Thế nào là nhịp tim nhanh?
Nhịp tim nhanh được hiểu là tình trạng tim đập hơn 100 nhịp/ phút. Khi tim đập nhanh, không có nghĩa là máu được bơm ra khỏi tim nhiều hơn bình thường, mà nó làm cho các cơn co bóp của các buồng tim diễn ra quá ngắn khiến không đủ máu đi nuôi cơ thể hoặc có thể máu bị ứ lại. Nếu việc này diễn ra lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, huyết khối, suy tim và thậm chí là cả ngừng tim.
1. Cân bằng điện giải giúp hạn chế nhịp tim nhanh
Tim đập là nhờ vào xung điện tim được tạo ra từ sự chênh lệch của 4 loại ion quan trọng trong tế bào là Na+, ca2+, K+, Mg2+. Do một lý do nào đó mà 4 loại ion bị thay đổi có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ nhịp tim của chúng ta là bảo vệ nồng độ các ion này luôn cân bằng và ổn định. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hoạt chất sinh học tự nhiên có mặt trong nhiều thảo dược truyền thống. Khổ sâm là một trong những loại thảo dược có khả năng điều hòa nồng độ của các ion điện giải tại màng tế bào cơ tim, do đó, giúp ổn định điện thế trong tim và là một biện pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh, giúp ổn định nhịp tim. Ngoài ra, khổ sâm còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Ngoài ra, một chế độ ăn uống khoa học, một thực đơn đầy đủ các chất điện giải thiết yếu cho cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp tim ổn định. Một số gợi ý cho các bạn về các loại thực phẩm giàu ion mà chúng ta nên biết
Đối với kali có các loại thực phẩm sau đây: táo, chuối, cam, sữa, hay bánh mì,..
Đối với canxi có nhiều trong các thực phẩm sau: quả hạnh nhân, sữa, đậu hũ hoặc bột yến mạch,…
Đối với natri có nhiều trong thực phẩm: các loại thịt, các sản phẩm từ sữa hoặc các loại bánh mì,…
2. Giảm tim đập nhanh nhờ ăn uống
Khi bạn giữ cho mình một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp cho bạn có thể ổn định nhịp tim, ngoài ra, nó còn giúp cơ thể chúng ta phòng ngừa được nhiều bệnh khác. Ngoài những loại thực phẩm ở trên thì chúng ta cũng nên tránh một số loại gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia, nước uống có ga, thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích,…
3. Cung cấp nước thường xuyên để giữ nhịp tim ổn định
70% cấu tạo cơ thể chúng ta là nước, do đó, nước đối với sức khỏe con người là rất quan trọng. Bởi vì, nước chính là dung môi cho các chất hoạt động, nếu trong cơ thể không đủ nước sẽ dẫn đến tình trạng đánh trống ngực nhẹ và mất cân bằng điện giải. do đó, chúng ta phải bổ sung nước mỗi ngày để giúp duy trì một nhịp đập tim ổn định. Ngoài ra, chúng ta có thể hấp thu nước từ thức ăn, mỗi ngày nên dùng từ 1,5 đến 2 lít nước, tương đương với 5 đến 7 cốc nước.
4. Dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim đập nhanh
Khi bị chứng rối loạn tim đập nhanh, bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc bác sĩ kê cho để làm giảm các triệu chứng của bệnh này cũng như phòng tránh các biến chứng như đột quỵ, tụ máu,… Một số loại thuốc hay được các bác sĩ lựa chọn trong quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân là thuốc chống loạn nhịp (Cordarone), thuốc chẹn kênh calci (Adalat), chuốc chẹn beta giao cảm (Sectral), thuốc chống đông (Aspirin)…