Top 5 # Xem Nhiều Nhất Thuốc Lá Ung Thư Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Ung Thư Do Thuốc Lá Điện Tử

Nguy cơ bị ung thư do thuốc lá điện tử gây ra cao gấp 15 lần thuốc lá điếu truyền thống. Theo phó giáo sư – tiến sĩ Phan Thu Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá điện tử vẫn gây nghiện và có hại. Nếu so sánh thuốc lá điện tử với thuốc lá điếu truyền thống thì nguy cơ bị ung thư do thuốc lá điện tử cao gấp 15 lần.

Ảnh hưởng của thuốc lá điện tử đến sức khỏe đã được nghiên cứu nhiều. Miệng Những người sử dụng thuốc lá điện tử có triệu chứng miệng khô, cổ họng ngứa và ho. Nguyên nhân là do hydrat hóa. Một nghiên cứu y học về thuốc lá điện tử cho thấy việc hấp thụ chất nicotine có thể xảy ra ở lớp lót trong của miệng hoặc đường hô hấp trên. Phổi Propylene glycol và glycerin vốn rất an toàn trong thực phẩm nhưng lại không an toàn khi có trong thành phần của thuốc lá điện tử.

Tim: Một vài nghiên cứu cho thấy thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tim mạch. Nicotine trong điếu thuốc nhanh chóng kích thích tuyến thượng thận, làm cơ thể tiết ra hormone adrenaline, gây tăng huyết áp và nhịp tim. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết cần có thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này.

Não: Khi nicotine đi vào não làm cho nồng độ dopamine, một chất truyền thần kinh tăng lên. Theo Viện nghiên cứu Quốc gia Mỹ về lạm dụng ma túy, tuy không được coi là một chất gây ung thư nhưng nicotine lại có thể gây nghiện.

Thai nhi: Nicotine có thể gây hại cho thai nhi nếu bà mẹ hút thuốc lá điện tử trong quá trình mang thai. Không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của phổi và não em bé, chất này còn gây sinh non, trẻ nhẹ cân và thậm chí là chết lưu. “Đối với các thai phụ hút thuốc lá điện tử, các chất trong điếu thuốc tăng nguy cơ sinh non và ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả cuộc đời của trẻ sơ sinh”, phó giáo sư Hương nói.

Người hít phải khói thuốc lá điện tử thụ động cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật. Nặng nề nhất là ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày… hay các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như vô sinh, liệt dương, bệnh lý răng miệng, bệnh lý đại tràng, dạ dày,…

Để cai thuốc lá được hiệu quả + Website: + Facebook: Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị với 100% thành phần thiên nhiên giúp bạn cai thuốc lá thành công, dứt điểm và không gây tác dụng phụ. chúng tôi https://www.facebook.com/Caithuoclatainhahieuqua/

Thuốc Lá Gây Ung Thư Như Thế Nào?

Tại sao thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư?

Khói thuốc lá chứa hơn 70 chất khác nhau, được cho là gây ung thư. Khi bạn hít khói thuốc, các hóa chất này xâm nhập vào phổi và lan ra khắp phần còn lại của cơ thể. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các hóa chất này có thể gây tổn hại DNA và thay đổi các gen quan trọng. Điều này gây ra bệnh ung thư bằng cách làm cho các tế bào phát triển và phân chia mất kiểm soát.

Hút thuốc là nguyên nhân gây ra 4/5 trường hợp bị ung thư phổi. Ung thư phổi cũng là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ sống thấp nhất. Đây chính là căn bệnh ung thư đầu tiên, chiếm tỷ lệ cao nhất do hút thuốc lá gây nên. Người hút thuốc lá trong vòng 6 tháng có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 6,5 lần so với người không hút. Đặc biệt, người hút thuốc lá có thể chết sớm hơn 20 năm so với người không hút. Bạn hút thuốc lá càng sớm, càng nhiều thì nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư phổi càng cao, càng nghiêm trọng. tác hại của khói thuốc không chỉ đối với người hút mà còn ảnh hưởng đến những người hút thuốc lá “thụ động” khi tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao.

