Top 11 # Xem Nhiều Nhất Uống Thuốc Kháng Sinh Có Tác Dụng Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Thuốc Kháng Sinh Klamentin 250Mg Có Tác Dụng Gì?

Klamentin là thuốc kháng sinh dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu sinh dục. Vậy sử dụng thuốc Klamentin như thế nào để an toàn cho sức khỏe?

Thông tin về thuốc kháng sinh Klamentin 250mg

Thông tin về thuốc kháng sinh Klamentin 250mg

Các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết thành phần chính có trong Klamentin 250mg là Amoxicilin và Acid clavulanic.

Amoxicilin là loại kháng sinh tổng hợp có tác dụng diệt khuẩn và loại hợp chất này dễ bị phân hủy khi có sự tấn công của Beta – lactamase. Amoxicilin không có tác dụng đối với những chủng vi khuẩn sản sinh ra các enzym này.

Acid clavulanic được cấu tạo bởi Beta – lactam có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các Beta – lactamase truyền qua plasmid gây kháng các Penicilin và các Cephalosporin.

Hai hợp chất này được kết hợp với nhau trong thuốc Klamentin 250 kháng sinh diệt khuẩn thì Amoxicilin không bị beta – lactamase phá hủy. Ngoài ra, còn giúp hợp chất này phát triển mạnh hơn trên phổ kháng khuẩn của Amoxicilin để kháng các Penicilin khác và các Cephalosporin.

Để sử dụng thuốc Klamentin đạt hiệu quả, các dược sĩ nhà thuốc, bác sĩ khuyến cáo nên dùng thuốc trước bữa ăn vì các thành phần có trong thuốc đều được hấp thụ rất dễ dàng bằng con đường uống, nồng độ tối đa mà chúng đạt được là khoảng 1 – 2 giờ sau khi uống.

Đối tượng nào được chỉ định sử dụng thuốc Klamentin 250?

Các bác sĩ cho biết thuốc Klamentin được chỉ định với những trường hợp như:

Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới

Đường tiết niệu sinh dục, da và mô mềm, xương và khớp

Ngoài ra, với một số trường hợp đặc biệt tuyệt đối không được sử dụng Klamentin nếu không muốn gặp phải tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

Người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc Klamentin 250mg.

Người bệnh có tiền sử suy gan và suy thận nặng.

Người mắc bệnh vàng da hay rối loạn chức năng gan khi dùng Penicilin.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Klamentin

Cô Lê Thị Hoa – giảng viên Cao đẳng Y Hà Nội cho biết hợp chất Probenecid có thể làm giảm sự bài tiết Amoxicilin ở ống thận đồng thời làm gia tăng nồng độ Amoxicilin trong máu. Nhưng nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng chảy máu và đông máu và làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai bằng đường uống.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Klamentin

Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc Klamentin có thể gặp phải một số triệu chứng như: tiêu chảy, buồn nôn, phản ứng phản vệ…

Liều dùng của thuốc Klamentin 250mg

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mọi người nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ định của bác sĩ. Vậy liều dùng của thuốc Klamentin như thế nào?

Sử dụng thuốc Klamentin cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên:

Viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm xoang, nhiễm khuẩn nặng: liều dùng cho trẻ uống 3 lần/ngày với liều 45 mg/kg thể trọng/ngày.

Nhiễm khuẩn nhẹ: 25 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 3 lần và uống trước khi ăn.

Và thời gian điều trị thuốc được chỉ định trong vòng 5 – 10 ngày, nếu sau khoảng thời gian trên mà bệnh tình không thuyên giảm cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

(Lưu ý: Bảo quản thuốc Klamentin ở nơi khô giáo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Để thuốc xa tầm tay trẻ em và thú nuôi).

Uống Thuốc Bắc Sau Sinh Có Tác Dụng Gì

Phụ nữ sau khi sinh sức khỏe suy giảm đồng thời hệ thống nội tạng như: tim, phổi, ruột, dạ dày, tiết niệu, cơ quan sinh dục, sự trao đổi chất đều có sự thay đổi, thậm chí có nhiều trường hợp còn gặp biến chứng sau sinh.

