Top 4 # Xem Nhiều Nhất Thuốc Hạ Mỡ Máu Atorvastatin Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Thuốc Hạ Mỡ Máu Lipitor 40

Lipitor 40mg điều trị tăng cholesterol máu & rối loạn lipid máu hỗn hợp. Tăng triglyceride máu. Rối loạn beta – lipoprotein. Tăng cholesterol máu có yếu tố gia đình đồng hợp tử.

Thành phần của Lipitor 40mg

Dược chất chính: Atorvastatin 40mg

Loại thuốc: Thuốc tim mạch

Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén bao phim, 40mg

Công dụng của Lipitor 40mg

Lipitor điều trị tăng cholesterol máu & rối loạn lipid máu hỗn hợp.

Tăng triglyceride máu. Rối loạn beta – lipoprotein.

Tăng cholesterol máu có yếu tố gia đình đồng hợp tử.

Liều dùng của Lipitor 40mg

Cách dùng Liều dùng

Tăng cholesterol máu có hoặc không có yếu tố gia đình dị hợp tử & rối loạn lipid huyết hỗn hợp 10 mg, ngày 1 lần, liều thông thường 10 – 80 mg/ngày.

Tăng cholesterol máu có yếu tố gia đình đồng hợp tử 10 – 80 mg/ngày. Nên tiếp tục ăn kiêng.

Làm gì khi dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định

Tác dụng phụ của Lipitor 40mg

Táo bón, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nhược cơ, khô da, ngứa, hồi hộp

Lưu ý khi sử dụng Lipitor 40mg

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc. Bệnh gan tiến triển, tăng men gan không rõ nguyên nhân. Phụ nữ có thai & cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng

Suy gan, nghiện rượu, bệnh gan. Lái xe & vận hành máy.

Tương tác thuốc

Cyclosporin, dẫn xuất acid fibric, erythromycin, niacin, kháng nấm nhóm azole. Thuốc kháng acid, colestipol. Digoxin

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C

*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.

*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. *** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Thận Trọng Khi Dùng Thuốc Hạ Mỡ Máu

03-11-2011

Cơ chế hoạt động của thuốc hạ mỡ máu

Thuốc trị rối loạn lipid huyết có tác dụng giúp cho các chất béo (thường gọi là mỡ) có trong máu như cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglycerid trở lại giới hạn bình thường. Có nhiều nhóm thuốc hạ lipid huyết như nhóm resin gắn axít mật (thí dụ cholestyramin), nhóm fibrat (clofibrate, fenofibrat, gemfibrozil), niacin (tức vitamin PP) nhóm statin và thuốc mới là ezetimib. Thuốc được dùng phổ biến hiện nay chính là nhóm statin (tên thuốc có vần cuối là statin) gồm có: simvastatin (biệt dược Zocor), lovastatin (Mevacor), pravastatin (Pravachol), fluvastatin (Lescol), atorvastatin (Lipitor), rosuvastatin (Crestor).

Các statin còn được gọi là nhóm thuốc ức chế men khử HMG-CoA vì cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế cạnh tranh men 3-hydroxy-3 metyl-glutaryl coenzym A reductase (viết tắt HMG-CoA reductase). Men khử HMG-CoA bị thuốc ức chế không xúc tác phản ứng tạo ra cholesterol ở gan sẽ làm giảm cholesterol trong máu xuống. Các statin còn có tác dụng làm tăng số lượng thụ thể của LDL-cholesterol (viết tắt LDL-c, còn gọi là cholesterol “xấu”) nhằm tăng sự thoái hoá và làm giảm cholesterol “xấu” này xuống mức mong muốn. Các statin cũng làm tăng một ít HDL-cholesterol (HDL-c, còn gọi là cholesterol “tốt”).

– Trong trường hợp rối loạn lipid huyết nhẹ nhưng không có bệnh mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp, không hút thuốc, chỉ bắt đầu dùng thuốc statin khi đã thực hiện chế độ ăn kiêng, vận động khoảng sáu tháng mà chưa giảm lipid huyết đến mức mong muốn. Khi đang dùng thuốc statin cũng vẫn duy trì nghiêm túc việc ăn kiêng và vận động (nếu thừa cân cố giảm), cần kiêng mỡ động vật và thực phẩm nhiều cholesterol, ăn nhiều rau cải, trái cây, chất xơ sợi và đủ đạm, còn tập thể dục đã được chứng minh là làm tăng cholesterol “tốt”.

