Top 4 # Xem Nhiều Nhất Tên Thuốc Kháng Sinh Nhóm Macrolid Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Thuốc Kháng Sinh Nhóm Macrolid Erythromycin 500Mg

Nhóm kháng sinh có tác dụng phổ rộng, có tác dụng kìm khuẩn, điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn tai, mắt mũi họng, răng miệng nhiễm khuẩn da, … Với thông tin thuốc Blog Học Chia sẻ cập nhật có thể giúp ít trong việc tìm thông tin thuốc, liều dùng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng của thuốc, ….

THUỐC BÁN THEO ĐƠN

Ảnh chụp CÔNG TY CPDP TRUNG ƯƠNG VIDIPHA BÌNH DƯƠNG

THÀNH PHẨN:

Mỗi viên nén bao phim chứa:

– Hoạt chất chính: Erythromycin 500mg. (dưới dạng erythromycin stearat)

– Tá dược: Avicel 101, D.S.T, starch 1500, magnesi stearat, aerosil, H.P.M.C, titan dioxyd, bột talc, màu erythrosin lake, dầu thầu dầu.

DƯỢC LỰC HỌC:

Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid có phổ tác dụng rộng, chủ yếu là kìm khuẩn đối với vi khuẩn Gram dương, Gram âm và các vi khuẩn khác bao gồm Mycoplasma, Spirochetes, Chlamydia và Rickettsia.

Erythromycin và các Macrolid khác gắn thuận nghịch vối tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm và ức chế tổng hợp protein. Tác dụng của erythromycin là kìm khuẩn nhưng có thể kìm khuẩn ở nồng độ cao đối với các chủng rất nhạy cảm. Tác dụng của thuốc tăng lên ở PH kiềm nhẹ (khoảng 8,5), đặc biệt với các vi khuẩn Gram âm.

Erythromycin có phổ tác dụng rộng với các vi khuẩn gây bệnh bao gồm các cầu khuẩn Gram dương, các Streptococcus như Streptococcus Pneumoniae, Sreptococcus pyogenes. Nhiều chủng Staphylococcus aureus vẫn còn nhạy cảm, tuy sự đề kháng -tăng lên nhanh. Các số liệu trong báo cáo ASTS cho thấy trong những năm gần đây, các Staphylococcus, Pneumococcus, Streptococcus tan huyết nhóm A kháng erythromycin tăng lên nhiều, tỉ lệ đề kháng tăng đến 40% (Streptococcus Pneumoniae), 55% (Enterococcus faecalis), 51% (Streptococcus viridans), và 50% (Staphylococcus aureus). Sự kháng erythromycin tăng dần qua từng năm ở Việt Nam do sự lạm dụng các macrolid. Các macrolid nói chung và erythromycin nói riêng phải hạn chế sử dụng, chỉ dùng khi cần, như vậy mới có cơ may giảm được sự kháng thuốc.

Nhiều vi khuẩn Gram dương khác còn nhạy cảm với erythromycin trong đó có: Bacillus anthracis, Corynebacterium diphteria, Erysipelothris rhusioparthiae, Listeria monocyogenes. Thuốc có tác dụng trung bình với các vi khuẩn yếm khí như Clostridium spp., các chủng loại Nocardia thay đổi nhạy cảm nhưng erythromycin vẫn còn tác dụng với Propionibacterium acnes.

Erythromycin có tác dụng với các cầu khuẩn Gram âm như Neisseria meningitidis, N. gonorrheae và Moraxella (Branhamella) catarrhalis.

Các vi khuẩn Gram âm khác có độ nhạy cảm thay đổi nhưng thuốc vẫn còn tác dụng hữu hiệu là:

Bordetella spp., vài chủng Brucella, Flavobacterium, Legionealla spp. và Pasteurella, Haemophilus ducreyi được ghi nhận còn nhạy cảm, nhưng H. influenzae lại ít nhạy cảm. Các Enterobacteriaceae nói chung không nhạy cảm, tuy vậy một vài chủng nhạy cảm vối thuốc ở pH kiềm.

Trong các vi khuẩn yếm khí Gram âm có Helicobacter pyloridis và nhiều chủng Campylobacter jejuni là nhạy cảm (khoảng 10% chủng sau đã kháng). Hầu hết Bacteroides fragilis và nhiều chủng Fusobacterium đều kháng erythromycin.

Các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc bao gồm Actinomyces, Chlamydia, Rickettsia spp., Spirochete như Treponema Pallidum và Borrelia burgdorferi, một số Mycoplasma (nhất là M.pneumoniae) và một số Mucobacteria cơ hội như M.scrofulaceum và M. kansasii, nhưng Mycoplasma trong tế bào lại thường kháng, kể cả M. fortuitum.

Các nấm, nấm men và virus đểu kháng erythromycin. Nồng độ ức chế tối thiểu của erythromycin có thể thấp hơn 0,001 microgam/ml đối với Mycoplasma pneumoniae và nồng độ ức chế tối thiểu từ 0,01 – 0,25 microgam/ml đối với Listeria, Neisseria gonorrheae và Corynebacterium diphteria, Moraxella catarrhalis và Bordetella pertussis. Các vi khuẩn có nồng độ ức chế tối thiểu đến 0,5 microgam/ml được coi là nhạy cảm với kháng sinh và những khuẩn có độ ức chế tối thiểu từ 0,5 – 2 microgam/ml có độ nhạy cảm trung bình.

