Top 8 # Xem Nhiều Nhất Thuốc An Thần Gây Ngủ Cho Người Già Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Thuốc An Thần Gây Ngủ Rotundin

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): Không có.

Brand name:

: Rotundin – BVP, Transda, Rotundin Donaipharm, Rotundin , Lexo-Dream 30, Rotundin, Rodatif, Rotunda, Rotundin TW3, Rotundin 30mg, Rudexen , Smpendtilux, Rotundin – SPM (ODT), Stilux – 60, Stilux – S, Ronxen, Rotundin, Rotundin (NIC),

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 30 mg, 60 mg.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

An thần dùng trong các trường hợp: lo âu, căng thẳng, mất ngủ. Dùng thay thế cho Diazepam khi bệnh nhân bị quen thuốc.

Giảm đau trong các chứng đau nội tạng như: đau do co thắt ở đường tiêu hóa, tử cung, đau dây thần kinh, đau đầu, đau cơ, xương khớp, cao huyết áp, sốt cao gây co giật.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng đường uống.

Liều dùng:

Người lớn: ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 30 mg (hoặc 30 – 60 mg trước khi đi ngủ).

Người lớn: ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 60 mg.

4.3. Chống chỉ định:

Thuốc chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc tăng mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Người đang vận hành tàu xe, máy móc, người trầm cảm.

4.4 Thận trọng:

Các trường hợp bị chóng mặt hoặc có biểu hiện dị ứng thì phải ngưng thuốc.

Có thể gây quen thuốc.

Sử dụng thận trọng ở trẻ em.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không dùng thuốc này cho người lái xe hay vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về sử dụng Rotundin đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, phụ nữ có thai và cho con bú chỉ dùng Rotundin khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn, cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc.

Thời kỳ cho con bú:

Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về sử dụng Rotundin đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, phụ nữ có thai và cho con bú chỉ dùng Rotundin khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn, cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ (hiếm khi) như: đau đầu, chóng mặt, kích thích vật vã hoặc mất ngủ.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Chưa có báo cáo nào về tương tác của Rotundin với thuốc khác hay các dạng tương tác khác.

4.9 Quá liều và xử trí:

Các nghiên cứu gần đây cho thấy dùng quá liều Rotundin (từ 300 – 1200mg) có thể gây các rối loạn về nhịp tim và điện tim.

Xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ, không có thuốc giải độc đặc hiệu. Có thể dùng Atropin để điều trị nhịp chậm, đặt nội khí quản và hỗ trợ hô hấp có thể rất cần thiết.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Rotundin (L-tetrahydropalmatin) là alcaloid được chiết từ củ Bình vôi Stephania rotunda (họ Menispermaceae), có tác dụng an thần gây ngủ, giảm đau và chống co giật. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã cho thấy Rotundin có tác dụng an thần gây ngủ với liều thấp mà độ dung nạp của thuốc lại rất cao, ít độc. Ngoài ra, Rotundin có tác dụng điều hòa nhịp tim, hạ huyết áp, giãn cơ trơn nên làm giảm các cơn đau do co thắt đường tiêu hóa và tử cung. Mặt khác, dược chất này còn được dùng để chữa hen hay nấc nhờ tác dụng điều hòa hô hấp.

Cơ chế tác dụng:

Rotundin ức chế hệ thống lưới và Receptor Dopamin ở não.

Cơ chế tác dụng của thuốc an thần là ức chế các hoạt động thần kinh, đặc biệt tác động vào thể lưới trên não bộ. Nghiên cứu trên tế bào thần kinh người ta thấy, thuốc an thần có tác dụng làm tăng hoạt tính của GABA và do đó làm cho điện thế màng của tế bào thần kinh rơi vào tăng phân cực. Sự tăng phân cực này làm tế bào bị ức chế, không tiếp nhận thêm các kích thích thần kinh. Sự ức chế này đưa cơ thể vào trạng thái buồn ngủ và vào giấc. Độ nông hay sâu, ngắn hay dài của giấc ngủ hoàn toàn phụ thuộc vào loại thuốc bạn dùng, liều và cách thức dùng. Những yếu tố này có tác động lớn trong việc dùng thuốc an thần để ngủ và để trị bệnh.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Thuốc được hấp thu tốt khi uống, xuất hiện trong huyết tương trong vòng 60 phút, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt 2,5-6 giờ.