Thuốc lá gây ung thư thanh quản

Riêng đối với căn bệnh ung thư thanh quản thì nguyên nhân do hút thuốc lá chiếm đến hơn 80%, do thuốc lá vào cơ thể khi tác động lên thanh quản dường như vẫn còn nguyên độc tố của nó nên gây ra ảnh hưởng và tác hại mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư khoang miệng

Bao gồm ung thư lưỡi, ung thư lợi hàm, khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng, amidal,… do hút thuốc lá thường đi kèm với uống nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn, chính thuốc lá và những thực phẩm này sẽ có sự tương tác hỗ trợ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những người thường xuyên hút thuốc lácó nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng cao gấp 27 lần so với những người không hút thuốc, không tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc.

Theo nhiều số liệu thống kê, thì hút thuốc lá chiếm đến 30% nguyên nhân gây nên bệnh ung thư tuyến tụy, do khi hút thuốc lá, khói thuốc sẽ tới tuyến tụy qua máu và túi mật do đó nó có tác động trực tiếp, rất nguy hiểm. Hút thuốc lá gây ung thư cổ tử cung

Thuốc lá gây ung thư cổ tử cung

Thuốc lá gây ung thư dương vật

Nếu như khói thuốc lá gây nên ung thư cổ tử cung ở nữ giới thì đối với nam giới nó lại là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dương vật đang ngày càng trở nên phổ biến mà theo nhiều thống kê, số bệnh nhân mắc bệnh ung thư dương vật phần lớn là người có thói quen hút thuốc lá lâu năm và nghiện thuốc lá.

Ung thư thận do hút thuốc lá gây nên

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh ung thư thận nhưng hút thuốc lá lại chiếm đến trên 50%, khói thuốc vào cơ thể, qua quá trình bài tiết gây tác động trực tiếp lên thận gây nên các biến chứng, các bệnh về thận, trong đó có bệnh ung thư mà không phải ai cũng biết.

Ung thư hậu môn

Khi hút thuốc lá, các chất gây ung thư sẽ tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể thông qua quá trình tiêu hóa, bài tiết trong đó có hậu môn, đặc biệt đối với những người hút thuốc lá trong thời gian dài, nghiện thuốc lá, chính vì vậy theo nhiều nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng hút thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh ung thư hậu môn cực kỳ nguy hiểm.

Hút thuốc lá không chỉ làm tổn thương phổi, tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, mà thuốc lá còn gây ra rất nhiều tác hại đến các bộ phận khác của cơ thể. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ít nhất 13 bệnh ung thư khác bao gồm ung thư thanh quản (hộp thoại), thực quản (thực quản), miệng và họng (họng), bàng quang, tuyến tụy, thận, gan, dạ dày, đại tràng, cổ tử cung, buồng trứng, mũi và viêm xoang, và một số loại bệnh bạch cầu. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Thuốc Lá Điện Tử Gây Ung Thư Như Thuốc Lá Truyền Thống?

Vậy, thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá thường hay không? Và thuốc lá điện tử thực sự ẩn chứa những nguy cơ gì? Liệu thuốc lá điện tử có gây ung thư hay không?

Thuốc lá điện tử có thể được thiết kế với nhiều kích cỡ và hình dạng. Cấu trúc cơ bản của một thiết bị thuốc lá điện tử bao gồm pin, một khay chứa dung dịch (dung dịch này có thể bao gồm hương liệu, nicotine, tetrahydrocannabinol – THC – tinh dầu cần sa và các chất hóa học khác), và thiết bị làm nóng để tạo hơi từ dung dịch. Người hút sẽ hít hơi sinh ra từ dung dịch này vào phổi thông qua phần miệng của thiết bị này.

2. SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ TĂNG NGUY CƠ CÁC BỆNH VỀ PHỔI

Tháng 10 năm 2019, các chuyên viên y tế tại Mayo Clinic, Hoa Kỳ đã kiểm tra các mẫu mô phổi từ 17 bệnh nhân tổn thương phổi cấp tính, trong đó có 2 ca tử vong. Những mẫu mô này được nhận xét “tổn thương giống như bỏng hóa chất hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại” [4]. Báo cáo dịch tễ học tại bệnh viện Boston’s Children Hospital, Hoa Kỳ cũng cho thấy các trường hợp bệnh phổi do thuốc lá điện tử ghi nhận được đã tăng gấp đôi từ tháng 7-2019 tới tháng 9-2019 trên toàn nước Mỹ [5].

