Top 5 # Xem Nhiều Nhất Uống Thuốc Hạ Sốt Xong Bị Nôn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Bị Nôn Có Nên Uống Lại? Cách Giúp Trẻ Tránh Nôn Sau Khi Uống Thuốc

Thuốc hạ sốt phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Nói chung, khi nhiệt độ ở nách vượt quá 38,2 độ hoặc nếu có biểu hiện khó chịu rõ ràng do sốt và suy nhược, bạn nên dùng thuốc hạ sốt. Nên sử dụng ibuprofen (ví dụ như Merrill Lynch) hoặc acetaminophen (ví dụ: Tylenol) để hạ nhiệt kịp thời. Cả hai đều là những thành phần hạ sốt được sử dụng rộng rãi nhất được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị và sử dụng trong nhi khoa. Chúng có thể an toàn, hiệu quả và nhanh chóng Hạ sốt và bớt khó chịu cho bé.

Có nên uống lại thuốc hạ sốt khi trẻ bị nôn hay không ?

Theo khuyến cáo của chuyên gia, nếu trong trường hợp trẻ nôn trong vòng 20 phút sau khi uống acetaminophen và hầu hết các loại kháng sinh khác thì cần cho con uống lại vì thuốc có thể không được giữ lại trong cơ thể.

Nếu trẻ bị nôn trớ sau khi uống acetaminophen trong vòng 20 phút thì chúng ta nên cho trẻ uống thuốc lại. Khi trẻ bị nôn, cần đảm bảo để bé không bị mất nước.

Cách giúp trẻ tránh nôn sau khi uống thuốc

– Thuốc không kê đơn: chọn các loại thuốc dạng lỏng như siro, thuốc dạng viên ngậm có thể tan ngay trong miệng, mùi ngọt, dễ uống. Tránh dạng viên nén vì trẻ có thể bị hóc.

– Thuốc cần kê đơn: thử trao đổi với bác sĩ về tần suất dùng thuốc. Trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi uống thuốc một lần/một ngày thay vì ba hoặc bốn lần/một ngày.

– Có thể nghiền nát thuốc và trộn với siro trái cây hoặc các thực phẩm có vị ngọt và cho trẻ uống, cách này vì không phải loại thuốc nào cũng có thể được.

– Nếu trẻ bị nôn sau khi uống thuốc, bạn cũng thể sử dụng thuốc đặt hậu môn đặc biệt là nhóm thuốc acetaminophen (thuốc giảm đau, hạ sốt)

Uống Thuốc Phá Thai Bị Nôn Có Sao Không?

Rất nhiều người phụ nữ sau khi uống thuốc phá thai bị nôn. Đây là một dấu hiệu khá bình thường do tác dụng phụ của thuốc khi đẩy thai ra ngoài. Nhưng bên cạnh đó, dấu hiệu này cũng có thể là do một vấn đề nào đó gây ra, có thể gây hại cho sức khỏe.

Sử dụng thuốc phá thai là một trong những biện pháp phá thai an toàn, cho kết quả cao, được nhiều nữ giới áp dụng. Phương pháp này dựa vào dược động lực của thuốc để chấm dứt sự phát triển của thai. Sau đó đẩy thai ra ngoài một cách tự nhiên mà không cần can thiệp vào bên trong tử cung.

Đây được xem là ưu điểm nổi bật của phương pháp phá thai bằng thuốc. Giúp hạn chế biến chứng nguy hiểm cho sinh sản.

Ngoài ra, sử dụng thuốc phá thai đúng cách cũng giúp các chị em ít bị đau đớn cả trong và sau khi bỏ thai. Thời gian áp dụng cách phá thai và hồi phục sức khỏe nhanh chóng, giúp tiết kiệm nhiều chi phí.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản phụ khoa, hình thức phá thai bằng thuốc chỉ phù hợp cho một số trường hợp nhất định. Thai phụ muốn uống thuốc phá thai thì phải đảm bảo thai dưới 7 tuần tuổi, đã vào bên trong tử cung.

Uống thuốc phá thai bị nôn do đâu?