Coi chừng tác dụng phụ

– Khi sử dụng các statin, tác dụng phụ có hại đáng lưu ý nhất là tác dụng phụ “tiêu cơ vân” (rhabdomyolysis). Đây là bệnh lý có thể gây chết người do các tế bào cơ vân bị phân huỷ, giải phóng các chất có bên trong tế bào, trong đó có myoglobin, đưa đến tiểu tiện ra myoglobin và chính chất này làm nghẽn thận dẫn đến suy thận. Dấu hiệu ban đầu của chứng này là bắp thịt bị đau nhức, yếu cơ, co cơ (thường gặp ở cơ bắp chân, cơ lưng), sau đó nước tiểu màu đỏ đậm do thải myglobin (người dùng thuốc cần lưu ý các dấu hiệu để ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay). Cũng vì gây tác dụng phụ trầm trọng (đặc biệt khi phối hợp với một thuốc fibrat là gemfibrozil) mà một statin là cerivastatin (Baycol, Lipobay) đã bị cấm lưu hành.

– Tác dụng phụ làm viêm gân, tổn thương gân gót (gân Achiless) do dùng thuốc nhóm statin chỉ mới được công bố thông qua một nghiên cứu tiến hành ở đại học Rouen (Pháp). Nghiên cứu này dựa vào việc hồi cứu dữ liệu tác dụng phụ của 4.597 bệnh nhân đã dùng statin và ghi nhận 92 bệnh nhân có tác dụng phụ vừa kể (tức chỉ 2%). Theo nghiên cứu, 57% trong số 92 bệnh nhân bị tác phụ, được ghi nhận bị tổn thương gân trong vòng một năm sau khi dùng statin (63% còn lại bị tổn thương gân hơn một năm sau khi dùng thuốc). Như vậy, chỉ có một số ít người bị tác dụng phụ và thời gian dùng thuốc phải kéo dài cả năm trở lên (ngưng dùng thuốc thì tác dụng phụ biến mất). Tác dụng phụ gây viêm gân, tổn thương gân còn có thể xảy ra ở một số thuốc khác, đặc biệt kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon (gồm có norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, levofloxacin…) Kháng sinh fluoroquinolon còn gây mòn sụn khớp khi thử trên súc vật còn non nên được khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

– Về tác dụng phụ nói chung, cần ghi nhận nhiều tác dụng phụ chỉ phát hiện sau khi thuốc được phép lưu hành và điều trị thời gian dài. Khi tác dụng phụ xuất hiện gây tác hại ở mức độ nghiêm trọng thì thuốc mới bị cấm hoặc nhà sản xuất tự ý rút thuốc không cho lưu hành trên thị trường. Còn tác dụng phụ xuất hiện ở tỷ lệ chỉ xem là nguy cơ thì sẽ được thông báo (ở Mỹ, cơ quan FDA yêu cầu phải thông tin về tác dụng phụ mới được phát hiện trên bao bì, bản hướng dẫn sử dụng) để các nhà chuyên môn y dược lưu ý áp dụng biện pháp cần thiết để tránh hoặc xử lý tác dụng phụ.

– Do các tác dụng phụ vừa kể thuộc loại hiếm xảy ra, người sử dụng thuốc vẫn có thể an tâm dùng các thuốc statin khi được bác sĩ chỉ định.

Không nên tự ý mua thuốc về dùng

Cần lưu ý, khi đang dùng thuốc mà cảm thấy có những triệu chứng bất thường như đau cơ, yếu cơ (do tác dụng phụ tiêu cơ vân, đặc biệt, người chơi thể thao dễ bị các triệu chứng này) hoặc sưng, nóng, đỏ, đau, co cứng ở vùng gân nào đó, đặc biệt gân gót (do tác dụng phụ tổn thương gân mới phát hiện) thì ngưng thuốc và đến bác sĩ khám. Tuỳ mức độ tác động ở cơ của thuốc mà bác sĩ sẽ có hướng xử trí thích hợp như tiếp tục dùng thuốc cũ nhưng giảm liều (chính liều dùng cao làm cho thuốc gây tác dụng phụ, simvastatin hiện nay khuyến cáo không dùng quá 80mg/ngày), thậm chí dùng hai ngày một lần thay vì mỗi ngày; thay thuốc cũ bằng thuốc khác (pravastatin, fluvastatin, rosuvastatin được cho là ít gây rối loạn cơ hơn)… Do các thuốc giảm mỡ máu đều có tác dụng phụ, người mới nghi ngờ bị mỡ máu nhẹ không nên tự ý mua thuốc về dùng có thể bị tai biến. Chỉ nên dùng thuốc được bác sĩ khám, chẩn đoán xác định và ghi đơn cho dùng. Nếu có gì bất thường xảy ra trong quá trình dùng thuốc, nên tái khám, bác sĩ bảo ngừng thuốc thì mới được ngừng.

PGS.TS.DS. NGUYỄN HỮU ĐỨC (Theo SGTT)

Điều Cần Biết Khi Uống Thuốc Hạ Mỡ Máu

PNTĐ-Thuốc thuộc nhóm statin là loại thuốc được kê đơn dùng để hạ mỡ máu (hay còn gọi là cholesterol).

