Top 10 # Xem Nhiều Nhất Uống Thuốc Rối Loạn Tiền Đình Khi Mang Thai Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Bị Rối Loạn Tiền Đình Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không ?

Bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của các mẹ bầu. Các cơn ốm nghén trong thời kỳ mang thai đã là một vất vả, giờ còn phải chịu đựng những cơn đau đầu, chóng mặt thì quả là rất mệt mỏi và áp lực.

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ mang trong mình một sinh linh mới, gánh trên người sức nặng của thai nhi, lúc ấy người phụ nữ không chỉ mệt mỏi vì công việc, lo toan, suy nghĩ làm thế nào để sức khỏe, trí não của thai nhi được khỏe mạnh, sau khi sinh em bé, làm thế nào cho con được một cuộc sống tốt đẹp,.. Tất cả những điều đó chúng ta vẫn nghĩ đơn thuần là chuyện bình thường mà người mang thai nào cũng trải qua, nhưng đó chính là một trong những tác nhân gây ra rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai.

Vì sao phụ nữ mang thai mắc bệnh rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân như:

Khi mang thai, phụ nữ sẽ gặp tình trạng ốm nghén dẫn đến chán ăn. Nếu không ăn uống sẽ không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng chất dinh dưỡng cho thể, dẫn đến các nội tiết tố thay đổi sẽ gây ra tình trạng huyết áp thấp. Bên cạnh đó, khi cơ thể thiếu chất sắt, thiếu máu, không đủ lượng máu cung cấp lên não, khiến người bệnh lúc nào cũng có cảm giác chóng mặt, hoa mắt.

Người làm mẹ nào cũng vậy, luôn mang trong mình tâm trạng lo lắng, căng thẳng về thai nhi hoặc thêm vào đó là áp lực về công việc sẽ khiến tinh thần không thoải mái, dễ gây rối loạn tiền đình.

Với tâm lý của nhiều người, khi mắc một số bệnh thông thường thì hay tự ý sử dụng thuốc nhưng sử dụng thuốc không an toàn, quá liều hoặc không đúng quy định, dị ứng thuốc,.. cũng làm nguy cơ rối loạn tiền đình tăng cao.

Chế độ làm việc, sinh hoạt không phù hợp hay thường xuyên thức khuya, mất ngủ kéo dài dễ gây ra chứng rối loạn tiền đình.

Ngoài ra phụ nữ khi mang thai mắc các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thoái hóa cột sống, các bệnh về hệ thần kinh như rối loạn thần kinh, suy nhược thần kinh, u não,.. hay các bệnh về tim mạch,… cũng dễ sinh ra chứng rối loạn tiền đình.

Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai

Người mang thai lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, cơ thể uể oải, cảm xúc thay đổi như dễ nổi giận, cáu gắt, bực tức, khó chịu,… Điều này tưởng chừng là bình thường nhưng nếu không có sự quan tâm từ gia đình, kéo dài sẽ khiến có nguy cơ bị trầm cảm.

Tay chân lúc nào cũng có cảm giác như có kiến bò, ù tai, đi kèm là các triệu chứng nôn mửa và nôn rất nhiều.

Buổi sáng thức dậy luôn có cảm giác chóng mặt, người lao đao, đứng dậy khó khăn. Bên cạnh đó, người mang thai cũng hay cảm thấy chóng mặt kinh khủng, cơ thể mất thăng bằng, đi đứng không vững,…

vào nửa đêm hoặc gần sáng thì các cơn đau càng trở nên nặng hơn, kéo dài trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày.

Huyết áp tụt, mạch đập rất nhanh.

Các mẹ bầu hay người thân hãy chú ý các dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai như sau:

Bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai có nguy hiểm không?