Uống thuốc phá thai viên đầu tiên bị nôn hay uống thuốc phá thai viên thứ 2 bị nôn là dấu hiệu thường gặp khi nhiều nữ giới sử dụng thuốc phá thai. Vậy nguyên do của việc uống thuốc phá thai bị nôn (mắc ói) là từ đâu? Uống thuốc phá thai bị nôn có sao không?

Theo chia sẻ của các bác sĩ sản phụ khoa nhiều kinh nghiệm, thuốc phá thai là loại thuốc có hàm lượng nội tiết rất cao. Chính vì vậy, việc đình chỉ thai bằng phương pháp phá thai bằng thuốc sẽ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho chị em phụ nữ như:

Chảy máu âm đạo từ 5 – 10 ngày sau khi uống thuốc phá thai

Xuất hiện các cơn đau bụng dưới khó chịu

Vùng ngực bị căng tức

Có cảm giác buồn nôn, nôn

Đối với hiện tượng uống thuốc phá thai bị nôn. Đây là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà các bạn không cần phải lo lắng.

Nguyên do là bởi sau khi sử dụng thuốc phá thai, cơ thể sẽ sinh ra một số phản ứng và “chiến đấu” với tác dụng của thuốc để đào thải lượng nội tiết có trong thuốc ra bên ngoài. Điều này sẽ gây ra các cơn buồn nôn khó chịu. Tình trạng buồn nôn này kéo dài nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng nôn ói xảy ra nhiều lần và kéo dài, các chị em cần cẩn trọng. Bởi điều này có thể làm cho lượng thuốc phá thai bị mất đi hoặc khiến thuốc bị nôn ra ngoài, làm mất tác dụng đình chỉ thai.

Nguy hiểm khi uống thuốc phá thai bị nôn

Tình trạng này có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như:

Thai bị chết lưu

Sót thai bên trong tử cung

Thai bị dị tật

Phá thai không hiệu quả

Nhiễm trùng tử cung

Nếu không được xử lý kịp thời nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng của người phụ nữ.

Chính vì vậy, các chị em sau khi dùng thuốc phá thai, nếu chỉ bị buồn nôn trong khoảng 24 giờ rồi hết thì hãy an tâm, nó không gây hại gì cho sức khỏe của bạn. Bạn cần tiếp tục theo dõi diễn biến của cơ thể.

Trong trường hợp cơn buồn nôn kéo dài quá lâu hay kèm theo các biểu hiện bất thường khác như ra máu nhiều, đau bụng dữ dội… các bạn cần đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được can thiệp điều trị kịp thời.

Có thể bạn cần

Dấu hiệu uống thuốc phá thai thành công

Sau khi uống thuốc phá thai có hiện tượng gì? Triệu chứng khi uống thuốc phá thai viên đầu tiên là như thế nào? Làm thế nào để biết phá thai bằng thuốc thành công?

Ngoài tình trạng nôn ói xảy ra sau khi sử dụng thuốc phá thai. Để biết một ca phá thai bằng thuốc thành công hay không, các chuyên gia hướng dẫn các chị em cần dựa vào các dấu hiệu sau:

Nếu như sau khi uống viên thuốc phá thai đầu tiên, thai phụ không có triệu chứng gì xảy ra thì sau khi uống viên thuốc phá thai thứ 2, bào thai sẽ được đẩy ra ngoài qua các cơn co bóp. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này chính là sự xuất hiện của máu cục ở vùng kín.

Cùng với hiện tượng ra máu cục sau khi uống thuốc phá thai, các chị em sẽ gặp phải tình trạng chảy máu vùng kín trong nhiều ngày liên tục. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tử cung đang co bóp để đẩy các chất dịch và nhau thai còn sót lại bên trong tử cung ra ngoài.

Tùy vào từng trường hợp, tình trạng chảy máu sau khi uống thuốc phá thai có thể kéo dài từ 5 – 10 ngày. Lượng máu ra nhiều lúc đầu rồi giảm dần và hết.

Dưới tác động của thuốc phá thai, tử cung người phụ nữ sẽ co bóp nhằm mục đích tống xuất bào thai ra bên ngoài. Và điều này đã gây ra những cơn đau bụng dưới cho thai phụ.

