Top 11 # Xem Nhiều Nhất Uống Thuốc Kháng Sinh Gây Đau Dạ Dày Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Viêm Dạ Dày Dùng Kháng Sinh

Hơn 30 mươi năm qua, kể từ khi hai nhà khoa học Australia chính thức công bố phát hiện tác nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thì phác đồ các thuốc dùng để điều trị bệnh dạ dày có nhiều thay đổi, trong đó có bổ sung kháng sinh.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm, loét dạ dày – tá tràng là dựa vào cơ chế tác động của thuốc như thuốc giảm tiết HCl nhằm trung hòa ion H+ của acid clohydric (HCl) làm cho pH dạ dày giảm, đặc biệt làm thay đổi tính acid (khả năng gây loét) trong khi pH không thay đổi nhiều, khả năng này gọi là khả năng đệm. Thuốc này có tác dụng trung hòa acid dịch vị nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm, ví dụ cacbonate canxi, natri, cacbonate monosodique nhưng hiện nay ít dùng trong các trường hợp viêm cấp hoặc rối loạn cơ năng dạ dày, chỉ được dùng trong một hoặc hai ngày vì có nhiều điều bất lợi. Một số thuốc có khả năng đệm tốt như muối của aluminium. Loại thường được áp dụng là muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magiê (hydroxyd, carbonat, trisilicat) với các sản phẩm như ventinat, alusi, maalox, gastropulgit. Nhóm thuốc này có ưu điểm là tác dụng nhanh vì vậy có thể dùng để cắt cơn đau và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Tuy vậy, nhóm thuốc này cũng còn có nhược điểm là chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn (khoảng 3 giờ) và có nhiều tác dụng phụ (thuốc có chứa nhôm thường gây táo, thuốc chứa magiê gây tiêu chảy). Loại thuốc này cũng có khả năng gây nên nhiều tương tác đối với các thuốc điều trị phối hợp kháng sinh nhóm cyclin, quinolon (gây cản trở hấp thu kháng sinh). Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc giảm tiết kháng thụ thể H2 – histamin. Các loại thường dùng là cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin. Do cấu trúc của các chất này tương tự histamin nên chúng cạnh tranh với nhau trên điểm tiếp nhận tại tế bào viền của dạ dày, do đó ngăn cản sự tiết acid HCl. Tuy vậy, nhóm này có tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón hoặc giảm ham muốn tình dục (chủ yếu ở nam giới). Song song với một trong các thuốc trên thường được dùng loại thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol). Các loại thuốc này có tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài, ức chế bài tiết dịch vị tự nhiên và dịch vị tạo ra do các nguồn kích thích (bữa ăn, stress). Để việc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng có hiệu quả thì cần phải dùng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc hạn chế tác động của HCl của dịch vị dạ dày như pepsan, onsmik và thuốc giảm đau khác như nospa, alversin, spaspon, atropin (atropin có tác dụng phụ làm giảm khả năng tình dục đối với nam giới). Nếu xét nghiệm thấy vi khuẩn HP (+) thì cần phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Đây là lý do tại sao dùng kháng sinh để điều trị trong bệnh dạ dày – tá tràng. Thuốc diệt vi khuẩn HP bao gồm nhiều loại kháng sinh khác nhau. Hiện nay vi khuẩn HP đã kháng lại một số thuốc kháng sinh cho nên trong điều trị cần có sự kết hợp kháng sinh. Dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao và nên kết hợp kháng sinh như thế nào là việc làm của bác sĩ điều trị cho mỗi bệnh nhân. Người bệnh không nên đọc qua tài liệu mà tự ý mua thuốc điều trị. Nếu làm như vậy bệnh không những không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm. Người bệnh cần lưu ý, điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng phải lâu dài trong những thời gian nhất định, người bệnh không nên vội vàng, nôn nóng, lo lắng làm bệnh nặng thêm. Ngoài việc điều trị đúng phác đồ cần có chế độ ăn uống hợp lý. Không nên ăn chua, cay, phải nhai thật kỹ. Nên ăn lỏng, mềm. Không nên uống rượu, bia, nước giải khát có cồn, có ga (hơi). Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, luôn lạc quan để mỗi đêm có giấc ngủ tốt.

PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu

Theo SKDS

Cảnh Báo Vi Khuẩn Gây Viêm Loét Dạ Dày Kháng Thuốc

Kháng thuốc ngay lần đầu sử dụng

Gặp phải các triệu chứng đau bụng, đau lan ra sau lưng, cảm giác nóng rát sau xương ức, buồn nôn nữ bệnh nhân Trần Thị C. (25 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) đến phòng khám Tiêu hóa, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM kiểm tra. Sau thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm dạ dày, dương tính với vi khuẩn HP nên chỉ định điều trị theo phác đồ lần 1.