Người lớn hiện không sử dụng các sản phẩm thuốc lá không nên sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử. Tất cả các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điện tử, đều có rủi ro.

3. SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CÓ LÀM TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ?

Việc thuốc lá điện tử không bao gồm quá trình đốt thuốc lá sinh ra tàn thuốc khiến cho người sử dụng dễ nhầm tưởng thuốc lá điện tử “vô hại”. Do vẫn còn khá mới, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của thuốc lá điện tử lên sức khỏe trước khi đưa ra kết luận chính xác về khả năng gây ung thư của thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, đối với người khỏe mạnh và chưa hút thuốc lá bao giờ, thuốc lá điện tử có nguy cơ ung thư cao cho người hút do các thành phần của nó

Hiện tại, không thể đưa ra kết luận liệu bản thân nicotine có thể hoạt động như một chất gây ung thư hay không. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy có sự liên hệ giữa nicotine và sự phát triển của khối u [8]. Cụ thể:

Nicotine có thể làm tăng khả năng tăng sinh của tế bào ung thư vú, đại tràng và phổi.

Nicotine tham gia vào quá trình chuyển dạng tế bào từ biểu mô sang trung mô (epithelial-mesenchymal transition -EMT), một quá trình làm cho tế bào ung thư trở nên linh hoạt và bắt đầu xâm lấn. Nicotine cũng tham gia vào quá trình tạo mạch máu mới cho khối u.

Nicotine làm giảm hoạt động của một số protein ức chế khối u như CHK2 cũng như giúp tế bào ung thư “tránh” được hệ miễn dịch của cơ thể.

Nicotine tương tác với thuốc hóa trị trên chuột, làm giảm hiệu quả của thuốc lên khối u.

Năm 2018, nhóm các nhà khoa học tại New York University đã thực hiện nghiên cứu tác dụng trực tiếp của khói thuốc lá điện tử lên chuột. Cụ thể, khói thuốc lá điện tử chứa nicotine gây tổn thương DNA ở phổi và bàng quang của chuột cũng như cản trở quá trình sửa chữa DNA [9]. Thực nghiệm trên dòng tế bào phổi và bàng quang ở người cho thấy nicotine có thể chuyển hóa thành nitrosamines, một chất có khả năng làm tổn thương DNA của tế bào và dẫn tới ung thư. Năm 2019, nhóm nghiên cứu này đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy khói thuốc lá điện tử chứa nicotine gây ra ung thư phổi và ung thư bàng quang ở chuột [10].

Như vậy, bản thân nicotine trong thành phần thuốc lá điện tử cũng đã tiềm tàng nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Khói thuốc lá điện tử có chứa các hợp chất hữu cơ có thể gây ung thư

Propylene glycol (PG) và glycerol/glycerin là hai thành phần cơ bản trong dung dịch thuốc lá điện tử. Cả hai chất này đều được FDA công nhận là an toàn (GRAS). Chúng xuất hiện trong thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Tuy nhiên, khi được đốt nóng lên thành hơi và hít vào phổi thì đó là một chuyện hoàn toàn khác.

Formaldehyde, một chất được phân loại bởi IARC vào Nhóm 1 các chất có khả năng gây ung thư, là sản phẩm sinh ra từ sự phản ứng giữa propylene glycol và glycerol trong quá trình hóa hơi. Formaldehyde và những chất giải phóng formaldehyde (formaldehyde-releasing agents) được phát hiện ở khói thuốc lá điện tử trong nhiều nghiên cứu [11, 12]. Tương tự, acetaldehyde (Nhóm 2B các chất có khả năng gây ung thư), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như toluene (dẫn xuất của benzene), cũng như dư chất kim loại như chì, niken, cadmium cũng được tìm thấy trong khói thuốc lá điện tử [12]. Xét nghiệm nước tiểu cho thấy các chất chuyển hóa của benzen, ethylene oxide, acrylonitrile, acrolein và acrylamide cao đáng kể ở những người hút thuốc lá điện tử so với nhóm đối chứng [13].