Erythromycin base không ổn định trong môi trường acid dạ dày, vì vậy sự hấp thu thay đổi và không ổn định. Dạng base thường bào chế viên bao phim hoặc viên bao tan trong ruột, dạng muối ổn định trong môi trường acid. Thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu của dạng base hoặc dạng stearat, tuy nhiên mức độ còn phụ thuộc vào công thức bào chế.

Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được từ 1 – 4 giờ sau khi dùng một liều thuốc, tuỳ theo dạng thuốc. Đạt nồng độ đỉnh khoảng 0,3 -1,0 microgam/ml với liều 250mg erythromycin base và từ- 0,3 – 1,9 microgam/ml với liều 500mg. Đối với dạng stearat cũng như vậy. Nồng độ đỉnh có thể cao hơn khi dùng 4 lần/ngày.

Sinh khả dụng của erythromycin thay đổi từ 30 đến 65% tuỳ theo loại muối. Thuốc phân bố rộng khắp các dịch và mô, bao gồm cả dịch rỉ tai giữa, dịch tuyến tiền liệt, tinh dịch. Nồng độ cao được thấy ở gan lách và đại thực bào. Thuốc thấm kém qua hàng rào máu não và có nồng độ thấp ở dịch não tuỷ; nhưng khi màng não viêm, thuốc trong dịch não tuỷ tăng.

Từ 70 đến 75% dạng base gắn với protein huyết tương. Erythromycin qua nhau thai, nồng độ thuốc trong huyết tương của bào thai thay đổi bằng khoảng 5 – 20% của người mẹ. Thuốc phân bố vào sữa, nồng độ bằng khoảng 50%nồng độ trong huyết tương.

Thời gian bán thải vào khoảng 1,5 – 2,5 giờ, có thể kéo dài hơn ở người bệnh suy thận, đã có báo cáo khoảng 4 – 7 giờ ở người bị suy thận nặng. Erythromycin một phần được chuyển hoá ở gan tạo thành dạng bất hoạt, chất chuyển hoấ này chưa được xác định.

Erythromycin đào thải chủ yếu ở dạng không biến đổi qua mật và tái hấp thu ở ruột. Thải trừ qua nước tiểu từ 2 – 15% dưới dạng không biến đổi.

Erythromycin hầu như không được thải loại bởi thẩm phân máu hoặc thẩm tích màng bụng.

Khả dụng sinh học của erythromycin thay đổi từ 30 – 65% tùy theo loại muối. Viên nén bao phim (base và stearat) dễ mất hoạt tính bởi dịch vị, tốt nhất nên uống vào lúc đói.

Điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm amiđan, áp xe xung quanh amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, nhiễm trùng thứ phát trong bệnh cúm và cảm thông thường.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: khí quản, viêm phế quản cấp tính và mạn tính, viêm phổi (viêm thuy phổi, viêm phế” qùảm phổi,’Viêm phổi không điển hình); giãn phế quản, các nhiễm khuẩn do Legionnella.

Nhiễm khuẩn tai: viêm tai giữa và viêm tai ngoài, viêm xương chũm.

Nhiễm khuẩn răng miệng: viêm lợi, viêm họng Vincent.

Nhiễm khuẩn mắt: viêm mí mắt.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm: nhọt và cụm nhọt, áp xe, mụn trứng cá mụn mủ, chốc lở, viêm mô tế bào, viêm quầng.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: viêm túi mật, viêm ruột do tụ cầu khuẩn.

Dự phòng: trước và sau phẫu thuật chấn thương, bỏng, sốt thấp khớp.

Các nhiễm khuẩn khác: viêm tủy xương, viêm niệu đạo, bệnh lậu, giang mai, viêm hạch bạch huyết ở bẹn, bạch hầu, viêm tuyến tiền liệt, bệnh ban đỏ.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Quá mẫn với erythromycin hoặc với bất cứ thành phần nào trong công thức.

Không phối hợp với terfenadin, đặc biệt trường hợp người bệnh có bệnh tim, loạn nhịp, nhịp tim chậm, khoảng Q – T kéo dài, tim thiếu máu cục bộ, hoặc người bệnh có rối loạn điện giải.

Chống chỉ định sử dụng đồng thời erythromycin với các thuốc: simvastatin, tolterodin, mizolastin, amisulprid, astemizol, terfenadin, domperidon, cisaprid hoặc pimozid.

Erythromycin chống chì định dùng đồng thời với ergotamin và dihydroergotamin.

LIỀU LƯỢNG & CÁCH DÙNG:

Cách dùng:

Thuốc có thể uống với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày nhưng không được uống với sữa hoặc đồ uống có tính acid.

Liều lượng: Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi:

– Nhiễm khuẩn mức độ nhẹ đến trung bình: 1- 2g/ngày chia thành 2- 4 lần uống.