Vậy, uống thuốc phá thai đau bụng trong bao lâu? Điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Thông thường nó chỉ xảy ra âm ỉ trong những ngày đầu sau khi dùng thuốc phá thai.

Đây là các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phải ứng lại với công dụng của thuốc phá thai. Nếu gặp phải các biểu hiện này, bạn không cần quá lo lắng.

Sau khi uống xong viên thuốc phá thai thứ 2, cùng với việc quan sát các triệu chứng nêu trên, các chị em có thể dùng que thử thai để kiểm tra lại. Nếu que cho kết quả 1 vạch thì điều đó có nghĩa là bạn đã phá thai bằng thuốc thành công.

Ngoài những biểu hiệu phá thai bằng thuốc thành công kể trên, một số chị em sau khi uống thuốc phá thai có thể gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay hay mẩn đỏ…

Đây là một tác dụng phụ của thuốc phá thai, do cơ địa của người phụ nữ bị dị ứng với một thành phần nào đó của thuốc. Nếu chúng không quá nghiêm trọng, bạn không cần lo lắng mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Triệu chứng uống thuốc phá thai không thành công

Tự ý uống thuốc phá thai tại nhà, phá thai tại các cơ sở y tế không đảm bảo về chất lượng, trình độ bác sĩ, sử dụng thuốc phá thai quá hạn… là những nguyên do khiến thai phụ phá thai bằng thuốc không thành công.

Bạn có thể nhận biết tình trạng này qua các triệu chứng như:

Đau bụng dữ dội, ra máu âm đạo nhiều bất thường. Tình trạng rong huyết có thể kéo dài hơn 10 ngày không thuyên giảm.

Sau khi uống thuốc phá thai nhưng không ra máu cục, chứng tỏ thai chưa được đẩy ra bên ngoài, vẫn còn nằm trong tử cung.

Bị sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, mệt lả, choáng váng và ngất xỉu cùng lúc, diễn ra trong nhiều ngày.

Khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi tanh khó chịu

Dùng thuốc phá thai xong vẫn nghén

Sử dụng que thử thai nhiều lần vẫn cho lên kết quả 2 vạch.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nếu nữ giới sau khi uống viên thuốc phá thai và gặp phải những biểu hiện bất thường kể trên thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được xử lý. Bởi những dấu hiệu này có thể là do một số biến chứng vô cùng nguy hiểm gây ra như:

Uống thuốc phá thai nhưng vẫn còn thai

Thai bị chết lưu trong tử cung

Rau thai bị sót lại trong tử cung

Nhiễm trùng cơ quan sinh sản

Nếu không được can thiệp, nó sẽ gây ra những tác động xấu cho chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh sản và làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn cho người phụ nữ.

Những lưu ý khi phá thai bằng thuốc an toàn

Mặc dù việc phá thai được khuyến cáo có thể gây ra nhiều vấn đề cho chị em phụ nữ. Nhưng hiện nay tỉ lệ nữ giới thực hiện các phương pháp phá thai vẫn luôn ở mức cao. Thậm chí, có không ít trường hợp còn phá thai nhiều lần mà không quan tâm đến sức khỏe của bản thân.

Theo chia sẻ của các bác sĩ sản phụ khoa, phá thai không chỉ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý người phụ nữ cùng như chất lượng cuộc sống.

Chính vì vậy, các chị em, nhất là các bạn gái trẻ cần chú ý bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mang thai ngoài ý muốn bằng cách áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

Bên cạnh đó, nếu rơi vào trường hợp bắt buộc phá thai, dù áp dụng phương pháp nào thì các bạn nên ghi nhớ những vấn đề sau:

Chuẩn bị trước khi phá thai

Cân nhắc thật kĩ về quyết định bỏ thai

Hỏi ý kiến người thân trước khi đưa ra quyết định cuối cùng

Chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý

Chuẩn bị đầy đủ về tài chính

Tìm kiếm, lựa chọn các địa chỉ pha thai uy tín, an toàn

Lựa chọn địa chỉ phá thai an toàn

Việc chọn lựa địa chỉ phá thai uy tín là điều rất quan trọng. Bởi điều này sẽ quyết định đến hiệu quả và tính an toàn của thủ thuật. Muốn vậy, các chị em hãy lựa chọn các cơ sở phá thai an toàn đáp ứng được những điều kiện sau:

