Top 11 # Xem Nhiều Nhất Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Ho Gà Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Nên Tự Điều Trị Ho Gà Tại Nhà Bằng Thuốc Kháng Sinh Không?

Là một trong những bệnh dễ lây lan và có thể gây chết người, hãy thực sự cảnh giác với bệnh ho gà, đặc biệt khi bạn có con nhỏ.

Như đã biết, triệu chứng trong giai đoạn đầu mắc bệnh ho gà khá giống với cảm lạnh, bao gồm: Chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho tiến triển và đặc biệt có thể kéo dài nhiều tuần. Nguy hiểm hơn nữa là cho tới nay chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh ho gà và bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp.

Phòng bệnh ho gà tốt nhất là tiêm phòng vaccine. Hiện nay, vaccine ho gà đang sử dụng tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng là Quinvaxem (DPT-VGB-Hib) có thành phần ho gà toàn tế bào, để tiêm chủng 3 liều cơ bản cho trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Ngoài ra, chương trình cũng sử dụng vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT) để tiêm chủng nhắc lại cho trẻ khi trẻ 18 tháng tuổi từ năm 2011 đến nay.

Tuy nhiên, vaccine chống ho gà không hẳn có hiệu lực lâu dài. Phần lớn những người lớn bị ho gà đã từng tiêm chủng phòng ngừa bệnh này khi còn bé. Tuy những người này có thể triệu chứng không nặng, họ vẫn lây truyền bệnh cho người thiếu miễn nhiễm xung quanh.

Để điều trị ho gà, bệnh nhân thường được dùng thuốc kháng sinh (như Erythromycin, Azithromycin, Co-Trimoxazole) 3 – 4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Nếu uống thuốc ngay sau khi nhiễm bệnh (từ 1 – 2 tuần) có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho gà và giảm thời gian bị bệnh. Bệnh nhân thường được kê đơn Erythromycin trong 14 ngày. Tuy nhiên, thuốc này tiềm ẩn một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy (41% bệnh nhân gặp các triệu chứng này).

Một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Cochrane đã đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc điều trị bệnh ho gà và thuốc kháng sinh ở trẻ em và người trưởng thành. Theo đó, thuốc kháng sinh không có hiệu quả khi điều trị các ca bệnh ho gà thứ phát và có nhiều tác dụng phụ.

Một nghiên cứu tổng hợp khác khác cũng phát hiện ra rằng thuốc kháng histamine, tiêm globulin miễn dịch chống ho gà và Salbutamol (một loại thuốc làm giãn đường hô hấp và làm tăng lưu lượng không khí vào phổi, giúp dễ thở hơn) không làm giảm số lượng các cơn ho ở bệnh nhân ho gà. Bệnh nhân được tiêm globulin miễn dịch chống ho gà cũng không cải thiện được tình trạng bệnh, thậm chí còn gặp tác dụng phụ như: Đi ngoài phân lỏng, đau và sưng tấy vùng da xung quanh vị trí tiêm.

Chính vì vậy, cần tham vấn bác sỹ, dược sỹ kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp điều trị ho gà. Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi thấy những triệu chứng ho, sốt hay chảy nước mũi.

Ho gà lây lan qua ho và hắt hơi khi tiếp xúc gần gũi với người khác, sau đó họ hít phải vi khuẩn ho gà. Thực hành vệ sinh tốt luôn được khuyến cáo để dự phòng sự lây lan của bệnh lý đường hô hấp này: Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi; Bỏ khăn giấy đã dùng vào thùng rác; Nếu bạn không có khăn giấy, thì ho hoặc hắt hơn vào tay áo trên hoặc khuỷu tay của bạn, không ho hoặc hắt hơn vào bàn tay; Rửa bàn tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong tối thiểu 30 giây…

Ngoài ra, bạn có thể tham vấn bác sỹ để sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch như: ImmuneGamma, Delta-Immune, Probiotics…

Thuốc Trị Ho, Có Nên Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh?