Mặc dù nồng độ các chất này thấp hơn nồng độ trong khói thuốc lá truyền thống, nguy cơ ung thư vẫn tồn tại do các chất này tồn tại trong aerosol và tiếp xúc trực tiếp với tế bào phổi. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra độc tính và khả năng gây ung thư của bản thân propylene glycol và glycerol trong khói thuốc là cũng như các chất kể trên đối với tế bào phổi ở người [14].

Aerosol, hay còn gọi là sol khí, là hỗn hợp những phần lơ lửng trong không khí với kích thước hạt keo (của hệ chất rắn hay hạt chất lỏng) < 1 micromet. Aerosol có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc con người tạo ra. Một ví dụ cho aerosol tự nhiên là sương mù và mây. Aerosol cũng có thể được tạo ra từ con người, ví dụ như trong các bình xịt sol khí (bình xịt sơn, bình xịt cho người bị suyễn, một số bình xịt khoáng chăm sóc da mặt, …).

Khói thuốc lá điện tử chứa các hạt bụi mịn (ultrafine particles)

Nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Environmental Pollution đã chỉ ra aerosol sinh ra từ thuốc lá điện tử có hàm lượng các hạt bụi mịn (120-165 nm) cao hơn thuốc lá truyền thống. Do kích cỡ rất nhỏ, các hạt bụi này có thể lưu lại trong phổi, thâm nhập vào mạch máu và ở lượng lớn có thể gây ra kích ứng và ảnh hưởng sức khỏe cấp tính [15].

Chất tạo mùi vị trong thuốc lá điện tử có thể gây độc tính cho tế bào.

Hút thuốc lá điện tử có ảnh hưởng tới người khác?

Mặc dù chưa có kết luận rõ ràng từ nghiên cứu, thuốc lá điện tử vẫn tạo ra aerosol và hơi nước có chứa các chất hóa học không hề “vô hại”, do đó vẫn có thể gây ảnh hưởng tới người không hút thuốc [6]

4. TỔNG KẾT:

Lần cuối chỉnh sửa khoa học: 22/02/2020

Mặc dù chứa ít hóa chất độc hại hơn thuốc lá thường, thuốc lá điện tử vẫn tồn tại nhiều hóa chất độc hại và có tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe con người.

Đối với người chưa bao giờ hút thuốc, không nên sử dụng thuốc lá điện tử hay bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào

Thuốc lá điện tử hiện không được chấp thuận là công cụ hỗ trợ giúp cai thuốc lá.

Lá phổi của chúng ta chỉ nên được dùng để hít không khí sạch. Khoa học có thể sẽ mất rất nhiều năm để nhận ra tác hại của thuốc lá điện tử cũng như đã từng mất rất nhiều năm để chỉ ra tác hại của thuốc lá truyền thống. Do đó, hãy nói không với thuốc lá.

Chịu trách nhiệm nội dung: TS Lê Anh Phương, Đại học Quốc gia Singapore, Singapore

Góp ý nội dung: ThS Trịnh Vạn Ngữ,Viện nghiên cứu Y sinh SoonChunHyang, Đại học SoonChunHyang, Hàn QuốcThS BS Đặng Thị Lương, Đại học Y Hà Nội – Bệnh viện Da liễu Trung ương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ratneswaran, C., Steier, J., Reed, K., & Khong, T. K. (2019). Electronic Cigarette Advertising Impacts Adversely on Smoking Behaviour Within a London Student Cohort: A Cross-Sectional Structured Survey. Lung, 197(5), 533-540. doi: 10.1007/s00408-019-00262-z

[2] Corum, J. (2019, October 1). Vaping Illness Tracker: 2,506 Cases and 54 Deaths. Retrieved from https://www.nytimes.com/interactive/2019/health/vaping-illness-tracker.html.

[3] Baodientuvtv. (2019, November 16). Bộ Y tế dự kiến đề xuất cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử, shisha. Retrieved from https://vtv.vn/suc-khoe/bo-y-te-du-kien-de-xuat-cam-hoan-toan-thuoc-la-dien-tu-shisha-2019111610580695.htm.