– Nhiễm trùng nặng: 4g/ngày, chia làm nhiều lần uống. Liều cao hơn 1 g/ngày nên chia ra nhiều hơn hai lần uống.

Trẻ em dưới 8 tuổi: dùng dạng bào chế khác có hàm lượng phù hợp.

Điểu chỉnh liều cho người suy thận: liều erythromycin tối đa là 1,5g/ngày được khuyến cáo cho người bị suy thận nặng.

Thời gian điều trị: đối với viêm họng thường là 10 ngày, đối với bệnh viêm phế quản, phổi là thường là 2 tuần.

Rối loạn máu và hệ bạch huyết: tăng bạch cầu ưa eosin.

Tuần hoàn: kéo dài thời gian QT, xoắn đỉnh, loạn nhịp thất và chứng tim đập nhanh.

Rối loạn tai và mê đạo: điếc, ù tai, đã có báo cáo mất thính lực có hồi phục xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân suy thận hoặc dùng liều cao.

Rối loạn tiêu hoá: đau bụng vùng thượng vị, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chứng khó tiêu. Chứng hẹp môn vị phì đại ở trẻ em, viêm đại tràng màng giả, viêm tuỵ.

Rối loạn gan, mật: viêm gan ứ mật, vàng da, rối loạn chức năng gan, gan to, viêm gan, xét nghiệm chức năng gan bất thường (transaminase tăng, bilirubin huyết tăng).

Rối loạn hệ miễn dịch: phản ứng dị ứng khác nhau đã xảy ra từ nổi mề đay và phát ban nhẹ đến phản vệ.

Rối loạn hệ thần kinh: đã có báo cáo về rối loạn hệ thần kinh trung ương thoáng qua gồm lú lẫn, co giật và chóng mặt.

Rối loạn tâm thần: ảo giác.

Rối loạn thận và tiết niệu: viêm thận kẽ.

Da: phát ban, ngứa, nổi mề đay, ngoại ban, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hồng ban đa dạng.

Rối loạn mạch máu: hạ huyết áp.

* Ghi chú: Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Erythromycin được bài tiết chủ yếu ở gan, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân suy chức năng gan hoặc khi dùng đồng thời với các thuốc có khả năng gây độc cho gan. Rối loạn chức năng gan bao gồm tăng men gan và / hoặc viêm gan ứ mật, có hoặc không có vàng da, đã được thường xuyên báo cáo với erythromycin.

Nên theo dõi cẩn thận bệnh nhân dùng erythromycin đồng thời với các thuốc có thể gây kéo dài khoảng QT. Chống chỉ định sử dụng đồng thời erythromycin với một số thuốc này (Xem mục Chống chỉ định và Tương tác thuốc).

Đã có báo cáo cho thấy nồng độ erythromycin đến thai nhi không đủ để ngừa giang mai bẩm sinh. Trẻ sinh ra từ những phụ nữ trong thời gian mang thai được uống erythromycin để điều trị bệnh giang mai sớm nên được trị liệu với phác đổ điều trị penicillin thích hợp.

Đã có báo cáo erythromycin có thể làm trầm trọng thêm sự yếu cơ ở những bệnh nhân bị bệnh nhược cơ.

Erythromycin ảnh hưởng xét nghiệm huỳnh quang xác định catecholamin trong nước tiểu.

Tiêu cơ vân có hoặc không có suy thận đã được báo cáo ở những bệnh nhân bị bệnh nặng uống erythromycin đồng thời với các thuốc statin.

Đã có báo cáo về chứng hẹp môn vị phì đại ở trẻ em (IHPS) xảy ra ở trẻ sơ sinh sau khi điều trị bằng erythromycin. Kể từ erythromycin có thể được sử dụng trong điều trị các bệnh có tỷ lệ tử vong đáng kể hoặc các bệnh dịch (như bệnh ho gà hoặc chlamydia) ở trẻ nhỏ, lợi ích của điều trị erythromycin cần phải được cân nhắc với các nguy cơ tiềm ẩn của việc phát triển IHPS. Phụ huynh phải thông báo cho bác sĩ biết nếu xảy ra tình trạng nôn hoặc khó chịu với thức ăn.

Cần theo dõi bệnh nhân khi sử dụng thuốc vì thuốc có chứa tá dược erythrosine lake có thể gây các phản ứng dị ứng, tá dược thầu dầu có thể đau bụng và tiêu chảy.

PHỤ NỮ MANG THAI:

Erythromycin đi qua nhau. Mặc dù không có các bằng chứng về ngộ độc thai và quái thai trong các nghiên cứu trên động vật, nhưng chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ về việc dùng erythromycin cho người mang thai hoặc khi sinh nở, vì vậy không dùng erythromycin cho người mang thai, trừ khi không còn liệu pháp nào thay thế và phải theo dõi thật cẩn thận.

PHỤ NỮ CHO CON BÚ:

Erythromycin bài tiết qua sữa me, thuốc cần dùng thận trọng cho phụ nữ cho con bú.

LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:

Thận trọng khi dùng thuốc vì thuốc có thể gây co giật, yếu cơ.

