Top 7 # Xem Nhiều Nhất Thuốc Rối Loạn Tiền Đình Nam Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Thuốc Rối Loạn Tiền Đình Stugeron

Hiện em đang bị bệnh rối loạn tiền đình và đang sử dụng thuốc Stugeron vậy cho em hỏi sử dụng thuốc Stugeron có gây hại gì không? liều dùng thuốc như thế nào?

Thông tin thu thập được từ chuyên trang tin tức Y Dược, Stugeron được chỉ định điều trị chứng rối loạn mê đạo (chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn…), chứng say tàu xe, điều trị các triệu chứng rối loạn tuần hoàn ngoại biên (bệnh Raynaud, đi khập khễnh cách hồi, xanh tím đầu chi…)

Mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.

Các bệnh nhân bị bệnh Parkinson, nếu muốn sử dụng thuốc Stugeron trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ gây hại.

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Dược sĩ Pasteur tư vấn liều lượng sử dụng Stugeron

Các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội cho hay:

Liều lượng trung bình là 2-6 viên 25mg/ ngày, tùy từng trường hợp cụ thể liều lượng sử dụng sẽ khác nhau.

Riêng việc sử dụng thuốc Stugeron, để chống say tàu xe, người lớn uống 1 viên, trẻ em uống ½ viên, nên uống trước 30 phút trước khi đi.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Stugeron

Khi đã dùng thuốc Stugeron, không được uống rượu, bia và các loại thuốc trầm cảm. Nếu sử dụng cùng lúc có thể gây ức chế thần kinh trung ương, đồng thời gia tăng tác dụng phụ gây buồn ngủ của các loại chế phẩm này.

Khi lái xe hoặc vận hành máy móc không nên dùng thuốc Stugeron bởi có thể gây buồn ngủ.

Nên uống thuốc sau bữa ăn để tránh gây tổn thương cho dạ dày.

Phía trên, là liều lượng sử dụng thuốc Stugeron được các Dược sĩ tư vấn. Tuy nhiên, có không ít người dùng thắc mắc sử dụng Stugeron nhiều có gây hại gì không?

Thông thường, trong các loại thuốc tân dược đều chứa thành phần kháng sinh, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây tổn hại đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Đặc biệt là gây ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh rất nguy hiểm. Stugeron cũng tương tự, khi điều trị bệnh rối loạn tiền đình không nên dùng trong một thời gian dài, vì có thể gây hại cho cơ thể.

Sử dụng Stugeron càng lâu, sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, càng về sau lượng thuốc sẽ càng phải tăng mạnh hơn, nó có thể gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, tăng chứng trầm cảm. Một số trường hợp khác có thể, gây đau đầu, khô miệng, tăng cân, ra mồ hôi và dị ứng hoặc xuất hiện liken phẳng và các triệu chứng giống lupus (Dược sĩ Mai Thị Hà tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay).

Nguồn: chúng tôi

Riêng với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả người bệnh nên tham khảo và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Rối Loạn Tiền Đình Dùng Thuốc Gì?

Để tìm hiểu về rối loạn tiền đình dùng thuốc gì? thì trước tiên các bạn nên tìm hiểu sơ lược về tiền đình và rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là gì?

Tiền đình là một cơ quan được nằm tại vị trí phía sau hai bên ốc tai. Đây là một hệ thống có vai trò rất lớn trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể. Từ dáng đi, cho đến các hành động khác của tứ chi, đầu và thân mình.

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình có thể hiểu nôm na là một hội chứng gây mất cân bằng cho cơ thể. Người mắc rối loạn tiền đình thường gặp các triệu chứng sau:

Hội chứng tiền đình rất hay tái phát, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc điều trị dứt điểm rối loạn tiền đình là điều hết sức cần thiết.

Phân loại rối loạn tiền đình

Dựa vào triệu chứng của bệnh, người ta chia rối loạn tiền đình thành 2 loại chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

Phân loại được loại rối loạn tiền đình bệnh nhân đang gặp phải sẽ xác định được rối loạn tiền đình dùng thuốc gì hiệu quả.

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường xuất hiện thoáng qua trong một thời gian ngắn khi người bệnh thay đổi tư thế. Bệnh thường xảy ra sau chấn thương vùng đầu hoặc tắc mạch máu ở vùng sau cổ.

Tuy nhiên trường hợp bệnh nặng thì bệnh nhân sẽ chóng mặt rất nặng và kéo dài, không thể đi đứng được và thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt còn kèm theo nôn ói rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai, người bệnh cảm thấy nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng.

Một số căn bệnh gây ra tình trạng này là: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu……

Rối loạn tiền đình trung ương

Đây là tình trạng thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh bị chóang váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.

Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não do tình trạng xơ vữa động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu.

Rối loạn tiền đình dùng thuốc gì?

Rối loạn tiền đình dùng thuốc gì hiệu quả thực sự không khó chữa trị như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu nguyên nhân do lối sinh hoạt và công việc quá áp lực thì chỉ cần điều chỉnh lại những yếu tố này thì tình trạng bệnh sẽ giảm và hết hẳn.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do các bệnh lí nguy hiểm khác thì việc phát hiện và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Nhưng người bệnh không nên quá trông chờ vào thuốc bởi vì việc lạm dụng thuốc hoàn toàn không tốt cho sức khoẻ.

Rối loạn tiền đình dùng thuốc gì còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi Bác sĩ.

Hiện nay, có rất nhiều thuốc và thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Điển hình là một số loại thuốc Tây sau: Cinnarizin, Flunarizin, Vipocetin, Duxil, Ginkgo biloba, Tanganil… Hay một số loại thực phẩm chức năng như Tuệ Đức Bán Đầu Thống.

Các loại thuốc Tây thì gây ra nhiều tác dụng phụ, tuy thuốc cho tác dụng nhanh chóng nhưng lại không điều trị được gốc của bệnh nên phải dùng lâu dài. Như vậy rất hại cho sức khoẻ. Đây là các thuốc trước đây được các Bác sĩ kê đơn nhiều nhưng hiện nay đã hạn chế do thuốc gây tác dụng phụ nhiều.

Tuệ Đức Bán Đầu Thống tuy cho tác dụng từ từ nhưng thuốc ngấm sâu, điều trị được căn nguyên của bệnh. Hơn nữa, khi dùng Tuệ Đức Bán Đầu Thống lâu dài, sản phẩm không gây bất kì tác dụng phụ nào, an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

Bạn có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn ngoài việc dùng các loại thuốc an toàn tuyệt đối cho người bệnh thì các bạn cần có một chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lí, kết hợp luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày.

Bán Đầu Thống Mua Ở Đâu Chính Hãng, Giá Bao Nhiêu?

Bán Đầu Thống hiện đang có bán tại Chuỗi Hệ Thống Nhà Thuốc Gia Hân Pharmacy. Bạn có thể mua sản phẩm bằng 3 cách sau:

Mua hàng trực tiếp tại:

Gia Hân: 284/43 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh

Gia Hân 2: 102 Vườn Chuối, Phường 4, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh

Gọi điện đến Tổng đài Bác sĩ – Dược sĩ tư vấn & đặt hàng: 0902.777.354

Hoặc bấm vào link bên dưới để đặt hàng. Chúng tôi sẽ giao hàng nhanh, thu tiền tận nơi cho quý khách.

Qua bài viết ” Rối loạn tiền đình dùng thuốc gì?’ Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp các thông tin bổ ích cho các bạn, giúp các bạn trong việc hiểu rõ hơn về căn bệnh mình đang mắc phải cũng như lựa chọn được loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Các tin khác

Thuốc Chữa Rối Loạn Tiền Đình Betaserc

Thành phần:

Betahistine dihydrochloride 16mg.

Chỉ định:

+ Chóng mặt do nguyên nhân tiền đình.

+ Hội chứng Meniere: chóng mặt, ù tai, nôn, nhức đầu, mất thính lực.

Dược lực học:

+ Thuốc trị chóng mặt.

+ Cơ chế tác động của betahistin về mặt tác dụng điều trị thì chưa được nắm rõ. Tuy nhiên, in vitro, betahistin tạo dễ dàng cho sự dẫn truyền histamin do tác động đồng vận một phần trên các thụ thể H1, và tác dụng ức chế các thụ thể H3.

+ Betahistin làm giãn cơ vòng tiền mao mạch vì vậy có tác dụng gia tăng tuần hoàn của tai trong. Thuốc kiểm soát tính thấm của mao mạch tai trong do đó làm giảm tích tụ nội dịch bạch huyết tai trong. Đồng thời nó cũng cải thiện tuần hoàn não, gia tăng lưu lượng máu qua động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống. Vì vậy, trên lâm sàng betahistin có hiệu quả trong điều trị chóng mặt và choáng váng.

Dược động học:

Sau khi uống, betahistin được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Betahistin được đào thải theo nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa là acid 2-pyridylacetic. Thời gian bán hủy đào thải khoảng 3, 5 giờ. Thuốc được đào thải qua nước tiểu gần như hoàn toàn sau 24 giờ.

An toàn tiền lâm sàng:

Dùng đường uống với liều có thể tới 250mg/kg/ngày (chuột cống, chó) mà không thấy có tác dụng ngoại ý. Tiêm tĩnh mạch, phải đến liều 120mg/kg/ngày (chuột cống, chó) mới bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc: buồn nôn, sau đó là các rối loạn có nguồn gốc thần kinh (giống các rối loạn gây bởi thuốc histamine).

Liều lượng – Cách dùng:

+ 1-2 viên 8mg x 3 lần/ngày, ½-1 viên 16mg x 3 lần/ngày hoặc 1 viên 24mg x 2 lần/ngày.

+ Cách dùng: Nên dùng cùng với thức ăn.

+ Ðiều trị 2 – 3 tháng.

Chống chỉ định:

+ Loét dạ dày tá tràng. U tủy thượng thận.

+ Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tương tác thuốc:

+ Thuốc Betaserc® có thể tương tác với thuốc: Thuốc Betaserc® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Những thuốc có thể tương tác với thuốc Betaserc® bao gồm: Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn tâm thần, chất ức chế MAO (chất ức chế monoamin oxidase), chẳng hạn như moclobemide, selegiline, isocarboxazid, phenelzine và những thuốc khác; Thuốc kháng histamine, thuốc dùng trong điều trị dị ứng, như dimenhydrinat, diphenhydramine, cinnarizine, cetirizine và các chất khác.

+ Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc: Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe đặc biệt nào.

Tác dụng phụ:

Phản ứng phụ thường gặp bao gồm:

+ Buồn nôn.

+ Nôn mửa.

+ Chứng khó tiêu.

+ Đau bụng.

+ Đầy hơi.

+ Nhức đầu.

+ Hạ huyết áp.

+ Hạ huyết áp tư thế đứng (sự giảm huyết áp đột ngột xảy ra khi bạn đứng dậy từ tư thế nằm hoặc nằm).

+ Dị ứng và những vấn đề khác.

Chú ý đề phòng:

+ Thận trọng khi bệnh nhân hen suyễn. Không nên dùng khi có thai.

+ Bệnh nhân hen phế quản, tiền sử loét dạ dày (đường tiêu hóa).

+ Không nên dùng khi mang thai & trong suốt thời kỳ cho con bú.

+ Trẻ < 18t.: không khuyến cáo.

Thận trọng/ Cảnh báo:

Bạn không dùng thuốc nếu bạn:

+ Đã từng có biểu hiện dị ứng với betahistine dihydrochloride hoặc bất kỳ thành phần nào khác được liệt kê trong mục 6, phẫn nhãn thuốc hoặc các thông tin khác.

Bạn nên cho bác sĩ biết nếu bạn:

+ Đã từng bị bệnh loét dạ dày hoặc ruột.

+ Bị hen suyễn.

+ Có bệnh porphyria (một bệnh di truyền về chuyển hóa hemoglobine).

+ Đang mang thai hoặc dự định có thai.

+ Đang cho con bú.

Bảo quản:

Bảo quản thuốc Betaserc® ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không bảo quản thuốc trong phòng tắm hay trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi. Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Nguồn: Thuốc kê đơn

Rối Loạn Tiền Đình Uống Sâm Được Không ?

1. Tổng quan về rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Ngoài việc điều trị y tế, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần cải thiện triệu chứng chóng mặt.

2. Những ai không được dùng nhân sâm?

Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.

Theo YHCT, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí; nhân sâm được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được.

Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

3. Rối loạn tiền đình uống sâm được không ?

Thành phần chủ yếu của nhân sâm là saponin. Saponin trong nhân sâm sản xuất một hợp chất hoạt động gọi là ginsenosides có lợi ích với hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống nội tiết, hệ thống miễn dịch, trao đổi chất và có hiệu lực khác nhau về chức năng điều hòa của cơ thể.

Tuy nhiên, không phải sử dụng nhân sâm lúc nào cũng tốt. Muốn sử dụng nhân sâm cần phải xem thể trạng, tình trạng sức khoẻ và bệnh lý nền xem có phù hợp để sử dụng không.

Do đó, người bệnh rối loạn tiền đình KHÔNG NÊN tự ý sử dụng nhân sâm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.

Nguồn: (TH)