Top 6 # Xem Nhiều Nhất Thuốc Kháng Sinh Có Mấy Nhóm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Thiamphenicol (Thuốc Kháng Sinh Nhóm Phenicol)

Thiamphenicol

Thiophénicol ® (Sanofi Wintheop) Dưới dạng acetylcysteinat: Fluimucil Antibiotic ® (Zambon).

Tính chất; kháng sinh thuộc nhóm phenicol có hoạt phổ rộng và hiệu quả trong nhiều nhiễm khuẩn. Thiamphenicol là một dẫn chất của chloramphenicol được biết là loại có độc tính lên tạo huyết. Mặc dù không có trường hợp suy tuỷ chậm không phục hồi và chết người nào được cho là do thiamphenicol, tuy vậy, không nên dùng thuốc này khi có thể dùng thuốc khác ít độc hơn.

Phổ kháng khuẩn

Các chủng nhạy cảm: Haemophylus influenza, màng não cầu, lậu cầu, Salmonella, Brucella, Bordetella pertussis, vi khuẩn kỵ khí, Bacillus fragilis và các cầu khuẩn gram dương.

Với nồng độ cao, thuốc này có tác dụng với tụ cầu, trực khuẩn đường ruột, Klebsiella pneumonia, Proteus mirabillis, Shigella và phẩy khuẩn tả, cũng như với các Rickettsia, Chlamydia và Mycoplasma, Legionella, Rickettsiae, Listeria monocytogenes, xoắn khuẩn.

Các chủng đề kháng: Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter, Providencia, Proteus rettgeri, Mycobacteria, Serratia marescens.

Chỉ định: (khi không dùng được thuốc khác ít độc hơn):

Nhiễm trùng máu bùng phát do não mô cầu hay ban xuất huyết kịch phát khi cấp cứu, bị dị ứng với penicillin (đường tĩnh mạch hay tiêm bắp).

Viêm màng não do não mô cầu hay phế cầu khuẩn khi bị dị ứng với penicillin.

Nhiễm khuẩn do Haemophylus influenzae, nhất là khu trú ở thần kinh não.

Nhiễm khuẩn do liên cầu kỵ khí, nhất là loại ở thần kinh não.

Viêm niệu quản do lậu cầu hay không do lậu cầu với các chủng đa kháng thuốc.

Thương hàn và phó thương hàn

do các chủng đề kháng với aminopenicillin: thiamphenicol

không được chỉ định thường quy cho người lành mang bệnh.

Bệnh lý phổi phế quản do các chủng đa kháng thuốc.

Viêm túi mật cấp.

Bệnh do Rickettsia, bệnh sốt vẹt khi dị ứng với tetracyclin.

Bệnh do Shigella.

Bệnh do Listeria.

Bệnh do Brucella khu trú ở xương.

Các chỉ định khác dựa trên kháng sinh đồ.

Người lớn: theo đường uống, tiêm bắp, tĩnh mạch hay dưới da:1- 3 g/ngày chia 3-4 lần.

Trẻ em trên 6 tháng tuổi: theo đường uống, tiêm bắp, tĩnh mạch hay dưới da: 30 – 100 mg/kg/ngày.

Người cao tuổi: lg/ngày.

Điều trị khẩn cấp khi mới nhiễm lậu cầu chưa biến chứng ở đàn ông: uống liều duy nhất 2,5g.

Nhiễm lậu cầu thể khác: uống ngày đầu 2,5g rồi 2g/ngày trong bốn ngày tiếp sau.

Điều trị cấp cứu ban xuất huyết kịch phát (tình trạng não mô cầu huyết); 50mg/kg theo đường tiêm tĩnh mạch hay bắp thịt.

Theo dõi về huyết học: trước đợt điều trị và hàng tuần: huyết đồ toàn phần, kể cả đếm hồng cầu lưới, nhất là với liều cao. Sự xuất hiện giảm hồng cầu luối hay thiếu máu, giảm bạch cầu hay thiếu tiểu cầu đòi hỏi ngừng điều trị ngay. Tần số và mức độ của các rối loạn vế huyết học tăng lên ở người có tuổi và người suy thận.

Giảm liều khi bị suy gan hay thận: 0,5g cách quãng 12h nếu độ thanh thải creatinin ở khoảng 60 – 30 ml/phút hay 0,5g cách quãng 24h nếu độ thanh thải trong khoảng 30 – 10 ml/phút.