Ông bà ta khuyên: sau sinh cần tránh gió lạnh, không ăn thức ăn sống, lạnh, rắn, thức ăn quá giàu mỡ và đạm để phòng đầy bụng khó tiêu, và cần giữ tinh thần thoải mái thanh thản.

Các bài thuốc Bắc được dùng để điều chỉnh sự co bóp của tử cung, giúp tống xuất sản dịch, ngăn ứ trệ, giảm đau, đặc biệt thích hợp cho phụ nữ sau sinh mổ, giúp vết thương nhanh lành hơn rất tốt cho sản phụ.

Theo chúng tôi Nguyễn Trương Minh Thế (Giảng viên khoa Y học cổ truyền – ĐH Y Dược chúng tôi cho rằng: Phụ nữ sau khi trải qua sinh nở cơ thể họ sẽ thay đổi nên các hoạt động của các quan phủ tạng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều…

Ông cha ta thường khuyên nên tránh gió lạnh, không ăn thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, giữ tinh thần thanh thản, tránh căng thẳng; đặc biệt, phòng tránh các bệnh “sản hậu”.

Bệnh “sản hậu” theo các sách Đông y là các bệnh xảy ra trong khoảng 100 ngày sau sinh. Có nên uống thuốc bắc sau khi sinh nở là câu hỏi của nhiều bà mẹ trẻ. Một trong những nguyên nhân chính là do sau sinh ác lộ (máu xấu, sản dịch) chưa ra hết khỏi cơ thể, gây ứ đọng lại và dễ sinh các biến chứng nguy hiểm cho sản phụ như: nhiễm trùng tử cung, sốt co giật, trướng bụng đầy hơi…

Bài thuốc Sinh hóa thang có từ đời nhà Thanh (1644 – 1912), trích trong sách “Phó Thanh Chủ Nữ Khoa” của tác giả Phó Thanh Chủ (1607 – 1684). “Sinh hóa” gồm có “sinh” nghĩa là sinh các dòng máu mới, “hóa” nghĩa là thay, trừ bỏ máu cũ ứ trệ trong người sản phụ.

Thành phần bài thuốc bắc: đương quy 24g, xuyên khung 9g, đào nhân 6g, hắc khương 2g, cam thảo 2g. Sắc nước uống hoặc thêm ít rượu sắc.

Công dụng của bài thuốc bắc: hóa ứ sinh tân, ôn kinh chỉ thống.

Chủ trị bài thuốc: Dùng cho sản phụ sau sinh sản dịch bị ứ trệ gây đau bụng.

Gia giảm: phụ nữ sau sinh trong vòng 7 ngày, hoặc ăn trúng thức ăn sống lạnh, bụng đầy đau, gia quế nhục 2 – 4g. Sản dịch ứ trệ, bụng trướng đau kéo dài, cơ thể nóng bứt rứt, ăn uống ít hoặc không ăn uống được, gia tam lăng, liên nhục, quế nhục, công bổ kiêm trị.

Giải thích bài thuốc bắc cho sản phụ sau sinh như sau

Y học cổ truyền Sài Gòn Trong bài dùng đương quy bổ máu hoạt huyết, hóa ứ sinh tân (tăng cường sự lưu thông máu, thay cũ đổi mới) làm chủ dược.

Xuyên khung hành khí hoạt huyết (giúp máu lưu thông tốt hơn) cùng với đào nhân hoạt huyết khứ ứ (tăng cường lưu thông máu, chống tắc nghẽn) làm thần.

Hắc khương nhập huyết, tán hàn, ôn lý, chỉ thống (gia tăng nhiệt lượng, giúp cơ thể ấm áp, giảm đau) làm tá.

Cam thảo điều hòa các vị thuốc làm sứ. Dùng rượu để gia tăng tác dụng hoạt hóa tiêu ứ.

Bài này “trong hành có bổ, trong hóa có sinh”, nên vừa có tác dụng hóa ứ sinh tân lại có tác dụng ôn kinh chỉ thống. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu dược lý của y học hiện đại trên các vị đương quy, đào nhân, xuyên khung thấy có tác dụng làm tăng co bóp tử cung, giúp tử cung co hồi tốt hơn.

Sinh hóa thang có tính tân ôn tẩu tán nên người âm hư, huyết nhiệt, Can âm hư, Can dương vượng, Tâm hỏa cang thịnh… không nên sử dụng.

Theo các chuyên gia y tế Đông y, phụ nữ trong vòng 10 ngày sau sinh không được uống thuốc bổ, vì ác lộ chưa ra hết, nếu dùng thuốc bổ sẽ làm ác lộ ứ trệ mà sinh biến chứng nguy hiểm cho .

Những biểu hiện bất thường về sản dịch của phụ nữ sau sinh

Sản dịch ra ngày càng nhiều hoặc sau 06 tuần sản phụ vẫn ra sản dịch có máu màu đỏ đậm, mùi rất hôi thối, sốt cao hơn 38 độ C, phần bụng dưới căng tức… khả năng bị nhiễm trùng tử cung hoặc còn sót nhau.

Sau sinh không thấy sản dịch: có thể do sản phụ nằm nhiều, không đi lại, vận động… gây bế sản dịch.

Sản phụ nên đến các cơ sở Y tế chuyên khoa phụ sản để được thăm khám và chẩn đoán chính xác các biểu hiện dấu hiệu, tránh các biến chứng xảy ra. Chỉ dùng thuốc bắc, uống thuốc bắc cho phụ nữ sau sinh khi có chỉ định và lời khuyên từ các chuyên gia .

Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Là Gì?

Thuốc kháng sinh là tổng hợp các hợp chất hóa học có tác động chuyên biệt đến một loại vi khuẩn khác nhau. Hầu hết mọi người đều ít nhất một lần sử dụng đến thuốc kháng sinh trong cuộc đời của mình nhưng không phải ai cũng biết đến những tác dụng phụ sau khi uống. Bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến với các bạn thông tin trả lời vấn đề tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh là gì?

Nhiễm trùng nấm

Khi sử dụng thuốc kháng sinh các bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng. Bởi vì thuốc này làm môi trường sống của vi khuẩn trong cơ thể thay đổi, gây ra nguy cơ nhiễm trùng nấm.

Những vết nhiễm trùng có thể xuất hiện ở trên da hoặc ở móng tay, móng chân. Chính vì vậy, khi các bạn phải uống thuốc kháng sinh dài ngày thì nên hỏi ý kiến bác sĩ hay sử dụng thêm thuốc kháng nấm.

Làm thay đổi màu sắc của hàm răng

Hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện thuốc kháng sinh Doxycycline không làm xỉn răng của người sử dụng. Tuy nhiên các bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Hiện tượng sốt sau khi sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu bạn dị ứng với thuốc kháng sinh thì có thể bạn sẽ bị sốt sau khi sử dụng. Các loại kháng sinh có thể dẫn đến hiện tượng sốt như Cephalexin, Minocycline, β-lactam và Sulfonamide.

Tác dụng phụ này có thể hết nhanh nhưng cũng có thể bị sốt cao hơn. Khi bạn sốt cao hơn thì nên làm một số biện pháp hạ sốt và đi khám ngay lập tức để có thể giải quyết tốt nhất.

Phản ứng dị ứng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Phản ứng dị ứng là một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất khi dùng thuốc kháng sinh. Một số biểu hiện như phát ban, sưng mí, môi, lưỡi hoặc cổ họng dẫn đến sốc phản vệ. Nếu gặp trường hợp này, các bạn nên thay thế loại thuốc kháng sinh khác và đến khám bác sĩ ngay lập tức để chữa trị kịp thời.

Khi sử dụng thuốc kháng sinh Fluoroquinolones, Sulfone hoặc Tetracycline thì da của các bạn có thể nhạy cảm với tia cực tím. Nếu các bạn đang uống các loại thuốc này mà ở ngoài trời nắng quá lâu (hơn 15 phút) thì có thể bị cháy nắng, đặc biệt là vào khoảng thời gian 10 – 14h. Các bạn nên sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo dài tay.

