Kẽm là một loại vi khoáng cực kỳ cần thiết cho sự phát triển cũng như duy trì sức khỏe hàng ngày. Bởi thế, việc bổ sung kẽm cũng trở nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nên uống kẽm vào thời gian nào trong ngày để mang tới hiệu quả tốt nhất?
Thời gian uống kẽm phù hợp nhất là lúc nào?
Bổ sung kẽm là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể bổ sung kẽm. Bởi nếu bổ sung không đúng cách sẽ gây ra lãng phí, thậm phí dẫn đến thừa kẽm, mang tới nhiều hiểm họa khôn lường cho sức khỏe.
Uống kẽm vào thời gian nào trong ngày tốt nhất? Đó chính là khoảng 30 phút trước mỗi bữa ăn hoặc 2 tiếng sau khi ăn. Và nên uống kẽm vào buổi sáng. Do khoảng thời gian này cơ thể đang trong tình trạng thiếu hút năng lượng nên bất kì dưỡng chất hay vi khoáng nào bổ sung vào sẽ được hấp thu tốt và triệt để hơn. Điều này giúp tránh lãng phí vi khoáng kẽm trong thực phẩm hay thuốc.
Có nên uống kẽm vào buổi tối không? Câu trả lời là không nên. Buổi tối, sau một ngày làm việc mệt mỏi, các cơ quan trong cơ thể có xu hướng đình trệ, muốn được nghỉ ngơi. Vì thế mà việc hấp thu các dưỡng chất vào buổi tối sẽ kém hơn rất nhiều so với buổi sáng hay thời gian khác trong ngày. Việc bổ sung kẽm vào thời gian này cũng không ngoại lệ. Chỉ một phần nhỏ kẽm được hấp thu, còn lại đa số sẽ bị bỏ qua và đào thải ra ngoài, gây lãng phí.
Bổ sung kẽm bằng thực phẩm hơn hay thuốc kẽm hơn? Mỗi phương thức có một ưu điểm riêng. Bổ sung bằng thực phẩm sẽ an toàn hơn. Bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày đi một chút là được. Nhưng lượng kẽm có trong thực phẩm thấp nên không thể bù đắp lượng thiếu hụt lớn trong cơ thể như thuốc kẽm được. Thuốc kẽm có thể bổ sung ngay một lượng lớn kẽm nhưng cần phải có hướng dẫn của bác sĩ.
Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho cơ thể
– Những ai đang phải bổ sung sắt thì không nên uống kẽm: Bởi vi khoáng sắt sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu kẽm. Nếu trong khoảng thời gian đang bổ sung sắt mà lại uống thêm kẽm thì thật lãng phí.
– Những ai mắc bệnh về đường tiêu hóa không nên uống kẽm: Bởi kẽm kích thích tiêu hóa, sẽ khiến cho các triệu chứng về đường tiêu hóa trở nên nặng hơn, không tốt cho sức khỏe.
– Mỗi lần bổ sung kẽm cách nhau tối thiểu 2 tiếng để cơ thể có thể hấp thu được toàn bộ lượng kẽm đã bổ sung trước đó, tránh lãng phí.
– Có thể bổ sung kẽm bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm hoặc bằng các loại thuốc. Với việc bổ sung bằng thuốc cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn. Tuyệt đối không được tự tiện uống thuốc kẽm.
– Không bổ sung kẽm quá nhiều, cần phải tuân theo liêu lượng và quy định sẵn. Bạn có thể tham khảo bảng định mức kẽm bổ sung mỗi ngày theo từng lứa tuổi sau đây:
– Trẻ dưới 18 tuổi cần có sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi bổ sung kẽm: Kẽm được coi là ” Ngựa đen của não ” – tức là nếu uống nhiều kẽm có thể đầu độc hệ thần kinh trung ương, mang đến hậu quả vô cùng lớn với não bộ và sự phát triển của bé. Tuyệt đối không tự mua thuốc kẽm cho bé sử dụng.
Bạn nên xem: