Top 11 # Xem Nhiều Nhất Thuốc Bổ Máu Tăng Cân Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Cây Cỏ Máu Có Giúp Tăng Cân An Toàn Và Hiệu Quả Không ?

Bài viết này chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi một độc giả nữ về cách dùng cây cỏ máu làm thuốc tăng cân. Một số giải đáp thắc mắc trong quá trình sử dụng cây cỏ máu.

Chào caythuoc.org, Tôi tên Hạnh. Hiện 28 tuổi và chưa lập gia đình. Sau khi đọc bài viết của trang về cay cỏ máu tôi có nhu cầu mua cây cỏ máu về uống hàng ngày. Đã đặt mua 0,5kg. Hiện tại thể trạng tôi bình thường không mắc bệnh nan y. Tôi có bệnh viem xoang mãn tính. Tập yoga 1 năm và thấy bệnh giảm đi nhiều. Cơ địa tôi rất nóng, nổi nhiều mụn ở mặt, cằm, cổ và lưng. Chưa bao giờ lên được cân nặng 40kg. Do đó, tôi muốn đc tăng cân an toàn, nhờ tư vấn giúp tôi uống cây cỏ máu có được không? Uống như thế nào, liều lượng ra sao? Và có chống chỉ định với thành phần hay bệnh nào khác không? Dùng thường xuyên uống như nước lọc hàng ngày có được không và có tác dụng phụ nào không? ( tôi uống mỗi ngày gần 2 lít và trà hà thủ ô, trà hoa cúc mỗi ngày 1 túi lọc hãm với 350ml nươc sôi) Xin tư vấn giúp tôi. Cảm ơn !

Trả lời:

Chào Hạnh! Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Cây cỏ máu hay còn gọi là cây dây máu là một trong những vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc nước ta. Theo kinh nghiệm của người vùng cao Tây Bắc cỏ máu là một vị thuốc bổ với nhiều tác dụng quý như: Tăng cường hệ tiêu hóa, tăng hấp thu, bổ máu dưỡng huyết, giúp tăng cân an toàn và hiệu quả cao.

Bạn là nữ, thể trạng nóng sử dụng cây cỏ máu hàng ngày để làm thuốc tăng cân sẽ có hiệu quả tốt. Bạn có thể yên tâm sử dụng vì thuốc này hàng ngày bởi nó rất an toàn và đặc biệt là không gây tác dụng phụ. (Ở vùng Tây Bắc người dân vùng cao vẫn thường xuyên sử dụng cây cỏ máu đun nước để uống hàng ngày từ năm này qua năm khác. Đây cũng là bí kíp tăng cường sức khỏe của người vùng cao – Nó lý giải tại sao người vùng cao tuy có cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng thể trạng và sức khỏe lại rất tốt).

Cách dùng, liều dùng

Dùng 50g cây khô đun với 1,5 lít nước, đun cạn còn khoảng 1 lít để uống trong ngày.

Bạn đang sử dụng trà hà thủ ô, trà hoa cúc bạn vẫn có thể sử dụng cùng lúc với cỏ máu được bình thường.

Uống Thuốc Bổ Não Có Làm Tăng Cân Không?

Uống thuốc bổ não có tăng cân không?

Đầu tiên chúng ta phải thừa nhận rằng, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh đồng nghĩa với việc cơ thể bạn có thể đối mặt với các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Có thể điểm qua một số loại thuốc có nguy cơ gây tác dụng phụ là tăng cân khi sử dụng như:

Thuốc chống viêm corticoid vì corticoid có tác dụng giữ nước, giữ muối làm rối loạn chuyển hóa lipid và làm đọng mỡ dẫn đến thừa cân

Thuốc durabolin: Đây là thuốc tổng hợp tương tự hormone sinh dục nam Testosterone. Khi sử dụng tác dụng phụ là làm cho cơ thể phát triển cơ bắp, tăng cân do hấp thụ và chuyển hóa protein tốt.

Thuốc cyproheptadin, là thuốc kháng histamin chữa dị ứng, khi sử dụng có thể kích thích người dùng ăn thức ăn bổ dưỡng gây tăng cân.

Ngoài ra, một số loại thuốc được cảnh báo có thể gây ra tác dụng phụ tăng cân có thể kể đến như thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, động kinh, trị đái tháo đường…

Tùy thuộc vào loại thuốc, cách sử dụng và cơ địa của mỗi người mà tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung nếu sử dụng đúng liều, đúng thuốc, đúng chỉ định của bác sĩ thì các tác dụng phụ hầu như không quá nghiêm trọng, thậm chí rất ít tác dụng phụ.

Đối với thuốc bổ não, các tác dụng phụ khi sử dụng được liệt kê có thể kể đến như mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, hoa mắt, trướng bụng, bồn chồn… Hiện chưa có kết luận hay phản hồi nào từ việc uống thuốc bổ não tăng cân. Dĩ nhiên tùy thuộc vào cơ địa và cách dùng của mỗi người mà tác dụng phụ này có thể xảy ra, tuy nhiên trước mắt bạn hoàn toàn có thể yên tâm việc sử dụng thuốc bổ não không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm nào cho cơ thể.

Hướng dẫn sử dụng thuốc bổ não đúng cách?

Mua thuốc khi có chỉ định, lời khuyên từ bác sĩ

Một trong những lưu ý tối thiểu khi sử dụng thuốc nói chung và thuốc bổ não nói riêng đó là không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định hay ý kiến từ bác sĩ, người có chuyên môn, người hiểu tình trạng sức khỏe của bạn.

Sử dụng đúng liều, đúng thuốc

Đừng quên nguyên tắc quan trọng này nếu không muốn các hệ lụy không tốt xảy ra với cơ thể của bạn. Nếu bạn là một người hay quên hãy note lại trên bao bì, túi, hộp đựng thuốc hoặc để lại 1 bì vỏ đã sử dụng đúng liều lượng sẵn để thấy khi uống.

Uống thuốc đúng lúc

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo uống thuốc đúng lúc (trước hay sau khi ăn). Điều này giúp cơ thể tránh được các hệ lụy xấu có thể xảy ra như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày…

Hãy hỏi bác sĩ, thuốc này có cần cần kiêng kỵ thực phẩm gì không?

Có một số loại thực phẩm không nên ăn cùng với một số loại thuốc. Vậy nên hãy hỏi bác sĩ để nắm được điều này. Ngoài ra cũng đừng quên hỏi rằng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc khác khi đang dùng thuốc bổ não hay không để đảm bảo an toàn.

Như vậy, uống thuốc bổ não có tăng cân không còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chưa có kết luận hay trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ tăng cân hay bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào. Do đó, bạn chỉ cần yên tâm sử dụng theo đúng liều, lượng, chỉ định của bác sĩ là được.

Nhân Hòa tự hào là nhà phân phối dược phẩm uy tín với hơn 33 năm kinh nghiệm. Không chỉ cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chất lượng cho người tiêu dùng, chúng tôi còn mang đến những thông tin hữu ích cho tất cả mọi người theo tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Thuốc Lợi Tiểu Điều Trị Tăng Huyết Áp Và Tăng Kali Máu

Thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp và tăng kali máu

Thuốc lợi tiểu hoạt động bằng cách làm thận tăng lượng muối và nước bài tiết ra khỏi cơ thể. Điều này có nghĩa bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Theo thời gian, sự tăng bài tiết này làm cho thể tích huyết tương giảm, làm giảm thể tích chất lỏng chứa trong các động mạch.

Khối lượng giảm này lần lượt giảm “lực đẩy” gây ra bởi máu trên thành động mạch, từ đó làm giảm huyết áp.

Thuốc lợi tiểu thông thường điều trị tăng huyết áp

Thuốc lợi tiểu có thể là thuốc không cần kê đơn hoặc thuốc kê đơn. Các thuốc lợi tiểu thông thường nhất được sử dụng để điều trị tăng huyết áp cần kê đơn bao gồm:

Microzide (hydrochlorothiazide)

Lasix (furosemide)

Aldactone (spironolactone)

Midamor (amiloride)

Thuốc lợi tiểu có làm mất kali?

Do sự gia tăng đào thải nước và sự loại bỏ muối, hầu hết các thuốc lợi tiểu cũng làm cơ thể mất kali. Điều này có thể sẽ gây ra một số vấn đề vì kali rất quan trọng đối với sức khoẻ, đặc biệt là nếu bạn bị tăng huyết áp. Kali đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp và hoạt động bơm máu của tim. Khoáng chất này cũng làm giảm tác dụng của natri trên cơ thể bạn.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu thúc đẩy sự mất kali, bác sỹ sẽ giám sát chặt chẽ mức độ kali của bạn. Ngay cả khi bạn nạp đủ lượng kali được khuyến cáo hàng ngày (trung bình khoảng 4.700 mg/ngày), thì có thể vẫn không đủ.

