải không, khi người bệnh bị đái tháo đường mà muốn dùng thuốc thì phải cần sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa. Bởi khi dùng thuốc lượng Kali trong máu không được ổn định, glucose trong máu tăng cao gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Lưu ý trước khi sử dụng thuốc lợi tiểu

Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo đúng liệu trình mà bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý ngừng hoặc bỏ thuốc giữa chừng dù đang cảm thấy trong người không được khỏe.

Không ít trường hợp cho rằng sử dụng thuốc lợi tiểu có thể dẫn tới hiện tượng liệt dương, thận yếu, giảm kỷ nên không tuân thủ điều trị. Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa thì điều đó hoàn toàn không nên, vì chỉ có spironolactone khi dùng lâu ngày và với liều cao mới gây yếu sinh lý. Do đó, người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ biết những tác dụng phụ nếu xảy ra để có cách khắc phục kịp thời chứ đừng nên tự ý ngừng thuốc.

Ngoài ra, với những trường hợp đi tiểu nhiều lần trong ngày thì việc dùng thuốc lợi tiểu cũng cần phải tránh sử dụng một số loại thuốc gây ra tương tác bất lợi. Điều này có nghĩa là khi sử dụng thuốc bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc khác mà phải hỏi ý kiến bác sĩ. Cơ thể của chúng ta, chất điện giải kali và natri thường đồng hành với nhau. Vì thế những thuốc lợi tiểu thông dụng thuộc nhóm lợi tiểu quai và nhóm thiazide sẽ giúp thải bỏ natri và làm mất dần đi kali.

Người đang sử dụng thuốc lợi tiểu cũng nên bổ sung vào cơ thể nhiều chuối hoặc uống nước cam. Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ, khát nước, mạch đập nhanh, bất an hãy tới gặp bác sĩ để được khám kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý một số điều như sau:

Không nên uống quá nhiều nước, rượu, bia, hoa quả nhiều nước vào buổi tối

Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ

Sử dụng thuốc lợi tiểu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Hạn chế lo lắng, stress, thay vào đó hãy để tinh thần thật lạc quan, thoải mái