Tránh uống rượu.

Chống chỉ định

Đã có tai biến hay dị ứng, ngộ độc trước đó với thuốc này hay với chloramphenicol.

Tiền sử suy tuỷ (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu).

Khi có thai (thuốc thấm chuyển qua nhau thai).

Khi cho con bú (thuốc đi vào sữa mẹ).

Trẻ sơ sinh, đẻ non, nhũ nhi dưới 6 tháng.

Suy thận.

Thiếu men glucose – 6- phosphat dehydrogenase (nguy cơ bị cơn kịch phát tan huyết).

Tác dụng phụ

ức chế tạm thời tuỷ xương: nhận thấy tác dụng này với liều cao trong 1-2 tuần: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; Biến đổi trên tuỷ đồ; nguy cơ này tăng lên ở người bệnh đã chữa bằng chloramphenicol tại chỗ (thuốc nhỏ mắt).

Hiếm gặp là nổi ban da và phù Quincke.

Làm nặng lên các triệu chứng lúc bắt đầu điều trị thương hàn và phó thương hàn (kê đơn các liều khởi đầu thấp).

ức chế hệ vi khuẩn chí ở ruột, dẫn đến thiếu vitamin K: viêm đại tràng sau dùng kháng sinh.

Viêm thần kinh thị giác (khi điều trị kéo dài).

Tương tác: với các thuốc uống chống đông máu, chống tiểu đường, các cyclophosphamid và phenytoin (thiamphenicol làm tăng độc tính của các thuốc này bằng ức chế các men tiểu thể của gan); với penicillin và lincomycin (tác dụng đối vận nên cần tránh phối hợp); với methotrexat (độc tính của thiamphenicol tăng lên); với barbituric (làm giảm nồng độ thiamphenicol trong huyết tương); với đồng sulfat trong các phản ứng tìm glucose niệu (phản ứng dương tính giả).

9 Nhóm Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến

Hầu hết mỗi người trong chúng ta đều đã từng uống ít nhất một loại kháng sinh một lần trong đời. Từ điều trị đau họng hay nhiễm trùng tai khi còn nhỏ, cho đến nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng da khi trưởng thành, kháng sinh là một trong những nhóm thuốc quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong y học.

1. PENICILLIN

Một tên khác của nhóm này là kháng sinh beta-lactam, được gọi theo công thức cấu trúc tương ứng. Nhóm penicillin chứa năm nhóm kháng sinh thành phần: aminopenicillins, antipseudomonal penicillin, thuốc ức chế beta-lactamase, penicillin tự nhiên và penicillin kháng penicillinase. Kháng sinh phổ biến trong nhóm penicillin bao gồm:

– penicillin V potassium – amoxicillin – amoxicillin/clavulanate (Augmentin)

2. TETRACYCLINES

Tetracyclines có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn và điều trị các bệnh như mụn trứng cá, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng mắt, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nha chu (bệnh nướu răng) và các bệnh nhiễm trùng khác. Nhóm tetracycline chứa các loại thuốc phổ biến như:

– doxycycline – tetracycline – minocycline

3. CEPHALOSPORIN

Có năm chủng loại cephalosporin, với phạm vi điều trị tương đối rộng bao gồm các nhiễm trùng gram âm. Cephalosporin điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, bao gồm viêm họng, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da và viêm màng não. Cephalosporin ceftaroline thế hệ thứ năm (Teflaro) có hoạt tính chống Staphylococcus aureus (MRSA) kháng lại methicillin. Có thể kể đến một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này như:

– cefuroxime (Ceftin) – ceftriaxone (Rocephin) – Cefdinir (Omnicef)

4. QUINOLONE

Các quinolone, còn được gọi là fluoroquinolones, là một lớp kháng khuẩn tổng hợp, diệt khuẩn với phạm vi hoạt động rộng. Các quinolone có thể được sử dụng cho một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khó điều trị khi các lựa chọn khác không hiệu quả, bệnh viêm phổi nhiễm tại bệnh viện, viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, dùng cho điều trị cả bệnh than hoặc bệnh dịch hạch. FDA đã đưa ra cảnh báo tương đối mạnh mẽ về nhóm kháng sinh này vào năm 2016. Những cái tên quen thuộc trong nhóm fluoroquinolone bao gồm:

– ciprofloxacin (Cipro) – levofloxacin (Levaquin) – moxifloxacin (Avelox)

5. LINCOMYCINS

Nhóm này có thể chống lại aerobes gram dương và vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn có thể sống mà không cần oxy), cũng như một số vi khuẩn kỵ khí gram âm. Các dẫn xuất lincomycin có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng như bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng trong ổ bụng, nhiễm trùng đường hô hấp dưới và nhiễm trùng xương, khớp.

Các thuốc trong nhóm này gồm có:

– clindamycin (Cleocin) – lincomycin (Lincocin)

6. MACROLIDE

Các macrolide có thể được sử dụng để điều trị viêm phổi do lây truyền tại nơi công cộng, ho gà hoặc nhiễm trùng da không biến chứng, cùng với các bệnh nhiễm trùng nhạy cảm khác. Ketolides là một thế hệ kháng sinh mới hơn được phát triển để khắc phục tình trạng kháng vi khuẩn macrolide. Các macrolide thường được kê đơn là:

– azithromycin (Zithromax) – clarithromycin (Biaxin) – erythromycin

7. SULFONAMIT

Sulfonamid có thể kháng một số vi khuẩn gram dương và nhiều vi khuẩn gram âm. Loại thuốc phổ biến cho sulfonamid bao gồm UTI, điều trị hoặc phòng ngừa viêm phổi do pneumocystis hoặc nhiễm trùng tai (viêm tai giữa). Một số thuốc quen thuộc bao gồm:

– sulfamethoxazole-trimethoprim (Bactrim, Bactrim DS, Septra) – sulfasalazine (Azulfidine) – sulfisoxazole (kết hợp với erythromycin)

8. KHÁNG SINH GLYCOPEPTIDE

– dalbavancin (Dalvance) – oritavancin (Orbactiv) – telavancin (Vibativ) – vancomycin (Vancocin)

9. AMINOGLYCOSIDE

Aminoglycoside ức chế sự tổng hợp vi khuẩn thông qua liên kết với ribosome 30S và có các tác động nhanh chóng như kháng sinh kháng khuẩn (tiêu diệt vi khuẩn). Những loại thuốc này thường sử dụng phương pháp tiêm tĩnh mạch. Các ví dụ phổ biến về nhóm thuốc này là:

– gentamicin – tobramycin – amikacin

Tìm Hiểu Về Kháng Sinh Nhóm Macrolid Và Nhóm Lincosamid

Kháng sinh nhóm Macrolid và nhóm Lincosamid là những kháng sinh phổ biến được các bác sĩ kê đơn trong quá trình điều trị bệnh. Vậy bạn đã biết những gì về hai nhóm kháng sinh này?

Phân loại

Các Macrolid có thể là sản phẩm tự nhiên phân lập từ môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh, cũng có thể là các kháng sinh bán tổng hợp.

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tùy theo cấu trúc hóa học, có thể chia kháng sinh nhóm Macrolid thành 3 phân nhóm:

Cấu trúc 14 nguyên tử Carbon: Erythromycin, Oleandomycin, Roxithromycin, Clarithromycin, Dirithromycin.

Cấu trúc 15 nguyên tử carbon: Azithromycin.

Cấu trúc 16 nguyên tử carbon: Spiramycin, Josamycin.

Phổ kháng khuẩn

Macrolid có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu tập trung vào một số chủng vi khuẩn Gram-dương và một số vi khuẩn không điển hình.

Macrolid có hoạt tính trên cầu khuẩn Gram-dương (liên cầu, tụ cầu), trực khuẩn Gram-dương (Clostridium Perfringens, Corynebacterium Diphtheriae, Listeria Monocytogenes).

Thuốc không có tác dụng trên phần lớn các chủng trực khuẩn Gram-âm đường ruột và chỉ có tác dụng yếu trên một số chủng vi khuẩn Gram-âm khác như H. influenzae và N. meningitidis, tuy nhiên lại có tác dụng khá tốt trên các chủng N. Gonorrhoeae.

Kháng sinh nhóm Macrolid tác dụng tốt trên các vi khuẩn nội bào như Campylobacter jejuni, M. Pneumoniae, Legionella Pneumophila, C. Trachomatis, Mycobacteria (bao gồm M. Scrofulaceum, M. kansasii, M. Avium-Intracellulare – nhưng không tác dụng trên M. Fortuitum).