Sinh khả dụng đạt 25-50%, 70% thuốc gắn với protein huyết tương. Thể tích phân bố 3,5 lít/kg. Thuốc được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc dưới dạng chuyển hoá, sự bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

Thuốc An Thần Gây Ngủ Mới Ramelteon

Thuốc an thần gây ngủ sử dụng khá lâu và nay vẫn còn thông dụng thuộc nhóm benzodiazepin (BZD). Ở Mỹ có 5 thuốc thuộc nhóm BZD được chấp thuận dùng trị mất ngủ là triazolam, temazepam, estazolam, flurazepam và quazepam, trong khi ở nước ta thuốc thông dụng là diazepam (dùng khá bất lợi vì thời gian bán thải quá dài, gần 72 giờ tức gần 3 ngày). Nhược điểm của nhóm BZD là gây ngủ nhưng cấu trúc giấc ngủ không được tự nhiên bình thường, thường gây ngầy ngật mệt mỏi vào ban ngày, gây một số tác dụng phụ, trong đó có gây lú lẫn mất trí nhớ ở người cao tuổi, đặc biệt nghiêm trọng là gây nghiện. Chính những nhược điểm của nhóm BZD thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra thuốc mới. Gần đây, một số thuốc an thần gây ngủ được gọi là thuốc không thuộc nhóm benzodiazepin (non -BZD) hay còn gọi là nhóm thuốc Z (Z-drugs) đã ra đời. Gọi là nhóm thuốc Z vì gồm có các thuốc có tên gọi bắt đầu bằng chữ Z đó là zolpidem, zapeplon, zopiclon, eszopiclon (tức một dạng đồng phân khác của zopiclon). Đặc điểm của nhóm thuốc Z là thời gian bán thải ngắn (1 – 2 giờ), ít tiềm năng gây nghiện (tức ít gây nghiện hơn nhóm BZD), chỉ để trị mất ngủ chứ không có tác dụng khác như dãn cơ, chống co giật, giải lo. Có các đặc điểm như thế vì cơ chế tác dụng của nhóm Z là kích thích một cách chọn lọc từng phần thụ thể GABA (gamma – amino – butyric axit) chứ không kích thích trọn vẹn, không chọn lọc GABA như nhóm BZD.

Gần đây nhất có thuốc ramelteon do hang Takeda phát minh và được FDA Mỹ chấp thuận dùng trong điều trị vào năm 2005. Ramelteon không thuộc nhóm BZD và nhóm thuốc Z. Cơ chế tác dụng của nó rất đặc biệt là không tác động đến thụ thể GABA mà tác động đến thụ thể melatonin (cụ thể kích thích 2 thụ thể melatonin MT1 và MT2). Melatonin là chất sinh học bình thường có trong cơ thể chúng ta được tuyến tùng (pineal gland) tiết ra với tác dụng duy trì nhịp thức ngủ sinh lý của cơ thể (hiện nay melatonin được dùng trong chế phẩm thực phẩm chức năng để trị mất ngủ). Chính tác động vào thụ thể melatonin nên không giống như các thuốc an thần gây ngủ trước đây, ramelteon giúp tạo giấc ngủ tương đối tự nhiên, không có nguy cơ gây nghiện (thuốc được lưu hành không theo chế độ kiểm soát chất gây nghiện, tức không giống như nhóm BZD), không gây ngầy ngật mệt mỏi vào ban ngày. Ramelteon được phân phối dưới dạng viên nén bao phim chứa 8 mg dược chất. Chỉ định: trị mất ngủ, đặc biệt là mất ngủ do khó đi vào giấc ngủ. Sau khi uống, thuôc được hấp thu tốt, đạt nồng độ đỉnh trong máu sau khoảng 30 phút. Chuyển hóa chủ yếu ở gan với enzym chuyển hóa là CYP1A2. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua đường tiểu (84%), một ít được bài tiết qua phân. Thời gian bán thải của ramelteon khá ngắn 1,5 – 2 giờ nên không gây ngầy ngật mệt mỏi vào ban ngày. Liều dùng thông thường: uống viên 8mg, 30 phút trước khi đi ngủ. Có khuyến cáo: không nên uống thuốc cùng với hoặc ngay sau bữa ăn có nhiều chất béo, không dùng chung ramelteon với thuốc chống trầm cảm fluvoxamin (do fluvoxamin là chất ức chế CYP1A2 mạnh gây tương tác thuốc). Do tác dụng gây ngủ nên ramelteon được khuyên không uống chung với rượu hoặc khi đang lái xe, vận hành máy móc. Đối với phụ nữ có thai, ramelteon được phân loại C, tức tốt nhất không dùng nhưng khi thật cần thiết vẫn có thể dùng sau khi lượng định kỹ lợi ích và nguy cơ.