Bất cứ người cha làm mẹ nào cũng vậy, đều muốn con mình sinh ra sẽ được lành lặn, khỏe mạnh. Với nhiều người, cho em bé một sức khỏe, một cuộc sống khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, người nhiều vẫn rất lo lắng không biết một người phụ nữ mắc chứng rối loạn tiền đình khi đang mang thai thì có nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Về vấn đề này, các bác sĩ cho biết, rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm trực tiếp, nhưng sẽ có những ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng tâm lý người mẹ lại ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Nếu người phụ nữ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi hay tinh thần bất ổn kéo dài thì đương nhiên quá trình phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, bạn có nghĩ đến việc nếu mình luôn bị chóng mặt, hoa mắt, đi đứng không vững trong chu kỳ thai kỳ sẽ như thế nào? Bị rối loạn tiền đình với những người bình thường đã rất mệt mỏi, huống chi là đối với những người mang thai. Bản thân người phụ nữ khi mang thai mà mắc rối loạn tiền đình không phải chỉ bảo vệ cho mình mà còn cả cho con. Vậy nếu chóng mặt, hoa mắt, đi đứng không vững sẽ dẫn đến té ngã, lúc đó thai nhi sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sự an toàn của cả 2 mẹ con.

Ngoài ra, việc ăn uống không đầy đủ cũng không thể cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho em bé. Thai nhi lúc đó sẽ không được phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Chưa nói đến việc khi bị những cơn đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình hoành hành, nhiều người chỉ nghĩ đến việc dùng ngay một thuốc giảm đau nào đó, nhưng không chú ý rằng liệu những loại thuốc đó có ảnh hưởng đến thai nhi không. Đó cũng là một ảnh hưởng nghiêm trọng đến các em bé.

Nếu thấy mình có các dấu hiệu của rối loạn tiền đình thì các mẹ bầu hoặc gia đình đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám cũng như tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Không tự ý sử dụng các thuốc chữa rối loạn tiền đình hay các triệu chứng của nó một cách tùy tiện bởi có thể sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó cũng nên tránh các hoạt động nặng hay hạn chế di chuyển nhiều.

Người mang thai phải thư giãn đầu óc, tránh tình trạng lúc nào cũng căng thẳng, mệt mỏi. Một tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cũng là cách làm giảm ảnh hưởng của rối loạn tiền đình.

Mặt khác, gia đình, người thân, đặc biệt là người chồng nên quan tâm, chăm sóc, gánh vác việc nhà giúp người phụ nữ,… cũng giúp tinh thần các bà bầu tốt hơn. Gia đình cũng là một tác nhân, có thể giúp người mang thai cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ nhưng cũng có thể gây ra những nỗi lo toan, muộn phiền, sinh ra chứng trầm cảm thì rất không tốt.

Phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình phải làm sao?

Ngâm chân bằng nước nóng: Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, người mang thai nên ngâm chân ở nhiệt độ từ 35-45 độ C trong khoảng 30 phút. Ngâm chân sẽ giúp các mẹ bầu giảm được chóng mặt, đau đầu cũng như các bệnh xương khớp khác.

Ngoài những biện pháp nêu trên thì các bác sĩ cũng hướng dẫn phụ nữ mang thai một số bài tập nhẹ nhàng tại nhà có thể hỗ trợ làm giảm rối loạn tiền đình như sau:

+ Xoa trán: Dùng 3 ngón tay trỏ, giữa và áp út chụm lại rồi xoa phần trán trong khoảng 20 phút. Sau đó,xoa và miết xuống dọc 2 bên lông mày. Cách này sẽ giúp làm giảm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn rất hiệu quả

+ Xoa sau gáy: Dùng cả bàn tay úp lại rồi xoa lên xuống 2 bên sau gáy khoảng 20 lần. Cách này có công dụng làm tinh thần ổn định, lưu thông khí huyết, tăng cường máu lên não.

Bên cạnh đó phụ nữ mang thai cũng có thể áp dụng thêm những phương pháp như tập yoga, ngồi thiền, massage, xông hơi trị liệu,… giúp cơ thể thư giãn cũng rất hiệu quả.

Tổng hợp: HÀ NGUYỄN

Quả thật, làm mẹ là một điều thiêng liêng nhất của người phụ nữ, nhưng chu kỳ thay kỳ phải trải qua bao điều vất vả, mệt mỏi là một điều rất cao quý đáng trân trọng của người làm mẹ. Do đó, với những gì vừa chia sẻ, các mẹ bầu đã biết cho mình cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất và tránh được chứng rối loạn tiền đình khó chịu.Chúc cho các mẹ bầu sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc và lúc nào cũng khỏe mạnh.

Thân chào!

Các bệnh viện khám rối loạn tiền đình tại TPHCM tốt và uy tín nhất Những cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình ai cũng biết Tiền đình Bảo Khang chữa rối loạn tiền đình có tốt không? giá bao nhiêu?

Rối Loạn Tiền Đình Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không, Cách Điều Trị

Rối loạn tiền đình là Hội chứng thường xảy ra với phụ nữ, đặc biệt là các bà bầu. Rối loạn tiền đình khi mang thai 3 tháng đầu chiếm tỷ lệ cao do trong những tháng này bà bầu thường gặp tình trạng ốm nghén, chán ăn dẫn tới cơ thể suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.

Sức khỏe và tâm lý người mẹ trong thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Vì vậy, nếu người mẹ luôn trong tình trạng mỏi mệt, đau đầu hay bất ổn về tinh thần do bệnh lý tiền đình thì sự phát triển của em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai bị tiền đình rất dễ xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn như ngã cầu thang, đi đứng không vững cực kỳ nguy hiểm. Ngoài bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ, mẹ nên thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe cho cả mẹ và bé nhằm đảm bảo thai nhi luôn khỏe mạnh, phát triển tự nhiên trong bụng mẹ.

3. Dấu hiệu và nguyên nhân bị rối loạn tiền đình khi mang thai

3.1. Dấu hiệu

Một số dấu hiệu thường thấy của chứng rối loạn tiền đình khi mang thai là người mẹ luôn mệt mỏi, uể oải và cảm xúc, tâm trạng dễ nóng giận, khó chịu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm rất đáng lo. Ngoài ra, hiện tượng tay chân có cảm giác như kiến bò kèm nôn mửa và ù tai cũng là dấu hiệu của hội chứng tiền đình. Biểu hiện chóng mặt, đau đầu của tiền đình thường xuất hiện buổi sáng khi thức dậy hoặc nửa đêm. Càng gần về sáng những cơn đau nhức này càng nặng hơn đi kèm cảm giác tê bì chân tay, huyết áp tụt nhanh và mạch đập bất thường.

3.2. Nguyên nhân gây bệnh

Đa số phụ nữ khi mang bầu đặc biệt là 3 tháng đầu thường mắc chứng ốm nghén dẫn đến tình trạng chán ăn. Chính nguyên nhân này khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, thiếu máu cấp cho não bộ khiến người bệnh lao đao, chóng mặt. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận tiền đình. Thay đổi về tâm sinh lý cùng những mệt mỏi về thể chất đã tác động trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu dẫn tới hội chứng rối loạn tiền đình.

4. Cách điều trị rối loạn tiền đình khi mang thai

Hội chứng rối loạn tiền đình khi mang thai chủ yếu do tâm lý mẹ bầu mà ra. Vì vậy, muốn chữa bệnh này đòi hỏi các mẹ bầu cần cải thiện tâm trạng lạc quan và yêu đời hơn. Uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai cần phải có chỉ định của bác sĩ vì hầu hết loại thuốc tiền đình đều chống chỉ định với phụ nữ mang thai vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Một số lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dành cho những mẹ bầu đang đối mặt với bệnh lý tiền đình cũng như gia đình bệnh nhân như sau:

Khám sức khỏe chuyên sâu tại bệnh viện uy tín ngay khi xuất hiện những dấu hiệu của hội chứng tiền đình như chóng mặt, nhức đầu.

Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc một cách tùy tiện, tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Điều chỉnh lại chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt: Nghiên cứu các món ăn bổ dưỡng giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc, tránh thức khuya và nên ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày. Ngoài ra, tránh làm việc nặng và hạn chế di chuyển quá nhiều, nhất là khi ở những tháng cuối thai kỳ.

Tìm hiểu các hoạt động giúp thư giãn đầu óc: Đăng ký gói chăm sóc bà bầu chất lượng cũng là một phương pháp hay giúp mẹ bầu được massage, thư giãn đúng cách. Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng hay đọc sách, xem phim miễn là khiến bản thân giảm stress nhanh chóng.

Người thân, đặc biệt là chồng nên quan tâm, san sẻ: Gánh vác, giúp đỡ việc nhà và chia sẻ buồn vui cùng vợ sẽ giúp tinh thần các bà bầu cảm thấy tốt hơn.

