Top 6 # Xem Nhiều Nhất Uống Thuốc Kháng Sinh Quá Liều Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Tác Dụng Phụ Khi Uống Thuốc Kháng Sinh Quá Liều Là Gì?

Không phải cứ uống càng nhiều thuốc kháng sinh thì sẽ tăng tốc độ khỏi bệnh như nhiều người vẫn nghĩ. Việc uống thuốc quá liều sẽ gây ra những tác dụng phụ khó lường, thậm chí là nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Thế nào là uống thuốc kháng sinh quá liều?

Đơn giản, uống thuốc kháng sinh quá liều là uống vượt quá số lượng trong toa thuốc bác sĩ đã kê. Thông thường, có hai trường hợp dẫn đến uống thuốc quá liều. Điều đáng nói là hai trường hợp này hoàn toàn trái ngược nhau!

Đây đều là những quan niệm sai lầm, vì bản chất của thuốc kháng sinh là làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Nhưng nếu uống quá liều, vi khuẩn sẽ trở nên kháng thuốc và chuyển hóa thành một dạng “mạnh” hơn nhiều lần, khiến căn bệnh trầm trọng hơn và vô hiệu hóa tác dụng của thuốc.

Những tác dụng phụ khi uống thuốc quá liều?

Khi uống thuốc quá liều, các vi khuẩn lành tính trong đường ruột có thể bị tiêu diệt, gây mất cân bằng và dẫn đến hiện tượng loạn khuẩn. Từ đó, những vi khuẩn gây bệnh được dịp xâm nhập, dẫn đến tiêu chảy hay nặng hơn là viêm đường ruột.

Chính vì vậy, bạn không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh. Ở Việt Nam, tình trạng tự ý sử dụng kháng sinh vẫn còn là một vấn nạn, dù Bộ Y tế có quy định cụ thể một số ít kháng sinh được mua mà không cần thông qua kê đơn.

Phải làm gì khi gặp tác dụng phụ?

Trong trường hợp uống thuốc quá liều dẫn đến tác dụng phụ, ta cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị thích hợp.

Khi gặp chứng tiêu chảy do sốc kháng sinh, ta không nên uống men tiêu hóa như khi bị tiêu chảy thông thường. Thay vào đó, có thể dùng dung dịch oresol hoặc viên hydrite. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Trong chế độ ăn uống, ta phải duy trì đủ 4 nhóm thực phẩm, nhưng chế biến thức ăn mềm và lỏng hơn bình thường.

Ta cần trang bị cho bản thân vốn kiến thức nhất định về Tác dụng phụ khi uống thuốc kháng sinh quá liều là gì? và không nên uống “vô tội vạ” theo mách bảo của người khác. Sức khỏe là vàng nên hãy bảo vệ bản thân một cách sáng suốt!

Giới thiệu dịch vụ :

Nhằm đáp ứng nhu cầu ship hàng mỹ, chúng tôi đã đẩy mạnh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đi Mỹ. Với dịch vụ vận chuyển gửi hàng từ Việt Nam đi Mỹ, chúng tôi sẽ chuyển tất cả hàng hóa, bưu kiện của khách hàng từ Việt Nam sang Mỹ trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý khách.

Bên cạn đó chúng tôi còn cung cấp dịch vụ ship hàng nhật an toàn và mau chóng.

Uống Kháng Sinh Như Thế Nào Là An Toàn? Lưu Ý Trong Quá Trình Dùng

Sự ra đời của kháng sinh là một bước ngoặt trong lịch sử nền y học hiện đại, được ví như “thần dược” và sử dụng trong hầu hết các phác đồ điều trị bệnh. Cũng chính vì quan niệm này mà việc mua và uống kháng sinh tự ý đã khiến tình trạng “kháng kháng sinh” đang dần phổ biến. Để giảm thiểu nguy cơ này, người bệnh nên tuân thủ đúng theo quy định dùng kháng sinh an toàn và đúng cách của bộ Y tế .

Kháng sinh là gì? Có nên uống kháng sinh không

Kháng sinh là thuốc điều trị, được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn và dẫn tới: Viêm, đau, sốt, khó chịu,… Hiện tại kháng sinh sẽ có hiệu lực diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn tùy vào phân nhóm và hàm lượng được chỉ định. Do vậy, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân để chọn dạng thuốc phù hợp nhất.