Viên An Thần Gây Ngủ Night Queen

Viên an thần gây ngủ Night queen là một sản phẩm của dược Hậu Giang. Night queen có nguồn gốc từ dược liệu, dùng cho những trường hợp mất ngủ, lo âu, stress. Nhãn hiệu này trước kia được đăng ký dưới dạng thuốc. Hiện tại Night queen đã thay đổi mẫu mới và được đăng ký là thực phẩm chức năng. Tuy nhiên nhiều người vẫn quen gọi là thuốc ngủ hoặc thuốc an thần gây ngủ thảo dược Night queen.

1. Quy cách đóng gói, dạng bào chế

Quy cách đóng gói

Dạng bào chế của viên an thần gây ngủ Night queen

Bào chế dưới dạng viên nén bao phim

Night queen được bán với giá 14000 đồng/ vỉ tại thời điểm hiện tại

Dưỡng tâm an thần, giảm lo âu, căng thẳng thần kinh, stress

Gây ngủ, tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Không gây mệt mỏi và lệ thuộc vào thuốc như một số loại thuốc ngủ tân dược ( Seduxen).

4. Thành phần viên an thần gây ngủ Night queen

Cao bình vôi 75 mg

Cao lạc tiên 40 mg

Cao Trinh nữ 50 mg

Cao Vông nem 30 mg

Cao lá sen 18 mg

Cao tâm sen 15 mg

5. Đối tượng sử dụng

Mất ngủ do tuổi tác (mất ngủ ở người già) hoặc do lo lắng, căng thẳng thần kinh hoặc do suy nghĩ nhiều

Người hay bồn chồn, khó ngủ, giấc ngủ đến chậm hoặc ngủ không sâu.

6. Liều dùng, cách dùng Night queen

Viên uống an thần gây ngủ này dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Liều thường dùng là uống 1- 2 viên/ lần trước khi đi ngủ 30- 60 phút.

7. Tác dụng không mong muốn

Tác hại của thuốc an thần Night queen cho đến nay chưa được ghi nhận ở liều sử dụng theo khuyến cáo.

Night queen là sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu và được đánh giá là an toàn khi dùng dài ngày. Viên an thần gây ngủ Night queen không gây lệ thuộc, không gây nghiện.

Top 7 Loại Thuốc Bổ Dành Cho Người Già Mất Ngủ Tốt Nhất

Viên uống Gnite, Schiff Melatonin Ultra 3mg, Ginkgo Biloba 120mg Trunature, OTiV… Là những loại thuốc bổ dành cho người già mất ngủ được sử dụng phổ biến nhất ở thời điểm hiện nay. Những sản phẩm này giúp giải tỏa căng thẳng thần kinh, giảm đau đầu, chóng mặt và mang tới một giấc ngủ ngon.

1. Viên uống Gnite – điều trị mất ngủ và giảm căng thẳng thần kinh

Viên uống sức khỏe Gnite là sản phẩm của công ty cổ phần Tuệ Minh, một thương hiệu có tiếng tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm sức khỏe. Gnite là sản phẩm có thành phần thảo dược 100%: cao đinh lăng, cao lạc tiên, cao ích mẫu, cao bình vôi, cao chi tử, cao ginkgo biloba… Những thảo dược này khi kết hợp với nhau sẽ giúp giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện các chứng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc…

Viên uống Gnite là thực phẩm chức năng dành cho người già mất ngủ đặc biệt an toàn do thành phần cấu tạo 100% là thảo dược tự nhiên. Với người cao tuổi, việc cân nhắc và chọn lựa các loại thuốc bổ cần phải hết sức chú ý vào thành phần để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng. Do đó, Gnite là một sự chọn lựa phù hợp. Bên cạnh đó, Gnite còn có thể điều trị các triệu chứng stress, mệt mỏi, chán nản, suy giảm trí nhớ…

Hướng dẫn sử dụng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên vào buổi chiều và trước khi ngủ.