Nhất quán về thời điểm uống thuốc

TS, BS Trương Hồng Sơn – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, hiện nay có rất nhiều loại thuốc thuộc nhóm statin với nhiều tên biệt dược khác nhau, bao gồm: Simvastatin (Zocor), Lovastatin (Altoprev, Mevacor), Fluvastatin (Lescol), Atorvastatin (Lipitor), Pitavastatin (Livalo), Pravastatin (Pravachol), Rosuvastatin (Crestor). Đa số các loại thuốc giảm mỡ máu thuộc nhóm statin này sẽ phải uống 1 lần/ngày. Phụ thuộc vào từng loại thuốc và hàm lượng thuốc, bạn cũng có thể sẽ phải uống 2 lần/ngày.

Theo TS, BS Trương Hồng Sơn, một số loại thuốc statin sẽ có tác dụng tốt hơn khi được uống trong khi ăn. Một số loại khác sẽ có tác dụng tốt hơn khi uống vào buổi tối. Đó là bởi vì enzym cần để tạo ra cholesterol thường hoạt động mạnh hơn vào buổi tối. Thời gian bán thải (thời gian mà một nửa liều thuốc bị thải ra khỏi cơ thể) của đa số các loại thuốc statin thường rất ngắn. Cụ thể:

Những thuốc statin nên được uống vào buổi tối: Một số loại thuốc statin có thời gian bán thải dưới 6 tiếng. Những loại thuốc này nên được uống tốt nhất vào buổi tối. Simvastatin (Zocor) là một thí dụ về loại thuốc dạng này. Các nghiên cứu chứng minh rằng, khi simvastatin được uống vào buổi tối, nó sẽ có tác dụng giảm cholesterol LDL nhiều hơn khi được uống vào buổi sáng. Lovastatin (Mevacor) nên được uống khi đang ăn tối. Các loại thuốc mở rộng của lovastatin (Altoprev) nên được uống trước khi đi ngủ. Fluvastatin (Lescol) có thời gian bán thải khoảng 3 tiếng, do vậy, loại thuốc này cũng nên được uống vào buổi tối.

Các loại thuốc statin nên được uống vào buổi sáng: Các nghiên cứu cho thấy một số loại thuốc statin mới hiện nay chỉ có tác dụng vào buổi sáng. Các thuốc ức chế men khử HMG – CoA như atorvastatin (Lipitor) và rosuvastatin (Crestor) mạnh hơn các statin loại cũ. Thời gian bán thải của những loại thuốc này ít nhất là 14 tiếng. Loại thuốc mở rộng của fluvastatin (Lescol XL) có thể được uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Theo TS, BS Trương Hồng Sơn, việc quan trọng nhất bạn cần biết là các loại statin không phải tất cả đều giống nhau. Đó là lý do vì sao bạn nên đọc hết các loại thuốc đi kèm trong đơn thuốc của bạn. Tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.

Với một số loại thuốc statin, bạn không nên uống nước bưởi khi đang dùng thuốc. Nước bưởi có thể làm cho thuốc lưu lại trong cơ thể lâu hơn so với bình thường. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan, cơ và thậm chí là suy thận. Nếu tờ hướng dẫn sử dụng không nhắc đến việc tránh uống nước bưởi, bạn nên hỏi lại bác sĩ.

Statin có thể sẽ hiệu quả trong việc kiểm soát mỡ máu, nhưng cũng có một số nguy cơ khi dùng thuốc. Một số tác dụng không mong muốn phổ biến bao gồm đau cơ, đau khớp, buồn nôn và đau đầu. Những nguy cơ nghiêm trọng hơn bao gồm tổn thương cơ, thận và gan. Nếu bạn bị đái tháo đường typ 2, statin có thể sẽ làm tăng lượng đường huyết của bạn. Nếu bạn gặp các tác dụng phụ, hãy nói với bác sĩ để có thể được đổi loại thuốc khác.

Ngoài ra, statin có thể rất hiệu quả trong việc giảm cholesterol LDL, nhưng bạn cũng có thể kiểm soát lượng cholesterol này bằng nhiều cách thay thế thuốc khác hoặc bằng cách thay đổi lối sống. Chế độ ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giảm cholesterol. Chế độ ăn của bạn nên chứa nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc và cá. Cố gắng giảm lượng chất béo bão hòa và trans fat mà bạn nạp vào cơ thể và tăng cường ăn các loại thức ăn có chứa nhiều axit béo omega – 3. Hạn chế ăn muối và carbohydrate tinh chế.