[4] Butt YM, Smith ML, Tazelaar HD, et al. Pathology of vaping-associated lung injury. N Engl J Med 2019;381:1780-1. DOI: 10.1056/NEJMc1913069

[6] Commissioner, O. of the. (n.d.). Respiratory Illnesses Associated with Use of Vaping Products. Retrieved from https://www.fda.gov/news-events/public-health-focus/lung-illnesses-associated-use-vaping-products.

[7] Quick Facts on the Risks of E-cigarettes for Kids, Teens, and Young Adults. (2020, January 3). Retrieved from https://www.cdc.gov/tobacco/basic_information/e-cigarettes/Quick-Facts-on-the-Risks-of-E-cigarettes-for-Kids-Teens-and-Young-Adults.html

[8] Sanner, T., & Grimsrud, T. K. (2015). Nicotine: Carcinogenicity and Effects on Response to Cancer Treatment – A Review. Frontiers in Oncology , . doi: 10.3389/fonc.2015.00196

[9] Lee, H.-W., Park, S.-H., Weng, M.-W., Wang, H.-T., Huang, W. C., Lepor, H., … Tang, M.-S. (2018). E-cigarette smoke damages DNA and reduces repair activity in mouse lung, heart, and bladder as well as in human lung and bladder cells. Proceedings of the National Academy of Sciences, 115(7). doi: 10.1073/pnas.1718185115

[15] Fuoco, F., Buonanno, G., Stabile, L., & Vigo, P. (2014). Influential parameters on particle concentration and size distribution in the mainstream of e-cigarettes. Environmental Pollution, 184, 523-529. doi: 10.1016/j.envpol.2013.10.010

[16] Leigh, N. J., Lawton, R. I., Hershberger, P. A., & Goniewicz, M. L. (2016). Flavourings significantly affect inhalation toxicity of aerosol generated from electronic nicotine delivery systems (ENDS). Tobacco Control, 25(Suppl 2), ii81-ii87. doi: 10.1136/tobaccocontrol-2016-053205

[17] Allen, J. G., Flanigan, S. S., Leblanc, M., Vallarino, J., Macnaughton, P., Stewart, J. H., & Christiani, D. C. (2016). Flavoring Chemicals in E-Cigarettes: Diacetyl, 2,3-Pentanedione, and Acetoin in a Sample of 51 Products, Including Fruit-, Candy-, and Cocktail-Flavored E-Cigarettes. Environmental Health Perspectives, 124(6), 733-739. doi: 10.1289/ehp.1510185

‘;

Thuốc Lá Điện Tử Gây Ung Thư Cao Gấp 15 Lần Thuốc Lá Truyền Thống

Thuốc lá điện tử gây ung thư cao gấp nhiều lần thuốc lá truyền thống

Thuốc lá điện tử gây ra các căn bệnh ung thư nguy hiểm

Trong thành phần của thuốc lá điện tử có chứa formaldehyde- Đây là chất hóa học độc hại, không màu có khả năng gây ung thư, thường được sử dụng trong chế tạo vật liệu xây dựng.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Portland đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng nồng độ formaldehyde có trong thuốc lá điện tử cao hơn nhiều lần so với các loại thuốc lá truyền thống. Theo các chuyên gia:

“Trung bình một người sẽ sử dụng khoảng 3-9ml chất lỏng để duy trì hoạt động hút thuốc lá điện tử mỗi ngày, mà cứ mỗi 3 ml chất lỏng được đốt nóng sẽ tạo ra 14 mg chất formaldehyde. Với người thường xuyên hút 1 bao thuốc/ngày, lượng formaldehyde “nạp” vào cơ thể là 3mg/ngày. Với liều lượng như vậy, nguy cơ ung thư ở những người hút thuốc lá điện tử lâu năm sẽ cao gấp khoảng 5-15 lần so với những người nghiện thuốc lá thường”.

Tháng 11/2014, các nhà khoa học thuộc Bộ Y tế Nhật Bản kết luận thuốc lá điện tử chứa lượng chất gây ung thư cao gấp 10 lần so với thuốc lá truyền thống. Các bệnh ung thư thường gặp là: Ung thư phổi , ung thư miệng, ung thư vòm họng…

Theo kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế ngày 7/10/2019, khói thuốc lá điện tử có thể gây ung thư phổi và ung thư bàng quang ở chuột (do gây ức chế phục hồi DNA trong các mô phổi).

