Top 8 # Xem Nhiều Nhất Thuốc Kháng Sinh Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Kháng Sinh, Trụ Sinh Và Kháng Viêm Là Gì?

Nhiều độc giả viết thư hỏi thầy lang tôi cách phân biệt kháng sinh, trụ sinh và kháng viêm. Kháng sinh theo ngữ nguyên antibiotic bao gồm hai từ anti nghĩa là kháng và bio nghĩa là vi sinh vật. Đây là các hợp chất có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn. Kháng sinh đầu tiên trên thế giới là Penicillin do nhà khoa học Alexander Fleming tìm ra một cách tình cờ khi đang nghiên cứu sự phát triển của loài nấm men Penicillinum. Sau này người ta càng ngày càng tìm ra nhiều loại kháng sinh mới có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn và phổ diệt khuẩn rộng hơn. Trụ sinh là danh từ có ý nghĩa tương tự như kháng sinh nhưng thường dùng trước năm 1975 ở miền Nam, ngày nay ít người còn sử dụng. Dựa theo tác dụng, người ta chia ra hai loại kháng sinh, đó là kháng khuẩn và trụ khuẩn hay kềm khuẩn. Kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn khi tiêu diệt vi khuẩn tận gốc, còn kháng sinh kềm khuẩn chỉ hạn chế khả năng phát triển và sinh sản của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ có ý nghĩa tương đối vì người ta nhận thấy ở liều cao, các kháng sinh kềm khuẩn cũng có tác dụng diệt khuẩn. Kháng sinh bao gồm nhiều nhóm có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Chẳng hạn như nhóm kháng sinh Penicillin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram dương. Nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ I, II có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram dương, nhưng thế hệ III, IV lại có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram âm. Nhóm Aminosid có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram âm, trong khi nhóm Macrolid lại có tác dụng trên vi khuẩn gram dương. Nên nhớ, khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm gram, vi khuẩn bắt màu hồng là gram âm, còn vi khuẩn bắt màu xanh là gram dương, và trên thực tế thì vi khuẩn gram âm độc hại hơn. Hiện nay, tình trạng đề kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Các vi khuẩn lờn với hầu hết các loại kháng sinh, ngay cả các kháng sinh thế hệ mới. Nguyên nhân là do tình trạng dùng kháng sinh bừa bãi, bệnh gì cũng dùng kháng sinh, đánh kháng sinh bao vây. Nhiều dòng vi khuẩn đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh đời mới, nói nôm na là “hết thuốc chữa”. Hai con vi khuẩn nổi tiếng hiện nay là vi khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa gây bệnh viêm phổi bệnh viện và vi khuẩn cơ hội Clostridium difficile gây bệnh tiêu chảy kéo dài.

Hiện tượng viêm là gì? Viêm là một phản ứng của cơ thể đối với vật lạ, đó có thể là vi khuẩn hay siêu vi, đó có thể là một khối u mới nổi lên, đó cũng có thể là một chấn thương hay vết thương ngoài da. Phản ứng viêm thể hiện qua dấu hiệu sung, nóng, đỏ và đau do bạch cầu kéo đến và tiết ra chất prostaglandin. Thuốc kháng viêm là chất ức chế prostaglandin nên ức chế hiện tượng viêm. Có hai loại thuốc kháng viêm chính: đó là thuốc kháng viêm không có steroid NSAID và thuốc kháng viêm steroid. Loại NSAID có tác dụng giảm đau hạ sốt nhưng có tác dụng phụ là gây xuất huyết dạ dày. Các thuốc kháng viêm steroid thường gọi nôm na thuốc “hạt dưa” hay “đề-xa”. Đây là loại thuốc có tác dụng rất mạnh nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ như giữ nước, suy thận, mục xương và suy giảm miễn dịch.

Bs Đào Ty TáchTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 432

Thuốc Kháng Sinh Chống Viêm Là Gì

Thuốc kháng sinh chống viêm là các loại thuốc có khả năng giết chết vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm có hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh chống viêm không hoàn toàn tiêu diệt hết vi khuẩn vì những loại vi khuẩn mạnh nhất có thể phát triển và lây lan.

Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh chống viêm còn có tác dụng đối với các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn. Khi đó, các loại thuốc kháng sinh chống viêm thường được dùng dưới dạng tiêm. Khi tình trạng nhiễm trùng này được kiểm soát, có thể bổ sung các loại thuốc kháng sinh khác dạng viên nén để uống.