Là cơ sở được cấp giấy phép hoạt động, thực hiện các ca phá thai an toàn

Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại và tiến tiến

Có đội ngũ bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm

Chi phí thăm khám rõ ràng, hợp lý, công khai

Môi trường thăm khám sạch sẽ, thoải mái

Chất lượng khám và điều trị bệnh được đảm bảo

Chăm sóc sức khỏe sau phá thai

Sau khi thực hiện các phương pháp phá thai, theo khuyến cáo của các bác sĩ, các chị em cần chú ý đến một số vấn đề sau:

Tránh các cảm xúc tiêu cực bằng cách làm những điều mình thích hay tập thể dục và vận động nhẹ nhàng

Bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng

Đảm bảo vấn đề vệ sinh vùng kín và cơ thể được sạch sẽ, thường xuyên

Không nên vận động mạnh, làm việc quá sức hay mang vác nặng

Kiêng quan hệ tình dục khoảng từ 1 – 2 tháng

Tái khám theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm tra kết quả đình chỉ thai

Sử dụng thuốc phá thai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người phụ nữ. Để tránh gặp phải hiện tượng uống thuốc phá thai bị nôn, chảy máu, đau bụng… sau khi phá thai bằng thuốc. Tốt nhất các chị em phụ nữ nên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Có như vậy bạn sẽ không mang thai ngoài ý muốn, không phải phá thai làm ảnh hưởng cho sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Bé Bị Sốt Viêm Họng Uống Thuốc Gì? 2 Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Bé

Trẻ bị sốt là một trong những tình trạng phổ biến nhất mà cha mẹ thường gặp trong quá trình chăm sóc trẻ, nhất là sốt do cổ họng bị viêm. Bài viết này giải đáp thắc mắc bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì, cách sử dụng thuốc và cách chăm sóc bé chu đáo nhất để bé sớm khỏi bệnh.

Tại sao bé viêm họng sốt cao liên tục?

Nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ là 37 độ C và có thể thay đổi một chút trong suốt cả ngày. Nếu nhiệt độ cơ thể bé cao hơn bình thường thì điều đó cho thấy bé đang bị sốt. Nhìn chung, sốt là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng.

Khi 1 vi trùng kích hoạt hệ thống phòng thủ của cơ thể (hệ miễn dịch) thì dẫn đến nhiều phản ứng xảy ra. Sốt là dấu hiệu của những phản ứng đó. Đa phần nguyên nhân gây đau họng là do vi khuẩn, virus nên có thể dễ hiểu tại sao bé bị viêm họng sốt cao liên tục.

Thông thường, khi trẻ bị sốt do viêm họng thì khi sờ tay vào cơ thể bé sẽ thấy ấm. Để xác định chính xác bé có bị sốt hay không thì cần sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể. Bạn cũng có thể đo nhiệt độ trực tràng bằng cách cho trẻ nằm sấp và đưa nhiệt kế vào trực tràng. Nếu nhiệt độ trực tràng lớn hơn 38 độ C thì có nghĩa là bé đang bị sốt

Các triệu chứng viêm họng đi kèm với sốt ở bé bao gồm:

Tình trạng bé bị viêm họng sốt thường làm cho bé cảm thấy khó chịu. Nhìn chung những triệu chứng này là nhẹ và trẻ có thể hơi gầy hoặc bị đau. Một số trẻ trở nên ít vận động và buồn ngủ hơn.

Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu?

Tần suất sốt tái phát và thời gian trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày chủ yếu phụ thuộc vào loại nhiễm trùng gây ra. Hầu hết các trường hợp sốt do vi rút kéo dài 2-3 ngày, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể kéo dài đến 2 tuần. Khi nguyên nhân là nhiễm trùng do vi khuẩn sốt có thể kéo dài cho đến khi trẻ được điều trị bằng kháng sinh.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ bị sốt kéo dài lâu ngày kèm theo các triệu chứng sau đây thì nên đưa trẻ đi khám ngay để được can thiệp kịp thời

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng

Mặc cho trẻ quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát. Hầu hết nhiệt độ cơ thể được loại bỏ qua da, do đó mặc quần áo quá dày có thể khiến nhiệt độ tăng lên và khiến trẻ cảm thấy khó chịu hơn. Nếu bé bị cảm lạnh, hãy sử dụng chăn mỏng nhẹ và điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong phòng phù hợp để bé cảm thấy thỏa mái hơn.