Thuốc kháng sinh trị ho dạng uống

Trong các loại thuốc kháng sinh trị ho phổ biến được bác sĩ kê đơn thì thuốc kháng sinh dạng uống được coi là một trong những loại thuốc hay được dùng để chữa bệnh nhất. Những loại thuốc kháng sinh trị ho được chỉ định dùng như: penicillin, amoxicillin, roxithromycin… có tác dụng làm hạn chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh rất hiệu quả.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc kháng sinh trị ho dạng uống này, người bệnh cần được bác sĩ hướng dẫn và kê đơn để điều trị. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bởi tình trạng bệnh mỗi người là hoàn toàn khác nhau.

Thuốc kháng sinh trị ho dạng tiêm

Thuốc kháng sinh trị ho dạng tiêm đưa trực tiếp thuốc vào bên trong cơ thể người bệnh thông qua tĩnh mạch nên hiệu quả nhanh. Đây là loại thuốc cần được thực hiện tại bệnh viện, bởi những bác sĩ có tay nghề, người bệnh không thể tự ý tiêm thuốc tại nhà.

Một số loại thuốc thuốc kháng sinh trị ho dạng tiêm thông dụng bao gồm: amoxicillin, roxithromycin… Người bệnh lưu ý, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh trị ho nên cần cân nhắc trước khi dùng.

Thuốc kháng sinh trị ho đặc trị viêm họng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến ho là do người bệnh bị viêm họng. Thuốc kháng sinh trị ho đặc trị viêm họng giải quyết căn nguyên nguồn bệnh, giúp thuyên giảm triệu chứng ho chỉ sau vài giờ. Loại thuốc này đa số được bào chế dưới dạng thuốc nước hoặc viên ngậm với vị ngọt dễ uống.

Thuốc kháng sinh trị ho dạng này thường được kê đơn chung với các loại thuốc khác có tác dụng hỗ trợ cắt đứt cơn ho, ngăn ngừa tái phát.

Thuốc kháng sinh trị ho chống dị ứng

Những loại thuốc kháng sinh trị ho chống dị ứng thường có công dụng làm hạn chế sự phát triển của bệnh viêm họng, đây là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng ho. Thuốc kháng sinh trị ho chữa viêm họng phổ biến bao gồm: histamin, corticoid…

Cũng giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc kháng sinh trị ho cũng cần được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên sử dụng sai liều lượng do bác sĩ hoặc đơn thuốc đưa ra.

Thuốc kháng sinh trị ho tác dụng trên đờm

Gồm tất cả các loại thuốc kháng sinh trị ho làm thay đổi tính chất, đặc tính và độ bám dính của đờm trên bề mặt đường hô hấp. Tác dụng của thuốc là làm loãng đờm và hóa giáng đờm. Trong đó:

Thuốc kháng sinh trị ho làm loãng đờm: giúp tăng tiết dịch trên bề mặt đường hô hấp khiến đờm sẽ trở nên lỏng hơn. Một số loại thuốc kháng sinh trị ho như: guaifenesin, terpinhydrat, natribenzoat…

Thuốc kháng sinh trị ho hóa giáng đờm: tác dụng trực tiếp vào đờm, giúp đờm bớt đặc. Bao gồm các loại: ambroxol, acetylcysteine, carbocisteine, bromhexin…

Trong quá trình uống thuốc kháng sinh trị ho tác dụng trên đờm, người bệnh lưu ý nên uống nhiều nước hỗ trợ tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, khi uống thuốc cũng cần uống nhiều nước hơn bình thường.

Thuốc kháng sinh giảm ho

Một số loại thuốc kháng sinh trị ho có thể kể đến như: codein, pholcodin, dextromethorphan…. Những loại thuốc này khi đưa vào cơ thể có tác dụng giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hấp.

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin chủ yếu mang đến tác dụng an thần, giảm ho và làm dịu, dùng để trị ho khan do kích ứng, dị ứng. Bao gồm: diphenhydramine, chlorpheniramine, alimemazin…

Thông thường, những loại thuốc này được bào chế qua đường hít, ngậm và có hiệu quả khá tốt với những trường hợp chớm ho đến ho lâu ngày. Khi sử dụng, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên vỏ hộp.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị ho

Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh trị ho, người bệnh cần lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc nhằm đảm bảo thuốc phát huy tác dụng đồng thời không gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Bác sĩ sẽ chỉ định một số lưu ý như sau đối với bệnh nhân:

Không phải bất cứ trường hợp nào cũng dùng thuốc kháng sinh trị ho

Trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc hoặc nghe theo lời khuyên không đúng khoa học. Điển hình như:

Trường hợp người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu tự ý dùng thuốc kháng sinh trị ho sẽ gây ra hiện tượng tắc thở rất nguy hiểm.