Thuốc lá điện tử gây ra các căn bệnh ung thư nguy hiểm

Những tác hại của thuốc lá điện tử khiến bạn phải giật mình

Từ năm 2013 đến 2015, người ta thống kê tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi bị nhiễm độc nicotin trong thuốc lá điện tử tăng 1500 %, đây là con số rất đáng báo động.

Trẻ em bị nhiễm độc nicotin trong khói thuốc lá điện tử ngày càng tăng

Ngoài ra, việc tiếp xúc lâu ngày với khói thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển não bộ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, thậm chí gây tổn thương bào thai, tăng nguy cơ đẻ non, hội chứng đột tử ở trẻ.

Chính vì những tác hại này mà các nước lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Brazil đã cấm sử dụng thuốc lá điện tử. Ngoài ra, một số nước khác như Úc, Singapore, Canada, Ấn Độ… khuyến cáo người dân không nên sử dụng thuốc lá điện tử.

Các nước lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ… cấm sử dụng thuốc lá điện tử

Thế nhưng, thực tế, do không biết tác hại của thuốc lá điện tử nên rất nhiều người sử dụng chúng để giúp bỏ thuốc lá truyền thống. Vậy thuốc lá điện tử có giúp bỏ thuốc lá được không?

Thuốc lá điện tử có giúp bỏ thuốc lá truyền thống không?

Trong thành phần của thuốc lá truyền thống có chứa một chất gây nghiện cực mạnh là nicotin. Chính chất này khiến những người hút thuốc lá không tài nào mà từ bỏ được khói thuốc lá. Và trong luồng hơi thuốc lá điện tử cũng có chứa nicotin. Vì vậy mà nhiều người bỏ được thuốc lá truyền thống sau khi dùng thuốc lá điện tử, những triệu chứng của hội chứng cai thuốc như thèm thuốc, vật vã, bồn chồn, mất ngủ… sẽ được giảm thiểu hoặc không xuất hiện.

Tuy nhiên, đồng nghĩa với điều đó, con người sẽ bị nghiện, lệ thuộc vào chính thuốc lá điện tử. Từ đó gặp phải những tác hại khôn lường kể trên.

Không nên dùng thuốc lá điện tử để bỏ thuốc lá truyền thống

Làm sao để bỏ thuốc lá thành công?

Quá trình tự bỏ thuốc lá là vô cùng khó khăn bởi những cơn thèm thuốc đến điên cuồng cùng các triệu chứng khác của hội chứng cai thuốc lá như đã liệt kê ở trên khiến rất nhiều người vì thế mà thất bại.

Việc sử dụng thuốc lá điện tử để bỏ thuốc lá truyền thống vừa gây lệ thuộc vừa gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, để bỏ thuốc lá thành công nhanh chóng, an toàn và không gây lệ thuộc, các bạn nên sử dụng nước súc miệng Boni-Smok .

Boni-Smok – Sản phẩm giúp bỏ thuốc lá đơn giản, an toàn, hiệu quả

Nước súc miệng giúp bỏ thuốc lá Boni-Smok ra đời từ năm 2008, đến nay đã được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc tây trên cả nước. Hiệu quả của Boni-Smok đến từ cơ chế tác dụng đột phá như sau:

Khi thèm thuốc lá, bạn súc miệng với Boni-Smok, sục qua sục lại sao cho Boni-Smok bao phủ được toàn bộ khoang miệng, sau đó nhổ đi. Tiếp theo, bạn hút luôn một điếu thuốc lá. Khi đó, các thành phần của Boni-Smok sẽ phản ứng với nicotin trong khói thuốc tạo ra vị đắng ngắt, khó chịu. Vị đắng này sẽ khiến bạn không thể tiếp tục hút hết điếu thuốc mà phải bỏ đi ngay. Từ đó giúp cắt cơn thèm thuốc nhanh chóng. Ngoài ra, cho dù bạn nghiện thuốc lá điện tử, dùng Boni-Smok cũng mang lại hiệu quả vượt trội với cơ chế này.