2. Ginkgo Biloba 120mg Trunature

Ginkgo Biloba 120mg Trunature là sản phẩm của thương hiệu Trunature, Mỹ. Với thành phần chính là chiết xuất bạch quả (Ginkgo biloba). Nó có tác dụng hỗ trợ cải thiện trí nhớ, tăng lưu thông máu.

Người già gặp phải các triệu chứng như thiếu máu lên não, suy giảm trí nhớ, đau đầu, mệt mỏi, uể oải… thì Ginkgo Biloba 120mg Trunature có thể cải thiện vấn đề này.

Thành phần chiết xuất bạch quả cũng được đánh giá cao về độ an toàn cũng như ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó gây nên tình trạng kích hoạt tiểu cầu và gây nên hiện tượng chảy máu kéo dài rất nguy hiểm.

3. Schiff Melatonin Ultra 3mg

Schiff Melatonin Ultra 3mg là một loại thuốc bổ dành cho người già mất ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng cường trí nhớ.

Dùng viên uống sẽ được cung cấp Melatonin với hàm lượng 3mg và rất nhiều loại khoáng chất, vitamin thiết yếu khác như: GABA; calcium, vitamin B6, L-Theanine, chiết xuất từ hoa cúc la mã… Các triệu chứng stress sẽ nhanh chóng được kiểm soát và người già mất ngủ sẽ nhanh chóng có thể chìm vào giấc ngủ.

Mỗi ngày chỉ cần dùng 1 viên trước khi ngủ để có được giấc ngủ sâu, đồng thời khi ngủ dậy cũng không có cảm giác mệt mỏi.

Giá bán: Giao động từ 380.000 – 400.000 đồng/ hộp 365 viên

Viên uống OTiV giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, đau nửa đầu, căng thẳng thần kinh… Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ và nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Thành phần của loại thuốc bổ dành cho người già mất ngủ này là chiết xuất bạch quả và việt quất. Trong thành phần có nhiều hoạt chất tốt cho não bộ, diệt trừ các gốc tự do và phòng ngừa thiếu máu, giảm căng thẳng âu lo…

Sản phẩm này được chống chỉ định với trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

Giá bán:

5. Blackmores Valerian Forte

Blackmores Valerian Forte được biết đến là một loại thuốc bổ được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn, khó ngủ, mất ngủ… Đây là sản phẩm có tiếng đến từ thương hiệu Blackmores của Úc.

Thành phần sản phẩm được chiết xuất từ cây nữ lang. Thảo dược này có tác dụng an thần, dưỡng tâm, cải thiện chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh không ổn định.

Sau một thời gian sử dụng người bệnh sẽ cảm nhận được những thay đổi rõ rệt, tinh thần ổn định hơn và chất lượng giấc ngủ cao hơn.

6. Viên uống On Sleep – giúp ngủ ngon, bổ thần kinh

On Sleep là một loại thuốc bổ mà những người già mất ngủ, khó ngủ chọn lựa khá nhiều. Sản phẩm này đến từ hãng Glad Health, được kiểm định chất lượng trước khi tung ra thị trường

Thành phần là thảo dược thiên nhiên, có tác dụng dưỡng tâm, an thần và tạo giấc ngủ ngon. Các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi cũng được khắc phục.

7. Sản phẩm Orihiro của Nhật

Đây là một loại thuốc bổ có nguồn gốc Nhật Bản. Với thành phần Theanine – có nhiều trong các loại nấm men và trà, giúp cải thiện tình trạng não bộ căng thẳng và kiểm soát chứng mất ngủ thường xuyên.

Dùng Orihiro, bạn sẽ cảm nhận được các chức năng của não bộ được cải thiện cũng như trí nhớ được tăng cường, khả năng ghi nhớ được cải thiện vô cùng hiệu quả. Do đó, người già bị mất ngủ có thể cân nhắc và chọn lựa sản phẩm này.

Có rất nhiều loại thuốc bổ dành cho người già mất ngủ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng và tránh gặp phải những tác dụng phụ không đáng có. Nếu có bất cứ bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc thì nên dừng ngay để tránh biến chứng có thể xảy ra.