Sau 1 tuần điều trị, bênh nhân trở lại bệnh viện tái khám nhưng tình trạng đau và nôn ói không thuyên giảm. Qua nội soi dạ dày, xét nghiệm hơi thở dùng urea (PY Test), xét nghiệm HP huyết thanh (CIM và IgG), bác sĩ ghi nhận người bệnh vẫn viêm dạ dày, HP dương tính. Mẫu thử HP được làm kháng sinh đồ và phát hiện vi khuẩn đã kháng thuốc.

Khai thác bệnh sử, bác sĩ dự đoán nguyên nhân có thể do người bệnh quá lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh thông thường như viêm họng, cảm cúm,… hoặc có thể do chính vi khuẩn HP kháng thuốc ở người bệnh khi điều trị lần đầu tiên.

PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu Hóa cho hay: Nhiễm HP là một loại nhiễm khuẩn thường gặp ở người. Ước tính tại Việt Nam khoảng hơn 70% người trưởng thành bị nhiễm HP. Đây được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày. Khoảng 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP. Tương tự, tỷ lệ này chiếm từ 75% đến 85% trong bệnh loét dạ dày – tá tràng. Trong biến chứng thủng do loét dạ dày tá tràng thì sự hiện diện của HP chiếm từ 80% đến 95% trường hợp. Vì vậy, việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, và nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.

Phân tích của PGS Hữu Hoàng về vấn đề vi khuẩn HP kháng thuốc chỉ ra: Vi khuẩn sống trong dạ dày thích nghi với môi trường nên kháng sinh rất khó phát huy tác dụng. Kháng sinh khi uống vào gặp môi trường axit trong dạ dày sẽ bị hủy, giảm tác dụng. Chính vì vậy, phác đồ điều trị vi khuẩn HP ít nhất phải phối hợp với hai loại kháng sinh, kết hợp thêm thuốc giảm tiết axit mạnh (thuốc ức chế bơm proton). Thuốc này sẽ giảm axit trong dạ dày giúp cho kháng sinh uống vào tăng tác dụng tốt nhất.

Cả bệnh nhân và bác sĩ cần tuân thủ liệu trình điều trị

Theo PGS Hữu Hoàng, phác đồ đầu tiên và hiệu quả trong điều trị vi khuẩn HP là phác đồ bộ ba: PPI, Amoxicilin, Clarithromycin kết hợp thêm với Omeprazol. Thời gian đầu hiệu quả điều trị đạt trên 80% nhưng sau 30 năm, đến nay phác đồ này có khuynh hướng bị giảm tác dụng. Năm 2010, theo nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Đại học Y Dược, tỷ lệ điều trị thành công của phác đồ bộ 3 chỉ còn 62%. Điều đó cho thấy tỷ lệ kháng thuốc gia tăng, đặc biệt những người bệnh đã chữa lần đầu tiên nhưng bị thất bại thì tỷ lệ kháng thuốc Clarithromycin lên tới 67%. Giải pháp điều trị bằng Metronidazol thì tỷ lệ kháng cũng lên tới 55%.

Tình hình kháng thuốc tùy theo từng quốc gia. Ở các nước như Mỹ, châu Âu, tỷ lệ kháng của Clarithromycin rất thấp do vậy các nước trên vẫn khuyến cáo sử dụng thuốc này, nhưng vùng Đông Nam Á mà đặc biệt là Việt Nam tỷ lệ kháng thuốc này cao là do việc lạm dụng, sử dụng tùy tiện kháng sinh. Bên cạnh đó, tình trạng người bệnh không tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và cách uống thuốc do sợ tác dụng phụ của kháng sinh, hoặc sợ phải uống số lượng thuốc quá nhiều đang gia tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Tuy nhiên, điều may mắn là hiện loại thuốc thế hệ mới tỉ lệ kháng là 16%. Riêng Amoxicilin tỷ lệ kháng dưới 10%.

Từ kinh nghiệm thực tế điều trị, PGS Hữu Hoàng cho rằng để hạn chế tình trạng kháng thuốc cho người bệnh, bản thân các bác sĩ cần cập nhật thông tin liên tục về tình hình đề kháng thuốc, điều đó sẽ tránh các thuốc có tỷ lệ kháng cao và sử dụng cho người bệnh những loại thuốc còn hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị. Nếu biết người bệnh đã thất bại trong điều trị các loại thuốc thông dụng, cần chỉ định nội soi để làm kháng sinh đồ, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tùy theo từng đối tượng, nếu người trẻ bị đau dạ dày thì không cần thiết phải nội soi ngay mà có thể dùng những biện pháp đơn giản như thử máu, kiểm tra hơi thở để chẩn đoán có nhiễm HP hay không. Đối với những người bệnh lớn tuổi hoặc đã đau dạ dày lâu ngày, đau nhiều thì cần tầm soát bằng nội soi.

Từ thực tế trên, PGS Hữu Hoàng khuyến cáo, vi khuẩn HP có thể bị lây nhiễm qua đường ăn uống, không nhai mớm cơm cho con trẻ, không sử dụng chung chén đũa và các dụng cụ ăn uống là một trong những giải pháp để tránh sự lây nhiễm của vi khuẩn.

Khi có những biểu hiện đau dạ dày – tá tràng, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra. Những trường hợp nhiễm HP, quá trình chữa trị không tuân thủ phác đồ dẫn tới kháng thuốc hoặc không điều trị có thể dẫn đến ung thư. Người bệnh cần tuân thủ điều trị, uống thuốc đúng liều, đúng lượng, đúng giờ. Khi có tác dụng phụ, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để có điều chỉnh kịp thời.

Chế độ ăn như ăn mặn, thực phẩm lên men, muối chua, thịt hun khói sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất gặp điều kiện vi khuẩn HP thì dễ phát sinh ung thư hơn. Chính vì vậy, người bị nhiễm HP cần tránh đồ ăn chua cay, tránh ăn mặn.

Bị Đau Dạ Dày Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi

Đau dạ dày uống thuốc gì nhanh khỏi chắc chắn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa dạ dày. Do vậy, các bệnh nhân thường không rõ thuốc nào tốt nhất, thuốc nào không gây tác dụng phụ.

Tìm hiểu về cơ chế tác động của thuốc

– Các thuốc kháng acid là những thuốc có tác dụng trung hoà acid trong dịch vị, nâng pH của dạ dày lên gần 4, tạo điều kiện thuận lợi cho tái tạo niêm mạc. Khi pH dạ dày tăng, hoạt tính của pepsin sẽ giảm (pepsin bị bất hoạt trong dung dịch pH lớn hơn 4).

– Các thuốc kháng acid có tác dụng nhanh nhưng ngắn, chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau. Khi dạ dày rỗng, các thuốc kháng acid thoát khỏi dạ dày sau 30 phút, khi có thức ăn thì khoảng 2 giờ.

– Dùng thuốc kháng acid tốt nhất là sau bữa ăn 1 – 3 giờ và trước khi đi ngủ, 3- 4 lần (hoặc nhiều hơn) trong một ngày. Các chế phẩm dạng lỏng có hiệu quả hơn dạng rắn nhưng thời gian tác dụng ngắn hơn.

Nhóm thuốc này nằm trong danh sách đau dạ dày uống thuốc gì.

+ Thuốc làm giảm bài tiết acid clohydric và pepsin của dạ dày

Các thuốc này dùng trong các trường hợp:

– Loét dạ dày- tá tràng lành tính, kể cả loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.

– Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.

– Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (Hội chứng Zollinger – Ellison)

– Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (nóng rát, khó tiêu, ợ chua) do thừa acid dịch vị.

– Làm giảm nguy cơ hít phải acid dịch vị khi gây mê hoặc khi sinh đẻ (Hội chứng Mendelson).

+ Thuốc ức chế H+/ K+- ATPase (bơm proton)

Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc đau dạ dày uống thuốc gì của nhiều bệnh nhân. Các thuốc này dùng trong các trường hợp:

– Loét dạ dày- tá tràng lành tính.

– Phòng và điều trị các trường hợp loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.

– Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản khi có triệu chứng nặng hoặc biến chứng.

– Hội chứng Zollinger- Ellison (kể cả trường hợp đã kháng với các thuốc khác).

– Dự phóng hít phải acid khi gây mê.

+ Kháng sinh diệt Helicobacter pylori

Nếu đã xác định được sự có mặt của H- pylori trong loét dạ dày – tá tràng (bằng test phát hiện), phải dùng các phác đồ diệt H.pylori để vết loét liền nhanh và tránh tái phát.

Đau dạ dày uống thuốc gì nhanh khỏi?

Những thuốc trên được sử dụng trong những trường hợp nhất định, việc dùng thuốc gì phải thông qua thăm khám và chỉ định của bác sỹ. Thông thường, thuốc kháng aicd là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất để ngăn chặn tình trạng đau dạ dày.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel được nhiều bệnh nhân đau dạ dày lựa chọn để giảm nhanh những triệu chứng bệnh.