Trường hợp trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị ho, không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trị ho bởi không phải thuốc nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Những loại thuốc kể trên hầu như chỉ nên áp dụng với người lớn.

Chỉ dùng thuốc trị ho chứa codein cho người lớn

Thuốc kháng sinh trị ho chứa codein có khả năng gây ức chế hô hấp đối với trẻ nhỏ. Thông thường, các loại thuốc kháng sinh trị ho chứa codein chống chỉ định cho trẻ dưới 18 tuổi.

Bên cạnh đó, cũng không dùng thuốc kháng sinh trị ho khi ho có đờm do giãn phế quản viêm phế quản. Đối với những trường hợp này, nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Với trường hợp người bị hen suyễn, suy hô hấp, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng không nên sử dụng thuốc kháng sinh trị ho.

Tuyệt đối không nên dùng thuốc kháng sinh trị ho vào ban ngày, khi lái xe, vận hành máy móc… bởi sẽ gây buồn ngủ.

Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Quy trình bào chế Cao Bổ Phế được đảm bảo nghiêm ngặt, tỉ mỉ, toàn bộ dược liệu trong cao được nuôi trồng, chăm sóc tại Vườn dược liệu thuộc Bộ Y tế. Sau đó, lương y lựa chọn nguyên liệu, đun sắc bằng củi khô ở nhiệt độ 100 độ C trong 48 tiếng cô đọng toàn bộ dược chất thảo dược tươi.

Thành phẩm thu được cần đảm bảo các yếu tố sau:

Chỉ sau từ 5 – 7 ngày sử dụng Cao Bổ Phế trị ho đúng chỉ định, triệu chứng đau rát, ho ngứa cổ họng nhanh chóng giảm. Sau 20 ngày cơn ho hoàn toàn biết mất, khi ngưng sử dụng thuốc bệnh không có dấu hiệu tái phát trở lại.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ

Hotline: 0903.876.437

Chọn Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Viêm Phổi

Có rất nhiều nhóm kháng sinh có sẵn để điều trị viêm phổi, tuy nhiên, đôi khi gặp khó khăn trong lựa chọn thuốc tốt nhất để điều trị. Bệnh nhân bị viêm phổi cần được chỉ định thuốc kháng sinh có hiệu quả chống lại các sinh vật gây bệnh. Khi chưa xác định […]

Có rất nhiều nhóm kháng sinh có sẵn để điều trị viêm phổi, tuy nhiên, đôi khi gặp khó khăn trong lựa chọn thuốc tốt nhất để điều trị. Bệnh nhân bị viêm phổi cần được chỉ định thuốc kháng sinh có hiệu quả chống lại các sinh vật gây bệnh. Khi chưa xác định rõ các chủng vi sinh gây bệnh: “điều trị theo kinh nghiệm” được khuyến cáo áp dụng, điều này có nghĩa là các bác sĩ lựa chọn kháng sinh có khả năng tác dụng dựa vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và mức độ nặng của viêm phổi.

Khi xác định các kháng sinh thích hợp, bác sĩ cần trả lời một số câu hỏi :

1. Mức độ nặng của viêm phổi ? Trường hợp nhẹ đến trung bình có thể được điều trị tại nhà bằng kháng sinh uống, trong khi viêm phổi nặng thường cần thuốc kháng sinh tiêm, đường tĩnh mạch dùng trong bệnh viện.

2. Khi không xác định rõ chủng vi sinh gây bệnh: các thầy thuốc phải phân định rõ viêm phổi mắc phải ở cộng đồng hay viêm phổi mắc phải ở bệnh viện ? Đặc điểm vi sinh ở địa phương có bệnh nhân bị viêm phổi ? để từ đó đưa ra gợi ý về căn nguyên vi sinh gây bệnh.

3. Nếu xác định được căn nguyên vi sinh gây bệnh: cần xem xét chủng vi sinh đó là điển hình hay không điển hình ? Các chủng vi sinh điển hình (Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, hoặc Moraxella catarrhalis) thường được điều trị với các kháng sinh dòng beta lactam, trong khi các vi sinh không điển hình (Legionella, Mycoplasma , hoặc Chlamydia) thường đáp ứng hiệu quả với kháng sinh nhóm macrolide, doxycycline hoặc fluoroquinolone. Trong trường hợp bệnh do cả hai nhóm tác nhân vi sinh này gây ra: dùng phối hợp các kháng sinh.

4. Bệnh nhân có suy giảm miễn dịch ? Thuốc kháng sinh dùng để điều trị những bệnh nhân này có thể khác nhau từ những người sử dụng ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

2. Bệnh nhân có thể bị dị ứng với một số thuốc kháng sinh nhất định, do đó đòi hỏi lựa chọn thay thế .

3. Bệnh nhân có thể có nguy cơ mắc các chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh.

Kháng sinh điều trị viêm phổi mắc phải công đồng theo các khuyến cáo Hướng dẫn chung được công bố trong năm 2007 của Hiệp hội bệnh truyền nhiễm của Mỹ và Hội Lồng ngực Mỹ (ITSA / ATS) khuyên dùng kháng sinh macrolid uống (azithromycin, clarithromycin, hoặc erythromycin) cho các bệnh nhân CAP nhẹ, ở những bệnh nhân khỏe mạnh. Các bệnh nhân bị bệnh tim, bệnh thận, bệnh tiểu đường, hoặc các bệnh đồng mắc khác vẫn có thể được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, họ thường được khuyến cáo dùng một fluoroquinolone (Moxifloxacin, Gemifloxacin, và Levofloxacin) hoặc một kháng sinh dòng beta – lactam (nên chọn Amoxicillin liều cao hoặc Amoxicillin – clavulanate), kết hợp với một nhóm Macrolide.

Không có khuyến cáo chính xác về số ngày dùng kháng sinh cho tất cả các bệnh nhân. Nhìn chung, các bệnh nhân nên được dùng kháng sinh từ 7 – 10 ngày cho điều trị cho S. pneumoniae và 10 – 14 ngày cho điều trị các chủng Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng mức độ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị thành công với 7 ngày hoặc ít hơn.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Hầu hết các kháng sinh đều có tác dụng phụ:

– Phản ứng dị ứng (thường là với các thuốc có nguồn gốc từ penicillin hoặc sulfa). Những phản ứng này có thể từ nhẹ đến phát ban da, nhưng cũng có thể gặp những biến cố nghiêm trọng – thậm chí đe dọa tính mạng: sốc phản vệ. – Nhiễm Clostridium difficile, một tác nhân gây bệnh có trách nhiệm gây ra tiêu chảy nặng, viêm đại tràng, và đau bụng (với lạm dụng kháng sinh). Tình trạng này có thể gây tử vong. – Tương tác với một số loại thuốc: Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ của mình của tất cả các loại thuốc và các chế phẩm họ đang dùng, và đặc biệt cần nêu rõ tiền sử dị ứng thuốc. Có thể gặp biến cố nghiêm trọng khi kết hợp những thuốc có nguy cơ làm tăng cường độc tính, tác dụng phụ của nhau. · Các vấn đề dạ dày (tác dụng phụ phổ biến nhất): kích ứng niêm mạc dạ dày …TS. Nguyễn Thanh Hồi

Email: hoinguyenthanhbm@gmail.com

Phác Đồ Điều Trị Bệnh Sùi Mào Gà Sinh Dục (Genital Wart)

04/08/2017 13:28

Tất cả các trị liệu sùi mào gà đều có thể gây đau, kích thích hoặc ảnh hưởng toàn thân. Nếu sau đợt điều trị 6 tuần thất bại, cần chuyển cách điều trị khác. Cũng cần sinh thiết thương tổn hoặc chuyển chuyên gia. Nhận định chung

Sùi mào gà sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp, do Human papilloma virus (HPV) gây nên. – Hầu hết người nhiễm HPV không có biểu hiện lâm sàng, tỷ lệ có triệu chứng chỉ khoảng 1 – 2%.