Các triệu chứng của tình trạng hạ kali

Các triệu chứng cho thấy cơ thể đã bắt đầu xuất hiện tình trạng hạ kali có thể bao gồm:

Các triệu chứng cho thấy bạn bị hạ một lượng lớn kali:

Nhịp tim bất thường

Cảm thấy đau đầu hoặc chóng mặt

Ngừng tim đột ngột

Dự phòng mất kali

Các bác sĩ sử dụng nhiều cách khác nhau để giảm thiểu sự mất kali xảy ra khi sử dụng thuốc lợi tiểu. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể cho bạn sử dụng một loại thuốc lợi tiểu đặc biệt gọi là thuốc lợi tiểu giữ kali. Không giống như các thuốc lợi tiểu thông thường khác, chúng không làm mất đi lượng kali khỏi cơ thể.

Một số loại thuốc lợi tiểu giữ kali bao gồm:

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sỹ cũng có thể đề nghị bổ sung kali. Đối với phần lớn bệnh nhân, thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc thuốc bổ bổ sung kali sẽ giải quyết được vấn đề.

Để giải quyết vấn đề này từ góc độ dinh dưỡng, bạn có thể thử ăn các thực phẩm giàu kali như khoai lang, cà chua và rau cải. Tuy vậy, chỉ cải thiện chế độ ăn thường không đủ để bạn trở lại bình thường nhưng có thể phần nào cải thiện tình trạng thiếu kali.

Các nguyên nhân khác khiến bạn bị hạ kali máu

Dùng thuốc lợi tiểu không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn bị hạ kali máu. Trong một số trường hợp, các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể khiến cơ thể bị hạ kali.

Các nguyên nhân thông thường khiến cơ thể mất kali bao gồm:

Các thuốc thay thế thuốc lợi tiểu

Không phải tất cả các thuốc điều trị tăng huyết áp đều thải kali ra khỏi cơ thể bạn. Các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs) và chất ức chế renin đều được kê để giúp hạ huyết áp và ngược lại làm tăng mức kali.

Thuốc Bổ Máu Cho Người Thiếu Máu

Thuốc bổ máu là những sản phẩm bổ sung có tác dụng thúc đẩy quá trình tạo máu, kích thích sản sinh hồng cầu để cải thiện chất lượng, số lượng máu trong cơ thể, nhờ đó giúp khắc phục và phòng ngừa tình trạng thiếu máu.

Bởi vậy, những người bị hoặc ở có nguy cơ thiếu máu cao nên sử dụng thuốc bổ máu, cụ thể là:

– Bị mất nhiều máu do chấn thương, phẫu thuật, xuất huyết dạ dày, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, chạy thận nhân tạo,…

– Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ em tuổi dậy thì.

– Thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn uống không đầy đủ, kém hấp thu do bệnh đường ruột hoặc mắc bệnh mạn tính như bệnh gan thận, bệnh tủy xương,… làm ảnh hưởng đến quá trình tạo máu.

Thuốc bổ máu giúp điều trị và phòng ngừa tình trạng thiếu máu

Thuốc bổ máu cho người thiếu máu có những loại nào?

Trên thị trường hiện nay, dòng thuốc bổ máu cho người thiếu máu rất đa dạng, nhưng dựa trên thành phần thì có thể chia thành 4 nhóm chính sau:

Thiếu sắt là nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất bởi sắt chính là nguyên tố cấu tạo nên nhân hem (phân tử vận chuyển oxy) trong tế bào hồng cầu. Do đó, đa phần thuốc bổ máu trên thị trường là thuốc bổ máu bổ sung sắt. Thành phần của viên sắt có thể chứa sắt dạng hữu cơ (sắt gluconate, sắt fumarate, sắt succinat) hoặc sắt vô cơ (sắt sulfat).

Thuốc bổ máu chứa sắt phù hợp khi thiếu máu do thiếu sắt hoặc tăng nhu cầu sắt ở phụ nữ mang thai, sau sinh, trẻ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, bổ sung dư thừa sắt có thể dẫn đến những tác dụng phụ như táo bón, đau bụng, khó chịu dạ dày, buồn nôn, phân nước tiểu đổi màu, đau đầu, sốt, mệt mỏi… Bởi vậy, bạn không nên tự ý mua viên sắt về uống.

Acid folic (vitamin B9) tham gia vào quá trình phân chia của tế bào máu, nếu bị thiếu hụt sẽ gây thiếu máu. Thuốc bổ máu chứa acid folic được sử dụng để phòng và điều trị thiếu máu hồng cầu to.

