1. Từ buông ra…
Ngày 19/09/1976, Hãng J.BASTOS chính thức được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản và đến ngày 01/01/1978, được đổi tên thành Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội. Từ đây, nhà máy đi vào hoạt động theo phương thức, nội dung hoàn toàn mới về bản chất: Công nhân được làm chủ tập thể, sản xuất nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đây cũng là khoảng thời gian nhà máy bắt đầu gặp nhiều khó khăn về vật tư, vốn. Nhà máy chỉ sản xuất cầm chừng nhờ vào lượng vật tư dự trữ ít ỏi còn tồn lại từ trước. Nếu nhìn vào diễn biến của sản lượng trong 3 năm 1975-1977 thì thấy rằng mức độ sa sút của nhà máy còn trầm trọng hơn mức độ sa sút chung của toàn nên kinh tế.
SPECIALIMAGE-images/00032%3e%3c/font%3e%3c/p%3e%20%3cp%20height%3d.jpg-REPLACEME
Nguồn: 75 năm Nhà máy Thuốc lá MIC- Sài Gòn 1929-2004.
Tình trạng này có nhiều nguyên nhân:
Nguồn nguyên liệu của nhà máy trước đây chủ yếu dựa vào nhập khẩu, nay khả năng nhập khẩu hầu như không còn. Trong khi ngoại tệ để nhập khẩu những thứ tối cần thiết cho quốc kế dân sinh còn chưa đủ, thì lấy đâu ra ngoại tệ để nhập đầu lọc, giấy thuốc, sợi thuốc!
– Nguồn thuốc lá trong nước không phải là không có. Nhưng cơ chế kinh tế cả trong sản xuất lẫn trong thu mua đều góp phần làm cho nguồn cung cấp này ngày càng teo lại. Sản xuất thuốc lá phải đưa vào hợp tác xã. Còn thu mua thì phải theo giá chỉ đạo. Vật tư đối lưu thì không đủ. Hậu quả mà nhà máy phải gánh chịu: Không có nguyên liệu.
– Do cơ chế quản lý thay đổi một cách đột ngột. Theo cơ chế cũ, thì hiệu quả kinh tế và lợi nhuận là lý do tồn tại của nhà máy. Bất cứ những gì có thể góp phần phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, làm ra lợi nhuận là được nhà máy sử dụng tới mức tối đa. Còn theo cơ chế mới, từ ngày tiếp quản, thì mục đích tối cao không phải là lợi nhuận, mà là những nguyên lý của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa: Tính chất xã hội của sản xuất, sở hữu xã hội chủ nghĩa, làm chủ tập thể, chống bóc lột, chống lệ thuộc, chống chạy theo kinh tế thị trường. Với cơ chế đó, văn bản thì nói rằng cần kích thích tính năng động của xí nghiệp, nhưng trong thực tế thì có vô số quy chế làm tê liệt dần mọi sự năng động. Xí nghiệp được đặt vào Liên hiệp Xí nghiệp. Liên hiệp Xí nghiệp lại lệ thuộc vào Bộ Công nghiệp nhẹ. Bộ Công nghiệp nhẹ lại nằm trong Chính phủ và lệ thuộc vào các nguồn cung ứng vật tư của ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Vì thế mà cứ chờ nhau, anh này nhìn anh kia; Xí nghiệp không có quyền chủ động trong việc tìm kiếm vật tư, nguyên liệu, thị trường. Trong tình trạng cung nhỏ hơn cầu thì cần gì sáng tạo ra những mẫu mã mới, mặt hàng mới để chiếm lĩnh thị trường.
Đến năm 1979, cũng như tình hình chung trong cả nước, số phận kinh tế nhà máy đã xuống đến đáy vực.