Thuốc kháng sinh chống viêm cần phải được dùng cho đến khi vi khuẩn lây nhiễm bị loại bỏ khỏi cơ thể hoàn toàn. Trong trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm không theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ làm nhờn thuốc, làm thuốc mất tác dụng như mong muốn.

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm cũng cần lưu ý nếu có viêm mà không do nhiễm khuẩn thì không dùng thuốc kháng sinh. Bất kì trường hợp nào sử dụng sai cách thuốc kháng sinh chống viêm đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Các loại thuốc kháng sinh chống viêm thông dụng

Diphenhydramin

Một số biệt dược: Benadryl, Dimedrol, Nautamine… là loại thuốc kháng sinh chống viêm thông dụng và phổ biến hiện nay.

Chỉ định: Viêm mũi dị ứng theo mùa, say tàu xe, hội chứng parkinson.

Các thuốc cùng nhóm ethanolamine: Carbinoxamine chủ trị an thần nhẹ và vừa, Dimenhydrinat chủ trị an thần rõ, chống say tàu xe, Doxylamine tác dụng an thần.

Chlorpheniramine

Một số biệt dược: Allergy, Contact … là loại thuốc kháng sinh chống viêm đặc trị viêm nhiễm tái phát.

Chỉ định chính là các trường hợp dị ứng, sổ mũi, mề đay, viêm kết mạc dị ứng, phù quincke, phản ứng do thức ăn, ngứa do gan …

Không dùng khi mẫn cảm với thuốc, tăng nhãn áp, trẻ sơ sinh. Các thuốc cùng nhóm: Acrivastin (Semprex): không gây buồn ngủ, Dexclorpheniramin, Brompheniramine: an thần nhẹ.

Cetirizin

Một số biệt dược: Cezil, Cetirizin… dùng trong các trường hợp bệnh ngoài da cần sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm.

Chỉ định cho viêm mũi mùa, viêm mũi dị ứng, mề đay mãn tính, viêm kết mạc dị ứng…. Đặc biệt thuốc kháng sinh chống viêm loại này không dùng ở người suy thận, mang thai, đang cho con bú.

Các thuốc cùng nhóm piperazin: Cyclizin (Marezine): an thần nhẹ, chống say tàu xe, Meclizine (Antivert, Bonine): an thần nhẹ, chống say tàu xe, Hydroxyzine (Atarax): an thần nhẹ, Oxatomide (Tinset): thuốc mới.

Promethazine

Một số biệt dược: Phenergan, Pipolphen, Piperazin, Prometan … dùng trong các trường hợp viêm nhiễm được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh chống viêm.

Chỉ định trong các trường hợp dị ứng: ngứa, mề đay, sổ mũi, viêm khớp, phản ứng do thuốc. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh chống viêm còn có tác dụng chống nôn, an thần: trong sản khoa, say tàu xe, phối hợp làm thuốc tiền mê. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh chống viêm khi ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ và không tiêm dưới da. Người bệnh cũng cần lưu ý thận trọng ở người vận hành máy móc, có thai, cho bú.

Astemizol

Đây là loại thuốc kháng sinh chống viêm kháng histamin thế hệ mới.

Một số biệt dược của thuốc kháng sinh chống viêm bao gồm: Hismanal, Histalong …

Chỉ định thuốc kháng sinh chống viêm trong viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mề đay mạn tính và các trường hợp dị ứng khác.

Các thuốc cùng nhóm: Loratadin thuốc không gây buồn ngủ. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh chống viêm: mệt mỏi, nhức đầu, khô miệng, nhịp tim nhanh. Không dùng trong suy gan, có thai, đang cho bú.

Lưu ý trong sử dụng kháng sinh chống viêm

Ngoài những loại thuốc kháng sinh chống viêm kể trên, trong quá trình sử dụng người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ những lưu ý sau để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Cần lưu ý những bất lợi khi sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm như tiền sử dụng thuốc, cơ địa dị ứng của bệnh nhân….. Bên cạnh đó cần theo dõi lâm sàng, đặc biệt đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận. Đặc biệt lưu ý với nhóm bệnh nhân trẻ em, phụ nữ có thai cho con bú, người già, người đang sử dụng nhiều thuốc.

Các loại thuốc kháng sinh chống viêm có thể diệt được vi khuẩn nhờ những tác dụng chính như ức chế tổng hợp màng tế bào của vi khuẩn, kích hoạt các men phá hủy màng tế bào của vi khuẩn, tăng tính thấm màng tế bào vi khuẩn….. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các quy định khi sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm.