Gây ra các vấn đề về tim

Đây là một tác dụng rất hiếm khi sử dụng thuốc kháng sinh nhưng vẫn có trường hợp xảy ra. Thuốc này có thể gây rối loạn nhịp tim và huyết áp của các bạn khi sử dụng loại Erythromycin hoặc Fluoroquinolones.

Hiện tượng đau đầu và chóng mặt

Với câu hỏi tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh là gì? Đó chính là đau đầu và chóng mặt. Thông thường thì hiện tượng này sẽ hết khi các bạn xong quá trình trị liệu. Nếu chỉ đau đầu nhẹ thì các bạn có thể uống thuốc nhưng nếu hiện tượng diễn ra trầm trọng thì nên đến bác sĩ khám là tốt nhất.

Làm giảm tác dụng khi sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc kháng sinh Rifamycin có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai nên các bạn có thể mang thai ngoài ý muốn. Chính vì vậy, các bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác khi đang uống loại thuốc này.

Viêm Phế Quản Uống Thuốc Gì, Có Dùng Kháng Sinh Không?

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp rất dễ bị tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc khi bệnh nhân tiếp xúc với môi trường khói bụi, độc hại. Vậy khi mắc bệnh viêm phế quản uống thuốc gì và khi nào cần dùng kháng sinh để điều trị căn bệnh này? Tất cả sẽ được giải mã ngay sau đây.

Viêm phế quản uống thuốc gì?

Để điều trị căn bệnh này, bệnh nhân cần phải sử dụng kết hợp cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau. Bao gồm nhóm thuốc long đờm, thuốc kháng viêm và thuốc chống tắc nghẽn phế quản.

Cụ thể tác dụng và một số nhóm thuốc bệnh nhân cần sử dụng là:

Thuốc làm loãng dịch đờm

Khi bị viêm phế quản, các chất dịch nhầy sẽ xuất hiện và đông đặc tại phế quản, điều này đã cản trở đường hô hấp khiến cho việc hít thở của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, thuốc long đờm là một trong những loại thuốc cần thiết để điều trị viêm phế quản.

Thuốc long đờm sẽ giúp cơ thể phản ứng lại với triệu chứng ho và thực hiện nhiệm vụ đào thải các dịch tiết đờm ra bên ngoài, khơi thông đường dẫn khí của phế quản.

Đối với các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, dịch ít, đặc và khó đào thải ra ngoài thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc làm loãng dịch đờm như: terpin hydrat hoặc natri benzoat.

Trong trường hợp dịch tiết nhiều, đông đặc thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc chứa chất lưu huỳnh, ví dụ như: carbocistein, acetylcystein.

Tác dụng của thuốc là làm thay đổi cấu trúc và phá hủy cầu nối của các tế bào viêm nhiễm gây tắc nghẽn phế quản, làm loãng dịch tiết và chúng dần dần biến mất.

Tác dụng chính của thuốc kháng viêm là làm ức chế sự phát triển của tế bào niêm mạc bị viêm, khơi thông đường thở giúp bệnh nhân hô hấp dễ dàng hơn.

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc corticoid dạng uống, dạng xông hoặc hít. Trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương nặng bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng viêm dạng tiêm để thuốc nhanh chóng phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, với các dạng thuốc kháng viêm dạng uống và dạng tiêm bệnh nhân chỉ nên dùng trong 1-2 liệu trình trong 1 lần điều trị để tránh gây nhờn thuốc và gây ra những biến chứng đáng tiếc.

Đối với thuốc kháng viêm dạng hít tuy rằng hiếm khi gây ra các phản ứng phụ đối với cơ thể nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến bội nhiễm. Do đó bạn cũng cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc.