Rối loạn tiền đình khi mang thai là hội chứng nhiều mẹ bầu gặp phải do tâm lý bất ổn và sức khỏe giảm sút trong thai kỳ. Với những gì Blog Useful vừa chia sẻ, hy vọng các mẹ bầu đã hiểu hơn về hội chứng tiền đình và biết cách bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé trong bụng một cách tốt nhất. Mẹ bầu có thể lựa chọn gói xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình tại Vinmec nhằm đảm bảo sức khỏe thai nhi. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

Rối Loạn Tiền Đình Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? Mẹ Cần Làm Gì?

Rối loạn tiền đình khi mang thai là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ không chỉ bởi vì trạng thái mệt mỏi, khó chịu mà còn bởi sự quan ngại chứng bệnh ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tìm hiểu bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai đảm bảo hai vấn đề cho người bệnh đó là cách điều trị bệnh an toàn và giải quyết nỗi lo ngại ảnh hưởng cho bé của các chị em.

Bị rối loạn tiền đình khi mang bầu là bệnh gì? Triệu chứng của bệnh

Để hiểu về bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai, cần hiểu rõ về cơ thể. Hệ thống tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thần kinh trung ương, nằm phía sau màng nhĩ, có tác dụng chuyển tín hiệu âm thanh từ bên ngoài từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh. Bộ phận tiền đình giúp cho cơ thể được thăng bằng khi di chuyển cũng như thao tác mọi hoạt động khác. Bất cứ ai cũng có thể mắc chứng rối loạn tiền đình, tuy nhiên ở phụ nữ có thai, nguy cơ bị bệnh thường cao hơn.

Bị rối loạn tiền đình khi mang thai là tình trạng tiền đình bị tổn thương, dẫn đến cơ thể mất đi khả năng thăng bằng, gây phiền toái và làm ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của người bệnh.

Một số triệu chứng rối loạn tiền đình khi mang thai mà mẹ bầu có thể gặp phải là:

Thường xuyên thấy cơ thể mệt mỏi,

Bị tụt huyết áp liên tục,

Khi ngủ chỉ nằm được ở một tư thế hoặc đã nằm rồi thì không ngồi dậy được, ù tai, đi đứng khó khăn.

Thay đổi tâm trạng, cảm xúc, dễ cáu gắt,

Thỉnh thoảng cảm thấy mọi vật như quay cuồng, đảo lộn.

Những dấu hiệu này thường đến cùng lúc và diễn ra trong khoảng vài giờ tùy theo mức độ và tình trạng của bệnh. Ngoài ra, các triệu chứng này cũng dễ bị lầm tưởng là những cơn ốm nghén, do đó chị em cần chủ động phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh.

Nguyên nhân khiến phụ nữ có thai bị rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ, thông thường do những vấn đề cơ thể sau:

Ốm nghén thai kỳ: Do thay đổi hormone hCG trong cơ thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, không nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến thiếu hụt máu lên não gây hoa mắt, chóng mặt.

Thời gian làm việc chưa cân đối: Trong giai đoạn mang thai, thai phụ làm việc quá nhiều, không cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc dẫn đến kiệt sức, mất ngủ, căng thẳng,…

Tâm lý: Tâm lý của thai phụ thường nhạy cảm, rất nhiều phụ nữ bị stress, lo lắng về nhiều vấn đề cuộc sống, cộng với áp lực từ công việc, gia đình khiến tinh thần sa sút, căng thẳng.

Bệnh lý khác: Thai phụ mắc các bệnh như viêm tai giữa, , viêm mũi dị ứng, thoái hóa cột sống thắt lưng, rối loạn thần kinh, bệnh tim mạch,…

Tác dụng phụ của một số loại thuốc mà thai phụ sử dụng.

Bị rối loạn tiền đình có ảnh thưởng đến thai nhi không?

Rối loạn tiền đình khi mang thai không ảnh hưởng trực tiếp đến em bé trong bụng tuy nhiên lại có những tác động gián tiếp.

Cụ thể, việc cơ thể mẹ bầu mệt mỏi chán ăn, lười vận động khi bị bệnh sẽ khiến thiếu hụt hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi, nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi tương đối cao.