Bạn cũng nên biến tập thể thao trở thành thói quen hàng ngày và cố gắng ngồi tại chỗ càng ít càng tốt. Bạn cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách cai thuốc lá và duy trì cân nặng hợp lý.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19. Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOSSau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Thuốc Hạ Mỡ Máu Mới Cho Bệnh Nhân Không Dung Nạp Statin

Cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn mức bình thường và đang là mối lo ngại của gần 40% người trưởng thành ở Hoa Kỳ không được điều trị. Cholesterol đóng một vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Mặc dù tình trạng cholesterol cao thường được điều trị phổ biến nhất bằng statin nhưng thuốc cũng đi kèm với một số tác dụng phụ nguy hiểm.

Mới đây, cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa chấp thuận loại thuốc mới làm hạ cholesterol máu không thuộc nhóm statin.

Mỡ máu là gì? Cholesterol là gì?

Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần quan trọng nhất là cholesterol.

Nhiều người vẫn nghĩ cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Thực tế, cholesterol rất quan trọng với cơ thể, góp mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormon, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Chúng chỉ trở nên có hại khi có sự rối loạn giữa các loại cholesterol, mà bệnh lý điển hình gây ra là xơ vữa động mạch.

Vì là chất mỡ không hòa tan trong nước, cholesterol và các chất mỡ như triglyceride phải kết hợp với chất dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di chuyển trong máu. Vì vậy, khi xét nghiệm lượng mỡ máu ngoài tổng số Cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol theo các loại Lipoprotein , trong đó có 2 loại quan trọng đó là LDL -c (lipoprotein tỉ trọng thấp ) ” mỡ xấu” và HDL-c ( Lipoprotein tỉ trọng cao) “mỡ tốt.” Mỡ máu tăng cao khi loại xấu tăng và loại tốt giảm, gây ra nhiều loại bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

Một thành phần quan trọng khác của mỡ máu đó là triglycerid , còn được gọi là chất béo trung tính , đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất. Nhưng nếu chỉ số tăng cao sẽ gây xơ vữa mạch. Tăng triglycerid thường gặp ở người bị béo phì, lười vận động, đái tháo đường, uống nhiều rượu bia và hút nhiều thuốc lá.

Những người bị tăng chỉ số này thường kéo theo tăng cholesterol toàn phần , tăng cholesterol có hại LDL và giảm cholesterol có lợi HDL.

Nguyên nhân cholesterol cao

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cholesterol cao, trong đó thường gặp nhất là những nguyên nhân sau đây:

Cholesterol máu cao gây bệnh gì?

Cholesterol tăng cao nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm sau đây:

Đau tim: Thừa cholesterol sẽ hình thành các mảng bám trong thành động mạch, cản trở lưu thông oxy và máu, dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ . Khi đau tim, các mảng bám vỡ ra, hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này ngăn không cho động mạch nhận máu và oxy, khiến các cơ tim bắt đầu chết.

Điều trị cholesterol máu cao

Từ trước đến nay, nhóm thuốc statin thường được dùng để hạ cholesterol. Thế nhưng, trải qua một quá trình sử dụng thì các chuyên gia mới phát hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng của nhóm thuốc này. Như gây tiêu cơ vân, làm thay đổi chức năng gan, gây hại cho quá trình phát triển thai. Năm 2012, FDA còn khuyến cáo nhóm thuốc này có thể gây mất trí nhớ, tăng đường huyết và bệnh tiểu đường typ 2. Chính nghịch lý này đã khiến các nhà khoa học nghiên cứu loại thuốc hạ cholesterol khác không thuộc nhóm statin.

Nexletol – Thuốc mới điều trị cholesterol máu cao

Công ty Esperion Therapeutics cho hay FDA đã cấp phép cho thuốc Nexletol do hãng này sản xuất.

Các nghiên cứu cho thấy loại thuốc hạ cholesterol mới này có thể làm giảm nồng độ lipoprotein cholesterol. Hay còn gọi là LDL. Đây được xem là loại cholesterol “xấu” có thể dẫn đến bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Nexletol phát huy tác dụng bằng cách ngăn chặn sự sản sinh cholesterol. Nó có thể làm giảm lượng LDL tới 28%.

Công ty Esperion còn nộp đơn xin FDA chấp thuận việc sử dụng Nexletol kết hợp với thuốc ezetimibe – một loại thuốc cũng không thuộc nhóm statin. Trong các cuộc nghiên cứu, sự kết hợp của hai loại thuốc này có thể làm giảm lượng cholesterol từ 38 – 44%.

Tuy nhiên, hiện tại loại thuốc này vẫn đang được nghiên cứu thêm. Các nhà khoa học vẫn chưa biết rằng nó có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân không thể sử dụng thuốc statin hay không.

Nexletol có thể là một phương án bổ sung hiệu quả và phù hợp hơn các statin trong mục tiêu giảm cholesterol cho bệnh nhân.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.