Top 4 # Xem Nhiều Nhất Uống Thuốc Paracetamol Khi Đói Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Thầy Thuốc Cảnh Báo 7 Loại Thuốc Không Nên Uống Khi Đói

Có rất nhiều loại thuốc được Thầy thuốc tư vấn ghi “uống thuốc trước khi ăn” nhưng do thói quen của người Việt thường không theo hướng dẫn sử dụng. Cần chú ý không gây hậu quả nghiêm trọng.

Mỗi loại kháng sinh hoạt động theo một cơ chế khác nhau, vì vậy một số nên uống trong khi ăn, nhưng một số khác lại không nên vì có thể gây hại. Các loại kháng sinh nên uống trong khi ăn là amoxicillin, augmentin, clofazimine và một số loại khác.

2. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID được sử dụng để điều trị đau nhờ ức chế prostaglandin, là những thụ thể đau của cơ thể. Thuốc Tây Y Naproxen được dùng để điều trị đau đầu, đau do viêm khớp và đau do kinh nguyệt. Ibuprogen có thể giúp giảm sốt và giảm đau nhẹ khi chữa răng. Aspirin được coi là một loại thuốc kì diệu một phần vì khả năng dự phòng đau tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ gây ra bởi cục máu đông. Uống những loại NSAID này trong khi ăn có thể ngăn ngừa những vấn đề về dạ dày ruột hoặc xuất huyết ở đường tiêu hóa.

Prednisone là nhóm thuốc có thể dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc nước. Nó được sử dụng cho những người có lượng corticosteroid thấp, loại hormon điều tiết tuyến thượng thận giúp ức chế viêm trong cơ thể và bảo vệ chống lại các tình trạng như viêm khớp và xơ cứng rải rác. Cần uống những thuốc này cùng với đồ ăn hoặc sữa để giúp giảm kích ứng và loét dạ dày. Nếu dùng prednisone dạng thuốc nước, Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ khuyên nên pha với nước ép trái cây, nước sốt táo hoặc bất cứ loại thực phẩm mềm nào khác.

Metformin được sử dụng để điều trị tiểu đường týp 2. Loại thuốc này cũng cần được uống trong khi ăn để tránh tiểu tiện không tự chủ hoặc kích ứng dạ dày. Uống thuốc tiểu đường chung với đồ ăn cũng giúp ngăn ngừa đường huyết thấp.

Uống thuốc tránh thai đúng giờ mỗi ngày là rất quan trọng để phát huy tối đa hiệu quả, nhưng bạn cũng cần uống thuốc trong bữa ăn. Uống thuốc tránh thai trong khi ăn sẽ giúp giảm thiểu buồn nôn. Ngoài ra đặt lịch dùng thuốc trùng với bữa ăn sẽ giúp bạn nhớ uống thuốc.

Thuốc kháng axit làm giảm ợ nóng và khó tiêu nhờ trung hòa axit dạ dày. Bạn có thể mua những thuốc này không cần đơn nhưng cần uống thuốc trong vòng 1 giờ sau khi ăn hoặc trong bữa ăn. Tuy nhiên, Tin tức Y Dược cho biết nếu triệu chứng khó tiêu xuất hiện ban đêm, thì hãy uống thuốc mà không cần ăn

Không giống các NSAID, các thuốc giảm đau gây ngủ là những opioid, làm giảm các tín hiệu đau trong não. Một số opioid là codein, hydrocodon, oxycodon và morphin. Để tránh buồn nôn và nôn, hãy uống những thuốc này trong khi ăn. Những thực phẩm có chất xơ đặc biệt có lợi để tránh táo bón.

Paracetamol: Khi Nào Nên Uống, Dùng Bao Nhiêu Là Đủ?

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, ngộ độc paracetamol không phải là hiếm gặp, tại khoa đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp nặng, thậm chí đã có trẻ tử vong.

Lý giải nguyên nhân khiến trẻ ngộ độc paracetamol, bác sĩ Duy cho rằng thứ nhất đây là loại thuốc phổ biến, không cần kê đơn, chính vì thế phụ huynh thường tự ý mua về cho con sử dụng khi hạ sốt, đó là lý do khiến trẻ dễ bị ngộ độc.

Nguyên nhân thứ hai là paracetamol có quá nhiều các loại bào chế từ viên nén, viên đạn, dạng gói, dạng nước với nhiều hàm lượng khác nhau nên rất dễ nhầm lẫn khi sử dụng hàng ngày.