Ngoài ra, khi bị bệnh thai phụ thường luôn trong trạng thái tâm lý căng thẳng, rất dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, thậm chí bị trầm cảm. Chính điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển và trí não của em bé trong bụng mẹ.

Đi đứng không vững, choáng ngất cũng là nguy hiểm số 1 nhất là với thai phụ rối loạn tiền đình khi mang thai 3 tháng đầu. Nguy hiểm hơn, nếu không được quan tâm và theo dõi, bệnh có thể gây ra tình trạng liệt nửa người sau sinh, teo tứ chi vô cùng nguy hiểm ở thai phụ.

Cách chữa rối loạn tiền đình khi mang bầu

Phụ nữ khi có thai luôn phải chú ý cân nhắc việc sử dụng thuốc. Có rất nhiều loại thuốc trên thị trường chỉ định không dùng cho phụ nữ có thai, nếu tùy tiện sử dụng rất có thể gây dị tật thai nhi, sảy thai, lưu thai hoặc sinh non,… Vì vậy để trị bệnh rối loạn tiền đình khi đang mang thai bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định đúng nguyên nhân gây bệnh ở bạn và mức độ bệnh tình mà đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất mà không gây ảnh hưởng cho bé. Các biện pháp chữa trị bệnh thường được áp dụng bao gồm:

Điều trị bằng Tây y

Điều trị rối loạn tiền đình khi mang thai bằng tây y là phương pháp luôn được chị em cân nhắc. Một số loại thuốc Tây y phổ biến được đề xuất dành riêng cho bà bầu như: Piracetam Cetampir, Acetyl-DL-Leucine Tanganil có tác dụng hiệu quả với chứng rối loạn tiền đình. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú cũng luôn được khuyến nghị sử dụng liều lượng thích hợp tùy vào thể trạng và cơ địa mỗi người.

Tuy nhiên, chưa có đủ dữ liệu để khẳng định tuyệt đối độ an toàn của các loại thuốc tây y với bà bầu và em bé. Vì vậy, người bệnh nên lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào.

Chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y

Các bài thuốc đông y thiên về bồi bổ, thông kinh mạch cũng là một trong số những phương pháp điều trị bệnh mẹ bầu cần tham khảo. Ngoài ra người bệnh cũng nên tham khảo massage, xoa bóp bấm huyệt tại trung tâm trị liệu uy tín để cải thiện những triệu chứng khó chịu của bệnh.

Phòng tránh rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai như thế nào?

Biện pháp phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình khi mang bầu:

Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu 2 lít nước/ ngày.

Tránh tự ý sử dụng các thuốc chữa rối loạn tiền đình mà không có ý kiến chỉ định của bác sĩ.

Nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động nặng, cường độ cao và hạn chế di chuyển nhiều

Thư giãn đầu óc, tránh căng thẳng, stress.

Đi bộ nhẹ nhàng 20 phút

Xây dựng môi trường sống lành mạnh như đọc sách, sinh hoạt cộng đồng bổ ích, giao lưu gặp gỡ bạn bè.

Tránh ngồi hàng giờ liên tục trong phòng lạnh,sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều.

Rối Loạn Tiền Đình Uống Sâm Được Không ?

1. Tổng quan về rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Ngoài việc điều trị y tế, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần cải thiện triệu chứng chóng mặt.

2. Những ai không được dùng nhân sâm?

Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.

Theo YHCT, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí; nhân sâm được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được.

Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

3. Rối loạn tiền đình uống sâm được không ?

Thành phần chủ yếu của nhân sâm là saponin. Saponin trong nhân sâm sản xuất một hợp chất hoạt động gọi là ginsenosides có lợi ích với hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống nội tiết, hệ thống miễn dịch, trao đổi chất và có hiệu lực khác nhau về chức năng điều hòa của cơ thể.

Tuy nhiên, không phải sử dụng nhân sâm lúc nào cũng tốt. Muốn sử dụng nhân sâm cần phải xem thể trạng, tình trạng sức khoẻ và bệnh lý nền xem có phù hợp để sử dụng không.

Do đó, người bệnh rối loạn tiền đình KHÔNG NÊN tự ý sử dụng nhân sâm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.

Nguồn: (TH)