Theo tài liệu “10 năm xây dựng và phát triển ngành Thuốc lá phía Nam 1975-1995”:
“Nguyên liệu hằng năm thu mua quá ít, không đủ đảm bảo cho sản xuất liên tục, chất lượng nguyên liệu không đạt yêu cầu của chế biến. Sản lượng thu mua trung bình mỗi năm chỉ đạt 15% đến 20%. Hoạt động của nhà máy lại hết sức bị động, tháng nào thu mua được thì tháng đó có sản xuất, thậm chí có tháng khôn có nguyên liệu phải ngừng sản xuất hoặc có ít nguyên liệu phải sản xuất cầm chừng.”
“Riêng năm 1978 phải ngừng sản xuất hai tháng. Do đó, sản lượng sản phẩm hằng năm quá thấp so với năng lực Của Xí nghiệp. Công suất thiết bị máy móc chưa được tận dụng tối đa, năng suất lao động giảm sút… Công nhân bỏ việc nhiều, có nguy cơ tan rã đội ngũ công nhân nhà máy.”[66]
Cũng như các đơn vị kinh tế khác trong cả nước, khi ở đáy vực, người ta mới nhìn rõ được lối đi ở trên bờ vực. Trong tình thế đó, Nhà nước phải buông ra thì xí nghiệp mới có thể bung ra.
2. Đến bung ra
Trước hết, xí nghiệp tìm cách bươn chải để kiếm nguyên liệu trong nước bằng nhiều biện pháp khác nhau: Nhà máy đã thành lập một công ty con, mang tên SOVITAB, chuyên lo gieo trồng và thu mua thuốc lá.
Lãnh đạo nhà máy còn tổ chức đưa bớt công nhân tham gia trồng thuốc lá ở sông Ray (Long Khánh). Nhà máy cử các toán công nhân đến các vùng sâu vùng xa, trực tiếp thu mua mọi loại nguyên liệu thuốc lá sẵn có của nông dân, kể cả thuốc lá còn xanh, tươi. Nhà máy còn phải hướng dẫn cách sơ chế cho nông dân.
Những cố gắng kể trên rất đáng khích lệ, nhưng nó chỉ có thể khắc phục một phần nào sự giảm sút về số lượng, chứ không thể nào khắc phục được sự sa sút về chất lượng Với những nguồn nguyên liệu như thế, chất lượng thuốc lá giảm nghiêm trọng.
Đối với mặt hàng thuốc lá cũng như nhiều loại mặt hàng khác, không thể dùng ý chí để quyết định người tiêu dùng phải ưa thích thứ này, không được đòi hỏi thứ khác. Nhưng lúc bấy giờ, trong số những nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, đã từng có một số ý kiến duy ý chí kiểu đó: người Việt Nam chưa có điều kiện tiêu dùng thứ này, thứ kia. Song, những người tiêu dùng ở miền Nam không quen với lối áp đặt đó. Sự ngang bướng của người tiêu dùng không chỉ là sự ngang bướng của những con người, mà chính là sự ngang bướng của các quy luật kinh tế. Trước sự ngang bướng đó, nếu Nhà nước giải quyết bằng áp đặt thì người tiêu dùng lại giải quyết bằng cách khác: Tìm kiếm. Và cuối cùng thì họ đã tìm kiếm được: Thuốc lá nhập lậu rất nhiều.
Từ năm 1979, ngành Thuốc lá Việt Nam đứng trước một thách thức rất lớn: Nhiều nguồn thuốc lá khác nhau được nhập lậu vào Việt Nam. Thủy thủ các tàu VOSCO, cán bộ, học sinh, sinh viên và công nhân đi lao động ở nước ngoài, đặc biệt là qua con đường biên giới Lào và Campuchia, các loại thuốc lá: SAMIT của Thái Lan, A Lào của Lào đã tràn vào thị trường Việt Nam. Bất chấp ý chí của những nhà quản lý, người tiêu dùng vẫn hút những loại thuốc lá này. Điều đó có nghĩa là một nước đang thiếu thốn vàng và ngoại tệ, hằng năm lại phải “chảy máu vàng” để nhập những loại thuốc lá đó về. Trong khi đó thì những nhà máy thuốc lá trong nước có đủ khả năng sản xuất loại thuốc lá này thì lại không có nguyên liệu để sản xuất, không được nhập nguyên liệu về để tổ chức sản xuất! Càng không được dùng ngoại tệ nhập khẩu để sản xuất thuốc lá cao cấp!