HPV thuộc nhóm có DNA, nhân lên trong tế bào thượng bì.

Có ít nhất 40 type HPV gây bệnh ở sinh dục, týp 6 và 11 chiếm tới 90%. Các týp 16, 18, 31, 33 và 35 có thể gây loạn sản tế bào và gây ung thư.

Các yếu tố thuận lợi cho nhiễm HPV là nhiều bạn tình, mắc các STI khác.

Virút xâm nhập vào niêm mạc sinh dục qua các thương tổn nhỏ ở thượng bì và nằm ở lớp đáy. HPV có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh qua đường sinh dục của mẹ, gây u nhú ở thanh quản.

Phác đồ điều trị bệnh sùi mào gà sinh dục là (Genital wart)

Xét nghiệm phát hiện HPV và định chủng.

Cần khám nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Khám và điều trị bạn tình.

Điều trị cụ thể

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần phải cân nhắc về tuổi người bệnh, vị trí thương tổn, số lượng, kích thước tổn thương và khả năng chuyên môn cũng như trang thiết bị của cơ sở điều trị.

Các thuốc điều trị được phân làm hai loại: Người bệnh tự bôi

Podophylotoxin dạng dung dịch hoặc kem. Thuốc bôi ngày 1 lần bằng tăm bông, bôi 4 ngày liên tiếp rồi nghỉ 2 ngày, điều trị một đợt 4 tuần. Sau từ 4 đến 6h rửa sạch.

Kem imiquimod 5% kích thích sản xuất interferon và các cytokin. Người bệnh bôi bằng tay 3 lần/tuần, tới 16 tuần. Sau khi bôi 6 – 10 giờ phải rửa bằng nước và xà phòng nhẹ. Hướng dẫn người bệnh bôi đúng cách trong lần đầu và yêu cầu khám định kỳ để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.

Hai loại thuốc này không sử dụng bôi thương tổn ở quanh hậu môn, trực tràng, niệu đạo, âm đạo và cổ tử cung. Không có dữ liệu về sự an toàn đối với phụ nữ có thai.

Điều trị tại cơ sở y tế

Bôi podophyllin là một chất chống phân bào, dung dịch 10 – 25% trong cồn ethanol hoặc cồn benzoin. Bôi để khô, rửa sạch sau khoảng 1- 4 giờ. Bôi 4 lần/tuần, trong 6 tuần. Một lần bôi tối đa 0,5 ml hoặc trên một diện tích thương tổn < 2 cm2 cho một lần điều trị để hạn chế độc tính của thuốc. Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.

Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 80 – 90% được dùng bôi các thương tổn nhỏ, ẩm ướt. Thầy thuốc bôi cho người bệnh hàng tuần, trong tối đa 6 tuần. Cần phải cẩn thận khi bôi để tránh tổn hại vùng da-niêm mạc lành.

Dùng bicarbonnat hoặc thuốc mỡ hay vaselin bôi xung quanh thương tổn để bảo vệ vùng da xung quanh.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm nạo thương tổn, phẫu thuật cắt bỏ thương tổn, phẫu thuật điện, laser, tiêm interferon hoặc 5-fluorouracin.

Các phẫu thuật đơn giản bằng dao, kéo hoặc laser CO 2, đốt điện cần phải gây tê. Phương pháp này chỉ định cho các thương tổn lớn, cho phụ nữ có thai. Đốt điện chống chỉ định cho người bệnh mắc máy tạo nhịp tim, thương tổn ở gần hậu môn.

Điều trị lạnh làm phá hủy thương tổn bệnh và một vùng nhỏ tổ chức xung quanh nên được chỉ định cho các thương tổn nhỏ. Điều trị mỗi tuần 1- 2 lần trong 4 – 6 tuần. Sử dụng đầu áp lạnh hoặc phun nitơ lỏng vào thương tổn. Có thể cần gây tê vì điều trị lạnh gây đau. Hiệu quả điều trị và sự an toàn phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của thầy thuốc.

Tiêm interferon hoặc 5-fluorouracin/cấy epinephrine gel có hiệu quả trong điều trị các thương tổn nhỏ và ít. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ và giá thành đắt.