Bổ sung quá liều acid folic có thể gây buồn nôn, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon, dị ứng… và làm che dấu biểu hiện của sự thiếu hụt vitamin B12. Do đó, trước khi dùng thuốc bổ máu chứa acid folic, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ để chọn liều lượng phù hợp.

Thuốc bổ máu cho người thiếu máu thường chứa sắt và acid folic

Giữa vô vàn loại thuốc bổ máu trên thị trường, bạn phân vân không biết nên sử dụng loại nào thì tốt? Hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0972.032.029 để nhận được tư vấn từ chuyên gia.

Tương tự acid folic, thiếu hụt vitamin B12 sẽ làm chậm sự phân chia của tế bào máu, dẫn đến thiếu máu. Thuốc bổ máu chứa vitamin B12 thường được bổ sung cùng acid folic để điều trị thiếu máu hồng cầu to hoặc dự phòng nguy cơ thiếu vitamin B12 ở người bị viêm loét dạ dày mạn tính.

Một số tác dụng phụ khi bổ sung thừa vitamin B12 là nhức đầu, phát ban, tê yếu tay chân, rối loạn tiêu hóa, tăng nhịp tim,…

Là thuốc bổ máu nguồn gốc thảo dược, công thức có thể kết hợp một số vị thuốc đông y có tác dụng điều trị thiếu máu, điển hình như Đương quy, Xuyên tiêu, Hà thủ ô, Tam thất… Đặc biệt là , đây vị thuốc bổ máu hàng đầu của y học cổ truyền, đã được nghiên cứu tại Đại học Y Hàng Châu, Trung Quốc chứng minh tác dụng giúp kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu, tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu và thúc đẩy lưu thông máu để cải thiện chất lượng, số lượng máu một cách tự nhiên.

Đương quy là vị thuốc bổ máu đông y tốt cho người thiếu máu

Thuốc bổ máu đông y sử dụng tốt cho thiếu máu do mọi nguyên nhân, đặc biệt là những trường hợp kèm theo suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài, sức khỏe kém do thiếu máu lâu ngày, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Việc kết hợp thuốc bổ máu đông y cùng thuốc bổ máu chứa sắt, acid folic, vitamin B12 sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị lên.

Hiện nay, thay vì đun sắc thuốc, bạn nên ưu tiên những sản phẩm bổ máu chứa chiết xuất thảo dược bào chế hiện đại dạng viên uống, vừa tiện lợi, vừa an toàn và hiệu quả cao.

Viên uống bổ máu đạt chuẩn GMP – HS từ thảo dược Đương quy

Lưu ý khi lựa chọn thuốc bổ máu cho người thiếu máu

Thuốc bổ máu trên thị trường rất đa dạng, để chọn đúng sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn nên lưu ý đến những tiêu chí sau:

– Chọn thuốc bổ máu nguồn gốc rõ ràng, từ nhà sản xuất uy tín đạt chuẩn GMP – HS.

– Chọn thuốc bổ máu đã được Bộ Y tế kiểm định chất lượng và cấp phép lưu hành.

– Chọn thuốc bổ máu đã được đánh giá hiệu quả và độ an toàn qua nghiên cứu lâm sàng.

– Chọn thuốc bổ máu được nhiều bác sỹ, nhà thuốc và chuyên gia khuyên sử dụng.

– Chọn thuốc bổ máu đã có uy tín nhiều năm trên thị trường và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu cho người thiếu máu

Bên cạnh giải pháp hỗ trợ từ thuốc bổ máu, để đạt hiệu quả cao, người bệnh thiếu máu cần thiết lập chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học như sau:

– Tăng cường nguồn thực phẩm bổ máu như gan, rau lá màu xanh đậm, thịt bò, thịt gia cầm, bí đỏ, củ dền, hải sản, trứng, nho khô, đậu nành,…

– Bổ sung cam, bưởi, dâu tây, ớt đỏ, cà chua, bắp cải,… là những thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ hấp thu sắt.

– Không sử dụng cà phê, rượu, bia vì làm giảm hấp thu sắt.

– Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước/ngày để duy trì ổn định lượng máu trong cơ thể.

– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và kích thích máu lưu thông.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, hạn chế làm việc mệt mỏi hoặc căng thẳng tinh thần.

Sử dụng thuốc bổ máu cho người thiếu máu là cần thiết nhưng không được tùy tiện vì có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn và sử dụng thuốc bổ máu an toàn để sớm cải thiện sức khỏe.