Uống nhiều nước

Trẻ viêm họng sốt cao sẽ dễ bị mất nước nên mẹ hãy cho bé uống nhiều nước hơn. Đối với trẻ sơ sinh thì cần cho bé bú mẹ thường xuyên. Có thể uống kết hợp nước khoáng, nước ép trái cây, sữa để bổ sung chất lỏng và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Đưa ra chế độ ăn lỏng cho trẻ để bù đắp cho lượng nước mất đi do vã mồ hôi nhiều.

Khi bé sốt viêm họng thì việc bổ sung vitamin C là điều cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm, nhất là vi khuẩn và virus.

Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho bé bằng cách cho bé ăn nhiều hoa quả như ổi, cam, dâu tây, kiwi hoặc các loại rau như bắp cải, su hào, súp lơ xanh…

Khi bổ sung vitamin C cần lưu ý đối với trẻ dưới 1 tuổi thì chỉ cần khoảng 25mg mỗi ngày còn đối với trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 40mg. Bổ sung hàm lượng vitamin C quá cao có thể khiến bé bị buồn nôn, chóng mặt, đau bụng.

Trẻ bị viêm họng sốt cũng cần thiết phải bổ sung thêm canxi để kháng viêm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, canxi và vitamin D có tác dụng rút ngắn thời gian sốt của bé. Có thể bổ sung thông qua sữa, rau bina, cải bó xôi, đậu hà lan.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng

Để hạ sốt cho trẻ bị viêm họng cần điều chỉnh nhiệt độ phòng nơi bé nghỉ ngơi. Nếu là mùa đông cần bật hệ thống sưởi còn nếu mùa hè trời quá nóng thì có thể sử dụng điều hòa. Tuy nhiên khi dùng điều hòa nên để nhiệt độ thích hợp, vệ sinh điều hòa thường xuyên và chỉ sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời quá cao.

Đây là biện pháp lâu đời nhất để hạ sốt cho trẻ bị viêm họng. Bạn lấy một miếng vải hoặc một chiếc khăn nhỏ sau đó ngâm trong nước mát. Gấp khăn lại và chườm lên trán, gáy, cổ tay của trẻ. Khi khăn khô có thể nhúng nước lại và chườm tiếp. Bằng cách này, cơ thể sẽ hạ nhiệt dễ dàng và cơn sốt sẽ giảm dần.

Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông

Nếu sốt viêm họng ở trẻ em xảy ra vào mùa đông thì việc giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng cổ là điều rất quan trọng. Trẻ cần được mặc quần áo ấm nhưng không quá bí gây vã mồ hôi. Che chắn để tránh gió lùa vào trong phòng.

Sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ bị viêm họng

Dùng lá diếp cá: lọc lấy nước cốt diếp cá xay nhuyễn rồi pha với nước ấm, thêm vài hạt muối cho trẻ uống

Dùng nhọ nồi: Lá nhọ nồi xay nhuyễn với chút muối lọc nước cốt pha với nước để uống. Bã nhọ nồi dùng để chườm lên trán.

Dùng chanh: thái quả chanh thành các lát mỏng để chườm lên chán. Lưu ý tránh để nước chanh chảy vào miệng, mắt của bé

Bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì?

Một số loại thuốc hạ sốt có thể giúp hạ nhiệt độ cơ thể từ 1 đến 2 độ. Trẻ sốt do viêm họng cũng có thể theo chu kỳ và tự hết sau ít ngày nên bạn không thể kiểm soát được trẻ hết sốt do thuốc hay do yếu tố nào khác. Nếu trẻ vẫn ngủ ngon, sinh hoạt bình thường thì không nhất thiết phải dùng thuốc

Có 2 loại thuốc hạ sốt cho trẻ bị viêm họng được khuyên dùng để kiểm soát sốt đó là:

Acetaminophen (Tylenol, Tempra, Abeno)

ibuprofen (Advil, Motrin, Brufen)

Những loại thuốc này được sử dụng để kiểm soát sốt và làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn, nhưng chúng không điều trị nguyên nhân cơ bản của sốt do viêm họng. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi thì không nên sử dụng thuốc hạ sốt trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.