Sự vô lý đó dần dần đã được cơ sở nhận thức: Tại sao tư thương có thể tung vàng và ngoại tệ để nhập thuốc lá về lấy lãi, mà chúng ta không thể kiếm ngoại tệ để tổ chức sản xuất trong nước? Nếu ta nhập được nguyên vật liệu chất lượng tốt, ta có thể đánh bại những mặt hàng nhập khẩu đó, chiếm lĩnh thị trường, lại còn có thể tiêu thụ lấy ngoại tệ để phục hồi vốn ngoại tệ và quay vòng sản xuất?
Ông Nguyễn Nhật Hồng kể lại: “Xí nghiệp Thuốc lá Vĩnh Hội cũng như Dệt Thành Công và rất nhiều xí nghiệp khác, đều có khả năng làm ra sản phẩm để kiếm ngoại tệ bằng cách xuất khẩu ngoại biên hoặc nội biên. Nhưng vấn đề là: Để đó có thể làm ra sản phẩm kiếm ngoại tệ, thì trước hết phải có ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, trang thiết bị cho nó. Nói cách khác muốn bắt cá t phải có mồi. Mồi đó kiếm đâu ra? Không ở đâu khác ngoài Vietcombank của thành phố. Các anh đó đến đặt vấn đề với tôi. Năm đó, tôi ở cái vị trí đứng giữa sự sống động và bức xúc của thành phố. Tiền đô la thì tôi không có đủ trong tay, mà yêu cầu của các cơ sở thì rất lớn. Tôi phải cân nhắc, phần nào có thể cho vay, phần nào có thể bảo lãnh. Tôi cải tính toán kỹ lắm. vì đã cho vay hay bảo lãnh thì số phận của Vietcombank dính với số phận của xí nghiệp. Nếu họ làm hỏng thì tôi cũng chết cùng với họ, mà tôi chết nặng hơn vì tôi mất tiền, còn họ cùng lắm thì chỉ bị kỷ luật.
Tôi xuống tận xí nghiệp để kiểm tra từng chi tiết. Tôi thấy máy móc còn tốt. Những phần lớn đã bọc ni lông để đó, vì không có nguyên liệu. Công nhân tinh thần rời rã. Tôi yêu cầu các bộ phận kế hoạch, kỹ thuật cùng Ban Giám đốc trình bày cho tôi tỷ mỉ khả năng sản xuất của nhà máy và những yêu cầu nhập khẩu. Mỗi chiếc máy một ngày sản xuất được bao nhiêu. Bao nhiêu lâu công nhân đứng máy. Một máy đó chạy bao nhiêu ca. Bộ phận sản xuất hộp giấy, đóng gói, dán mác gồm bao nhiêu công nhân. mỗi người một ngày làm được bao nhiêu. Dây chuyền sản xuất còn chỗ nào chưa hợp lý. Qua kiểm tra kỹ, tôi thấy xí nghiệp có khả năng phục hồi sản xuất, nếu nhập đủ cho họ sợi thuốc lá, giấy cuốn, đầu lọc và các-tông để làm hộp. Tôi liên lạc với anh Mười Phi để biết cụ thể là cần bao nhiêu đô la để nhập các thứ đó, bao lâu thì hàng về. Sau khi nắm được tình hình cụ thể, tôi đi báo cáo anh Võ Văn Kiệt, mời anh xuống tận nơi để xem xét thực tế. Anh Kiệt cùng tôi xuống nhà máy gặp Ban Giám đốc kiểm tra kỹ tình hình. Ban Giám đốc hứa danh dự với đồng chí Bí thư Thành ủy rằng. Nếu có đủ những điều kiện tật chất kể trên, đảm bảo se khôi phục được sản xuất. Vậy là tôi có thể yên tâm bỏ tiền ra.”[67]
Cả Giám đốc Imexco Saigon và Giám đốc Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh đều là những cán bộ cách mạng lâu năm, đồng thời lại rất am hiểu thị trường quốc tế, có nhiều quan hệ với thị trường này. Các ông cũng là những người có uy tín với nhiều thương nhân Hoa kiều ở Hongkong và Singapore. Điều quan trọng là các ông thấu hiểu và thông cảm được những bức xúc của sản xuất và đời sống tại thành phố, lại sẵn sàng cùng với các cơ sở tìm cách tháo gỡ, sẵn sàng gánh chịu trách nhiệm. Ở đây có lẽ cũng cần phân biệt giữa cá nhân con người với chức năng chính thức trong hệ thống bộ máy Nhà nước.
Nếu xét về chức năng này, thì Giám đốc Vietcombank không có quyền và cũng không có trách nhiệm phải trực tiếp chạy ngoại tệ cho một xí nghiệp địa phương. Việc đó trước hết phải do Trung ương rót về Bộ, Bộ rót về thành phố, thành phố rót về xí nghiệp. Chính theo nguyên tắc đó mà hàng trăm xí nghiệp ở trong trạng thái đắp chăn, nằm chờ. Cũng xét về chức năng, thì Giám đốc Sở Ngoại thương không có trách nhiệm phải trực tiếp đi lo nhập khẩu nguyên vật liệu cho một xí nghiệp địa phương. Việc đó là do Bộ Công nghiệp và Bộ Ngoại thương. Các bộ giải quyết thế nào còn tuỳ thuộc vào tình hình cân đối ngoại tệ trên phạm vi cả nước. Vậy đúng ra thì Sở Ngoại thương cũng chỉ biết đắp chăn nằm chờ như các xí nghiệp. Giám đốc Sở Ngoại thương biết là không thể đưa khoản nhập khẩu này vào chỉ tiêu kế hoạch của sở. Ông tìm cách liên lạc với Chonimex và nhờ Chonimex đứng ra nhập giúp. Nguyên Giám đốc Chonimex Phan Chánh Dưỡng nhận xét:
“Tôi không đánh giá cao vai trò của Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Hồ Chi Minh. Tôi cũng không đánh giá cao vai trò của Sở Ngoại thương Thành phố. Hai cơ quan này nằm trong guồng máy chính thức của Nhà nước, thậm chí là bộ phận bảo thủ nhất của guồng máy đó. Nhưng tôi đánh giá rất cao những người đứng đầu hai cơ quan này là anh Nhật Hồng và anh Mười Phi. Các anh đã vượt khỏi chức năng của mình, sẵn sàng dám nghĩ, dám làm xắn tay lên cùng với cơ sở để tháo gỡ những khó khăn. Đây là vai trò của cá nhân những người phụ trách chứ không phải là vai trò của những cơ quan do các anh phụ trách.”[68]
Con đường đi từ xí nghiệp tới Vietcombank, từ Vietcombank tới Sở Ngoại thương, từ Sở Ngoại thương tới Chonimex từ Chonimex tới các chủ hàng ở nước ngoài mất vài tháng. Đó là tốc độ nhanh nhất có thể vào thời kỳ đó. Khi hàng về tới nơi thì đã giữa tháng 11.
Đến lúc này thì xí nghiệp đã đứng trước một thách đố chưa từng có. Kế hoạch năm 1980, Nhà nước giao cho Liên hiệp Xí nghiệp thuốc lá thành phố là 150 triệu bao. Liên hiệp này gồm hai nhà máy lớn là Nhà máy MIC và Nhà máy Vĩnh Hội.
Do một loạt ách tắc như đã kể trên, suốt 11 tháng đầu năm, cả hai xí nghiệp mới chỉ sản xuất được 88 triệu bao. Số còn lại của tháng 12 là 62 triệu bao. Hoàn thành kế hoạch có nghĩa là trong một tháng còn lại phải sản xuất được 40% kế hoạch cả năm. Đó là điều khó tưởng tượng.
Nhưng đó cũng là quyết tâm của xí nghiệp, của Thành ủy. Xí nghiệp đã họp bàn và đề ra tất cả những việc cần thiết để đảm bảo kế hoạch này. Như đã hứa với Bí thư Thành ủy, Giám đốc Lê Đình Thụy đã tính toán rằng khi có nguyên liệu, vật liệu, có thể tổ chức sản xuất hết công suất và trong tháng 12 vẫn có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Tất nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề đó phải tổ chức lại khâu sản xuất, phải áp dụng một chế độ tiền lương mới, phải tổ chức các khâu cung ứng, đời sống, điện, nước, y tế… một cách tối ưu.
Ngày 29/11/1980, Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt đã trực tiếp đến phát động chiến dịch một tháng sản xuất 62 triệu bao. Ông nói:
“Phải kịp thời phát huy khí thế lao động vừa nới bùng lên và những chuyển biến tích cực trong cán bộ, công nhân. “Lấy tháng 12 làm cao điểm. làm sao cho sản lượng tháng 12 đạt được 62 triệu lao thuốc lá còn lại của kế hoạch năm, để bù đắp những tháng qua không sản xuất.” Ông cũng hứa là sẽ góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn của xí nghiệp như vật tư, xăng dầu, giấy, bao bì, tiền mặt và phương tiện đưa rước công nhân. Ông căn dặn cán bộ và công nhân xí nghiệp trong chiến dịch này phải coi sản xuất như chiến đấu ở mặt trận.”[69]
Đến ngày 30 tháng 11, bộ máy điều hành chiến dịch đã hình thành. Giám đốc Lê Đình Thụy được cử làm Tổng Chỉ huy chiến địch. Ông đưa ra ba phương châm của một tháng hành động: Gọn nhẹ, năng động, giải quyết kịp thời và hiệu quả mọi vấn đề phát sinh trong sản xuất.
Từ sáng ngày 1 tháng 12, toàn xí nghiệp bước vào một chiến dịch với đầy khí thế, mà báo Sài Gòn Giải phóng gọi là Một trận đánh táo bạo.
Khi đã có đủ nguyên vật liệu thì vấn đề tổ chức sản xuất và phục vụ sản xuất có ý nghĩa quyết định công nhân, số máy và số thời gian lao động được tính toán một cách hợp lý để đảm bảo không có chiếc máy nào không có thợ điều khiển, không có người lao động nào không có máy làm việc. Khi người và máy hoạt động thì không để mất điện, không thiếu nguyên liệu. Sản phẩm làm ra được đóng gói kịp thời. Các khâu vệ sinh, ánh sáng, thông gió được đảm bảo. Bữa ăn của công nhân được chăm sóc chu đáo, đảm bảo được ăn no, ăn ngon miệng. Ốm đau, mệt mỏi có thầy thuốc chăm sóc, thuốc thang không để thiếu… Ngoài sự động viên về tinh thần, thì khuyến khích bằng lợi ích vật chất được coi là động cơ quyết định. Nhà máy đã mạnh dạn xin áp dụng “Bản quy chế về thưởng tăng năng suất có luỹ tiến”, tức là năng suất tăng lên được thưởng, tăng càng nhiều thưởng càng nhiều. Tính bình quân lương công nhân xí nghiệp thời đó là 85,12 đồng/tháng. Nhưng tiền thưởng có người đạt tới trên 100 đồng. Vì được hưởng theo năng suất lao động nên không còn tình trạng đi muộn, về sớm. Ngược lại, công nhân thường đến trước giờ làm việc, đợi xí nghiệp mở cửa thì chạy ùa vào đứng máy để làm sao đảm bảo định mức cho mỗi buổi. Hết giờ lao động, nếu ai chưa đạt định mức thì còn làm thêm để hoàn thành hoặc hoàn thành vượt định mức mới ra về. Nhiều công nhân kể lại rằng: Suất ăn giữa ca mà thành phố và xí nghiệp lo toan cho công nhân đầy đủ tới mức nhiều khi ăn không hết, còn để dành gửi về cho gia đình. Trong hoàn cảnh khó khăn của thời kỳ này, lo toan được đến như thế quả là một sự cố gắng lớn.
Vì hai Nhà máy Thuốc lá MIC Sài Gòn và Vĩnh Hội được phân bố định mức đều nhau, mỗi bên 31 triệu bao cho chiến dịch một tháng, nên hai bên đã thi đua, động viên nhau cùng lao động. Đúng 8 giờ tối ngày 30 tháng 12, Nhà máy Thuốc lá MIC Sài Gòn đã hoàn thành bao thuốc lá thứ 31 triệu. Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội cử một đoàn đại biểu sang đón mừng bao thuốc lá thứ 31 triệu. Đến 7 giờ sáng ngày 31 tháng 12, Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội cũng xuất xưởng bao thuốc lá thứ 31 triệu. Nhà máy Thuốc lá MIC Sài Gòn cử một đoàn đại biểu sang chúc mừng sự kiện đó. Như vậy là đến sáng sớm ngày 31 -12, cả hai xí nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch với tống mức: 62.462.900 bao.
Ảnh 12 Võ Văn Kiệt đến thăm Nhà máy tháng 12 năm 1980
Chính vào buổi sáng ngày hôm đó, Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt đã xuống Xí nghiệp Vĩnh Hội và đón mừng sự kiện lớn lao này. Ông nói: “Tôi rất vui sướng được đến chúc mừng chiến dịch toàn thắng của các đồng chí ngay tại đầu máy, trong giờ phút chiến thắng nóng hổi này. Các đồng chí đã thi đua mỗi người làm việc bằng hai và tạo ra năng suất tăng lên gấp bốn. Đến khi sản xuất bung ra là lòng vui như mở hội, sản xuất có lên thì đời sống mới đủ, mới vui, có lao động hết mình mới sống thật có ý nghĩa.”
Trong bài phát biểu ngay tại xí nghiệp, Bí thư Thành ủy còn nêu rõ ý nghĩa to lớn của thành tích này: Không chỉ là một sản lượng vượt kế hoạch, mà còn là một sự đột phá về cung cách làm ăn:
Từ nhân tố mới giàu ý nghĩa này, càng sáng tỏ thêm nhiều vấn đề cần chuyển biến mạnh trong nhận thức mới. Thành tích của các đồng chí tự nó có sức thuyết phục cao về hướng suy nghĩ mới và cách làm ăn mới. Không có hướng suy nghĩ mới thì ba tháng không nguyên liệu, một tháng nữa thiếu giấy cuốn, kế hoạch 150 bao thuốc do trên phân bổ không đạt cũng chịu thôi. Không có cách làm ăn mới thì không thể nào tưởng tượng nổi Xí nghiệp Liên hiệp này có thể tăng vọt năng suất lao động một tháng làm hơn một quý, bằng gần nửa năm.
Ảnh 13: Thư của Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt gửi tới chúc mừng chiến dịch thành công của nhà máy
Cuối cùng, Bí thư Thành ủy còn căn dặn xí nghiệp. Nhân dịp vừa hoàn thành kế hoạch, vừa bước sang năm mới, nên để anh chị em công nhân được nghỉ hẳn mấy ngày để đón Xuân. Trong thời gian đó xí nghiệp vẫn phải chăm sóc bồi dưỡng sức khỏe cho từng người. Ông không quên nhắc nhở xí nghiệp: Nên gửi quà mừng năm mới kèm theo thiệp cảm ơn đến từng gia đình công nhân. Ông nói:
Từ năm 1981, nhờ có đầy đủ nguyên vật liệu tốt, Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội đã tung ra thị trường hàng loạt mẫu mã thuốc lá chất lượng cao, trình bày đẹp, không kém thuốc lá nhập ngoại, giá lại rẻ hơn. Sau một thời gian không lâu, thuốc lá của nhà máy đã chiếm lĩnh thị trường, đẩy lùi dần những thuốc lá nhập lậu. Đặc biệt là trong cuộc chiến với thuốc lá Samit của Thái Lan, mặt hàng “Sài Gòn Xanh” có chất lượng tương tự, trình bày đẹp không kém, giá lại rẻ hơn đã chiến thắng. Từ đây nó cũng góp phần làm sáng rõ thêm một cách nhìn mới: Ngăn chặn hàng ngoại nhập không chỉ đơn giản bằng cách cấm đoán, đánh thuế mà suy cho đến cùng, phải bằng một năng suất lao động cao hơn, chất lượng cao hơn, giá bán rẻ hơn. Đến nay, cách suy nghĩ đó càng được chứng minh là đúng đắn.
Đầu lọc và đầu không lọc: Ông Mười Phi kể lại: “Hồi đó, tôi chạy được đầu lọc, bìa các-tông và giấy bóng kính cho Vĩnh Hội. Nhờ đó, thay vì người Sài Còn phải hút Samit, 555, Dunhill… thì có thể hút Sài Còn Xanh, Melia, Du Lịch mà không thấy hổ thẹn là mình thua kém. Có một lần, một vị Phó Thủ tướng vào họp và chỉ vào mặt tôi nói: “Cậu là bậy lắm, đất nước mình càn nghèo như thế này mà cậu để cho dân mình hút thuốc lá có cán à? Bao nhiêu việc hệ trọng khác còn không đủ ngoại tệ để nhập mà lại lấy ngoại tệ nhập đầu lọc về! Sao xài sang thế?” Tôi bình tĩnh trả lời: “Anh ít vào Sài Gòn, anh không hiểu được dân ở đây. Anh có cấm người ta xài sang người ta cũng vẫn cứ xài sang. Mấy năm nay anh đã từng cấm, nhưng thuốc lá thẩm lậu vào có ai ngan chặn được không? Người Sài Gòn vẫn hút thuốc lá đầu lọc. Như thế vẫn là mất ngoại tệ, mất vàng cho con buôn đưa thuốc lá đó về. Mình không cấm được thì thình phải thi đua. Thi đua mà thắng mới là tài. Cấm không nổi, thì làm sao hô hào bằng đạo đức suông được. Tôi nhập thuốc lá bằng ngoại tệ. Nhưng tôi thu lại được ngoại tệ cho Nhà nước, không mất một xu nào của quốc gia cả. Tôi bán cho các khách sạn. Khách ngoại quốc và Việt kiều trả bằng đô la. Tôi bán cho cung ứng tàu biển. Thủy thủ trả bằng đô la. Như thế là tôi lấy xuất khẩu để bù cho nhập khẩu, có xâm phạm một đồng đô la nào của Trung ương đâu. Đã thế, tôi lại đẩy lùi được thuốc lá nhập ngoại khỏi thị trường Việt Nam. Như thế, Trung ương phải khen tôi chứ tại sao lại trách tôi?” Những anh em xung quanh thấy tình hình căng quá, nhưng không ngờ Phó Thủ tướng chuyển từ nổi giận sang vui cười và nói: “Ừ, cậu nói có lý.” Dịp đó anh Phạm Văn Đồng cũng vào, tôi lại gặp anh Tô nói về chuyện này để xem ý kiến anh ra sao. Tôi cũng trình bày như đã trình bày với vị Phó Thủ tướng. Anh Tô đặt tay lên vai tôi và nói: “Thôi, thôi, đã ai làm gì anh đâu mà anh phiền lòng chuyện đó làm chi.”[70]
Cuộc đối thoại này cho thấy rằng, giữa cách nhìn cũ và cách nhìn mới, đã có sự va chạm với nhau trên từng sự việc nhỏ nhoi như chiếc đầu lọc thuốc lá. Ngay ở đây, một điều tất yếu đã manh nha: Cái mới phải mở đường đi và giành phần chiến thắng bằng cách nhích lên từng bước, và từng bước…
Ảnh 14: Những mẫu mã thuốc lá mới của Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội trong thập kỷ 80