Tác dụng không mong muốn (ADR)

ADR thường gặp nhất là các tác dụng trên đường tiêu hoá: gây buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy (gặp khi dùng đường uống), viêm tĩnh mạch huyết khối (khi tiêm tĩnh mạch). Thuốc bị chuyển hoá mạnh khi qua gan nên có thể gây viêm gan hoặc ứ mật. Có thể gây điếc, loạn nhịp tim nhưng với tỷ lệ thấp.

Những ADR thông thường như gây dị ứng da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn cũng gặp với nhóm kháng sinh này.

Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết nhóm kháng sinh Lincosamid bao gồm hai thuốc là Lincomycin và Clindamycin, trong đó Lincomycin là kháng sinh tự nhiên, Clindamycin là kháng sinh bán tổng hợp từ Lincomycin.

Phổ kháng khuẩn

Kháng sinh nhóm Lincosamid có phổ kháng khuẩn tương tự như kháng sinh nhóm Macrolid trên Pneumococci, S. Pyogenes, và Viridans Streptococci. Thuốc có tác dụng trên S. Aureus, nhưng không có hiệu quả trên S. Aureus kháng Methicilin. Thuốc cũng không có tác dụng trên trực khuẩn Gram-âm hiếu khí.

Khác với Macrolid, kháng sinh Lincosamid có tác dụng tốt trên một số chủng vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là B. Fragilis. Thuốc có tác dụng tương đối tốt trên C. Perfringens, nhưng có tác dụng khác nhau trên các chủng Clostridium spp. khác.

Cũng khác với Macrolid, kháng sinh nhóm này chỉ tác dụng yếu hoặc không có tác dụng trên các chủng vi khuẩn không điển hình như M. Pneumoniae hay Chlamydia spp.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là gây ỉa chảy, thậm chí trầm trọng do bùng phát Clostridium Difficile, gây viêm đại tràng giả mạc có thể tử vong. Viêm gan, giảm bạch cầu đa nhân trung tính cũng gặp nhưng hiếm và có thể hồi phục.

Nguồn: Nghĩa Lê pharmacist

Clarithromycin Là Thuốc Thuộc Nhóm Kháng Sinh Nào?

Bạn không nên sử dụng thuốc này nếu bạn bị dị ứng với Clarithromycin hoặc các loại thuốc tương tự như azithromycin ( Zithromax , Z-Pak, Zmax ), erythromycin hoặc telithromycin , hoặc nếu:

Bạn đã bị vàng da hoặc các vấn đề về gan do dùng Clarithromycin; hoặc là

Bạn bị bệnh gan hoặc thận và bạn cũng dùng một loại thuốc gọi là colchicine.

Một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn hoặc nguy hiểm khi dùng chung với Clarithromycin. Bác sĩ có thể cần thay đổi kế hoạch điều trị của bạn nếu bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau đây:

Để đảm bảo thuốc này an toàn cho bạn, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng:

Vấn đề về tim

Hội chứng qt dài (ở bạn hoặc một thành viên trong gia đình)

Bệnh động mạch vành (động mạch bị tắc)

Bệnh nhược cơ

Bệnh tiểu đường

Mất cân bằng điện giải (chẳng hạn như lượng kali hoặc magiê trong máu thấp).

Clarithromycin có thể gây hại cho thai nhi. Sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả để tránh thai trong khi bạn đang sử dụng thuốc này. Cho bác sĩ biết nếu bạn có thai.

Trong các nghiên cứu trên động vật, Clarithromycin gây ra dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, người ta không biết liệu những hiệu ứng này có xảy ra ở người hay không. Hỏi bác sĩ về nguy cơ của bạn.

Clarithromycin có thể đi vào sữa mẹ và có thể gây ra tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ. Cho bác sĩ biết nếu bạn đang cho con bú.

Thuốc này không được chấp thuận sử dụng cho bất kỳ ai dưới 6 tháng tuổi.

Hãy dùng Clarithromycin chính xác theo quy định của bác sĩ. Làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn. Không dùng thuốc này với số lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc lâu hơn khuyến cáo.

Không sử dụng thuốc này để điều trị bất kỳ tình trạng nào chưa được bác sĩ kiểm tra. Không dùng chung thuốc này với người khác , ngay cả khi họ có các triệu chứng giống bạn.

Bạn có thể dùng thuốc viên thông thường và hỗn dịch uống (chất lỏng) có hoặc không có thức ăn.