Một vấn đề nữa là do sự bất cẩn của gia đình, một số trường hợp sốt cao mà bố mẹ cứ tưởng là dùng hạ sốt liều cao sẽ hạ được nhanh. Điều đó rất dễ gây ngộ độc nhất là trẻ nhỏ. Nguyên nhân cuối cùng là do sự hướng dẫn giải thích của nhân viên y tế chưa đầy đủ khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn.

Đối với trẻ bị ngộ độc paracetamol, bác sĩ Duy cho rằng biểu hiện của trẻ khi ngộ độc thuốc hoặc uống quá liều thường xuất hiện trong 24 giờ. Tuy nhiên, biểu hiện đó thường gắn với bệnh chính của trẻ với các dấu hiệu thường là rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn, da xanh, ngủ li bì.

Từ 24 đến 48 giờ sau, nếu trẻ không được đưa đến viện cấp cứu thì sẽ bị tổn thương gan. Sau 72 giờ, triệu chứng của gan nặng thêm dẫn đến suy gan, rối loạn tri giác, hạ đường huyết, suy thận, rối loạn đông máu.

Vì vậy, bác sĩ Duy khuyến cáo, chỉ cần nghi ngờ trẻ uống thuốc hạ sốt quá liều cần đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, còn nếu để xuất hiện triệu chứng nặng thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Việc điều trị cho trẻ không khó, nhưng phải tùy vào giai đoạn trẻ được đưa đến viện. Nếu ở giai đoạn muộn khi tổn thương gan không hồi phục thì rất khó khăn.

Đối với chỉ định khi dùng paracetamol, bác sĩ Duy chia sẻ: “Dù paracetamol là thuốc thông thường nhưng vẫn có những chỉ định khi sử dụng, ví dụ như trẻ sốt trên 38,5 độ C, số lần và liều lượng do bác sĩ chỉ định hoặc đọc kỹ trên đơn thuốc. Còn nếu sốt cao không hạ, sốt kéo dài trên 3 ngày phải đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Liều dùng thông thường thì là 10-15mg/kg cho một lần dùng. Mỗi ngày uống không quá 04 lần, khoảng cách giữa các lần dùng là từ 4-6 tiếng. Liều hạ sốt an toàn là không quá 60mg/kg trong một ngày. Trong trường hợp dùng kết hợp với các thuốc hạ sốt khác phải được sự tư vấn của bác sĩ”.

Khi cho trẻ dùng Paracetamol cần chú ý đến liều lượng.

Bác sĩ Duy cũng cảnh báo, những trẻ có bệnh mãn tính từ trước, đặc biệt là bệnh gan mật, nếu sử dụng phải có hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu liều dùng chỉ cần quá 100mg/kg/ngày cũng thể dẫn tới ngộ độc. Đối với trẻ bình thường, liều ngộ độc thường là trên 150mg/kg/ngày.

“Ví dụ như trẻ 20kg thì sẽ uống 300mg, nếu chỉ có viên paracetamol 500mg thì sẽ cho trẻ uống 2/3 viên. Còn về thành phần thuốc giống nhau, miễn là liều lượng khi cho uống là phải đúng. Nếu uống hàm lượng nhiều quá so với cân nặng thì đương nhiên là ngộ độc, còn nếu uống ít quá thì lại ít có tác dụng hạ sốt”, bác sĩ Duy cho hay.

Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Ngọc Duy – Theo Bệnh viện Nhi TW

Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Thuốc Tramadol + Paracetamol Là Gì?

Thuốc Tramadol + paracetamol là thuốc dùng để giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra số tác dụng phụ nghiêm trọng cho người bệnh.

Trình Dược viên cho biết, thuốc tramadol + paracetamol có tác dụng giảm đau gồm 2 thành phần hoạt chất: tramadol và acetaminophen. Tramadol là loại thuốc giảm đau gây nghiện, có tác dụng lên não làm thay đổi cảm giác và phản ứng của cơ thể với cơn đau. Acetaminophen được dùng để giảm đau và hạ sốt.

Liều dùng thuốc tramadol + paracetamol như thế nào?

Thông tin được cung cấp trên trạng nhà thuốc GPP chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế cho lời khuyên của Bác sĩ. Vì thế, hãy luôn hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tramadol + paracetamol.

Liều dùng thuốc tramadol + paracetamol cho người lớn:

Đối với thuốc tramadol + paracetamol nên dùng trong thời gian ngắn để giảm đau cấp tính (trong vòng 5 ngày trở lại) bằng cách uống 2 viên nén mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết.

Không dùng quá 8 viên mỗi ngày.

Liều dùng thuốc tramadol + paracetamol cho trẻ em:

Theo tin tức ngành dược, thuốc tramadol + paracetamol hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra và quyết định liều dùng thông thường cho trẻ em. Vì thế, nếu bạn muốn cho trẻ dùng thuốc này hãy hỏi Bác sĩ thật kỹ để tránh xảy ra những tác dụng không mong muốn.