Khi dùng đồng thời, erythromycin có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của các thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống cytochrom P450 sau: acenocoumarol, alfentanil, astemizol, bromocriptin, carbamazepin, cilostazol, cyclosporin, digoxin, dihydroergotamin, disopyramid, ergotamin, hexobarbiton, methylprednisolon, midazolam, omeprazol, phenytoin, quinidin, rifabutin, sildenafil, tacrolimus, terfenadin, domperidon, theophyllin, triazolam, valproat, vinblastin, và thuốc kháng nấm nhưfluconazol, ketoconazol và itraconazol. Cần thực hiện giám sát thích hợp và nên điều chỉnh liều dùng khi cần thiết. Nên chăm sóc đặc biệt khi dùng erythromycin cùng với các thuốc đã biết là gây kéo dài khoảng Qtc trên điện tâm đồ.

Các thuốc gây cảm ứng CYP3A4 (như rifampicin, phenytoin, carbamazepin, phenobarbital, Wort st John) có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hoá của erythromycin. Điều này có thể làm xuất hiện những nồng độ erythromycin dưới ngưỡng trị liệu và làm giảm tác dụng, cảm ứng này giảm dần trong hai tuần sau khi ngưng điều trị với thuốc gây cảm ứng CYP3A4. Không nên sử dụng erythromycin trong và hai tuần sau khi điều trị bằng thuốc gây cảm ứng CYP3A4.

Chất ức chế HMG-CoA reductase: erythromycin đã được báo cáo làm tăng nồng độ của các chất ức chế HMG-CoA reductase (ví dụ lovastatin và simvastatin). Đã có báo cáo dù hiếm gặp về chứng tiêu cơ vân ờ những bệnh nhân dùng đồng thời các thuốc này với erythromycin.

Thuốc tránh thai: đã có báo cáo dù hiếm xảy ra về sự thủy phân vi khuẩn của một số kháng sinh can thiệp vào quá trình liên hợp của steroid trong ruột gây giảm tác dụng của thuốc ngừa thai và dẫn đến tái hấp thu của steroid không liên hợp. Kết quả là có thể làm giảm nồng độ của steroid hoạt động.

Đối kháng với cấc thuốc kháng histamin H1: người bệnh cần được theo dõi khi dùng chung erythromycin với thuốc kháng H1 như terfenadin, astemizol và mizolastin do erythromycin làm thay đổi sự chuyển hoá của các thuốc này.

Erythromycin làm thay đổi đáng kể chuyển hóa của terfenadin, astemizol và pimozid khi dùng đồng thời. Hiếm khi có trường hợp tai biến tim mạch nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong như tim ngừng đập, xoắn đỉnh và loạn nhịp thất khác đã được quan sát (xem mục Chống chỉ định và tác dụng không mong muốn).

Thuốc kháng khuẩn: nghiên cứu in vitro cho thấy erythromycin đối kháng với các kháng sinh nhóm beta-lactam (ví dụ penicillin, cephalosporin). Erythromycin đối kháng tác dụng của clindamycin, lincomycin và cloramphenicol. Tưong tự cũng đối kháng tác dụng với streptomycin, tetracyclin và colistin.

Các chất ức chế protease: đã quan sát thấy sự phân hủy của erythromycin bị ức chế khi dùng đồng thời với erythromycin và thuốc ức chế protease.

Thuốc chống đông đường uống: đã có báo cáo về sự tăng tác dụng chống đông khi sữ dụng đồng thời erythromycin và thuốc chống đông đường uống (ví dụ warfarin).

Triazolobenzodiazepins (như triazolam và alprazolam) và các thuốc nhóm benzodiazepin: đã có báo cáo erythromycin làm giảm độ thanh thải của triazolam, midazolam, và nhóm benzodiazepin, và do đó có thể làm tăng tác dụng dược lý của các benzodiazepin này.

Sử dụng đồng thời erythromycin với ergotamin hoặc dihydroergotamin gây độc tính cấp ergot đặc trưng bởi sự co mạch và thiếu máu cục bộ của hệ thống thần kinh trung ưong, tứ chi và các mô khác (xem mục Chống chỉ định).

Mức độ cisaprid cao đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng đồng thời erythromycin và cisaprid. Điều này có thể dẫn đến kéo dài QTc và rối loạn nhịp tim gồm nhịp nhanh thất, rung thất và xoắn đỉnh. Tác dụng tương tự đã được quan sát khi dùng đồng thời pimozid với clarithromycin, các kháng sinh nhóm macrolid khác.

Đã có báo cáo về độc tính colchicin khi sử dụng đồng thời erythromycin và colchicin.

Hạ huyết áp, loạn nhịp tim và nhiễm acid lactic đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân sử dụng erythromycin đồng thời với verapamil, thuốc chẹn kênh calci.

Cimetidin có thể ức chế chuyển hóa erythromycin, có thể dẫn đến tăng nồng độ erythromycin trong huyết tương.

Erythromycin đã được báo cáo làm giảm độ thanh thải zopiclon và do đó có thể làm tăng tác dụng dược lý của thuốc này.