Mỗi phân nhóm kháng sinh sẽ có tính đặc hiệu khác nhau với vi khuẩn, càng đặc hiệu thì liều lượng dùng càng nhỏ và ngược lại. Bên cạnh đó cũng cần đặc biệt chú ý đến đối tượng được chỉ định để tránh sử dụng sai mục đích.

Thuốc kháng sinh thể hiện khả năng kháng khuẩn và diệt khuẩn bằng cơ chế như sau:

Ức chế quá trình sinh tổng hợp của vách tế bào, do vậy những tế bào đang phát triển sẽ rất dễ bị tiêu diệt và không còn khả năng di truyền.

Rối loạn các chức năng của màng bào tương, dẫn tới việc “nhiễm nước” quá nhiều vào trong màng tế bào và gây chết vi khuẩn.

Ức chế quá trình tổng hợp sợi protein, từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Ức chế tổng hợp các acid nucleic, đây là nguyên liệu di truyền cần thiết cho quá trình sinh sản. Như vậy vi khuẩn sẽ không còn khả năng nhân lên và lan rộng.

Uống kháng sinh mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, tuy nhiên khi không được dùng đúng theo bệnh lý hoặc hàm lượng thì có thể gây những tác dụng không muốn. Vì vậy người bệnh nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy những triệu chứng bất thường.

Những đối tượng được chỉ định uống kháng sinh

Kháng sinh được chỉ định sử dụng cho những đối tượng mắc bệnh như:

Bệnh nhân bị bệnh viêm đường hô hấp trên: Viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm tai giữa,…kể cả tình trạng cấp tính và mạn tính đều được điều trị bằng kháng sinh.

Đối tượng bị viêm đường hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, viêm phế quản,…Bệnh nhân sẽ được xác định cụ thể nguyên nhân qua mẫu bệnh phẩm rồi mới dùng nhóm thuốc đặc hiệu.

Đối tượng bị viêm đường tiết niệu – sinh dục: Viêm bàng quang kẽ, viêm tiết niệu (nam, nữ), viêm cổ tử cung, viêm hậu phẫu hoặc sau sinh,…

Bệnh nhân bị viêm loét đường tiêu hóa: Viêm dạ dày, xung huyết dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng,…

Đối tượng bị viêm mô mềm: Viêm da, ngứa do cơ địa,…

Một số bệnh lý không nên uống kháng sinh bởi vì nguyên nhân gây ra là virus, ví dụ: Cảm cúm, viêm gan virus, herpes, zona thần kinh…Trường hợp này nếu dùng sẽ không mang lại đáp ứng và tăng nguy cơ nhiễm độc gan cho bệnh nhân.

Hướng dẫn cách uống kháng sinh đúng cách

Nguyên tắc sử dụng

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh bao gồm:

Lựa chọn kháng sinh đặc hiệu cho từng đối tượng bệnh nhân, và bắt đầu sử dụng từ kháng sinh phổ hẹp đến phổ rộng để giảm kháng kháng sinh.

Quan tâm đến những đối tượng đặc biệt: Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú, bệnh nhân suy thận, người già để có chỉ định phân nhóm thuốc phù hợp.

Sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng được chỉ định. Trong thời gian sử dụng thấy không đáp ứng/đáp ứng chậm, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ và tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều khi chưa được cho phép.

Sử dụng kháng sinh đến khi hết triệu chứng viêm, không nên dùng quá lâu hoặc trong thời gian quá ngắn, thông thường sẽ là 5 ngày.

Sử dụng phác đồ điều trị kháng sinh phối hợp khi dùng đơn trị liệu không mang lại đáp ứng. Cần kết hợp các nhóm kháng sinh khác nhóm, khác cơ chế để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên cũng nên chú ý đến các tương tác tăng độc tính của các nhóm thuốc này.

Liều lượng theo chỉ định

Với đối tượng bệnh nhân nhỏ tuổi và dưới 40kg thường sẽ phải dùng liều theo trọng lượng cơ thể. Đây là cách sử dụng giảm tối đa được tác dụng phụ trên cơ thể, đồng thời đánh giá chính xác hiệu quả mang lại.

Bệnh nhân trên 40kg, là người trưởng thành hoặc người cao tuổi thì sẽ sử dụng theo đơn vị viên/lần.