Acetaminophen và ibuprofen không tương tác với nhau. Chúng có thể có hiệu quả như nhau trong việc hạ nhiệt độ. Ở những thời điểm khác nhau, có thể loại thuốc này có tác dụng tốt hơn loại thuốc kia hoặc cả 2 đều không có tác dụng. Không sử dụng thuốc aspirin chữa sốt viêm họng cho trẻ

Cách chăm sóc trẻ bị sốt do viêm họng

Chế độ ăn cho trẻ cần chú ý bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, tránh cho bé ăn các món có nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn cay nóng vì chúng rất dễ kích thích làm tổn thương niêm mạc họng của bé

Đồ ăn chiên xào, nướng cũng không tốt cho trẻ sốt viêm họng bởi thức ăn có thể cọ xát vào cổ hỏng trong quá trình nuốt khiến bệnh lâu khỏi hơn

Chế biến thức ăn dạng lỏng nên được ưu tiên hàng đầu vì trẻ đang mệt nên thường chán ăn. Những thức ăn này giúp bé nuốt và tiêu hóa dễ hơn đồng thời bổ sung nước cho cơ thể.

Cho bé uống nước thường xuyên để tránh tình trạng mất nước.

Theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé thường xuyên để kiểm soát tình hình. Nếu mức nhiệt cao quá cần đưa bé đi khám ngay

Lý Do Không Dùng Thuốc Hạ Sốt Có Aspirin Khi Bị Sốt Xuất Huyết

Để nhanh chóng hạ sốt, khi bị sốt xuất huyết, nhiều người thường tự ý dùng thuốc hạ sốt có chứa aspirin. Song đây là sai lầm tai hại với sức khỏe.

Hiện nay theo tin tức đời sống xã hội mới cập nhật, dịch sốt xuất huyết đang xảy ra tại hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước. Đến thời điểm này, cả nước đã có hàng ngàn trường hợp mắc sốt xuất huyết.

Khi bị sốt xuất huyết, để nhanh chóng hạ sốt, nhiều người thường dùng nhóm thuốc hạ sốt có chứa aspirin. Tuy nhiên sốt xuất huyết gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu – máu.

Việc dùng thuốc nhằm để cân bằng lại các rối loạn đó và chống lại các triệu chứng bất lợi. Song các bác sĩ chuyên khoa khuyên tuyệt đối không dùng các nhóm thuốc hạ sốt có chứa aspirin vì những lý do sau:

Thứ nhất, aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được, nhất là xuất huyết đường tiêu hóa. Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm.

Thứ hai, trẻ em càng không nên dùng nhóm thuốc này để hạ sốt khi bị sốt xuất huyết.

Những aspirin có trong thuốc hạ sốt có khả năng là thủ phạm thúc đẩy gây nên hội chứng Reye. Đây là hội chứng phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%. Nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn ở trẻ nhỏ. Do đó, trẻ tuyệt đối không được sử dụng thuốc hạ sốt có chứa thành phần này khi bị sốt xuất huyết.

Thứ ba, dùng thuốc hạ sốt có chứa aspirin còn làm tăng độ acid (ở dạ dày trẻ nhỏ, độ a xít này rất thấp). Điều này dễ gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Nên dùng thuốc gì khi bị sốt xuất huyết?

Khi bị sốt xuất huyết, các chuyên gia chỉ khuyên dùng paracetamol. Paracetamol khi dùng với liều thấp và dùng trong thời gian ngắn chỉ từ 2-5 ngày để hạ sốt vẫn khá an toàn cho cả người lớn lẫn trẻ em.

Được biết, bạn có thể dùng Paracetamol với liều lượng 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg). Một ngày uống 2-3 lần.

Theo Vân Anh (NĐT)