Triệu chứng: mất thính giác, buồn nôn nặng, nôn mửa và tiêu chảy.

Xử trí: cho dùng epinephrin, corticosteroid và thuốc kháng histamin để xử trí các phản ứng dị ứng, thụt rửa dạ dày để loại trừ thuốc chưa hấp thu ra khỏi cơ thể và khi cần dùng các biện pháp hỗ trợ.

QUI CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 10 vỉ X 10 viên nén bao phim.

BẢO QUẢN: Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.

HẠN DÙNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

TIÊU CHUẨN: DĐVN IV.

* CHÚ Ý: THUỐC NÀY CHỈ DÙNG THEO ĐƠN CỦA BÁC SỸ.

* Không sử dụng thuốc nếu:

– Viên thuốc bị biến màu, nứt, vỡ.

– Vỉ thuốc bị rách.

* Phải ngưng dùng thuốc ngay và thông báo cho bác sỹ khi gặp những triệu chứng dị ứng.

* Để xa tầm tay trẻ em.

* Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cẩn thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sỹ.

* Không dùng thuốc quá hạn dùng ghi trên nhãn.

* Tham khảo thông tin khuyến cáo từ: CÔNG TY CPDP TRUNG ƯƠNG VIDIPHA BÌNH DƯƠNG

* Lưu ý quan trọng: Thông tin thuốc chỉ có tính chất tham khảo

– Nội dung của Blog Học Chia sẻ chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc tác dụng, liều dùng, chỉ định chống chỉ định và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.

– Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

– Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Nhóm Macrolid

Nhóm thuốc kháng sinh macrolid với nhiều tên biệt dược khác nhau hiện đang là thuốc được sử dụng rất rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Giá của từng loại biệt dược cùng nhóm cũng rất khác nhau, việc chỉ định nên được cân nhắc kỹ. Cấu trúc của azithromycin thuộc nhóm macrolid

Nhóm thuốc macrolid

Về nguyên tắc, thầy thuốc điều trị phải dựa vào kháng sinh đồ, tức là điều trị nhiễm khuẩn dựa vào độ nhạy cảm của kháng sinh đối với vi khuẩn. Tuy nhiên, khi mới nhập viện chưa có kháng sinh đồ thì thầy thuốc sẽ điều trị nhiễm khuẩn dựa vào lâm sàng và kinh nghiệm của mình để chọn kháng sinh. Đặc biệt, tại cơ sở kinh doanh thuốc thường hướng người bệnh đến các loại kháng sinh đắt tiền.

Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh có vòng lacton từ 12 – 17 nguyên tử cacbon hay được dùng trong điều trị với tên thuốc gốc rất quen thuộc ra đời từ năm 1952 đó là erythromycin. Hiện nay trên thị trường, nhóm thuốc này có rất nhiều biệt dược dạng uống rất thông dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản), nhiễm khuẩn da, mô mềm… Gần đây, tình trạng lạm dụng thuốc và dùng thuốc không đúng cách như uống không đủ liều, không đủ thời gian đã làm thuốc này ít nhiều bị một số vi khuẩn kháng lại.

Thuốc được phân bố tốt trong các tổ chức, đặc biệt là xương và dịch phế quản. Đối với các vi khuẩn đã kháng penicillin thì macrolid là nhóm kháng sinh được lựa chọn để thay thế.

Các macrolid tự nhiên được điều chế chủ yếu từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn streptomyces. Còn các kháng sinh bán tổng hợp được các nhà bào chế lấy từ macrolid tự nhiên rồi thay đổi một số nhóm thế nhằm khắc phục các nhược điểm của macrolid gốc như: roxithromycin, clarithromycin, azithromycin… Xuất phát từ erythromycin, khi thay đổi nhóm thế, người ta tạo ra được các sản phẩm bền vững hơn trong môi trường acid, nâng cao tính sinh khả dụng (tăng độ hấp thu qua ruột non) và mở rộng phổ tác dụng trên vi khuẩn.

Các kháng sinh nhóm macrolid được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn răng miệng, viêm đường tiết niệu, sinh dục, nhiễm khuẩn da… Dạng thuốc hay dùng là viên nén, viên nang để uống. Dạng tiêm chỉ để dùng trong bệnh viện. Cần chú ý nguy cơ tương tác thuốc, đặc biệt với các thuốc kháng histamin.

Các thuốc trong nhóm và lưu ý khi dùng

Thuốc đầu tiên trong nhóm macrolid là erythromycin, do thời gian bán thải ngắn của erythromycin nên phải uống nhiều lần trong ngày. Vì vậy, sự ra đời của các macrolid bán tổng hợp đã khắc phục được nhược điểm này. Hiện nay trên thị trường đang có các loại như sau:

Thuốc Roxithromycin (rulid): Hay được dùng vì nguy cơ tương tác thuốc giảm hơn so với erythromycin.

Thuốc Clarithromycin: Hiện nay cũng rất được ưa chuộng kết hợp với amoxycillin và metronidazol trong phác đồ điều trị loét dạ dày – tá tràng do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (kết hợp thêm với một thuốc ức chế bơm proton như omeprazol). Ngoài ra, clarithromycin còn được dùng để điều trị cho bệnh nhân AIDS.

Thuốc Spiramycin (Rovamycine): Thuốc chịu đựng được môi trường acid, không độc đối với gan, thời gian bán hủy dài (6 – 8 giờ). Hiện nay trên thị trường có dạng kết hợp với metronidazol (rodogyl) dùng để điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí, hay dùng trong nhiễm khuẩn răng hàm mặt.

Thuốc Azithromycin (zithromax): Thuốc thấm rất nhiều vào mô (trừ dịch não tủy). Thuốc có phổ tác dụng rất rộng và thời gian bán thải dài (hơn 70 giờ) cho nên chỉ cần dùng một lần trong ngày và 3 ngày trong một đợt điều trị.

Nhóm thuốc kháng sinh macrolid là dạng thuốc được dùng phổ biến vì đường dùng chủ yếu là đường uống, thuốc được dung nạp tốt, có thể dùng cho phụ nữ có thai và được dùng cho bệnh nhân AIDS để điều trị các nhiễm khuẩn cơ hội. Đây là thuốc có nhiều biệt dược đắt tiền nên các thầy thuốc cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng để đỡ gánh nặng kinh tế cho người bệnh.

Benh.vn (Theo SKĐS)

9 Nhóm Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến

Hầu hết mỗi người trong chúng ta đều đã từng uống ít nhất một loại kháng sinh một lần trong đời. Từ điều trị đau họng hay nhiễm trùng tai khi còn nhỏ, cho đến nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng da khi trưởng thành, kháng sinh là một trong những nhóm thuốc quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong y học.

1. PENICILLIN

Một tên khác của nhóm này là kháng sinh beta-lactam, được gọi theo công thức cấu trúc tương ứng. Nhóm penicillin chứa năm nhóm kháng sinh thành phần: aminopenicillins, antipseudomonal penicillin, thuốc ức chế beta-lactamase, penicillin tự nhiên và penicillin kháng penicillinase. Kháng sinh phổ biến trong nhóm penicillin bao gồm:

– penicillin V potassium – amoxicillin – amoxicillin/clavulanate (Augmentin)

2. TETRACYCLINES

Tetracyclines có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn và điều trị các bệnh như mụn trứng cá, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng mắt, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nha chu (bệnh nướu răng) và các bệnh nhiễm trùng khác. Nhóm tetracycline chứa các loại thuốc phổ biến như:

– doxycycline – tetracycline – minocycline

3. CEPHALOSPORIN

Có năm chủng loại cephalosporin, với phạm vi điều trị tương đối rộng bao gồm các nhiễm trùng gram âm. Cephalosporin điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, bao gồm viêm họng, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da và viêm màng não. Cephalosporin ceftaroline thế hệ thứ năm (Teflaro) có hoạt tính chống Staphylococcus aureus (MRSA) kháng lại methicillin. Có thể kể đến một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này như:

– cefuroxime (Ceftin) – ceftriaxone (Rocephin) – Cefdinir (Omnicef)

4. QUINOLONE

Các quinolone, còn được gọi là fluoroquinolones, là một lớp kháng khuẩn tổng hợp, diệt khuẩn với phạm vi hoạt động rộng. Các quinolone có thể được sử dụng cho một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khó điều trị khi các lựa chọn khác không hiệu quả, bệnh viêm phổi nhiễm tại bệnh viện, viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, dùng cho điều trị cả bệnh than hoặc bệnh dịch hạch. FDA đã đưa ra cảnh báo tương đối mạnh mẽ về nhóm kháng sinh này vào năm 2016. Những cái tên quen thuộc trong nhóm fluoroquinolone bao gồm:

– ciprofloxacin (Cipro) – levofloxacin (Levaquin) – moxifloxacin (Avelox)

5. LINCOMYCINS

Nhóm này có thể chống lại aerobes gram dương và vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn có thể sống mà không cần oxy), cũng như một số vi khuẩn kỵ khí gram âm. Các dẫn xuất lincomycin có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng như bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng trong ổ bụng, nhiễm trùng đường hô hấp dưới và nhiễm trùng xương, khớp.

Các thuốc trong nhóm này gồm có:

– clindamycin (Cleocin) – lincomycin (Lincocin)

6. MACROLIDE

Các macrolide có thể được sử dụng để điều trị viêm phổi do lây truyền tại nơi công cộng, ho gà hoặc nhiễm trùng da không biến chứng, cùng với các bệnh nhiễm trùng nhạy cảm khác. Ketolides là một thế hệ kháng sinh mới hơn được phát triển để khắc phục tình trạng kháng vi khuẩn macrolide. Các macrolide thường được kê đơn là:

– azithromycin (Zithromax) – clarithromycin (Biaxin) – erythromycin

7. SULFONAMIT

Sulfonamid có thể kháng một số vi khuẩn gram dương và nhiều vi khuẩn gram âm. Loại thuốc phổ biến cho sulfonamid bao gồm UTI, điều trị hoặc phòng ngừa viêm phổi do pneumocystis hoặc nhiễm trùng tai (viêm tai giữa). Một số thuốc quen thuộc bao gồm:

– sulfamethoxazole-trimethoprim (Bactrim, Bactrim DS, Septra) – sulfasalazine (Azulfidine) – sulfisoxazole (kết hợp với erythromycin)

8. KHÁNG SINH GLYCOPEPTIDE

– dalbavancin (Dalvance) – oritavancin (Orbactiv) – telavancin (Vibativ) – vancomycin (Vancocin)

9. AMINOGLYCOSIDE

Aminoglycoside ức chế sự tổng hợp vi khuẩn thông qua liên kết với ribosome 30S và có các tác động nhanh chóng như kháng sinh kháng khuẩn (tiêu diệt vi khuẩn). Những loại thuốc này thường sử dụng phương pháp tiêm tĩnh mạch. Các ví dụ phổ biến về nhóm thuốc này là:

– gentamicin – tobramycin – amikacin

Hiểu Về Thuốc Kháng Sinh Và Các Nhóm Thuốc Kháng Sinh Thường Dùng

Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]

Thuốc kháng sinh là gì?

Các loại thuốc kháng sinh

Kháng sinh là những thuốc được sản xuất từ các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, Actinomycetes,… có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi sinh vật khác. Ngày nay, kháng sinh còn được sản xuất từ các chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp hóa học như sulfonamid và quinolon.

Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học

Các loại kháng sinh hiện nay rất phong phú, đa dạng để dễ dàng cho việc nhận biết và sử dụng các nhà khoa học phân loại chúng thành các nhóm sắp xếp theo cấu trúc hóa học. Có tất cả 9 nhóm kháng sinh bao gồm:

Beta-lactam

Aminoglycosid

Macrolid

Lincosamid

Phenicol

Tetracyclin

Peptid

Quinolon

Các nhóm kháng sinh khác, Sulfonamid, Oxazolidinon, 5-nitroimidazol 1].

Phân loại kháng sinh theo phổ tác dụng

Kháng sinh có phổ tác dụng rộng: bao gồm những kháng sinh có khả năng tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn cả vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương. Các nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng:

Nhóm cephalosporin: Có hoạt phổ rộng, không bị penicilinase phân huỷ, được chia thành 3 (đến nay là 4) thế hệ.

Nhóm tetracyclin

Nhóm phenicol

Nhóm aminoglycosid: Streptomycin, gentamicin, kanamycin, neomycin, tobramycin, amikacin …

Nhóm sulfamid và trimethoprim

Kháng sinh có phổ tác dụng hẹp: là những kháng sinh có tác dụng chọn lọc trên một số vi khuẩn nhất định.

Nhóm macrolid: có tác dụng trên vi khuẩn Gram – dương và một số trực khuẩn Gram – âm, như erythromycin, spiramycin…

Nhóm polymyxin hoặc acid nalidixic: Chỉ có tác dụng trên trực khuẩn Gram – âm

Các dẫn xuất của acid isonicotinic: INH (Rimifon) chỉ có tác dụng trên vi khuẩn lao.

Nhóm penicilin: Tác động lên vi khuẩn Gram – dương, bị penicilinase phân huỷ, như penicilin G, penicilin V…

Nhóm methicilin (còn gọi là penicilin chống tụ cầu): Tác động lên vi khuẩn Gram – dương, không bị penicilinase phân huỷ, như cloxacilin,… [2].

Phân loại kháng sinh theo phương thức tác dụng

Kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn (ức chế – bacteriostatic): những kháng sinh này có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nhưng chưa đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn, để giết chết được vi khuẩn các kháng sinh này cần có sự hỗ trợ của hệ thống miễn dịch của cơ thể như đại thực bào, kháng thể… Một số kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn: acid fusidic, acid nalidixic, tetracyclin, trimethoprim,…

Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn: là những kháng sinh có tác dụng gây rối loạn không phục hồi chức năng của tế bào vi khuẩn và khiến chúng suy kiệt đến chết. Ngoài ra một số kháng sinh diệt khuẩn còn hoạt động bằng cơ chế phá hủy chức năng thẩm thấu chọn lọc của màng nguyên tương vi khuẩn hoặc ức chế sự tổng hợp vách của các vi khuẩn. Một số kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn phổ biến: polymyxin, aminoglycosid, vancomycin,…[2]

Cơ chế tác dụng của kháng sinh

Sau khi vào cơ thể, kháng sinh đi tới đích tác dụng và phát huy tác dụng theo 3 cơ chế chính:

ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: những kháng sinh này sẽ ức chế sự tạo thành vách tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn sinh ra sẽ không có vách do đó dễ bị tiêu diệt, ví dụ kháng sinh nhóm bêta-lactam, vancomycin.

Ức chế sinh tổng hợp protein: những protein này sẽ tác động vào ribosom 70S của vi khuẩn và ức chế sự hình thành của các phân tử protein hoặc làm các protein mất đi hoạt tính sinh học.

Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic: kháng sinh vào cơ thể sẽ ngăn chặn sự sao chép của ADN vi khuẩn hoặc ngăn chặn sinh tổng hợp ARN khiến vi khuẩn không nhân lên được và bị tiêu diệt dần dần.

Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hoá cần thiết cho tế bào: có một số kháng sinh co khả năng ức chế quá trình chuyển hoá tạo acid folic – một coenzym cần cho việc tổng hợp một số acid amin và các purin, pyrimidin cần thiết cho sự tồn tại của vi khuẩn.

Nguyên tắc dùng kháng sinh hợp lý

Cơ chế tác dụng của các loại kháng sinh

Dùng kháng sinh để đạt được tác dụng điều trị bệnh cần tuân theo nguyên tắc:

Nguyên tắc sử dùng kháng sinh

Lựa chọn Kháng sinh hợp lý: đúng Kháng sinh dựa trên phổ tác dụng, tính chất dược động học, vị trí nhiễm khuẩn, tình trạng nhiễm khuẩn và cơ địa bệnh nhân.

Sử dụng kháng sinh đúng cách, đủ liều, đủ thời gian (mức độ nhiễm khuẩn, tuổi tác, thể trạng ; phải dùng ngay liều điều trị, không tăng dần hay giảm dần liều, không ngắt quãng gây kháng thuốc). Thời gian sử dụng tối thiểu từ 5 – 7 ngày, có thể dài hơn tùy thuộc tình trạng bệnh nhân.

Phối hợp Kháng sinh hợp lý: mục đích nới rộng phổ tác dụng, tăng hiệu quả điều trị, giảm kháng thuốc. Tránh phối hợp kháng sinh gây tác dụng đối kháng, làm giảm hoạt lực của kháng sinh.

Dự phòng kháng sinh hợp lý: chỉ dùng trong dự phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật, đặc biệt là dự phòng nhiễm tụ cầu do nếu lạm dụng kháng sinh trong công tác dự phòng dễ gây hiện tượng kháng thuốc.

Điều chỉnh liều phù hợp: tùy từng cơ địa mà khả năng hấp thu kháng sinh cũng như phát huy hoạt lực kháng sinh lại khác nhau. Việc điều chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân cần dựa trên lâm sàng thực tế và theo chỉ định bác sĩ.

Hậu quả khi lạm dụng và dùng kháng sinh sai cách

Tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể: bên trong cơ thể ngoài sự có mặt của vi khuẩn có hại thì còn có những vi khuẩn có lợi. Kháng sinh không có khả năng phân biệt để tiêu diệt riêng biệt loại vi khuẩn có hại vì vậy khi lạm dụng kháng sinh khiến lượng vi khuẩn có lợi bị giảm đi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dễ phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm đặc biệt các bệnh đường tiêu hóa.

Lạm dụng kháng sinh gây tổn thương gan: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng kháng sinh rất hại cho các mô gan, chúng khiến các chỉ số men gan bao gồm AST và ALT tăng vọt. Chẳng hạn, Azithromycin là một kháng sinh được sử dụng tương đối phổ biến nhưng lại tổn thương gan rất nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.

Gia tăng nguy cơ ung thư: Nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học người Phần Lan cho thấy rằng sử dụng kháng sinh kéo dài gây tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, phổi, ruột kết, buồng trứng, nội tiết, da, tuyến giáp và ung thư thận cao gấp 1,5 lần so với nhóm không dùng kháng sinh, cả nam giới lẫn phụ nữ.

Tăng nguy cơ kháng thuốc, góp phần tạo ra loại vi khuẩn đa kháng: lạm dụng kháng sinh, sử dụng không đúng cách, không đúng liều không những không tiêu diệt được triệt để chúng mà còn khiến chúng được tiếp xúc với kháng sinh, học cách tác dụng của kháng sinh và biến đổi để chống lại sự tấn công của kháng sinh. Hiện nay đã xuất hiện loại vi khuẩn đa kháng mà không có bất kì loại kháng sinh nào có thể chữa trị được.

Làm giảm sức đề kháng của cơ thể: việc lạm dụng kháng sinh khiến hệ miễn dịch của cơ thể lười biếng, phụ thuộc kháng sinh bên ngoài. Hơn thế nữa, kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi đường ruột, khiến vi khuẩn có hại đường ruột phát triển, tấn công tổn thương niêm mạc ruột. Mà có đến 70% lượng kháng thể được sinh ra tại đường ruột. Vì vậy, việc lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản sinh kháng thể, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lời khuyên sử dụng kháng sinh hợp lý

Hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh

Việc xuất hiện liên tục những vi khuẩn đa kháng chính là nỗi đau đầu của nên y tế toàn cầu hiện nay. Các chuyên gia y tế và các nhà khoa học khuyên rằng để tránh hiện tượng kháng thuốc nói riêng và các tác hại của kháng sinh nói chung người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thay thế bằng những loại kháng sinh tự nhiên từ thảo dược với các trường hợp cảm cúm thông thường. Một số loại thảo dược có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt có thể tham khảo là: húng chanh, mật ong, tỏi, cỏ xạ hương,…

Bạn có thể gọi tới số 18000055 để được dược sĩ có chuyên môn của chúng tôi tư vấn miễn phí về cách sử dụng kháng sinh hợp lý.

*Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh