Trong cơ thể con người, hệ thống đường tiết niệu đảm nhận việc bài tiết nước tiểu của cơ thể ra bên ngoài. Qua quá trình lọc của thận, nước tiểu xuất phát từ tiểu cầu thận đi qua ống thận, qua vùng xương chậu ống dẫn nước tiểu rồi vào bàng quang. Nước tiểu đi ra bàng quang còn phải qua cơ vòng niệu đạo. Ở nam giới, nước tiểu còn phải đi qua tuyến tiền liệt mới có thể bài tiết ra ngoài cơ thể.
Nguyên nhân làm nước tiểu màu vàng
1. Nước tiểu vàng đục có thể do bạn đang uống một loại thuốc điều trị bệnh lý nào đó, khi ngưng uống thuốc màu sắc của nước tiểu sẽ trở lại bình thường, nên không cần phải lo lắng quá.
2. Yếu tố dẫn tới hiện tượng này cũng có thể là do cơ thể đang bị viêm, sốt làm nước tiểu trong cơ thể cô đặc lại và có màu vàng sau đó thải ra bên ngoài. Bạn cũng nên chú ý tới chức năng gan, mật ở thời điểm này nếu có hiện tượng nước tiểu màu vàng đục.
3. Khi cung cấp cho cơ thể ít nước cũng làm ảnh hưởng tới màu nước tiểu, nó làm nước tiểu có màu vàng. Vì trong nước tiểu có hàm lượng sắc tố màu vàng, khi uống ít nước thì tỷ trọng sắc tố này sẽ cao hơn làm màu nước tiểu ngả vàng.
4. Khi mắc bệnh suy thận làm cho nước tiểu có màu vàng, vì vậy cần nhanh chóng đi kiểm tra lại chức năng thận để có hướng điều trị.
5. Một số thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể làm nước tiểu thải ra có màu vàng ví dụ như cà rốt, bí đỏ, bí vàng…
Nước tiểu có màu vàng đậm là mắc bệnh gì?
Nước tiểu đi qua các cơ quan, bộ phận trong hệ thống đường tiết niệu nếu gây ra bệnh nào đó thì có thể dẫn đến những thay đổi về màu sắc.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ở người khỏe mạnh bình thường thì nước tiểu có màu vàng nhạt, các sắc tố này chủ yếu xuất phát từ sắc tố vàng niệu đạo và một số ít choline và sắc đỏ nước tiểu.
Những trường hợp uống nước ít hoặc toát mồ hôi nhiều, lượng nước tiểu ít đi, nước tiểu đặc lại thì nước tiểu có thể đổi màu sắc thành vàng đậm.
Tuy nhiên nếu cơ thể bạn có biểu hiện nước tiểu chuyển thành màu vàng đậm trong một thời gian dài và kèm theo các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, đi tiểu đau, cảm giác ngứa buốt, nóng rát thì khả năng là bạn mắc bệnh viêm niệu đạo là rất cao.
Theo phân tích của các bác sĩ cho biết thì khi nước tiểu chuyển thành màu vàng không chỉ là biểu hiện của viêm niệu đạo mà nó còn là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy khi người bệnh phát hiện nước tiểu chuyển màu vàng thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện việc thăm khám và chữa kịp thời, tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan đến toàn bộ hệ thống đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của cơ thể.
1. Nước tiểu trong, gần như không có màu Có thể là do bạn đã uống quá nhiều nước. Uống nhiều nước là tốt nhưng nếu uống quá nhiều thì cũng không nên vì sẽ buộc thận phải hoạt động nhiều để lọc thải nước. Về cơ bản, tổng lượng nước nạp vào cơ thể trong ngày không nên quá 2 lít. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ thể, thời tiết cũng như công việc, sự hoạt động của mỗi người mà lượng nước cần uống cũng khác nhau. Bạn nên ngừng uống nước khi thấy thường xuyên mắc tiểu và phải đi tiểu nhiều lần.
2. Nước tiểu có màu vàng nhạt Có thể lượng vitamin mà bạn đã uống quá dư thừa hoặc cơ thể không hấp thu được. Cách tốt nhất để cơ thể hấp thu được vitamin là ăn nhiều thực phẩm có vitamin thay vì uống các loại thuốc bổ.
3. Nước tiểu có màu vàng đậm Thông thường điều này chỉ xuất phát từ một nguyên nhân là cơ thể đang thiếu nước. Cần uống nhiều nước hơn, tốt nhất là khoảng 8 ly mỗi ngày.
4. Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ Có thể do các nguyên nhân sau: – Có máu trong nước tiểu, do thận đang “có vấn đề” hoặc đang bị nhiễm trùng bọng đái (bệnh này thường đi kèm với việc đau lưng hoặc đau vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần liên tục và có dấu hiệu bị sốt). Trong trường hợp này, bạn cần đến bác sĩ khám ngay. – Ăn những thực phẩm có màu đỏ, hồng hoặc những thứ có phẩm màu nhân tạo, hóa học. – Bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng.
5. Nước tiểu chuyển màu cam Có thể do ảnh hưởng của loại thuốc mà bạn đang dùng. Trường hợp này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy mang theo loại thuốc đang uống đến bác sĩ và hỏi thật chi tiết. Ăn quá nhiều những thức ăn có màu cam hoặc có phẩm màu hóa học cũng làm nước tiểu chuyển màu cam.
6. Nước tiểu có màu xanh dương hoặc xanh lá cây Điều này báo hiệu bạn đang bị ảnh hưởng từ việc uống thuốc hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm có màu xanh, đặc biệt là măng tây hoặc những thức ăn có chứa phẩm màu hóa học màu xanh dương, xanh lá cây.
7. Nước tiểu có màu nâu đen hoặc màu trà Nguyên nhân có thể là do bệnh ở gan, đặc biệt là khi kèm theo các dấu hiệu như màu phân nhợt nhạt, da vàng. Cũng có thể do ảnh hưởng từ loại thuốc đang uống.
Tham khảo : ChildLife Pure DHA 250 mg, 90 viên- Viên Bổ Sung DHA Tinh Khiết Dành Cho Bé Từ 6 Tháng Tuổi http://muathuoctot.com/childlife-pure-dha-250-mg-thuoc-bo-sung-dha-tinh-khiet-danh-cho-be-tu-6-thang-tuoi-90-vien-99.html