Viên nén giải phóng kéo dài Clarithromycin (Biaxin XL) nên được uống cùng với thức ăn.

Không nghiền nát, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc giải phóng kéo dài . Nuốt toàn bộ.

Lắc kỹ chất lỏng uống ngay trước khi bạn đo liều. Đong thuốc dạng lỏng bằng ống tiêm định lượng được cung cấp hoặc bằng thìa đo liều đặc biệt hoặc cốc đựng thuốc. Nếu bạn không có thiết bị đo liều, hãy hỏi dược sĩ của bạn.

Clarithromycin thường được dùng trong 7 đến 14 ngày. Sử dụng thuốc này trong khoảng thời gian quy định đầy đủ, ngay cả khi các triệu chứng của bạn nhanh chóng cải thiện. Bỏ qua liều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do kháng thuốc. Clarithromycin sẽ không điều trị nhiễm vi-rút như cúm hoặc cảm lạnh thông thường.

Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian cho liều dự kiến ​​tiếp theo của bạn. Không dùng thêm thuốc để tạo nên liều đã quên.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm đau dạ dày nghiêm trọng , buồn nôn , nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng mới. Nếu bạn bị tiêu chảy ra nước hoặc có máu, hãy gọi cho bác sĩ. Không sử dụng thuốc chống tiêu chảy trừ khi bác sĩ yêu cầu.

Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có:

Đau bụng dữ dội, tiêu chảy ra nước hoặc có máu

Nhịp tim nhanh hoặc đập thình thịch, rung rinh trong ngực, khó thở và chóng mặt đột ngột (giống như bạn có thể bị ngất xỉu)

Nhầm lẫn, cảm giác quay cuồng

Các vấn đề về gan – chán ăn, đau bụng trên, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt)

Vấn đề về thận – đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, sưng bàn chân hoặc mắt cá chân, cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở.

Các tác dụng phụ thông thường của Clarithromycin có thể bao gồm:

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ và những tác dụng phụ khác có thể xảy ra. Gọi cho bác sĩ để được tư vấn y tế về tác dụng phụ.

Thuốc Clarithromycin cập nhật ngày 29/01/2021: https://www.drugs.com/clarithromycin.html

Thuốc Clarithromycin cập nhật ngày 29/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Clarithromycin

Sở trưởng chuyên môn:

Chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân ung bướu

Nắm vững chuyên môn ngành dược.

Tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe.

Có kinh nghiệm trên 6 năm chẩn đoán và kê đơn.

Kỹ năng thực hiện nghiên cứu sản phẩm thuốc

Tinh thần làm việc có trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.

Đọc và hiểu thông thạo tiếng anh ngành dược.

Kinh nghiệm kê đơn điều trị với các loại thuốc đặc trị, điều trị ung thư

Quá trình công tác:

2013-1015: Bác sĩ tại Bệnh viện đại học y dược.

2015 – Đến nay: Bác sĩ, chuyên viên tư vấn sức khỏe, tư vấn thông tin về các loại thuốc đặc trị , điều trị ung bướu tại Healthy ung thư.

Bác sĩ Võ Lan Phương luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, các dòng thuốc thông dụng, thuốc kê đơn, thuốc đặc trị.

Bác sĩ Võ Lan Phương tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2013. Dược sĩ từng có thời gian công tác tại Bệnh viện đại Học Y dược Tp. HCM trước khi là dược sĩ, tư vấn sức khỏe tại Healthy ung thư. Sở trưởng chuyên môn:

Chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân ung bướu

Nắm vững chuyên môn ngành dược.

Tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe.

Có kinh nghiệm trên 6 năm chẩn đoán và kê đơn.

Kỹ năng thực hiện nghiên cứu sản phẩm thuốc

Tinh thần làm việc có trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.

Đọc và hiểu thông thạo tiếng anh ngành dược.

Kinh nghiệm kê đơn điều trị với các loại thuốc đặc trị, điều trị ung thư

Quá trình công tác:

2013-1015: Bác sĩ tại Bệnh viện đại học y dược.

2015 – Đến nay: Bác sĩ, chuyên viên tư vấn sức khỏe, tư vấn thông tin về các loại thuốc đặc trị , điều trị ung bướu tại Healthy ung thư.

Bác sĩ Võ Lan Phương luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, các dòng thuốc thông dụng, thuốc kê đơn, thuốc đặc trị.