Top 11 # Xem Nhiều Nhất Uống Thuốc Hạ Sốt Quá Nhiều Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Uống Thuốc Hạ Sốt Quá Liều Nhiều Có Hại Không Và Uống Đúng Cách

Khi thấy cơ thể hơi nóng, mệt mỏi, nhiều người sẽ nghĩ là mình bị sốt và sử dụng thuốc hạ sốt ngay mà không kiểm tra nhiệt độ cơ thể.Việc uống thuốc hạ sốt quá liều trong 1 thời gian dài sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho gan. Tình trạng này còn diễn tiến nghiêm trọng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là ngộ độc thuốc với các biểu hiện như: đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng, nặng nề hơn trẻ có thể bị tổn thương gan dẫn đến vàng da, vàng mắt, li bì…

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt nhưng thông thường nhất là loại chứa acetaminophen (efferalgan, paracetamol, panadol…). Việc lựa chọn loại thuốc hạ sốt cho con cực kỳ quan trọng, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau khi dùng thuốc hạ sốt tại nhà:

Đo nhiệt độ cơ thể trước khi dùng thuốc:

Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 38,5 độ mẹ nên nới rộng quần áo, chườm ấm cho trẻ bằng khăn ấm, lau trán, nách, bẹn, cặp lại nhiệt độ cho trẻ sau khi chườm.

Nếu nhiệt độ từ 38,5 độ trở lên, bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng phải theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

Trẻ bị sốt kèm đi ngoài phân lỏng thì tốt nhất nên dùng thuốc đường uống.

Trong trường hợp trẻ bị sốt nhưng không uống được thuốc, nôn nhiều thì mẹ nên dùng thuốc đặt hậu môn.

Khi thấy trẻ có triệu chứng hay nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở uy tín gần nhất để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Để cấp cứu ngộ độc có hiệu quả, điều hết sức quan trọng là nhận biết kịp thời chất độc hoặc thuốc mà bệnh nhân đã dùng. Do đó, các mẹ cần lưu ý mang theo bao bì thuốc và bình tĩnh khai báo liệu trình dùng thuốc của trẻ cho bác sĩ.

Trẻ uống hạ sốt xong toát mồ hôi hoặc không đỡ phải làm sao?

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi vi khuẩn xâm nhập, tác nhân chính gây nên tình trạng này là vi khuẩn, vi rút. Sốt thường gặp ở trẻ em nhiều hơn, do hệ đề kháng, miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu.

Khi trẻ có biểu hiện sốt, bạn cần cặp nhiệt độ chính xác và sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp bất khả kháng, nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Sau khi uống thuốc, một số trẻ thường có biểu hiện toát nhiều mồ hôi, nhưng mẹ không cần quá lo lắng, bởi đây là phản ứng tích cực của cơ thể giúp thân nhiệt của trẻ hạ xuống. Điều cần làm lúc này là bố mẹ cần phải quan tâm tới chế độ chăm sóc trẻ, ngoài việc lau khô mồ hôi và thay quần áo thường xuyên, mặc những bộ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi, để tránh cảm lạnh, bố mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ trong phòng thoáng mát, tránh gió lùa, giữ nhiệt độ phòng dao động từ 25 – 27 độ C. Phòng ngủ của bé phải được dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên, căn phòng đủ ấm. Không những vậy, bố mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng cổ, mặt, chân tay, nách bẹn hàng ngày.

Trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi sẽ hay quấy khóc, do vậy bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để vui chơi cùng bé, trò chuyện giúp bé cảm thấy an tâm hơn và quên đi những sự mệt mỏi của bệnh.

Bố mẹ cũng đừng quên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng cách đo nhiệt kế và những dấu hiệu trẻ bị sốt. Khi thấy những dấu hiệu nguy hiểm như: sốt cao trên 39 độ C, tình trạng nôn mửa nhiều, ho nhiều… uống thuốc hạ sốt không đỡ thì cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Uống hạ sốt cách nhau mấy tiếng, bao lâu thì hạ?

Một trong những nguyên nhân khiến cho việc dùng thuốc hạ sốt không phát huy tác dụng đó là dùng thuốc không đúng cách, khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc hạ sốt quá gần hoặc quá xa nhau.