Yumangel thuộc nhóm kháng acid, chứa hoạt chất Almagate, có dạng gói nhỏ tiện dụng, mỗi gói 15ml chứa Almagate 1g. Almagate không tan trong nước, trong cồn, được bào chế dưới dạng hỗn dịch để tiện sử dụng cho nhiều đối tượng hơn như trẻ em và người già.

– Yumangel cũng là giải đáp cho câu hỏi đau dạ dày uống thuốc gì, Yumangel dạng hỗn dịch có thể tạo ra một lớp màng nhầy tương tự lớp chất nhầy tại bề mặt niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ tính toàn vẹn của lớp chất nhầy, giảm sự tổn thương vào các tế bào biểu mô. Đồng thời hấp thụ và làm mất hoạt tính của acid mật (chất này trào ngược vào dạ dày và có thể làm cho các rối loạn về dạ dày ruột trở nên trầm trọng hơn).

Với những công dụng trên, bệnh nhân có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu và phiền toái như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng, đau bụng, đau thượng vị, buồn nôn, nôn,… chỉ sau 3-5 phút sử dụng thuốc. Chính vì sự tiện lợi và hiệu quả này, thuốc đau dạ dày chữ Y được đông đảo bệnh nhân ưa chuộng sử dụng.

Ngoài ra, thuốc Yumangel còn phù hợp với mọi độ tuổi và nhiều đối tượng :

– Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.

– Bệnh do tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,..

– Thuốc đau dạ dày chữ Y dùng cho người đau dạ dày do uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn hay do làm việc căng thẳng, stress,…

– Bệnh nhân đang dùng các thuốc giảm đau NSAID, corticoid kéo dài (dùng trong bệnh khớp, bệnh tự miễn…).

Một ưu điểm của thuốc chữ Y so với các thuốc kháng acid khác là có thể uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1-2 tiếng do Yumangel vừa có tác dụng trung hoà acid vừa có tác dụng bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Những thông tin giải đáp cho câu hỏi đau dạ dày uống thuốc gì ở trên chắc hẳn đã giúp người bệnh có thêm lựa chọn hữu ích để điều trị triệu chứng đau dạ dày. Ngoài việc dùng thuốc, cần kết hợp chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt khoa học để sớm khắc phục bệnh. Nếu có những bất thường, triệu chứng khó chịu nào khác cần sớm thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sỹ.

Thuốc Trị Đau Dạ Dày Pepto

Khi thuốc vào dạ dày sẽ tan ra ngay dễ dàng tạo một lớp màng mỏng bám vào dạ dày và tác dụng trực tiếp lên niêm mạc dạ dày.

Sản phẩm cực kỳ an toàn, không có tác dụng phụ và không gây nhờn thuốc khi dùng lâu dài.

Thuốc điều trị dạ dày Pepto-Bismol đã được kiểm nghiệm lâm sàng.

.Bạn nên nhai hoặc hòa tan trong miệng trước khi nuốt.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi nên dùng 2 viên thuốc trở lên từ 1 đến 2 giờ nếu cần và không dùng quá 8 liều(16 viên) trong vòng 24h. Nếu bạn bị tiêu chảy hãy dùng thuốc cho đến khi ngừng tiêu chảy nhưng không dùng quá 2 ngày.

Với dịch vụ ship hàng Mỹ ở đâu uy tín của VietAir Cargo, quý khách dù ở bất cứ thành phố nào tại Mỹ hoặc Việt Nam, vẫn có thể mua các mặt hàng phổ thông nhu yếu phẩm của VietAir Cargo và giao tận nhà cho người thân tại Việt Nam ở mọi tỉnh thành. Thủ tục cơ bản như sau: * Đăng nhập vào Tài Khoản, gửi yêu cầu mua hàng VAC và chọn các sản phẩm cần mua. * Quý khách có thể chọn thanh toán online hoặc chuyển khoản ngân hàng tại Mỹ hoặc Việt Nam. * Khi nhận được thông tin thanh toán đầy đủ của đơn hàng, VietAir Cargo U.S. sẽ đóng hàng hóa quý khách đã đặt mua và vận chuyển hàng hóa về VN và giao tận nhà cho người thân quý khách. Lưu ý: -Mọi hàng hóa VAC đều là các sản phẩm chính hãng được VietAir Cargo mua tại Mỹ. Tuyệt đối không có hàng giả, hàng kém chất lượng. -Chỉ khi quý khách đặt mua, VietAir Cargo U.S. mới vận chuyển về Việt Nam cho quý khách. -Mọi hàng hóa đều không có sẵn tại Việt Nam, nên thời gian nhận hàng vẫn sẽ như thời gian vận chuyển trung bình (5-7 ngày trong Sài Gòn và 7-10 ngày ở các tỉnh thành khác).

Đặt mua ngay tại:VietAir Cargo ( saigon cargo).