Bệnh nhân có mức độ thanh thải kém do bệnh lý thận thường sẽ dùng liều thấp hơn bình thường. Trường hợp này cần có sự theo dõi đặc biệt của nhân viên y tế trong quá trình sử dụng.

Quan tâm đến liều tối thiểu mà thuốc có thể tạo nên tác dụng và liều tối đa chạm ngưỡng độc tính để kê liều phù hợp. Tốt nhất chỉ nên dùng trong khoảng liều này sẽ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Cũng có một số trường hợp cần phải sử dụng vượt liều, tuy nhiên phải có biện pháp xử lý khi bệnh nhân gặp những tình trạng nguy kịch.

Thời điểm uống

Hiện tại sẽ có ba khung giờ thường được khuyến cáo trong sử dụng kháng sinh, đó là: Trước ăn (trước bữa ăn từ 30 – 60 phút), trong ăn (ngay trước hoặc sau khi ăn) và sau ăn (sau bữa ăn từ 30 – 60 phút). Tùy thuộc vào loại kháng sinh được chỉ định mà thời điểm uống sẽ khác nhau.

Ví dụ:

Kháng sinh amoxicillin kết hợp muối của acid clavulanic (nhóm beta lactam) nên dùng ngay trước bữa ăn để tăng sinh khả dụng.

Kháng sinh cefuroxim (nhóm beta lactam) được khuyến cáo dùng trong bữa ăn.

Kháng sinh azithromycin (nhóm macrolid) được chỉ định dùng trước ăn 30 phút.

Kháng sinh spiramycin (nhóm macrolid) nên uống xa bữa ăn…

Uống kháng sinh nhiều có tốt hay không?

Như đã biết, các dạng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng kháng/diệt vi khuẩn, do vậy không phải bệnh lý này cũng nên sử dụng dạng thuốc này. Bên cạnh đó, kể cả trường hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đối tượng cũng chỉ nên sử dụng đến khi hết triệu chứng và không sử dụng kéo dài.

Nếu thường xuyên lạm dụng kháng sinh trong điều trị, cơ thể con người sẽ có nhiều sự thay đổi về cấu trúc và chức năng. Một số tác hại từ việc uống kháng sinh nhiều đã được xác định như:

Suy giảm hệ thống miễn dịch: Sử dụng kháng sinh sẽ giúp cơ thể kháng/diệt khuẩn, tuy nhiên nếu dùng quá lâu hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị “phụ thuộc” vào tác dụng này và giảm khả năng sản sinh kháng thể.

Suy nhược cơ thể: Dùng kháng sinh lâu dài hoặc nhiều lần, đặc biệt là dạng thuốc tiêm sẽ có nhiều tác dụng phụ lên hệ thống thần kinh. Từ đó dẫn tới tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Suy chức năng thận – gan: Kháng sinh sẽ được chuyển hóa chủ yếu qua gan và đào thải qua thận, do vậy khi sử dụng quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng các cơ quan này phải làm việc quá sức. Mặt khác, chất chuyển hóa từ kháng sinh có thể sẽ còn hoạt tính và tác động trực tiếp lên các cơ quan này.

Ảnh hưởng đến thính giác: Các kháng sinh nhóm aminoglycosid, erythromycin, cloramphenicol…nếu sử dụng hàm lượng cao và dài ngày sẽ gây giảm thính lực. Một số trường hợp khi dừng uống thì sẽ hồi phục khả năng nghe, tuy nhiên đây cũng là biến chứng nguy hiểm cần phòng ngừa.

Ảnh hưởng đến cấu trúc xương và răng: Kháng sinh nhóm tetracyclin sẽ ngăn cản sự phát triển của xương và răng, đặc biệt nguy hiểm khi dùng thường xuyên cho trẻ nhỏ.

Cách xử lý khi quá liều

Trong trường hợp sử dụng quá liều kháng sinh, người bệnh có thể xử lý như sau:

Đối tượng người lớn sẽ chủ yếu sử dụng dạng viên nén và tự điều chỉnh được hành vi, do vậy có thể thực hiện kích thích nôn để đưa thuốc ra ngoài. Trường hợp sử dụng dạng thuốc tiêm thì cần được đưa đến bệnh viện để xử lý ngay.

Với trẻ nhỏ, bố mẹ tạo phản xạ nôn cho con bằng cách đưa chất nhầy hoặc vật trơn vào cổ họng. Trường hợp nặng hơn thì tốt nhất nên được giải quyết tại cơ sở y tế gần nhất.

Uống kháng sinh nên ăn gì? Kiêng gì?

Yếu tố thức ăn sẽ tác động trực tiếp lên sinh khả dụng của hầu hết các thuốc kháng sinh. Do vậy bệnh nhân cũng nên quan tâm đến những thực phẩm nên ăn và nên kiêng trong thời gian sử dụng.

Uống kháng sinh nên ăn gì?

Trong thời gian uống kháng sinh, bệnh nhân nên ăn:

Thực phẩm ít dầu mỡ, chủ yếu được chế biến dạng: Luộc, hấp hoặc xào để giảm nguy cơ tương tác.

Thực phẩm nhóm glucid nên dùng gạo lứt hoặc các dạng ngũ cốc.

Thực phẩm nhóm protein nên dùng dạng thịt trắng (gia cầm, hải sản) sẽ nhanh tiêu hóa và hấp thu hơn dạng thịt đỏ.

Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin như: Cam, nho, rau xanh (bắp cải, đậu xanh, súp lơ),…

Thực phẩm chứa chất béo chưa bão hòa: Hạt macca, hạt điều, hạt óc chó…nên được bổ sung vào bữa phụ để tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể

Khi uống kháng sinh không nên ăn gì?

Bệnh nhân nên kiêng những thực phẩm sau trong thời gian uống kháng sinh:

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ không được khuyên dùng khi đang sử dụng thuốc, bởi vì sẽ gây ra tình trạng khó tiêu và có thể gây tương tác với thuốc.

Thực phẩm chứa nhiều acid hữu cơ như: Cam, chanh, bưởi,…Đây là những thực phẩm gây phân hủy mạnh cấu trúc kháng sinh và giảm khả năng chuyển hóa của thuốc tại gan.

Chất kích thích như: Bia lạnh, rượu trắng, thuốc lá,…sẽ tăng khả năng gây độc gan và giảm sinh khả dụng của các kháng sinh đường hô hấp.

Lưu ý trong thời gian uống kháng sinh đúng nhất

Bệnh nhân nên sử dụng đúng liều lượng và khung giờ mà bác sĩ đã chỉ định, khi muốn điều chỉnh liều cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình chuyển hóa và thải trừ thuốc.

Tránh làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể nhanh hồi phục.

Chia bữa ăn thành nhiều bữa để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, đồng thời hạn chế tác động của thức ăn lên chuyển hóa thuốc.

Bệnh nhân có thể dừng sử dụng khi có xuất hiện tình trạng không đáp ứng hoặc dị ứng, tuy nhiên vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

[Giải đáp chuyên gia] Một số thắc mắc của người bệnh

Kháng sinh uống bao nhiêu ngày thì đào thải hết?

Khả năng thải trừ của kháng sinh được đánh giá thông qua chỉ số T ½ và được xác định trên thử nghiệm lâm sàng trước khi bán thuốc ra thị trường. Tùy vào nhóm kháng sinh mà mức độ đào thải cũng sẽ khác nhau.

Thông thường kháng sinh có T ½ trong khoảng 6 – 8h, nghĩa là để đảm bảo hiệu quả bệnh nhân phải dùng từ 2 – 3 liều/ngày. Tuy nhiên đối với một số nhóm kháng sinh tác dụng kéo dài như azithromycin sẽ chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày vì T ½ là 72 giờ.

Uống kháng sinh có ảnh hưởng đến tinh trùng/ kinh nguyệt không?

Theo các nghiên cứu đã công bố, một số nhóm kháng sinh sẽ tác động lên chức năng và cấu trúc của tinh trùng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở nữ giới. Do vậy bác sĩ cần thận trọng trong chỉ định và trao đổi trước với bệnh nhân về vấn đề này.

Uống kháng sinh gây nhiệt miệng

Uống kháng sinh liều cao, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng đào thải ở gan, gây ra tình trạng nóng trong và nhiệt miệng. Để giảm tác dụng phụ này, bệnh nhân nên uống nhiều nước hơn và hỏi ý kiến bác sĩ về việc giảm liều điều trị.

Mẹ bầu mà uống kháng sinh có mất sữa không?

Việc sử dụng kháng sinh thông thường sẽ không gây ra tình trạng mất sữa, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa non. Từ đó tác động đến sức đề kháng của nhũ nhi và trẻ sơ sinh.

Khi dùng kháng sinh có tiêm phòng được không?

Nhìn chung việc sử dụng kháng sinh sẽ không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch với các dòng kháng sinh. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân (đặc biệt là trẻ nhỏ), bác sĩ sẽ cân nhắc về việc điều chỉnh lịch tiêm nếu cần.

Uống kháng sinh liều cao có sao không?

Uống kháng sinh liều cao là khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng, tuy mang lại những đáp ứng nhanh chóng nhưng việc làm này sẽ khiến người bệnh tăng cảm giác mỏi mệt và suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, dùng kháng sinh liều cao cũng gây ra những tác dụng phụ như: Suy chức năng gan – thận, rối loạn tiêu hóa, suy giảm trí nhớ, buồn ngủ, tăng cân mất kiểm soát,…

Hậu Quả Khi Cho Trẻ Uống Thuốc Ho Quá Liều!!!

Thứ Hai, 29-10-2018

Tưởng như chẳng bao giờ có gì nguy hại, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường vô tình cho trẻ uống thuốc ho quá liều mà chẳng hề hay biết đến hậu quả. Để rồi khi những hiểm nguy xảy ra với sức khỏe con trẻ, đổi lại chính là sự ân hận muộn màng của ông bà, cha mẹ.

Nếu trẻ uống thuốc ho quá liều sẽ như thế nào?

Chị Vân, 30 tuổi, Gia Lai đã gửi thư về chia sẻ câu chuyện của mình như sau:

“Khi mọi chuyện đã qua đi, mình mới gom đủ bình tĩnh để ngồi viết những dòng này chia sẻ đến mọi người một chuyện làm mình cực kì ân hận: cho trẻ uống thuốc ho quá liều. Hai vợ chồng mình sinh bé Nhi xong thì ở riêng. Là đứa đầu nên nhiều khi tay chân chăm cháu cũng cứ lóng ngóng. Rồi dạo dịch viêm họng cấp xảy ra, bé Nhi tất nhiên cũng không tránh khỏi. Với tâm lí sốt sắng nghĩ rằng “càng nhiều càng tốt”, mình cho bé uống thuốc với thời gian sai lệch so với thời gian bác sĩ quy định. Thay vì một ngày chỉ chia thành 3 lần, mình bấm bụng tăng thêm 1 cữ khuya với hi vọng bé sớm ngày đỡ bệnh. Mọi chuyện bình thường cho đến khi nửa đêm, mình giật mình thức giấc thì thấy người cháu nóng bừng. Hơn nữa có dấu hiệu co giật nhẹ, hàm cắn chặt và lay mãi chẳng tỉnh. Mình ngoài việc hoảng hốt gọi ông xã thì chỉ biết ôm con và khóc. May là mình thức dậy kịp lúc. May là hôm ấy ảnh không đi công tác. May là chồng mình bình tĩnh đưa con vào viện nhanh chóng… Mình quả thực không dám nghĩ đến buổi tối hôm ấy nữa!”

Câu chuyện cho trẻ uống thuốc ho quá liều của chị Vân trên thực tế không phải điều hiếm gặp. Tại khoa nhi của nhiều bệnh viện, có không ít trường hợp trẻ phải nhập viện theo dõi điều trị dài ngày do sự thiếu hiểu biết của bậc phụ huynh. Thậm chí khi không kịp thời cấp cứu, đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí tuệ và sức khỏe mãi về sau, kể cả trẻ bị tử vong vì sốc thuốc và cấp cứu muộn.

Những hậu quả khi cho trẻ uống thuốc ho quá liều

Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé gần như yếu ớt hơn rất nhiều. Vì vậy trẻ em là đối tượng hàng đầu có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc cảm cúm, ốm sốt. Đa phần, các dấu hiệu viêm họng ở trẻ đều là bệnh thường gặp, ít gây nguy hiểm và sẽ nhanh chóng khỏi hẳn khi được chăm sóc cẩn thận. Theo đó, thói quen của không ít gia đình chính là tự mua thuốc về điều trị cho trẻ, nhất là những nhóm thuốc không cần kê đơn như: thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc bổ phế,…

Thế nhưng không phải ai cũng có khả năng làm bác sĩ. Không phải thuốc nào cũng có thể dùng để điều trị viêm họng cho trẻ. Bởi hầu như các loại thuốc khi sử dụng đều có thể khiến trẻ gặp các phản ứng phụ, dị ứng, sốc phản vệ,…

Đặc biệt với những trẻ uống thuốc ho quá liều, thông thường sẽ phải đối mặt với những hậu quả như:

Rối loạn cân bằng sinh học: cụ thể là rối loạn chức năng tiêu hóa, đường ruột ở trẻ. Ngoài ra sẽ làm suy kiệt hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ, khiến công cuộc chữa trị phục hồi diễn ra khó khăn, trì trệ.

Tắc nghẽn hô hấp, co giật: khi thuốc ho, bổ phế dùng quá liều sẽ gây ra trạng thái co bóp mạnh ở khí quản, thậm chí là suy hô hấp, nghẽn đường thở, suy tim,…

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: dùng thuốc liều cao/quá liều sẽ tạo thành áp lực đến hệ thần kinh của trẻ, gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Có trường hợp vì uống quá liều mà trẻ bị trầm cảm hoặc biến thành ngốc nghếch.

Ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình phát triển và sức khỏe của trẻ.

Suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày

Biểu hiện khi trẻ uống thuốc ho quá liều

Mức độ nhẹ: da ửng đỏ, ngứa ngáy, nổi mẩn. Miệng khô lưỡi đắng, nôn mửa, đau bụng, bồn chồn, ù tai, váng đầu, sốt cao,…

Mức độ nghiêm trọng: tăng nhịp tim, nôn mửa có xen lẫn bọt máu, đồng tử mở to ( có khi trợn mắt), động kinh, co giật, líu lưỡi, thở gấp, bất tỉnh,…

Cách phòng ngừa uống thuốc quá liều ở trẻ

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong suốt quá trình điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:

Khám chữa và nhận thuốc tại bệnh viện, phòng khám “mát tay”: khi trẻ cảm thấy không khỏe, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra các phương pháp phù hợp, an toàn với trẻ nhất.

Uống thuốc theo toa, đơn: hầu như các bác sĩ đều sẽ đưa ra liều lượng theo đúng với thể trạng, mức độ của trẻ. Vậy nên các bậc phụ huynh cần chia nhỏ lần thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, tránh tự ý gia giảm liều lượng.

Không gộp lần uống: nhiều cha mẹ thường không nhớ rõ thời gian cách lần uống của con và có thói quen uống “bù” cho đủ cữ. Điều này tuyệt đối không nên áp dụng vì có thể gây ra sốc thuốc ở trẻ. Nên đánh dấu, ghi chú rõ giờ giấc mỗi lần uống và thực hiện đúng để trẻ chóng lành bệnh.

Để thuốc xa tầm tay trẻ: trẻ em luôn tò mò về những điều mới lạ, nhất là hứng thú với những viên thuốc nhiều màu sắc. Hãy chắc chắn thuốc chữa viêm họng của trẻ được cất ở nơi thoáng mát, khô ráo và ở nơi trẻ không thể tìm thấy, với tới.

Khi trẻ uống thuốc ho quá liều: nếu trẻ vẫn tỉnh táo hoặc ngộ độc ở mức độ nhẹ, nên giữ trẻ ngồi thẳng, cho trẻ uống nhiều nước ấm để kích thích bài tiết lọc bớt thuốc dư thừa. Sau đó, nếu có thể nên cho trẻ ói bớt thuốc ra ngoài và đưa đến cơ sở y tế. Ở trường hợp nghiêm trọng, nên gọi xe cấp cứu hoặc lập tức đưa đến bệnh viện để súc ruột. Không nên tự ý kéo dài thời gian sơ cứu vì sẽ làm chậm trễ quá trình giải độc cho trẻ.

“Trẻ em như búp trên cành”. Bất kì sự kiện nào xảy ra với trẻ đều có thể để lại di chứng hệ lụy về sau này. Đặc biệt là trong vấn đề sức khỏe, cơ thể của trẻ vẫn chưa đủ hoàn chỉnh và mạnh mẽ để chống lại những tổn thương đến từ bên ngoài. Chỉ cần “sai một li sẽ đi một dặm”, chỉ vì chủ quan của nhiều bậc phụ huynh mà đứa trẻ phải gánh nhiều hiệu quả đáng tiếc.

Vì vậy vấn đề trẻ uống thuốc ho quá liều cần được xem là một vấn đề nguy cấp và nghiêm trọng. Trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, chắc hẳn sẽ có không ít lần trẻ nhiễm bệnh. Thế nên sự quan tâm kĩ lưỡng từ phía gia đình chắc chắn là điều không thể thiếu. Đừng vì một chút lơ đễnh, một chút vô tâm mà khiến trẻ uống thuốc ho quá liều hoặc dùng thuốc sai cách. Đổi lại, đó có thể chính là sự hối hận muộn màng.

An Tư

Hướng Dẫn Liều Kháng Sinh Đường Uống Cho Trẻ Em

Nguồn: Conseil du médicament Québec (2009). Dosage Guidelines for Commonly Used Antibiotics in Children.

Người dịch: DS. Vũ Thị Vân – Khoa Dược, Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương.

Hướng dẫn này chỉ phục vụ mục đích thông tin, không có chủ định thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán và điều trị của nhân viên y tế.

50 mg/kg/ngày

90 mg/kg/ngày

(liều cao)

Mỗi 8 hoặc 12 giờ

125 và 250 mg/5 ml hỗn dịch

250 và 500 mg viên nang cứng

125 và 250 viên nhai, viên nén

45-50 mg/kg/ngày

(amoxicillin)

45-90 mg/kg/ngày

(amoxicillin)

Mỗi 8 giờ (công thức 4:1)

Mỗi 12 giờ (công thức 7:1) §

125 và 250 mg (amoxicillin)/5 ml hỗn dịch

250 và 500 mg viên nén

200 và 400 mg (amoxicillin)/5 ml hỗn dịch

875 mg viên nén

10 mg/kg/ngày ngày đầu tiên, 5 mg/kg/ngày trong 4 ngày sau đó

(viêm tai – viêm phổi)

12 mg/kg/ngày x 5 ngày

(viêm họng)

Mỗi 24 giờ

Mỗi 24 giờ

100 và 200 mg/5 ml hỗn dịch

250 mg viên nén

30 mg/kg/ngày

(viêm tai – viêm xoang)

15 mg/kg/ngày

(viêm họng)

Mỗi 12 giờ

Mỗi 12 giờ

125 và 250 mg/5 ml hỗn dịch

250 và 500 mg viên nén

30 mg/kg/ngày

(viêm tai – viêm xoang)

Mỗi 12 giờ

125 mg/5 ml hỗn dịch

250 và 500 mg viên nén

25-50 mg/kg/ngày (viêm họng)

Mỗi 6, 8 hoặc 12 giờ

125 và 250 mg/5 ml hỗn dịch

250 và 500 mg viên nén hoặc viên nang cứng

15 mg/kg/ngày

Mỗi 12 giờ

125 và 250 mg/5 ml hỗn dịch

250 và 500 mg (Biaxin Bid MC) viên nén

20-30 mg/kg/ngày

Mỗi 8 giờ

75 mg/5 ml hỗn dịch

150 và 300 mg viên nang cứng

30 mg/kg/ngày

Mỗi 6 hoặc 8 giờ

250 mg viên nén

5-7 mg/kg/ngày

Mỗi 6 hoặc 8 giờ

50 và 100 mg viên nang cứng

25-50 mg/kg/ngày

Mỗi 6 giờ

Mỗi 12 giờ (viêm họng)

125, 180, 250 và 300 mg/5 ml hỗn dịch

300 mg viên nén

8-12 mg/kg/ngày (trimethoprim)

Mỗi 12 giờ

40 mg (TMP)/5 ml hỗn dịch

20, 80 và 160 mg (TMP) viên nén

40mg/kg/ngày

Mỗi 6 giờ

125 và 250 mg viên nang cứng

*Chỉ liệt kê một thuốc mặc dù trên thị trường có nhiều biệt dược khác.

† Liều uống hàng ngày phải được chia theo khoảng cách liều khuyến cáo. Liều tối đa hàng ngày không được vượt quá liều dùng cho người lớn.

§Công thức 7:1, dùng 2 lần/ngày của amoxicillin-kali clavulanat (Clavulin ®) là được ưu tiên hơn vì sự hấp thu qua đường tiêu hóa của nó tốt hơn.

About Author

vothiha