Mỗi loại thuốc hạ sốt sẽ có thời gian tác dụng khác nhau, tùy vào loại bạn đang dùng, thời gian uống thuốc hạ sốt cách nhau bao lâu cũng sẽ có thể thay đổi.

Thông thường, liều dùng thuốc hạ sốt cho người lớn như sau: Người lớn nên dùng 2 – 3 lần/ngày. Không nên liên tiếp sử dụng các liều trong vòng 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.

Với các trường hợp đặc biệt, hạ sốt nằm trong phác đồ điều trị bệnh hoăc có sử dụng loại thuốc khác song song, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc hạ sốt mà cần có sự tham vấn của bác sĩ.

Đối với trẻ em, liều hạ sốt của paracetamol được tính theo cân nặng của trẻ với mức dao động từ 10 – 15mg/kg cân nặng cho 1 lần sử dụng.

Khoảng cách giữa những lần uống 4 – 6 tiếng đồng hồ nếu trẻ sốt quá cao.

Không nên sử dụng thuốc hạ sốt đối với trẻ em 5 lần/ngày

Khi cho trẻ uống thuốc, bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn để biết nên cho con uống thuốc trước hay sau khi ăn, vào thời gian nào trong ngày và trong bao lâu, bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý để ngày sản xuất và hạn sử dụng của thuốc trên bao bì để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Sau khi uống 20 – 30 phút, thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng. Mỗi giờ mẹ cần cặp nhiệt độ lại để theo dõi nhiệt độ của trẻ. Sau khi thuốc hết tác dụng (khoảng 4 tiếng) nếu trẻ chỉ còn sốt nhẹ, đó sẽ là tín hiệu tốt, hệ miễn dịch của trẻ về cơ bản đã được kiểm soát, việc của mẹ lúc này là thực hiện chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Hướng dẫn uống thuốc hạ sốt đúng cách

Việc uống thuốc đúng cách, đúng liều sẽ phát huy hết công năng, tác dụng của thuốc, giúp thời gian hạ sốt nhanh chóng hơn.

Cách dùng thuốc hạ sốt vô cùng đơn giản với cả người lớn và trẻ em. Với người lớn nên dùng liều 2-3 lần/ngày. Mỗi lần 1 viên. Với trẻ em nên dùng 3-4 lần/ngày. Mỗi lần dùng 1 gói hoặc một viên đạn. Lưu ý, không được dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, cần có chỉ định từ bác sĩ.

Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi dùng thuốc hạ sốt:

Đối với người lớn nên dùng thuốc hạ sốt khi đạt 39 độ C. Với trẻ em khi sốt trên 38,5 độ C bạn nên dùng ngay thuốc hạ sốt với liều dùng phù hợp vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C là rất nhanh.

Không tự ý dùng thuốc hạ sốt với trường hợp dị ứng, người bị bệnh viêm gan, trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này, khi bị sốt cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Sốt là biểu hiện thường gặp, do đó, bạn cần hết sức bình tĩnh để tìm ra cách xử lý hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có lời giải cho vấn đề uống thuốc hạ sốt quá liều nhiều có hại không và cách uống đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Uống Thuốc Hạ Sốt Nhiều Có Hại Không ? Lưu Ý!

Tâm lý dùng cho chắc: Có rất nhiều trường hợp, khi trẻ nhỏ đi tiêm chủng vacxin thường gặp tình trạng nóng suốt, đây được coi là tình trạng vô cùng bình thường. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại vô cùng lo lắng và ngay lập tức dùng đến thuốc hạ số cho trẻ. mà không hề biết được kết quả và hậu quả ra sao.

Theo các chuyên gia, thì tất cả những thuốc hạ sốt hiện nay đều có những thành phần hóa họa và có hoạt tính giống nhau và chúng chỉ khác nhau ở việc được bào chế dưới dạng nào. Và hiện nay có hai loại thuốc hạ sốt cơ bản được sử dụng nhiều nhất chính là acetaminophen (paracetamol) và axít acetylsalicylic (aspirin).

Các loại thuốc khác như bạc hà chỉ tạo ra cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dạng tinh thể ngậm nước (như trong miếng dán lạnh) không phải là thuốc hạ sốt.

Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc hạ sốt đối với tình trạng trên được coi là phản khoa học. Nguyên nhân là bởi:

Thứ nhất: sốt là một phản ứng cấp tính của hệ miễn dịch, tạo ra các chất trung gian hóa học của viêm, mà người ta cho rằng, các chất này chịu trách nhiệm tạo ra sốt bao gồm: các prostagladin, các cytokin và intereukin.

Những chất trung gian này là chất làm sai lạc nhận cảm của hệ dưới đồi về thân nhiệt. Lẽ ra cơ thể đang ở nhiệt độ bình thường thì chúng lại cảm nhận là nhiệt độ thấp và tăng tốc tạo ra phản ứng sinh nhiệt nhằm nâng nhiệt cơ thể lên. Ngay lập tức, cơ thể sốt cao.

Nhưng ngoài tác dụng không có lợi là gây ra sốt, các chất trung gian này rất có ích về mặt miễn dịch. Chúng là các chất hóa ứng động (thu hút) bạch cầu hiệu quả. Chúng thu hút và hấp dẫn bạch cầu (các tế bào có thẩm quyền miễn dịch) đến vị trí nhiễm khuẩn và thực hiện phản ứng. Hoạt động này như là một quá trình tập luyện cho hệ miễn dịch khỏe thêm.

Chính vì vậy, khi tẻ đột nhiên sốt cao vì tiêm ngừa vacxin thì bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào cả, bạn nên để cho cơ thể bé tự sản sinh ra những loại kháng thể để có thể chống lại các những loại vi khuẩn và vi rút, để từ đó tạo nên hệ miễn dịch hoàn hảo hơn. Có thể nói rằng, trong trường hợp trên, phản ứng sốt nhẹ sẽ tập cho cơ thể bé khả năng chống đỡ. Nếu dùng ngay khi nhiệt độ mới tăng nhẹ lên như trên, thực không thu được lợi ích lớn.

Sai lầm thứ hai của nhiều người chính là việc chọn thuốc không đúng. Thuốc hạ sốt cũng được phân chia thành liều nặng nhẹ khác nhau, chứ không phải là theo dnagj bào chế của chúng. Có rất nhiều người quan niệm sai lầm chính là: thuốc dán thì nhẹ hơn thuốc viên, thuốc viên thì không mạnh bằng thuốc đạn là phi thực tế.

Dù là thuốc dán, thuốc viên, thuốc bột hay thuốc viên đạn thì chúng đều được bào chế dưới công nghệ sao cho chất chính (là thuốc hạ sốt) có thể ngấm dễ dàng và đi vào cơ thể. Chất thuốc từ miếng dán sẽ ngấm qua da và vào trực tiếp hệ thần kinh. Thuốc đạn và thuốc viên sẽ đi qua thành ruột, vào máu rồi cũng lên hệ thần kinh.

Khả năng hạ sốt hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thuốc tồn trong máu chứ không phụ thuộc vào việc bạn chọn miếng dán hay gói bột, gel bôi.

Trẻ Bị Sốt Có Nên Cho Uống Hạ Sốt?

Khi trẻ bị sốt tức là hệ thống miễn dịch của cơ thể đang chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, được coi là một phản ứng thường gặp, không phải là bênh. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, cha mẹ cần quan sát kỹ để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Thân nhiệt bình thường của trẻ từ khoảng 36,5 đến 37,5 độ C. Tùy vào vị trí cũng như thời điểm mà thân nhiệt ở từng bộ phận khác nhau. Để đảm bảo biết được nhiệt độ chính xác nhất nên đo nhiệt kế, trên 37,5 độ C là sốt, nhưng đây mới là mức độ nhẹ, chỉ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C mới uống thuốc.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? (Ảnh: Internet)

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Khi đo nhiệt kế, không nên đo thân nhiệt ở miệng, trán hay hậu môn, không cần cộng trừ chênh lệch 0,5 độ C.

Ở mức độ 37,5-38,5 độ C chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Như vậy, với thắc mắc có nên cho bé uống thuốc hạ sốt, có nên cho trẻ uống hạ sốt, trẻ bị sốt có nên cho uống hạ sốt… cha mẹ có thể căn cứ vào các mức nhiệt để đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng thời điểm.

2. Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cha mẹ cần ghi nhớ

Các bác sĩ cảnh báo rằng không phải đối tượng trẻ em nào cũng có thể dùng thuốc hạ sốt, đặc biệt cần lưu ý không tự ý cho trẻ dưới 3 tuổi dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.

Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt cần có liều lượng cụ thể, rõ ràng:

– Thuốc hạ sốt dạng bột gói được bào chế dưới hai hàm lượng: 80mg và 250mg

+ Loại 80mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12kg (trẻ dưới 1 tuổi)

+ Lọai 250mg dùng cho trẻ từ 13-50kg, tức là trẻ từ 2 – 15 tuổi. Hoặc liều chỉ định 10mg-15 mg thuốc/kg mỗi lần khi sốt.

Các liều lượng này đã được khuyến cáo cụ thể, cha mẹ không nên vì thấy con sốt cao mà tự tăng liều, thời gian giữa 2 lần uống là 4 tiếng, chỉ lặp lại sau 4 tiếng tương đương lần uống trước. Một ngày dùng 3 – 4 lần, không quá 60 mg thuốc/kg.

Cha mẹ cần phải lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt (Ảnh: Internet)

– Thuốc hạ sốt dạng viên đạn được bào chế với 3 lượng:

+ Loại 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg (tương đương từ 1-5 tháng tuổi)

+ Loại 150mg dùng cho trẻ từ 7-12kg (tương đương từ 6 tháng đến 1 tuổi)

+ Loại 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg (từ 2-9 tuổi)

– Thuốc hạ sốt Paracetamol và Ibuprofen không được sử dụng cho trẻ với mục đích hạ thân nhiệt nếu trẻ đó được đánh giá không có dấu hiệu nguy hiểm

– Thuốc hạ sốt không ngăn ngừa được cơn co giật do sốt, không nên dùng để ngăn co giật

– Kết hợp Paracetamol và Ibuprofen không cho thấy có giá trị hơn việc sử dụng 1 loại, vì vậy chỉ sử dụng khi bé không đáp ứng điều trị 1 loại hạ sốt ban đầu

– Khi dùng thuốc hạ sốt, cha mẹ đảm bảo trẻ được nằm trên mặt phẳng trống, không có vật dụng sắc nhọn hay vật có thể gây tổn thương nếu con co giật

– Cởi bỏ bớt đồ đang mặc, tránh tình trạng ủ ấm hoặc mặc quá nhiều quần áo

– Thay vì lau mát khiến trẻ khó chịu, hãy để trẻ ngủ yên hoặc nghỉ ngơi

Cha mẹ nên để trẻ ngủ nghỉ đủ giấc (Ảnh: Internet)

– Nếu thấy trẻ nôn thì lập tức cho nằm nghiêng một bên

– Nếu trẻ bỏ bú hoặc nhìn yếu hơn thì đưa trẻ đi khám ngay

– Việc áp dụng cho trẻ uống thuốc hạ sốt tùy điều kiện từng nơi và tùy vào kinh nghiệm người bác sĩ, hiện chưa có một phác đồ chuẩn mực cho việc hạ sốt ở trẻ.

– Khi trẻ bị sốt, nên đưa đến bác sĩ khám trước và chỉ hạ sốt khi bác sĩ kết luận nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cha mẹ không tự ý hạ sốt tại nhà hay giữ trẻ quá lâu ở nhà khiến tình trạng trẻ nặng hơn, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.

Như vậy các bậc phụ huynh đã có lời giải đáp cho thắc mắc có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tùy vào tình trạng thực tế để cho trẻ uống thuốc hay đi khám kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ.

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Thuốc Hạ Sốt Mấy Tiếng Uống 1 Lần? Các Lưu Ý Và Điều Cấm Kỵ Khi Uống Thuốc Hạ Sốt

Thuốc hạ sốt mấy tiếng uống 1 lần? Bạn quan tâm đến vấn đề thuốc hạ sốt uống mấy tiếng uống 1 lần, việc cách nhau bao lâu thì có hiệu quả hay bao lâu thì mới có thể sử dụng lại

Thuốc hạ sốt mấy tiếng uống 1 lần? Bạn quan tâm đến vấn đề thuốc hạ sốt uống mấy tiếng uống 1 lần, việc cách nhau bao lâu thì có hiệu quả hay bao lâu thì mới có thể sử dụng lại, uống mấy tiếng một lần thì an toàn cho sức khỏe. Thông thường, thuốc hạ sốt bắt đầu có tác dụng sau 20- 30 phút. Thuốc hạ sốt mấy tiếng uống 1 lần, nhiều người không biết nên dùng liên tục các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Bao lâu thì bạn uống thuốc hạ sốt

Khoảng cách giữa các lần uống thuốc hạ sốt sẽ được ghi trên tờ hướng dẫn. Các loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen, được chỉ định theo hướng dẫn sau mỗi 6 giờ hoặc hơn. Vì vậy, khi dùng thuốc hạ sốt, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc uống thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc hạ sốt thường được uống 4 tiếng một lần

Acetaminophen nói chung có thể được dùng bằng đường uống trong khoảng 30 phút để hạ sốt, nhưng thời gian để kiểm soát thân nhiệt ngắn hơn các loại thuốc khác, và nhìn chung có thể duy trì trong 2 đến 4 giờ. Thuốc tiêm amobarbital hợp chất có tác dụng hạ sốt trong vòng hai giờ tốt hơn, thời gian hạ sốt liên tục thấp hơn ibuprofen nên không thích hợp dùng liên tục.

Các loại thuốc hạ sốt thông thường chỉ có thể dùng được trong một đến hai giờ. Ngoài thuốc hạ sốt dạng uống cũng có thể uống hạ nhiệt về mặt thể chất, chẳng hạn như lau nách và vùng da bị mụn bằng nước ấm. Uống thêm nước nóng. Nếu bị cúm, thuốc kháng vi-rút đường uống cũng được khuyến nghị.

Thuốc hạ sốt phải dùng thận trọng. Nói chung, bạn nên dùng thuốc hạ sốt một lần sau mỗi 6 đến 8 giờ, khoảng cách ngắn nhất giữa các lần dùng thuốc là 4 giờ.

Dùng tối đa 3 lần một ngày, nếu sử dụng quá thường xuyên có thể gây hại cho gan và thận. Hơn nữa, nếu sử dụng thuốc hạ sốt trong thời gian ngắn hoặc quá liều lượng sẽ dễ khiến thân nhiệt giảm đột ngột, cơ thể suy sụp do đổ mồ hôi nhiều.

Việc sử dụng thuốc hạ sốt bừa bãi thậm chí có thể dẫn đến giảm bạch cầu và thiếu máu bất sản, rất nguy hại cho sức khỏe.

Các lưu ý và điều cấm kỵ khi uống thuốc hạ sốt

Uống nhiều nước. Thuốc hạ sốt cũng cần làm mồ hôi ra nhiều hơn để thúc đẩy nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Đặc biệt ở những bệnh nhân sốt cao, mồ hôi ra nhiều dễ bị suy sụp nên phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Tránh uống rượu trong thời gian dùng thuốc, nếu không sẽ dễ làm tổn thương gan thêm trầm trọng.

Các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc (đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), nếu các triệu chứng chưa rõ ràng thì có thể tạm thời không sử dụng. Nhưng nếu có các triệu chứng khó chịu rõ ràng do sốt, không cần phải tránh dùng thuốc. Nó cũng là một điều kiện rất quan trọng để cơ thể con người cảm thấy thoải mái và nghỉ ngơi tốt.

Chú ý mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, tránh đắp chăn bông dày để đề phòng sốt cao và co giật.

Nói chung, nếu thân nhiệt không quá 38,5 độ hoặc thấp hơn 38 độ thì không cần dùng thuốc hạ sốt, có thể dùng các biện pháp vật lý để hạ nhiệt độ. Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm những bài tập gym, yoga để thúc đẩy quá trình tỉnh rượu nhanh chóng hơn. Nếu có quá nhiều bất tiện trong việc tới phòng tập thì bạn có thể dùng máy chạy bộ Elipsport để có thể rèn luyện sức khỏe tại nhà. Nếu nó vượt quá, thì bạn phải dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Cách nhau bao nhiêu giờ giữa các lần uống thuốc hạ sốt?