Thuốc tramadol + paracetamol có những dạng và hàm lượng nào?

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc tramadol + paracetamol

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc tramadol + paracetamol

Đối với bất kỳ loại thuốc nào đều có thể gây ra một số tác dụng phụ bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, tình trạng đáp ứng thuốc của mỗi người,… Theo đó, khi sử dụng thuốc tramadol + paracetamol có thể xảy ra một số tác dụng phụ thường gặp như: táo bón, tiêu chảy, choáng váng, uể oải, đau đầu, chán ăn, đổ mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi, khó ngủ hoặc nôn mửa.

Nếu như xảy ra những tác dụng phụ nghiêm trọng sau hãy đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời:

Phản ứng dị ứng nặng (phát ban; nổi mẫn; ngứa ngáy; khó thở;cứng ngực; miệng, mặt hoặc môi, cổ họng, lưỡi bị sưng; khàn giọng, thở khò khè);

Đau ngực;

Lú lẫn;

Đi vệ sinh khó khăn;

Đổ mồ hôi nhiều;

Ngất xỉu;

Tim đập nhanh hoặc bất bình thường;

Sốt;

Chứng ảo giác;

Mất kiểm soát;

Tinh thần hoặc tâm trạng thay đổi (lo âu, buồn phiền);

Sưng, đỏ;

Giộp da, lột da;

Động kinh (co giật);

Nôn mửa nhiều, tiêu chảy;

Đau đầu liên tục hoặc dữ dội;

Choáng váng;

Thở nông và chậm;

Có suy nghĩ tự tử;

Các biểu hiện của vấn đề về gan (vàng da và mắt, nước tiểu có màu sẫm, đau bụng, ăn không ngon);

Rùng mình;

Mệt và suy nhược trong người;

Thị giác thay đổi;

Da tím tái.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Bạn có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có Thai Uống Thuốc Hạ Sốt Được Không? Uống Paracetamol Được Không?

Thông thường, các chuyên gia thường khuyến cáo các mẹ bầu, trong thời gian mang thai nên tránh tuyệt đối các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Chính vì thế, có thai uống thuốc hạ sốt được không? uống paracetamol được không? là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc này.

Có thai uống thuốc hạ sốt được không? uống paracetamol được không?

Như đã nói ngay ở đầu bài viết, trong thời gian mang thai mẹ bầu được khuyến cáo tránh tối đa các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Bởi việc sử dụng thuốc trong thời gian này nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi là rất cao. Thậm chí có thể gây dị tật thai nhi, sảy thai trong 3 tháng đầu và sinh non vào 3 tháng cuối. Những biến chứng này có thể xảy ra với mọi loại thuốc bà bầu sử dụng không riêng gì thuốc hạ thuốc và paracetamol.

Vậy có thai uống thuốc hạ sốt được không? uống paracetamol được không? thực tế thì mẹ bầu vẫn có thể uống được thuốc hạ sốt và thuốc paracetamol. Bởi paracetamol là loại thuốc được bào chế đa dạng, phù hợp với nhiều đặc điểm riêng của các bà mẹ dạng gói, viên, siro, cốm, viên sủi bọt… Thuốc này tương đối lành tính không chỉ với bà bầu mà với hầu hết thể trạng người bệnh. Paracetamol không gây dị tật thai nhi, không gây sảy thai trong 3 tháng đầu, không dẫn tới đẻ non trong 3 tháng cuối. Bà bầu dùng thuốc hạ sốt paracetamol cũng ít gặp tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe em bé sau sinh.

Tuy nhiên, thuốc Paracetamol có thể gây hại cho gan. Lý do là bởi trong thuốc paracetamol có chứa hợp chất hợp chất hóa học có thể gây viêm gan điển hình và viêm gan nặng nếu dùng quá liều và không đúng cách. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn thì các chuyên gia khuyên mẹ bầu trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trường hợp nếu sau khi uống thuốc gặp phải các biểu hiện bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Gợi ý địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội

Hiện nay, một gợi ý cho các mẹ bầu về địa chỉ thực hiện thăm khám và theo dõi thai sản uy tín tại Hà Nội mà mẹ có thể tham khảo và lựa chọn đó chính là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa tín thuộc top đầu tại Hà Nội và đạt 83 tiêu chí khắt khe. Cùng với đó là toàn bộ quá trình thăm khám thai đều do đội ngũ y bác sĩ chuyên sản phụ khoa giỏi, ưu tú, hơn 20 năm kinh nghiệm trữ tiếp thực hiện.