Trong thực tế điều trị hiện nay, có một số nguyên nhân gây nên sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn như:

Dùng thuốc kháng sinh kháng viêm không đủ thời gian, không đủ liều lượng làm cho vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết và biến đổi để trở nên kháng thuốc.

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh kháng viêm thành thói quen, không có bệnh nhiễm khuẩn cũng dùng kháng sinh làm cho các vi khuẩn có lợi cho cơ thể bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh kháng lại với kháng sinh.

Dùng thuốc kháng sinh kháng viêm không đúng loại như khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn nhạy cảm với thuốc này lại dùng loại kháng sinh khác, làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt mà còn biến đổi để kháng lại với kháng sinh.

Các bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Kháng Sinh Là Gì Và Tác Dụng Của Kháng Sinh Mà Bạn Cần Biết

Kháng sinh có tác dụng gì và không có tác dụng gì?

Đa số các vi khuẩn sống tự nhiên trong cơ thể người đều không gây hại, Một số có thể có lợi do chúng tham gia vào các quá trình chuyển hóa và bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây bệnh.

Kháng sinh dùng để điều trị các bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn, ví dụ như: viêm xoang, nhiễm khuẩn răng, nhiễm khuẩn da mô mềm, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường niệu, nhiễm khuẩn hô hấp trên, nhiễm khuẩn hô hấp dưới v.v

Khi bạn bị các bệnh như cảm cúm, ho, đau họng, viêm phế quản nó sẽ gây đến virus. Lúc này, bạn cần sử dụng kháng sinh. Trong trường hợp thuốc kháng sinh không hết bệnh thì bác sĩ sẽ đánh giá và kê đơn cho bạn thuốc giảm triệu chứng viêm hoặc thuốc kháng virus nếu cần.

Một số trường hợp chưa xác định được nguyên nhân nhiễm là do vi khuẩn hay virus, bạn sẽ cần xét nghiệm vi sinh trước khi được kê thuốc điều trị.

Kháng sinh thường có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa vì thuốc diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Tác dụng phụ hay gặp là nôn ói, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng, v.v. Các cơ quan khác như thần kinh, tim mạch, hệ tạo máu, hệ tiết niệu cũng sẽ xuất hiện tác dụng phụ, đặc biệt trong trường hợp dùng thuốc quá liều cho phép.

Kháng sinh là thuốc Tây Y, một công cụ điều trị vi khuẩn hữu hiệu khi được dùng một cách thận trọng và an toàn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy 50% việc dùng kháng sinh là không cần thiết. Việc sử dụng không phù hợp dẫn đến đề kháng kháng sinh, do vi khuẩn được “huấn luyện” và tự phát sinh các khả năng chống lại thuốc. Kháng sinh lúc này không còn đủ sức để tiêu diệt nữa mà cần một loại thuốc khác có sức mạnh tốt hơn. Ngoài ra, khi vi khuẩn trở nên “đa kháng” hoặc “siêu kháng thuốc”, sẽ không có kháng sinh nào có tác dụng và người bệnh có nguy cơ tử vong vì không còn loại thuốc điều trị phù hợp.

Làm thế nào để điều trị kháng sinh một cách hiệu quả nhất?

Khi lựa chọn kháng sinh cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Không phải các kháng sinh đều có tác dụng như nhau, không được sử dụng kháng sinh của người khác cho mình.

Cần bảo vệ bản thân khỏi vi sinh vật gây hại bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng bằng nước sạch.

Cần tiêm phòng vaccine cúm và các vaccine khác theo hướng dẫn của bác sĩ cho từng độ tuổi và bệnh lý mắc kèm.

Các câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ/dược sĩ để có thêm thông tin

Vì sao tôi cần dùng loại kháng sinh này?

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh này? Tôi có thể phòng tránh các tác dụng phụ này như thế nào?

Cách dùng kháng sinh như thế nào? Tôi có thể dùng bao nhiêu lần trong ngày?

Kháng sinh này cần bảo quản trong điều kiện như thế nào?

Tổng thời gian dùng kháng sinh là bao lâu? Tôi cần làm gì trong trường hợp quên dùng thuốc?

Tôi có thể dùng kèm kháng sinh với thức ăn, các loại thuốc khác hay thức uống có cồn được không?

Bệnh Viêm Âm Đạo Uống Thuốc Kháng Sinh Gì ?