Thuốc có tác dụng làm giãn phế quản

Thuốc làm giãn phế quản đóng vai trò làm giảm tình trạng tắc nghẽn của đường hô hấp. Bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc chủ vận beta 2 với 2 dạng là:

Thuốc có tác dụng ngắn: terbutalin, fenoterol, salbutamol

Thuốc có tác dụng lâu dài: salmeterol, formoterol

Thuốc làm giãn phế quản dạng beta 2 có vài trò làm giãn các cơ trơn, khắc phục tình trạng co thắt phế quản giúp đường thở thông thoáng. Tùy tình trạng tổn thương và sự tắc nghẽn của phế quản bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng loại thuốc hiệu quả nhất.

Thường thì thuốc làm giãn phế quản được sử dụng nhiều ở dạng hít thuốc sẽ xông qua đường mũi để khắc phục tình trạng tắc nghẽn phế quản. Bởi thuốc dạng hít mang lại tác dụng nhanh chóng.

Mặc dù vậy, người bệnh cần biết rằng, thuốc dạng xịt có các tác không mong muốn là: Làm rối loạn nhịp tim lúc nghỉ, run chân tay, giảm kali trong máu, tăng khả năng tiêu thụ oxy khi nghỉ ngơi,…Do đó người bệnh phải thật cẩn trọng khi sử dụng thuốc.

Thuốc giãn phế quản dạng uống thường không được khuyến cáo sử dụng bởi loại thuốc này có tác dụng chậm, khi cơn nghẽn phế quản không được nhanh chóng khắc phục có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu sử dụng liều cao thì lại gây kích ứng hệ tim mạch, kích động, run cơ, đau nhức đầu. Chính vì vậy loại thuốc này không được sử dụng nhiều.

Thuốc kháng vi khuẩn, virus

Thuốc kháng vi khuẩn có tác dụng ức chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tùy vào từng mức độ tổn thương bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng vi khuẩn hàm lượng như thế nào. Liều dùng cũng sẽ có sự khác nhau nhất định giữa các trường hợp cụ thể.

Thuốc kháng virus có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của virus và dần dần loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Cũng như thuốc kháng vi khuẩn, thuốc kháng virus sẽ được chỉ định cụ thể với từng trường hợp viêm phế quản.

Kháng sinh chữa viêm phế quản

Khi nào cần sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản?

Trong các trường hợp viêm phế quản cấp tính do tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị.

Dấu hiệu viêm phế quản do vi khuẩn là: Ho có đờm mủ, bệnh kéo dài trên 10 ngày và không có biểu hiện thuyên giảm. Các loại kháng sinh thường được chỉ định phổ biến là: Kháng sinh nhóm macrolid, beta lactam và quinolon.

Đối với các trường hợp tổn thương ở giai đoạn nhẹ, liều dùng có thể trong 8-15 ngày. Với các trường hợp viêm phế quản cấp độ nặng, việc chữa trị có thể kéo dài hơn 1 tháng.

Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng thuốc theo liều dùng bác sĩ hướng dẫn. Tuyệt đối không được tự ý đổi thuốc, thay đổi liều dùng và thời gian sử dụng. Cần uống thuốc đều đặn và không được bỏ bất kỳ liều nào.

Song song với việc dùng thuốc kháng sinh, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng để sức khỏe mau chóng hồi phục. Ngoài ra bạn cũng cần phải thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn của bác sĩ về các loại thực phẩm cần hạn chế sử dụng khi dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản.

Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến

Ampicillin, amoxicillin

Amoxicillin – acid clavulanic; Ampicillin – sulbactam

Cephalosporin thế hệ 1: Cephalexin

Macrolid: Erythromycin

Azithromycin

Các loại thuốc kháng sinh có thể giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi do bệnh viêm phế quản gây ra. Tuy nhiên, thuốc thường có nhiều tác dụng phụ như: làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, làm rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, sử dụng thuốc không đúng liều lượng có thể dẫn đến kháng thuốc, việc điều trị viêm phế quản về sau sẽ khó khăn và phức tạp hơn.

Do đó, trong mọi trường hợp sử dụng thuốc bạn đều phải thăm khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa trước, đồng thời thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo, sự chỉ dẫn của y bác sĩ.