Mỗi ngày, bạn súc miệng bằng Boni-Smok 5-6 lần là đã có thể bỏ được ít nhất 5-6 điếu thuốc. Số điếu thuốc được giảm dần dần cho đến khi bạn không còn hút điếu nào nữa là bạn đã bỏ được thuốc lá thành công rồi đấy. Việc giảm dần số điếu thuốc hút mỗi ngày sẽ giúp hạn chế tối đa các triệu chứng khó chịu như lo lắng, bứt rứt, bồn chồn, mất ngủ, ho kéo dài…

Cơ chế đột phá giúp bỏ thuốc lá của sản phẩm Boni-Smok

Hơn nữa, thành phần của Boni-Smok cũng hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, bao gồm kim ngân hoa, bồ công anh, cúc hoa, tinh dầu quế nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Đồng thời, cách dùng là súc miệng, không đưa bất kỳ chất nào vào cơ thể nên người dùng càng thêm yên tâm về độ an toàn của sản phẩm.

Đặc biệt, độ an toàn, hiệu quả của Boni-Smok đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương. Nghiên cứu được thực hiện bởi BS CKII Trương Thị Xuân Hòa (phó Giám đốc bệnh viện) và chúng tôi Đào Hữu Minh (đồng chủ nhiệm đề tài). Kết quả cho thấy, sau 1 tuần có 72.7% người bỏ thuốc lá thành công với Boni-Smok, đồng thời không ghi nhận bất kỳ tác dụng không mong muốn nào trên người dùng.

Boni-Smok đã mang cuộc sống không khói thuốc quay trở lại với hàng vạn người

Với Boni-Smok, công cuộc bỏ thuốc lá của hàng vạn người đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, giúp họ trở lại cuộc sống không khói thuốc sau nhiều năm lệ thuộc. Như trường hợp của:

Chú Trần Thanh Sơn (58 tuổi, hiện đang là Chánh thanh tra Sở tư pháp Ninh Thuận, số 94, đường 16/4, tp Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, điện thoại: 0908.046.808)

Chú Trần Thanh Sơn, 58 tuổi

“Trong suốt 39 năm nghiện thuốc lá, đã có rất nhiều lần chú muốn từ bỏ thứ độc hại này. Thế nhưng bình thường chú hút đến gần 30 điếu mỗi ngày, tự dưng bỏ thì chú sẽ khổ sở lắm, những cơn thèm thuốc dữ dội cùng cảm giác bứt rứt, khó chịu khiến chú muốn điên lên. Vì vậy mà lần nào chú cũng thất bại”.

“Thấy sản phẩm Boni-Smok được đăng trên nhiều báo, lại có thử nghiệm lâm sàng nên chú dùng thử. Thật không ngờ, chỉ sau 3 ngày, còn chưa hết 2 chai Boni-Smok chú đã hết hẳn cơn thèm thuốc, không còn cồn cào, bứt rứt gì nữa. Nhờ vậy mà chú bỏ được hẳn thuốc lá rồi đấy’.

Chú Bùi Thanh Tuân (51 tuổi). Địa chỉ: Số 15B/1, ấp Long An, xã Long Thắng, Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Chú Bùi Thanh Tuân (51 tuổi)

“Chú hút thuốc lá cũng ngót nghét ba chục năm rồi. Mỗi ngày, chú hút trung bình tầm 1 bao thuốc. Chú từng nhịn hút 2 lần để bỏ thuốc lá nhưng chỉ được tầm 1 tuần rồi lại đâu vào đấy. Tình cờ một lần chú lên mạng tìm kiếm cách giúp bỏ thuốc lá thì thấy nhiều người phản hồi dùng Boni-Smok an toàn và hiệu quả, nên chú mua về dùng thử. Chú thấy tác dụng ngay từ lần sử dụng đầu tiên. Sau khi súc miệng bằng Boni-Smok chú hút ngay điếu thuốc, vị đắng xộc lên khiến chú phải bỏ điếu thuốc đi ngay. Nhờ vậy, số điếu thuốc giảm đi từng ngày và sau 1 tuần chú đã bỏ được hoàn toàn thuốc lá rồi. Kỳ diệu thật!”