Bệnh viêm âm đạo uống thuốc kháng sinh gì ? Thuốc kháng sinh trị viêm âm đạo tốt nhất hiện nay là gì? Đây là những thắc mắc của không ít chị em nữ giới. Để giải đáp vấn đề này bác sĩ Hà Thị Huệ – chuyên sản phụ khoa cấp I phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã có những chia sẻ sau đây.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm âm đạo hiệu quả cần tìm hiểu kỹ các tác nhân gây ra viêm nhiễm. Khi đó, quá trình chữa trị sẽ đạt hiệu quả cao, người bệnh sẽ không mất nhiều thời gian để chữa trị.

Trước khi tìm hiểu các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm âm đạo, chị em nên biết các dấu hiệu viêm âm đạo giúp phát hiện bệnh sớm. Chỉ có phát hiện sớm bệnh thì việc sử dụng thuốc kháng sinh của chị em mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Tư vấn cùng bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY

Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo sớm ở nữ giới

– Khí hư bất thường, ra nhiều, có mùi hôi, màu sắc lạ, đặc biệt khí hư ra nhiều dạng đặc quánh giống mủ chiếm tới 69% các trường hợp.

– Ngứa ngáy âm hộ ở các mức độ khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

– Đau khi quan hệ tình dục, sau khi quan hệ có mùi hôi, mùi càng ngày càng nặng.

– Tiểu buốt, tiểu rát, khó tiểu khiến người bệnh mệt mỏi.

Viêm âm đạo uống thuốc kháng sinh gì ?

Tư vấn cùng bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY

Dùng kháng sinh trị viêm âm đạo do nấm Candida

– Dùng thuốc kháng sinh Fluconazole (Diflucan) 150mg, 1 liều duy nhất theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Dùng thuốc kháng sinh Itraconazole (Sporal) 100mg, ngày uống 2 viên, trong 3 ngày liên tiếp.

Ngoài thuốc kháng sinh trị viêm âm đạo dạng uống để chữa viêm âm đạo do nấm Candida gây ra người bệnh có thể dùng thuốc dạng đặt như:

– Thuốc kháng sinh Nystatin loại viên đặt, mỗi ngày đặt 1 đến 2 viên, liệu trình 14 ngày.

– Thuốc kháng sinh Clotrimazole 500mg, đặt 1 viên duy nhất.

– Thuốc đặt Miconazole 200mg, mỗi ngày đặt 1 viên, đặt trong 3 ngày để điều trị viêm nấm âm đạo.

Dùng thuốc kháng sinh trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc trùng roi

Nếu tác nhân xuất phát từ vi khuẩn, trùng roi, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh sau:

– Thuốc kháng sinh Metronidazol 500mg, uống 2 lần 1 ngày, uống trong 7 ngày.

– Thuốc Tinidazole 2g hoặc Metronidazol 2g, uống 1 viên duy nhất.

Lưu ý: Chị em khi có dấu hiệu bệnh không nên tự ý mua thuốc kháng sinh trị viêm âm đạo về tự chữa. Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần có sự chỉ định của bác sĩ. Để tránh những rủi ro không đáng có, chị em nên khám phụ khoa để nhận được sự tư vấn cũng như tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả nhất cho mình. Chị em nên điều trị kết hợp với bạn tình để tránh lây lan và tái phát bệnh.

Tư vấn cùng bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY

Uống thuốc kháng sinh trị viêm âm đạo có tác hại gì không?

Thuốc Tây đều có những tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt nếu lạm dụng thuốc. Trong trường hợp chị em uống hoặc đặt thuốc kháng sinh quá liều lượng sẽ gây ra những vấn đề sau:

– Uống sai liều kháng sinh không những không chữa được bệnh mà còn gây nhiễm độc tới các cơ quan khác.

– Người bệnh bị nhờn thuốc, thuốc kháng sinh trị viêm âm đạo không có công dụng chữa bệnh, tiêu diệt mầm bệnh, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Việc tùy tiện sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân viêm âm đạo nặng hơn.

Theo bác sĩ Hà Thị Huệ – chuyên khoa Sản Phụ Khoa phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã, việc sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm đạo chỉ mang lại hiệu quả khi được dùng đúng liều lượng và dưới sự chỉ định của bác sĩ. Do vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu gì của bệnh chị em nên tới các phòng khám uy tín để gặp bác sĩ, từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh định hướng được phương pháp chữa trị triệt để.

Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể nhắn tin chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa tại khung chat bên dưới hoặc gọi điện thoại tới số 0243.8255.599 để được giải đáp thắc mắc.